You are on page 1of 4

Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy

I. Tóm tắt kiến thức cần nhớ


1. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
- Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi dễ bị phân hủy ở
nhiệt độ cao.
- Ví dụ
2KClO3 → 2KCl + 3O2
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

2. Điều chế oxi trong công nghiệp


a. Sản xuất oxi từ không khí

b. Sản xuất từ nước

3. Phản ứng phân hủy


- Định nghĩa:
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
- Ví dụ:
CaCO3 →CaO + CO2
2KClO3 → 2KCl + 3O2
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

II. Bài tập vận dụng, mở rộng


1. Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng hợp chất nào sau đây?
A. KMnO4
B. H2O
C. CaCO3
D. Na2CO3

Câu 2. Có thể thu oxi bằng phương pháp đẩy nước vì
A. Oxi nhẹ hơn nước
B. Oxi nặng hơn nước
C. Oxi ít tan trong nước
D. Oxi tan nhiều trong nước

Câu 3. Trong công nghiệp sản xuất khí oxi bằng cách
A. Chưng cất không khí
B. Lọc không khí
C Hóa lỏng không khí, sau đó cho không khí lỏng bay hơi
D. Hóa lỏng không khí, sau đó chiết lấy oxi

Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy
A. 4P + 5O2 →2P2O5
B. Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
C. CO + O2 → CO2
D. 2Cu + O2 → 2CuO

Câu 5. Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.
A. CO
B. Cl2
C. Fe
D. C2H4

Câu 6. Để điều chế 1 lượng khí oxi thì sử dụng hóa chất nào dưới đây để khối lượng dùng nhỏ nhất?
A. H2O
B. KMnO4
C. KNO3
D. KClO3

Câu 7. Muốn điều chế được 3,36 lít khí oxi (đktc) thì khối lượng KMnO 4 cần nhiệt phân là:
A. 47,4 gam
B. 23,7 gam
C. 15,8 gam
D. 31,6 gam

Câu 8. Từ 25,25 gam KNO3 nhiệt phân hoàn toàn thì thu được bao nhiêu lít khí oxi (đktc). Biết sản
phẩm gồm KNO2 và O2
A. 5,6 lít
B. 8,4 lít
C. 3,7 lít
D. 11,2 lít

Câu 9. Dãy hóa chất nào dưới đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
A. Không khí, KMnO4
B. KMnO4, KClO3
C. NaNO3, KNO3
D. H2O, không khí

Câu 10. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO 3 hay KMnO4 hoặc
KNO3. Vì lý do nào sau đây?
A. Dễ kiếm, rẻ tiền
B Giàu oxi và dễ phân hủy ra oxi
C. Phù hợp với thiết bị hiện đại
D. Không độc hại

Câu 11: Phản ứng phân hủy là


A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
B. Cu + H2S → CuS + H2
C. MgCO3 → MgO + CO2
D. KMnO4 → MnO + O2 + K2O

Câu 12: Cho phản ứng 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2


Tổng hệ số sản phẩm là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 5

Câu 13: Tính khối lượng KMnO4 biết nhiệt phân thấy 2,7552 l khí bay lên
A. 38,678 g
B. 38,868 g
C. 37,689 g
D. 38,886 g

Câu 14: Phương trình không điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
A. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
B. 2H2O2 → 2H2O + O2
C. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
D. 2H2O → 2H2 + O2

Câu 15. Chọn nhận xét đúng


A. Phản ứng phân hủy là một dạng của phản ứng hóa học
B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng oxi hóa khử
C. Phản ứng phân hủy là phản ứng sinh ra duy nhất 2 chất mới
D. Cả A và C đều đúng

Câu 16: Cho các phản ứng sau: 


1) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3  

2) CuO + H2  Cu + H2O 

3) 2KNO3  2KNO2 + O2 

4) 2Fe(OH)3   Fe2O3 + 3H2O 

5) CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O 


Số phản ứng phân hủy là
A. 1.
B. 2.
C. 3.                            
D. 4.

Câu 17: Cho các chất sau: FeO (1), KClO3 (2), KMnO4 (3), CaCO3 (4), không khí (5), H2O (6).
Những chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?  
A. 2, 3 
B. 2, 3, 5, 6                 
C. 1, 2, 3,5                 
D. 2, 3, 5

Câu 18: Cho các phản ứng hóa học sau: 


1) 2H2 + O2  2H2O 
2) CuO + H2 → Cu + H2O 

3) 2KNO3 2KNO2 + O2 

4) 4P + 5O2  2P2O5 

5) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 


6) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
7) CaO + CO2 → CaCO3 
Số phản ứng phân hủy và số phản ứng hóa hợp lần lượt là
A. 3; 2. 
B. 2; 3. 
C. 4; 1.                                    
D. 2; 4.

Câu 19: Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào
thu được lượng khí oxi lớn nhất?  
A. KMnO4
B. KClO3
C.KNO3                     
D. H2O2

You might also like