You are on page 1of 3

Tuần 22

Tiết 44 : Bài 29: BÀI LUYỆN TẬP 5


I. Kiến thức cần nhớ:
1. Khí oxi là đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao,
dễ tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
2. Oxi là chất khí cần cho sự hô hấp của người và động vật, dung để đốt nhiên liệu trong
đời sống và sản xuất.
3. Nguyên liệu thường được dung để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là các hợp chất
giàu oxi và dễ bị phân hũy ở nhiệt độ cao.
4. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa.
5. Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi. Oxit gồm 2 loại chính:
oxit axit và oxit bazơ.
6. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78%
nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác ( CO2, hơi nước, khí hiếm, …)
7. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ hai
hay nhiều chất ban đầu.
8. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
II. Bài tập:
Bài tập 3/101:
+Oxit bazơ: Na2O , MgO , Fe2O3
+Oxit axit: CO2 , SO2 , P2O5
Bài tập 4/101: d
Bài tập 5/101: b, c, e.
Bài tập 6/101: phản ứng phân hủy: a, c, d.
Bài tập 7/101: a, b.
Bài tập: Nếu đốt cháy 2,5g P trong 1 bình kín có dung tích 1,4 lít chứa đầy không khí
(đktc). Theo em P có cháy hết không ?
-Hướng dẫn HS
Giải:
V KK  5.VO2  VO2  1 VKK = 0,28 (l)
5
nO2  0,0125mol n P  0,08mol
Phương trình phản ứng:
4P + 5O2  2P2O5
4 mol 5 mol
Đề bài 0,08 mol 0,0125 mol
0,08 0,0125
Ta có tỉ lệ: 
4 5
 P dư.
Bài tập 8 / 101
+ Thể tích khí oxi trong 20 lọ:
20.100 = 2000 ml = 2 lít.
2
nO2   0,0893mol
22,4
a. 2 KMnO4  K2MnO4 + O2 + MnO2
n KMnO4  2.0,0893  0,1786mol
m KMnO4 ( pu )  28,22 g
28,22.10
mKMnO4 ( hao )   2,822 g
100
mKMnO4 (cần) = 28,22 + 2,282 = 31g
III. Bài tập ở nhà:
A. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là do khí oxi có tính chất sau :
A. Nặng hơn không khí B. Tan nhiều trong nước
C. Ít tan trong nước D. Khó hóa lỏng
Câu 2. Điều khẳng định nào sau đây là đúng, không khí là:
A. Một hợp chât B. Một hỗn hợp C. Một đơn chất D. Một chất.
Câu 3. Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. KClO3 và KMnO4 . B. KMnO4 và H2O.
C. KClO3 và CaCO3 . D. KMnO4 và không khí.
Câu 4 : Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp.
A. CuO + H2 Cu + H2O . B. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 +
H2O.
C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 D. CaO + H2O Ca(OH)2
Câu 5: Cho các chất sau:
a. Fe3O4 b. KClO3 c. KMnO4 d. CaCO3 e. Không khí g. H2O
Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. b, c. B. b, c, e, g. C. a,b,c,e. D. b, c, e.
Câu 6: Người ta thu được khí oxi bằng cách đẩy nước là dựa vào tính chất :
A. khí oxi tan trong nước. C. khí oxi khó hóa lỏng.
B. khí oxi ít tan trong nước. D. khí oxi nhẹ hơn nước.
Câu 7 : Sự oxi hóa chậm là:
A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt.
B. Sự oxi hóa mà không phát sáng.
C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng.
D. Sự tự bốc cháy.
Câu 8 : Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào là oxit axit:
A. CO , CO2 , MnO2 , Al2O3 , P2O5 .
B. SiO2 , P2O5 , N2O5 , CaO.
C. CO2 , SiO2 , NO2, MnO2 , CaO.
D. CO2 , SiO2 , NO2 , N2O5 , P2O5 .
B. TỰ LUẬN :
Câu 1: Hãy hoàn thành bảng đã cho dưới đây bằng cách đánh dấu (+) vào cột có
phương trình đúng và đánh dấu (-) vào cột có phương trình sai :
STT Phương trình hóa học Phản ứng hóa hợp Phản ứng phân hủy
01 2 HgO  2Hg + O2 +
02 2 Fe + 3Cl2  2 FeCl3 +
03 Fe + 2 HCl  FeCl2 + H2 - -
04 CaCO3  CaO + CO2 +
05 CO2 + 2Mg  2MgO + C - -
06 C + O2  CO2 +
07 2KClO3  2KCl + 3O2 +
08 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O +
Câu 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản
ứng hóa học nào .
a/ 2Mg + O2 2MgO b/ 2KMnO4 MnO2+ O2 + K2MnO4
c/ 4P + 5O2 ..2P2O5............... d/ 2KClO3 2KCl + 3O2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 9.6g đồng (Cu) trong bình chứa khí O2 thu được đồng (II) oxit
(CuO)
a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) cần dùng cho phản ứng trên.
c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O 2 (ở
đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 126g sắt trong bình chứa khí O2.
a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.
c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O 2 (ở
đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.

GIẢI
Câu 3
nCu= m/M = 9.6/64 = 0.15(mol)
a. 2Cu + O2 2CuO
2 mol 1mol 2mol
0.15mol 0.075mol 0.15mol
b. VO2= n x 22.4= 0.075 x 22.4=1.68( l )
c. nO =0.075
2

2KClO3 2KCl + 3O2


2mol 2mol 3mol
0.05mol 0.05mol 0.075mol
mKClO =n x M=0.05x122.5=6.125(g)
3

Câu 4
nFe= m/M=126/56=2.25(mol)
a. 3Fe + O2 Fe3O4
3mol 1mol 1mol
2.25mol 0.75mol 0.75mol
b. VO2=n x 22.4=0.75 x 22.4=16.8( l )
c.nO2=0.75( mol )
2KClO3 2KCl + 3O2
2mol 2mol 3mol
0.5mol 0.5mol 0.75mol
mKClO3=n x M=0.5 x 122.5=61.25( g )

You might also like