You are on page 1of 1

Chủ đề 8: Thí nghiệm thực hành 🌐 lammanhcuong.

vn Luyện thi Hóa tại TPHCM

Chủ đề 8: Thí nghiệm thực hành (bài mẫu)


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo
Phương trình 1 là phương trình nhiệt hóa học của phản ứng đốt cháy propan (C3H8, M = 44,09 u).
Phương trình 1: C3H8 (k) + 5O2 (k) → 3CO2 (k) + 4H2O(k) ∆H = –2220 kJ mol–1
Điều này cho biết khi 1 mol propan phản ứng với 5 mol oxi, giải phóng ra nhiệt lượng là 2220 kJ.
Phương trình 2 là phương trình nhiệt hóa học của phản ứng đốt cháy metan (CH4, M = 16,04 u).
Phương trình 2: CH4 (k) + 2O2 (k) → CO2 (k) + 2H2O(k) ∆H = –890 kJ mol–1

Câu 1: Trong một thí nghiệm, 1,00 mol propan bị đốt cháy hoàn toàn bằng oxi vừa đủ và các khí
sinh ra được dẫn vào một bình đã hút chân không. Sau đó, bình này được làm lạnh xuống 25,0 °C.
Áp suất bình đo được lúc này là 0,987 atm. Thể tích khí trong bình là bao nhiêu?
A. 74,3 lít. B. 99,1 lít. C. 173 lít. D. 297 lít.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về các phản ứng đốt cháy trên là sai? Biết 1 MJ = 106 J
A. Đốt cháy hoàn toàn 0,0500 mol C3H8 sẽ giải phóng một lượng nhiệt là 111 kJ.
B. Để thu được lượng nhiệt 1,00 MJ thì cần đốt cháy 19,9 gam C3H8.
C. Đốt cháy hoàn toàn 1,0 kg CH4 thì lượng nhiệt giải phóng nhiều hơn so với khi đốt cháy
hoàn toàn 1,0 kg C3H8.
D. Để thu được lượng nhiệt là 890 MJ thì cần đốt cháy 1,604 kg CH4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời 3 câu hỏi tiếp theo
Khi hội tụ ánh sáng mặt trời bằng kính lúp để đốt nóng amoni đicromat ((NH4)2Cr2O7), chất này
phân hủy và tỏa nhiệt mạnh. Tốc độ phản ứng tăng lên dần trông như một vụ phun trào núi lửa,
tạo ra các tia lửa, giải phóng crom oxit màu xanh ở dạng tro, hơi nước và khí nitơ.
t
(NH4 )2 Cr2O7 (r) ⎯⎯ →Cr2O3 (r) + N2 (k) + 4H2O(l)
Đây là một phản ứng oxi hóa khử. Trong loại phản ứng này luôn có ít nhất một nguyên tử tăng số
oxi hóa đóng vai trò là chất khử. Ngược lại luôn có ít nhất một nguyên tử giảm số oxi hóa đóng
vai trò là chất oxi hóa.
Một số quy luật đơn giản để tính số oxi hóa là:
1. Đơn chất có số oxi hóa bằng 0.
2. Các phân tử hay ion có tổng số oxi hóa bằng điện tích.
3. H có số oxi hóa bằng +1 và O có số oxi hóa bằng –2.
Câu 3: Số oxi hóa của crom thay đổi như thế nào trong phản ứng “núi lửa”?
A. Từ +6 đến +3. B. Từ +3 đến –6. C. Từ +4 đến 0. D. Từ +7 đến +3.
Câu 4: Trong phản ứng “núi lửa” thì nguyên tử nào sau đây đóng vai trò chất khử?
A. H. B. O. C. N. D. Cr.
Câu 5: Vì sao phản ứng trên là một phản ứng phân hủy mà không phải phản ứng cháy?
A. Phản ứng có thể được khơi mào bằng kính lúp thay cho diêm
B. Phản ứng có thể xảy ra trong môi trường khí nitơ nguyên chất.
C. Chất rắn tham gia phản ứng thay đổi trạng thái để tạo ra chất rắn, chất lỏng và chất khí.
D. Nước được tạo thành.
Hết

🎓 Lâm Mạnh Cường Trang 1 ☎️ 0936.975.145

You might also like