You are on page 1of 6

ĐỀ ÔN TẬP HKI – HÓA 11 Tên HS:………………………

ĐỀ SỐ 11
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6 B. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl
C. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4
Câu 2: Cho các nhận xét sau:
(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.
(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu.
(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.
Các nhận xét đúng là
A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (a) và (d).
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 0,1 gam NaOH vào nước thu được 250mL dd có pH là
A. 2. B. 12. C. 3. D. 13.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ammonia là base Bronsted khi tác dụng với nước.
B. Ammonia được sử dụng làm chất làm lạnh.
C. Muối ammonium là tinh thể ion, dễ tan trong nước.
D. Các muối ammonium đều rất bền với nhiệt.
Câu 5: Xét cân bằng : (1) H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) (K1)
(2) 2HI(g) ⇌ H2(g) + I2(g) (K2)
Mối quan hệ giữa K1 và K2 là :
A. K1 = K2. B. K1 = 2K2. C. K1 = K2-1 D. K1 = K2
Câu 6: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng :
4NH3(g) + 3O2(g) 2N2(g) + 6H2O(g)  r H o298 < 0
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi :
A. Tăng nhiệt độ. B. Thêm chất xúc tác.
C. Tăng áp suất. D. Loại bỏ hơi nước.
Câu 7: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M) bằng
dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Tại thời điểm tương đương, điều nào sau đây không
đúng ?
A. Số mol ion H+ bằng số mol OH- đã phản ứng.
B. Nếu thêm tiếp NaOH, bình tam giác chứa phenolphthalein không chuyển sang màu hồng.
C. Các chất phản ứng vừa đủ với nhau.
D. Phenolphthalein mất màu hồng.
Câu 8: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh?
A. CH3COOH. B. NaCl. C. H2O. D. Mg(OH)2.
Câu 9: Đâu không phải là tác hại chính của hiện tượng mưa acid?
A. Gây hại, chết sinh vật dưới nước. B. Làm chết cây cối.
C. Nóng lên toàn cầu. D. Hủy hoại công trình kiến trúc.
Câu 10: Cho một ít tinh thể muối X vào ống nghiệm và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau một thời gian thấy
không còn chất rắn nào ở đáy ống nghiệm. Muối X có thể là muối nào sau đây?
A. NaCl. B. CaCO3. C. KClO3. D. NH4Cl.
Câu 11: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây :
ĐỀ ÔN TẬP HKI – HÓA 11 Tên HS:………………………
A. CH3COOH. B. HCOOCH3. C. CH3CH2OH. D. CH3CHO.
Câu 12: Hãy sắp xếp các cách tiến hành tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo đúng thứ tự của phương pháp chiết lỏng –
rắn ? (a) Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được chất cần tách.
(b) Lọc bỏ phần chất rắn không tan, thu được dịch chiết chứa chất cần tách.
(c) Hoà tan chất hữu cơ bằng cách ngâm hoặc đun hỗn hợp chất rắn với dung môi thích hợp.
A. (c), (b), (a). B. (b), (c), (a). C. (c), (a), (b). D. (a), (c), (b).
Câu 13: Trong công nghiệp, quá trình sản xuất Ca(NO3)2 cùng làm phân bón được thực hiện bằng phương phản
ứng giữa dung dịch HNO3 với hợp chất phổ biến, giá rẻ nào sau đây?
A. CaO. B. Ca(OH)2. C. CaCO3. D. CaSO4.
Câu 14: Trong phản ứng sau đây, những chất nào đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted - Lowry?
CO32- (aq) + H2O HCO3- (aq) + OH-(aq)
A. CO32- và OH-. B. CO32- và HCO3-. C. H2O và OH-. D. H2O và CO32-.
Câu 15: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. FeCl3. B. (NH4)2CO3. C. NaCl. D. K2CO3.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây biểu diễn công thức cấu tạo đầy đủ?
A. B. C. D.

CH3–CH2–CH=CH2 CH3–CH2–OH

Câu 17: Vì sao dung dịch của các muối, acid, base dẫn điện?
A. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.
B. Do phân tử của chúng dẫn được điện.
C. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.
D. Do muối, acid, base có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.
Câu 18: chất nào sau đây không phải là tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc?
A. Tính háo nước. B. Tính oxi hoá. C. Tính acid. D. Tính khử.
Câu 19: Phản ứng nào xảy ra khi trên bầu trời có chớp sét
A. N2 + O2 ⇌ 2NO B. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3
1
C. 2NO + O2 ⇌ 2NO2 D. 2NO2 + H2O → 2HNO3 + O2
2
Câu 20: Cần bao nhiêu mL dd NaOH 0,15 M vào 50 mL dd HCl 0,2M để thu được môi trường trung tính?
A. 50mL B. 66,67mL C. 100mL D. 125mL
Câu 21: Để hạn chế hiện tượng phú dưỡng, ta có thể dùng bao nhiêu biện pháp sau đây ?
(1) Tạo điều kiện để nước trong kênh, rạch, ao, hồ được lưu thông.
(2) Xử lí nước thải trước khi chảy vào kênh rạch ao hồ.
(3) Sử dụng phân bón đúng lượng, đúng cách & đúng thời điểm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 22: Hãy sắp xếp các cách tiến thành tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo đúng thứ tự của phương pháp
chiết lỏng – rắn ?
(a) Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được chất cần tách.
(b) Lọc bỏ phần chất rắn không tan, thu được dịch chiết chứa chất cần tách.
(c) Hoà tan chất hữu cơ bằng cách ngâm hoặc đun hỗn hợp chất rắn với dung môi thích hợp.
A. (c), (b), (a). B. (b), (c), (a).
C. (c), (a), (b). D. (a), (c), (b).
Câu 23: Sau khi điều chế, khí SO2 có lẫn hơi nước được dẫn qua bình làm khô chứa các hạt chất rắn T rồi thu
vào bình chứa theo hình vẽ sau:

Chất T có thể là
ĐỀ ÔN TẬP HKI – HÓA 11 Tên HS:………………………
A. KOH. B. NaOH. C. CaO. D. P2O5.
Câu 24: Cho dung dịch HNO3 tác dụng với các chất sau: NH3, CaCO3, Ag, NaOH. Số phản ứng trong đó HNO3
đóng vai trò Acid Bronsted là?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 25: Nối những đặc điểm của chất ở cột B với tên ở cột A cho phù hợp.
Cột A Cột B
(a) Sulfur (1) Là chất khí ở điều kiện thường.
(b) Sulfur dioxide (2) Ở điều kiện thường. phân tử có 8 nguyên tử.
(3) Dễ tan trong nước
(4) Hòa tan trong dung môi phù hợp để làm thuốc tri bệnh ngoài da.
(5) Dùng để tẩy trắng vải sợi.
(6) Có tính khử và tính oxi hóa
A. (a) – (1), (4), (6) và (b) – (2), (3), (5), (6). B. (a) – (2), (4), (6) và (b) – (1), (3), (5), (6).
C. (a) – (2), (4), (3) và (b) – (1), (2), (5), (6). D. (a) – (2), (4), (6) và (b) – (1), (2), (5), (6).
Câu 26: Xét các chất sau:

Nhận định nào sau đây không đúng?


A. Số hợp chất hữu cơ đa chức (có 2 nhóm chức giống nhau trở lên) bằng 4.
B. Số hợp chất hữu cơ tạp chức (có 2 nhóm chức khác nhau trở lên) bằng 2.
C. Số hợp chất hữu cơ thuộc loại alcohol bằng 3.
D. Số hợp chất hữu cơ thuộc loại carboxylic acid bằng 3.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đồng phân?
A. Những hợp chất có thành phần hoá học tương tự nhưng có cấu tạo khác nhau là những chất đồng phân.
B. Những hợp chất khác nhau nhưng có cấu tạo tương tự nhau là những chất đồng phân.
C. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân.
D. Những chất có cùng phân tử khối nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi là những chất đồng phân.
Câu 28: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau?
A. C2 H6 ,CH4 ,C4 H10 . . B. C2 H5OH,CH2 = CH − CH2OH. .
C. CH3 CO CH3 , CH3CHO. . D. C2 H4 ,C3H6 ,C4 H6 . .
II. TỰ LUẬN
Câu 29. Hoàn thành các phương trình hóa học sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
a) NH3 + HCl ⎯⎯ → b) HNO3 + CuO
o
t
c) NaBr + H2SO4 (đặc) d) S + H2SO4 đặc
Câu 30: Sucrose là loại đường được tạo thành từ một glucose và fructose liên kết với nhau bằng liên kết 1,2-
glucoside. Sucrose là loại đường được lấy từ củ cải đường hoặc mía đường. Trái cây và rau quả cũng chứa
sucrose tự nhiên. Kết quả phân tích sucrose cho thấy phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon là 42,10%,
hydrogen là 6,43% còn lại là oxygen. Phân tử khối của sucrose được xác định thông qua phổ khối lượng với
peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất là 342.
a) Xác định công thức đơn giản nhất.
b) xác định CTCT của sucrose.
Câu 31. Nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau: NH4Cl, (NH4)2SO4.
Câu 32. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy
nhất của S+6). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
……………………………………………………….
ĐỀ ÔN TẬP HKI – HÓA 11 Tên HS:………………………

ĐỀ SỐ 12

Câu 1: Phương trình mô tả sự điện li của NaCl trong nước là


A. NaCl ( s ) ⎯⎯⎯ → Na ( aq ) + Cl ( aq ) B. NaCl ( s ) ⎯⎯⎯ → Na + ( g ) + Cl− ( g )
+H 2 O +H 2 O

C. NaCl ( s ) ⎯⎯⎯ → Na + ( aq ) + Cl − ( aq ) D. NaCl ( s ) ⎯⎯⎯ → Na ( s ) + Cl ( s )


2+H O 2+H O

Câu 2: Trong các chất sau đây, chất nào dễ cháy nhất?
A. CO2. B. C2H5OH. C. Na2CO3. D. N2.
Câu 3: Chọn biểu thức đúng
A. [H+]. [OH-]=1 B. [H+]+ [OH-]= 0 C. [H+].[OH-]= 10-14 D. [H+].[OH-]= 10-7
Câu 4: Trong công nghiệp sản suất sulfuric acid, sulfur trioxide được hấp thụ vào dung dịch sulfuric acid đặc
tạo thành những chất có công thức chung là
A. H2S2O7. B. H2SO4. C. H2SO4.nSO3. D. (SO3)n.
Câu 5: Cho các phản ứng :
(1) NaOH + HCl ⟶ NaCl + H2O (2) H2 + I2 ⇌ 2HI
(3) CaCO3 ⇌ CaO + CO2 (4) 2KClO3 ⟶ 2KCl + 3O2
Các phản ứng thuận nghịch là :
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (3), (4)
Câu 6: Hình ảnh sơ đồ thí nghiệm dưới đây dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo phương pháp nào?

A. Sắc kí cột. B. Kết tinh. C. Chiết. D. Chưng cất.


Câu 7: Phương trình điện li nào sau đây biểu diễn không đúng?
A. HF → H+ + F- B. CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+
C. NaCl → Na+ + Cl- D. NaOH → Na+ + OH-
Câu 8: Nitrogen trong không khí có vai trò gì sau đây:
A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
B. Hình thành sấm sét.
C. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
D. Tham gia hình thành mây.
Câu 9: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1
M với chỉ thị phenolphthalein. Vậy chất được gọi dung dịch chuẩn ở trên là ?
A. HCl. B. Phenolphthalein. C. NaOH. D. Nước cất.
Câu 10: Mức độ pH nào dưới đây là có tính acid cao nhất?
A. pH = 1 B. pH = 5 C. pH = 9 D. pH = 13
Câu 11: Dựa vào phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X thuộc loại ester có công thức HCOOCH3 dưới đây, hãy
chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O và nhóm C-O?

A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4).


ĐỀ ÔN TẬP HKI – HÓA 11 Tên HS:………………………
Câu 12: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống
nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta nút ống nghiệm bằng:
A. Bông khô. B. Bông có tẩm nước.
C. Bông có tẩm nước vôi. D. Bông có tẩm giấm ăn.
Câu 13: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
CO ( g ) + H 2 O ( g ) CO 2 ( g ) + H 2 ( g ) ;  r H o298  0
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. thêm khí H2 vào hệ. B. tăng áp suất chung của hệ.
C. cho chất xúc tác vào hệ. D. giảm nhiệt độ của hệ.
Câu 14: Cho cân bằng hóa học: 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) ; phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu
đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu 15: Trong các nhận xét dưới đây về muối ammonium, nhận xét nào đúng?
A. Muối ammonium tồn tại dưới dạng tinh thể ion, phân tử gồm cation ammonium và anion hydroxide.
B. Hầu hết muối ammonium đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành cation ammonium và
anion gốc acid.
C. Dung dịch muối ammonium phản ứng với dung dịch base đặc, nóng thoát ra chất khí làm quỳ tím ẩm
hoá đỏ.
D. Khi nhiệt phân các muối ammonium luôn có khí NH3 thoát ra.
Câu 16: Việc tách các chất ra khỏi nhau bằng phương pháp sắc kí dựa trên đặc tính nào sau đây của chất?
A. Phân tử khối. B. Nhiệt độ sôi.
C. Khả năng hấp phụ và hoà tan. D. Nhiệt độ nóng chảy.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Công thức đơn giản nhất của chất có thể được xác định theo thành phần phần trăm khối lượng của các
nguyên tố có trong phân tử chất đó.
B. Công thức đơn giản nhất của chất có thể được xác định qua phổ hồng ngoại của chất đó.
C. Công thức đơn giản nhất của chất có thể được xác định qua phổ khối lượng của chất đó.
D. Công thức đơn giản nhất của chất có thể được xác định qua các phản ứng hóa học đặc trưng của chất đó.
Câu 18: Phân tử nitrogen có cấu tạo là
A. N = N. B. N ≡ N. C. N – N. D. N → N.
Câu 19: Trong tự nhiên, sulfur tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất. Thành phần chính của quặng pyrite là hợp
chất nào sau đây ?
A. BaSO4. B. FeS2 C. FeS. D. PbS.
Câu 20: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/L, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?
A. HCl. B. HF. C. HI. D. HBr.
Câu 21: Theo thuyết Bronsted – Lowry chất (phân tử và ion) nào sau đây là base?
A. Al3+. B. Cl-. C. H3PO4. D. CO32-.
Câu 22: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng chất nào sau đây?
A. (NH4)3PO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NaCl.
Câu 23: Theo thuyết Bronted – Lowry, H2O đóng vai trò gì trong phản ứng sau?
S2- + H2O HS- + OH-
A. Chất oxi hóa. B. Chất khử.
C. Acid. D. Base.
Câu 24: Thạch cao sống là một dạng tồn tại phổ biến của sulfur trong tự nhiên, được sử dụng làm nguyên liệu
để sản xuất xi măng, phấn viết bảng, … Công thức của thạch cao sống là
A. BaSO4. B. CaSO4.2H2O. C. MgSO4. D. CuSO4.5H2O.
Câu 25: Theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào sau đây lưỡng tính?
A. H2O. B. NH3. C. NaOH. D. Al.
Câu 26: Một dung dịch có pH = 11,7. Nồng độ ion hydrogen (H+) của dung dịch là
A. 2,3 M. B. 11,7 M. C. 5,0.10-3 M. D. 2,0.10-12 M.
Câu 27: Cho cân bằng hóa học: H2(g) + I2(g) 2HI(g) ;  r H o298 > 0.
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. giảm áp suất chung của hệ. B. giảm nồng độ HI.
ĐỀ ÔN TẬP HKI – HÓA 11 Tên HS:………………………
C. tăng nhiệt độ của hệ. D. tăng nồng độ H2.
Câu 28: Hợp chất hữu cơ dưới đây thể hiện tính chất đặc trưng của nhóm chức nào ?

A. alcohol. B. carboxylic acid. C. aldehyde. D. ester.


Câu 29: Khi tách và tinh chế chất từ hỗn hợp chất rắn dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi
và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ, người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây ?
A. Chiết . B. Sắc kí cột. C. Chưng cất. D. Kết tinh.
Câu 30: Hãy sắp xếp các cách tiến thành tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo đúng thứ tự của phương pháp sắc kí
cột ?
(a) Loại bỏ dung môi để thu được chất cần tách.
(b) Cho dung môi thích hợp chảy liên tục qua cột sắc kí (pha động), thu được các chất hữu cơ tách ra ở từng
phân đoạn khác nhau khi đi ra khỏi cột sắc kí.
(c) Sử dụng cột thủy tinh để nhồi các chất hấp phụ dạng bột (pha tĩnh) ở dưới, thường là SiO2.nH2O (silica
gel) hoặc Al2O3 (aluminium oxide),…
(d) Cho hỗn hợp cần tách lên cột sắc kí.
A. (c), (d), (b), (a). B. (c), (a), (d), (b). C. (c), (b), (d), (a). D. (b), (c), (d), (a).
Câu 31: Hãy sắp xếp các cách tiến thành tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo đúng thứ tự của phương pháp
chiết lỏng – lỏng ?
(a) Từ từ mở khoá phễu chiết để lần lượt thu từng lớp chất lỏng.
(b) Cho hỗn hợp có chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi vào (dung môi phải có khả năng hoà tan
tốt chất cần chiết và không trộn lẫn với hỗn hợp ban đầu).
(c) Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được dung dịch cần tách.
(d) Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp trong phễu sẽ tách thành 2 lớp.
A. (a), (b), (c), (d). B. (b), (d), (a), (c). C. (b), (a), (c), (d). D. (b), (d), (c), (a).
Câu 32: Muối tạo thành khi chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl là ?
A. sodium chloride. B. sodium hydroxide.
C. sodium hypochloride. D. sodium oxide.
Câu 33: Cắt nhỏ lá và thân cây sả, cho vào nước, đổ dầu nền vào, nấu đến khi tinh dầu ngả sang màu vàng rồi
lọc lấy dung dịch màu để loại phương pháp tách biệt và tinh chế nào?
A. Chiết . B. Sắc kí cột. C. Chưng cất. D. Kết tinh.
Câu 34: Trong các cặp chất sau đây, có bao nhiêu cặp chất là đồng đẳng của nhau?
(1) (C15H31COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. (2) CH3–CH2–OH và CH3–CH2–CH2–OH
(3) C2H6, CH4, C4H10. (4) CH2=CH−CH2- CH3 và CH3−CH=CH−CH3
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35: Cho cân bằng hóa học sau:
V2 O5 , 450 ℃− 500 ℃
2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)  r H 298 o
= − 198,4kJ
Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm
xúc tác V2O5, (5) tăng nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân
bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch?
A. (2), (3), (5). B. (1), (2), (4), (5).
C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (5), (6).

………………………………………………………………..

You might also like