You are on page 1of 3

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVI ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN LAI CHÂU MÔN HÓA HỌC LỚP 10
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài:180 phút
(không kể thời gian giao đề)

Câu 1(2,5 điểm):

Đồng vị dùng trong y học thường được điều chế bằng cách bắn phá bia chứa

bằng nơtron trong lò phản ứng hạt nhân. Trong phương pháp này, trước tiên

nhận 1 nơtron chuyển hóa thành , rồi đồng vị này phân rã tạo thành .

a. Viết phương trình các phản ứng hạt nhân xảy ra khi điều chế

b. Trong thời gian 3 giờ, 1ml dung dịch ban đầu phát ra 1,08.1014 hạt .

- Tính nồng độ ban đầu của trong dung dịch theo đơn vị .

- Sau bao nhiêu ngày, hoạt độ phóng xạ riêng của dung dịch chỉ còn 103 Bq/ml?

Biết chu kì bán hủy của là 8,02 ngày.


Câu 2(2,5 điểm):
1. Sự phân hủy axeton diễn ra theo phương trình:
CH3COCH3  C2H4 + H2 + CO
Theo thời gian phản ứng, áp suất chung của hệ đo được như sau:
t [phút] 0 6,5 13 19,9
p [mmHg] 312 408 488 562
Bằng phương pháp giải tích hãy chứng tỏ phản ứng là bậc 1 và tính hằng số tốc độ.
2. Ở 250C một phản ứng đã cho sẽ kết thúc sau 2,5 giờ. Chấp nhận hệ số nhiệt độ
của tốc độ phản ứng bằng 3, hãy tính hệ số nhiệt độ mà tại đó phản ứng sẽ kết thúc sau 20
phút.
Câu 3 (2,5 điểm):
Nitơ đioxit là một trong số các oxit của nitơ được tìm thấy ở trong khí quyển. Nó có thể
đime hóa cho N2O4 (k) : 2NO2(k)  N2O4(k)
1. Tại 298K, ∆G° tạo thành của N2O4(k) là 98,28 kJ, còn của NO2(k) là 51,84 kJ.
Bắt đầu với 1,0 mol N2O4 (k) tại 1,0 atm và 298K, tính % N2O4 bị phân hủy nếu áp suất
tổng không đổi tại 1,0 atm và nhiệt độ được giữ nguyên 298K.

1
2. Nếu ∆H° của phản ứng N 2O4(k)  2NO2(k) là 58,03 kJ, tại nhiệt độ nào % N 2O4
phân hủy sẽ gấp đôi ở phần 1.
Câu 4 (2,5 điểm):
Tinh thể sắt (II) oxit có cấu tương tự tinh thể NaCl, trong tinh thể FeO có hốc bát
diện được tạo thành bởi các nguyên tử oxi và nguyên tử Fe nằm ở tâm hốc. Trong điều
kiện thường, không tồn tại sắt (II) oxit tinh khiết mà thường có lẫn một lượng sắt (III)
trong FeO. Nên công thức của oxit sắt là Fe xO. Cho hằng số mạng của tinh thể FexO
a=4,29 Å và khối lượng riêng của FexO là 5,71 g/cm3.
a. Vẽ một ô mạng cơ sở của mạng tinh thể FeO.
b. Tìm x biết nguyên tử khối của Fe là 55,85.
c. Xác định % ion Fe2+ và Fe3+ có mặt trong oxit, từ đó, xác định u, v trong công
thức oxit dạng Fe(II)uFe(III)vO.
Câu 5 (2,5 điểm):
Dung dịch A là hỗn hợp của Na2S và Na2SO3 có pH = 12,25.
1. Tính độ điện li  của ion S2 trong dung dịch A.
2. Tính thể tích dung dịch HCl 0,04352 M phải dùng để khi thêm (rất chậm) vào
25,00 ml dung dịch A thì dung dịch thu được có pH bằng 9,54.
Cho: pKa: H2S 7,00 ; 12,90. pKa: H2SO3 1,76; 7,21
Câu 6 (2,5 điểm):
Đánh giá khả năng phản ứng của KCl với KMnO4 trong môi trường axit:
a. Tại pH = 0
b. Trong dd axit CH3COOH 1,0M
o
ECl /2Cl−
=1 ,359 V E oMnO− / Mn2 + =1 ,51 V
Biết: 2 ; 4 ; pKaCH3COOH = 4,76
Câu 7 (2,5 điểm):
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong những trường hợp sau:
a) Ozon oxi hóa I- trong môi trường trung tính
b) Sục khí CO2 qua nước Javel
c) Cho nước Clo qua dung dịch KI
d) Sục khí Flo qua dung dịch NaOH loãng lạnh
e) Sục Clo đến dư vào dung dịch FeI2

2
2. Theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia, mức tối thiểu cho phép của H 2S trong
không khí là: 0,01mg/L. Để đánh giá sự ô nhiễm không khí ở một khu nghỉ dưỡng có sử
dụng suối nước nóng tự nhiên người ta làm như sau: Điện phân dung dịch KI trong 2 phút
bằng dòng điện 2mA. Sau đó cho 2 lít không khí sục từ từ vào dung dịch điện phân trên
cho đến khi iot mất màu hoàn toàn. Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong
35 giây nữa với dòng điện trên thì thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh.
Hãy viết PTHH giải thích thí nghiệm và cho biết sự ô nhiễm không khí bởi H2S của
khu nghỉ dưỡng trên như thế nào? Có được xếp vào mức cho phép không?
Câu 8 (2,5 điểm):
Hoà tan hoàn toàn 0,8120 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe2O3 và 35% tạp chất
trơ trong dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Sục khí SO2 vào dung dịch X, thu
được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 22,21 ml dung dịch KMnO 4 0,10 M.
Mặt khác, hoà tan hết 1,2180 gam mẫu quặng trên trong dung dịch HCl (dư) rồi thêm ngay
dung dịch KMnO4 0,10 M vào dung dịch thu được cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thì hết 15,26 ml dung dịch KMnO4 0,10 M.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích SO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) đã dùng và thành phần phần trăm theo
khối lượng của FeO, Fe2O3 có trong mẫu quặng.
-----HẾT-----
Giáo viên ra đề: Đỗ Thị Huệ
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Lai Châu
ĐT: 0915 350 096

You might also like