You are on page 1of 3

ÔN HÓA VÔ CƠ PHẦN KIM LOẠI-10

Câu 1: A, B là hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp trong cùng 1 nhóm. Khi cho 2 kim loại này phản
ứng với đơn chất phi kim X tạo ra hợp chất tương ứng A1, B1. Khi cho A1 hoạc B1 phản ứng
cới CO2 đều thu được một loại muối D ( hoặc D1) và giải phóng phi kim X. Muối D bền nhiệt,
không bị phân tích khi nóng chảy. Cho D tác dụng với dung dịch HCl thấy giải phóng khí CO2.
Hàm lượng X trong A1 và B1 tương ứng là 41,026% và 45,07%.
a/ Xác định công thức các chất.
b/ Khi cho B1 tác dụng với muối Al2(SO4)3 trong môi trường axit H2SO4 thu được dung dịch Y
và giải phóng khí. Làm lạnh dung dịch Y thu được tinh thể trong suốt Y1. Nếu hòa tan 1,185
gam tinh thể vào nước, thêm BaCl2 dư thấy có 1,165 gam kết tủa trắng tạo thành. Xác định tinh
thể Y1. Viết PTPU
Câu 2 Hợp chất A màu xanh là tinh thể muối hidrat của kim loại M. 1,000 g A phản ứng
với dung dịch Ba(NO3)2 được 0,98 gam kết tủa trắng không tan trong các axit. Lọc bỏ kết
tủa, đun nóng dung dịch thu được với H2O2 trong môi trường kiềm thì xuất hiện thêm
1,064 gam muối Ba2+ không tan Y đồng hình với X. Dung dịch của A trong H 2SO4 ngoài
không khí chuyển sang màu tím của chất B. Từ dung dịch này tách được tinh thể hidrat C
trong đó M chiếm 14,525% khối lượng. Đun nóng C ở 100 0C thi C mất 32% khối lượng.
xác định A,B,C và viết PT hóa học xảy ra
Câu 3 X1 là oxit của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. X 1 tác dụng với HCl đặc giải
phóng khí màu vàng lục . Trung hòa dung dịch thu được bằng lượng dư dung dịch xút thì
kết tủa có màu nhanh chón g biến đổi trong không khí. Cho 1,145 gam X1 và 1,00 g
H2C2O4.2H2O vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng. Lượng dư axit oxalic
trong dung dịch thu được phản ứng vừa đủ với 11,47 ml dung dịch KMnO4 0,1025M
a/ xác định X1
b/ Viết phương trình Hóa học để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau

CO2+ H2O KNO3 H2SO4(l) CH3COOH Cl2


X3+X8 X7 X3+X6 X1 X3 + X2 CH COOH X4
3
KOH
H2SO4, d Cl2, H2O

X6 X5
Câu 4 Kim loại X và các hợp chất của nó có các tính chất hóa học thú vị.
- Muối màu vàng A của kim loại X phản ứng với dung dịch axit H2SO4 loãng tạo thành hợp
chất B màu da cam (phản ứng 1). Và khi muối A phản ứng với axit H2SO4 khan, kali clorua
thì tạo thành một chất lỏng bốc khói màu đỏ thẫm C (phản ứng 2).
- Chất B phản ứng với axit H2SO4 đặc ở 90 oC tạo thành hợp chất lưỡng nguyên tố D màu đỏ
thẫm (phản ứng 3).
- Hợp chất B phản ứng với dung dịch kali hidroxit tạo thành hợp chất A và nước (phản ứng
4).
-Chất D phản ứng với dung dịch ammonia loãng, tạo thành hợp chất E (phản ứng 5). Khi
đun nóng 185 oC, hợp chất E phân hủy thành hợp chất lưỡng phân tử F màu xanh lục thẫm, một
đơn chất khí G và nước (phản ứng 6). Biết rằng cả hợp chất F và D đều được tạo thành từ hai
nguyên tố, chỉ khác nhau về số lượng nguyên tử tạo thành.
- Hợp chất B cũng bị phân hủy thành các hợp chất A, F và khí đơn nguyên tố H khi đun nóng
tới 500-600 oC (phản ứng 7).
Xác định công thức phân tử của các hợp chất A-H biết
 Phần trăm khối lượng của kim loại X trong các hợp chất A, C lần lượt là 26.80%,
33.55%.
 Hợp chất C có hàm lượng clorua là 45.77%.
Viết và cân bằng các phương trình phản ứng được mô tả ở phần 1 đến 5.
Câu 5
Xác định các chất từ A1 đến A6 ( đều là hợp chất của kim loại M) và viết các phương trình phản
ứng trong sơ đồ biến hóa sau

+KOH(nc) + KNO3

+NaOH(dd)+ O2 +KOH(nc)+O2 +CO2+H2O


A1 A2 A3 A4
0
t
+H2SO4 dac KOH dac pha loang
pha loang
+KOH(dd) + K2SO3(dd),00C
A6 A5

Biết A2 là oxit kim loại, khi hòa tan hoàn toàn 1,3746 gam A2 trong dung dịch H2SO4 đặc dư thấy
thu được 88,48 mL khí không màu( ở đktc). A1 và A6 có cùng thành phần nguyên tô. Kim loại M
chiếm 23,305% khối lượng của A5
Câu 6
Những công trình nghiên cứu về nhiễu xạ tia X bởi tinh thể là rất quan trọng để hiểu về trạng thái
rắn.
Khi chiếu xạ tia X đơn sắc có bước sóng λ =126,12 pm lên bề mặt (202) của một tinh thể kim
loại R ở dạng lập phương tâm khối thì góc gây ra sự nhiễu xạ bậc nhất ứng với 2 θ=76,408o. Biết
khối lượng riêng của tinh thể R là 7,2.103 kg/m3.
a. Hãy xác định R
b. B là hợp chất của nguyên tố R có màu xanh lục đậm.
Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:
B + 3 H + 10KOH → 2 D + 6 KCl + 5 I (1)
2 D + H2SO4 → A + K2SO4 + I (2)

t0
2 A 2 D + B + 3/2 E (3)

D+ H2O2( ete) + H2SO4 loãng → F(tồn tại trong ete, có màu xanh đậm) + 3 K2SO4 + 2 I (4)
F + 2 KOH → D + I + E (5)
Hãy cho biết công thức phân tử của các chất A, B, D, E, F, I, H phù hợp với các phương trình
phản ứng trên?
Hãy viết công thức cấu tạo của F, cho biết số oxi hoá của R trong F

c. Một phức chất của R có công thức đơn giản nhất là RC 4H8O5 (phức G) biết trong công th
ức đơn giản nhất của G có một phối tử nước. G nghịch từ. Hãy viết công thức cấu tạo của
G. Giải thích sự tạo thành phức chất G theo thuyết VB?

You might also like