You are on page 1of 5

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 SỐ 1

MÔN HÓA HỌC LỚP 11


Thời gian làm bài 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm).


Câu 1. [NB] Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucose).
Câu 2. [NB] Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon có hóa trị là
A. II. B. III. C. IV. D. VI.
Câu 3. [NB] Trong các hợp chất sau, chất nào là dẫn xuất của hydrocarbon?
A. CH4. B. CH3OH. C. C2H4. D. C3H8.
Câu 4. [NB] Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy nào sau đây?
A. Cu, Na. B. Ag, Zn. C. Mg, Al. D. Au, Pt.
Câu 5. [NB] Nhóm chức – OH là của hợp chất nào sau đây?
A. Carboxylic acid. B. Amine. C. Alcohol. D. Ketone.
Câu 6. [NB] Hơi mecury rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế mecury thì chất bột được dùng để rắc
lên mecury rồi gom lại là
A. muối ăn. B. cát. C. vôi sống. D. sulfur.
Câu 7. [NB] Chất nào dưới đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất:
A. C2H4. B. C6H6. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 8. [NB] Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường
A. xảy ra chậm và không theo một hướng. B. có hiệu suất cao.
C. xảy ra rất nhanh. D. tự xảy ra được.
Câu 9. [NB] Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. phân tử nitrogen có liên kết ba khá bền.
D. phân tử nitrogen không phân cực.
Câu 10. [NB] Chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Vậy công thức phân tử của X có thể là
A. C2H4O. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C3H6O.
Câu 11. [NB] Chất khác so với chất còn lại là
A. CH3 – CH2 – CH2 – OH. B. CH3 – CH(CH3) – OH.
C. CH3 – CH(OH) – CH3. D. HO – CH(CH3) – CH3.
Câu 12. [NB] chất nào sau đây có đồng phân hình học cis – trans:
A. CH2 = CH2. B. CH3 – CH = CH2.
C. CH2 = CH – CH = CH2. D. CH3 – CH = CH – CH3.
Câu 13. [NB] Trong thành phần của hợp chất hữu cơ
A. luôn có C và H. B. luôn có C, thường có H và O.
C. luôn có C, H và O. D. luôn có C và O, thường có H.
Câu 14. [NB] Công thức phân tử không cho ta biết:
A. Những nguyên tố cấu tạo nên hợp chất.
B. Hàm lượng phần trăm mỗi nguyên tố có trong hợp chất.
C. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có trong hợp chất.
D. Sự sắp xếp các nguyên tử trong hợp chất.
Câu 15. [NB] Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là
A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết cho - nhận. D. liên kết hydrogen.
Câu 16. [NB] Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu
A. các hợp chất của carbon.
B. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2).
C. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, muối carbonate, hợp chất xyanide, các carbide,…).
D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống.
Câu 17. [TH] Ngâm hoa quả làm siro thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết.
C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột.
Câu 18. [TH] Phương pháp tách và tinh chế nào sau đây không đúng cách làm?
A. Quá trình làm muối từ nước biển dùng phương pháp kết tinh.
B. Thu tinh dầu cam từ vỏ cam dùng phương pháp kết tinh.
C. Lấy rượu có lẫn cơm rượu sau khi lên men dùng phương pháp chưng cất.
D. Tách tinh dầu sả trên mặt nước dùng phương pháp chiết.
Câu 19. [TH] Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là
A. 2. B. 12. C. 10. D. 4.
Câu 20. [TH]. Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng: H2(g) + I2(g) ⇋2HI(g) là
[HI ]2 2[HI ] [H 2 ][I2 ] [H 2 ][I2 ]
A. KC  . B. KC  . C. KC  . D. KC  .
[H2 ][I2 ] [H 2 ][I2 ] [HI ]2 2[HI ]

Câu 21. [TH] Cho các phản ứng sau:

Trong hai phản ứng trên thì nitrogen


A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 22. [TH] Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy
không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 3. B. Cách 1. C. Cách 2. D. Cách 2 hoặc cách 3.
Câu 23. [TH] Cho các chất: Cu, Cu(OH)2, NaNO3(s), Fe, CaO, Au, FeS2. Số chất tác dụng với dung
dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 24. [TH] Hoạt động nào sau đây góp phần gây nên hiện tượng phú dưỡng?
A. Sự quang hợp của cây xanh.
B. Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào nguồn nước chưa qua xử lí.
C. Ao hồ thả quá nhiều tôm, cá.
D. Khử trùng ao hồ sau khi tát cạn bằng vôi sống (CaO).
Câu 25. [TH] Để pha loãng H2SO4 đặc cách làm nào sau đây đúng?

A. cách 1. B. cách 2. C. cách 3. D. cách 1 và 2.


Câu 26. [TH] Chất T có công thức phân tử C4H10O. Số công thức cấu tạo có thể của T là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 27. [TH] Hidrocarbon A có công thức đơn giản nhất là CH2. Biết A nặng gấp hai lần nitrogen.
Công thức phân tử của A là:
A. C4H8. B. C3H6. C. C2H4. D. C4H10.
Câu 28. [TH] Sulfur dioxide là chất khí không màu, có mùi hắc, độc,…Được biết khí sulfur dioxide có
nhiều tác hại trong môi trường sống và sức khỏe con người. Dưới đây đâu không phải là biện
pháp nhằm giảm lượng khí sulfur dioxide thải vào bầu khí quyển:
A. Thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu thân thiện môi trường kết hợp với
khai thác các nguồn năng lượng tái tạo.
B. Xử lý khí thải của các nhà máy trước khi thải khí ra môi trường.
C. Sử dụng phương pháp đốt cháy sulfur trong không khí là phương pháp chính để điều chế
sulfur dioxide.
D. Chuyển hóa sulfur dioxide thành các chất ít gây ô nhiễm hơn bằng các hóa chất như vôi
sống, vôi tôi hoặc đá vôi nghiền.
II. TỰ LUẬN: 3 điểm.
Câu 29. [VD] (1,0 điểm) Cho các công thức phân tử C3H6, C3H4, C3H8O. Hãy viết tất cả các công thức
cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn có thể có của các công thức phân tử trên (chỉ cần
thỏa mãn điều kiện về hóa trị các nguyên tử).
Câu 30. [VD] (1,0 điểm)
Hợp chất hữu cơ A có thành phần về khối lượng của các nguyên tố lần lượt là: 71,642% C;
4,478% H; còn lại là oxygen. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A được cho như hình vẽ:

Xác định công thức phân tử của A?.


Câu 31. [VDC] (1,0 điểm)
Benzene thương mại (ts = 80,1 oC) thu được từ quá trình chưng cất nhựa than đá chứa 3 – 5%
thiophene (ts = 84,2 oC). Thiophene được loại khỏi benzene bằng cách chiết với dung dịch
sulfuric acid đậm đặc. Quá trình tinh chế này dựa trên cơ sở là phản ứng giữa sulfuric acid với
thiophene xảy ra dễ dàng hơn nhiều so với benzene. Khi lắc benzene thương mại với dung dịch
sulfuric acid đậm đặc, chỉ thiophene phản ứng với sulfuric acid để tạo thành thiolphene – 2 –
sulfonic acid tan trong sulfuric acid. Chiết lấy lớp benzene, rửa nhiều lần bằng nước rồi làm
khô bằng CuSO4 khan và đem chưng cất thu lấy benzene tinh khiết.

(a) Benzene thương mại lẫn tạp chất gì? Vì sao không tiến hành chưng cất ngay benzene
thương mại để thu lấy benzene tinh khiết?

(b) Vì sao sau khi xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc thì loại bỏ
được tạp chất? (c) Vì sao sau khi xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc
lại phải rửa benzene nhiều lần với nước?
(d) Nước lẫn trong benzene được loại bỏ bằng cách nào? Dự đoán hiện tượng xảy ra và cho biết
làm sao để biết nước đã không còn trong benzene sau khi được xử lí.

----Hết---

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 LỚP 11


I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) (Mỗi phương án đúng 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án D C B C C D D A C B A D B D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án B C B B A A C B C B A D A C

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu Đáp án Điểm


Câu
29 +) C3H6: CH2=CH-CH3;
1,00
(1,0đ)
+) C3H4: CHC-CH3; CH2=C=CH2;

+) C3H8O: CH3-CH2-CH2-OH; CH3-CH(OH)-CH3; C2H5-O-CH3

HS viết đúng mỗi chất (trong tổng số 8 chất) được 0,125 điểm. Các cách viết bị trùng
nhau chỉ được tính một lần.
Câu Đặt CTPT có dạng: CxHyOz
30 Phân tử khối của A là 134. 0,25
%C= 12x134 . 100%=71,692%=> x=8
(1,0đ) 0,25
%H= y134 . 100%=4,478%=> y=6
0,25
Ta có: 12 . 8 + 6 + 16 . z = 134 => z = 2
CTPT(A) là: C8H6O2 0,25
Câu (a) Tạp chất có lẫn trong benzene thương mại là thiophene. Không chưng cất ngay
31 benzene thương mại vì thiophene (ts = 84,2 oC) cũng bay hơi cùng benzene (ts = 80,1 0,25
o
C) nên khó tách khỏi nhau.
(1,0đ) 0,25
(b) Xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc, tạp chất thiophene
sẽ tạo thành thiophene-2-sulfonic acid tan trong sulfuric acid còn benzene không tan 0,25
trong dung dịch sulfuric acid đậm đặc nên loại bỏ được thiophene bằng phương pháp
chiết.
0,25
(c) Sau khi xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc phải rửa
benzene nhiều lần với nước để loại bỏ lượng nhỏ sulfuric acid còn lẫn trong benzene.
(d) Nước lẫn trong benzene được loại bỏ bằng cách cho qua CuSO4 khan để hút
nước. CuSO4 khan có màu trắng, khi hút nước tạo CuSO4.5H2O có màu xanh. Khi
CuSO4 khan không còn chuyển sang màu xanh thì không còn nước trong benzene.

You might also like