You are on page 1of 11

TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: MÔN HÓA LỚP 10 – HỌC KỲ II


A. TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Câu 1: Chất oxi hoá còn gọi là
A. Chất bị khử. B. Chất bị oxi hoá.
C. Chất có tính khử. D. Chất đi khử.
Câu 2: Chất khử còn gọi là
A. Chất bị khử. B. Chất bị oxi hoá.
C. Chất có tính khử. D. Chất đi oxi hoá.
Câu 3: Quá trình oxi hoá là
A. Quá trình nhường electron. B. Quá trình nhận electron.
C. Quá trình tăng electron. D. Quá trình giảm số oxi hoá.
Câu 4: Chất khử là chất
A. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của ít nhất một
nguyên tố.
C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất tham gia.
Câu 6: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng
nào sau đây của nguyên tử?
A. Số mol. B. Số oxi hóa. C. Số khối. D. Số proton.
Câu 7: Nguyên tử nhường electron trong một phản ứng hóa học được gọi là
A. Chất oxi hóa. B. Chất khử.
C. Chất bị khử. D. Chất vừa oxi hóa vừa khử.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số oxi hoá của nguyên tố oxygen trong các hợp chất luôn bằng -2.
B. Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0.
C. Số oxi hoá của nguyên tử hydrogen trong các hợp chất luôn bằng +1.
D. Chỉ các nguyên tử trong các đơn chất mới có số oxi hoá bằng 0.
Câu 9: Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 23p6. Vậy trong các phản ứng oxi hoá
khử, ion X2- có khả năng thể hiện
A. Tính acid. B. Tính base.
C. Tính khử. D. Tính oxi hoá.
Câu 10: Trong công nghiệp, quy trình sản xuất nitric acid theo sơ đồ chuyển hóa sau:
N2 NH3 NO NO2 HNO3
Có ít nhất bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 11: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hóa – khử?

1
A. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3. B. Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2.

C. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O. D. 2H2 + O2 2H2O.


Câu 12: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?
A. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O.
B. 3Mg + 4H2SO4 3MgSO4 + S + 4H2O.
C. Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O.
D. BaCl2 + H2SO4 BaSO4  + 2HCl.
Câu 13: Cho các phương trình phản ứng:
1) Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2.
2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

3) (NH4)2SO4 2NH3 + H2SO4.


4) 3Mg + 4H2SO4 (đặc) → 3MgSO4 + S + 4H2O.
5) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O.
Các phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
A. 1, 3, 5. B. 1, 4. C. 4, 5. D. 2, 4, 5.
Câu 14: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hóa - khử ?
A. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
B. MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + CO2 + H2O.
C. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
D. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
Câu 15: Xét ba phản ứng tạo iron (III) nitrate

(1)

(2)

(3)
Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3). C. (1), (3). D. Chỉ (1).
Câu 16: Số oxi hóa của S trong SO2 là
A. +2B. +4 C. +6 D. -1
Câu 17: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là
A. +6; +8; +6; -2. B. +4; 0; +6; -2. C. +4; -8; +6; -2. D. +4; 0; +4; -2.
Câu 18: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitrogen lần lượt là
A. +1 và +1. B. – 4 và +6. C. -3 và +5. D. -3 và +6.
Câu 19: Hợp chất trong đó nguyên tố chlorine có số oxi hoá +3 là
A. NaClO. B. NaClO2. C. NaClO3. D. NaClO4.
Câu 20: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào nguyên tử nitrogen có cùng giá trị số oxi hóa?
A. HNO3 và N2O5. B. NO và HNO2.
C. N2 và N2O. D. HNO2 và HNO3.
+ 
Câu 21: Cho các hợp chất: NH4 , NO2, N2O, NO3 , N2. Số oxi hóa của nguyên tử nitrogen giảm
dần theo thứ tự là

2
A. N2> NO3> NO2> N2O > NH4+. B. NO3> N2O > NO2> N2> NH4+.
C. NO3> NO2> N2O > N2> NH4+. D. NO3> NO2> NH4+> N2> N2O.
Câu 22: Trong phản ứng
10Fe + 6KMnO4 + 24H2SO4 5Fe2(SO4)3 + 6MnSO4 + 3K2SO4 + 24H2O.
Các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng là
A. Fe, K. B. Mn, K. C. Fe, Mn. D. Fe, S, Mn.
Câu 23: Trong không khí ẩm, Fe(OH)2 màu trắng xanh chuyển dần thành Fe(OH) 3 màu nâu đỏ
theo phương trình: Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe(OH)3
Chất nhận electron trong phản ứng trên là O2
Câu 24: Potassium permanganate (KMnO4) là một chất oxi hóa mạnh, có tính sát trùng khá
mạnh, được dùng trong y tế do mang tới hiệu quả cao trong sát khuẩn vết thương. Số oxi hóa của
manganese trong KMnO4 là
A. +2. B. +3. C. +5. D. +7.
Câu 25: Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản
phẩm tạo thành là K2SO4, MnSO4 và H2SO4). Nguyên nhân là do
A. SO2 đã oxi hóa KMnO4 thành MnO2.
B. SO2 đã khử KMnO4 thành Mn+2.
C. KMnO4 đã khử SO2 thành S+6.
D. H2O đã oxi hóa KMnO4 thành Mn+2.
Câu 26: Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Mn?

A. MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O.


B. Mn + O2 MnO2.
C. 2HCl + MnO MnCl2 + H2O.
D. 6KI + 2KMnO4 + 4H2O 3I2 + 2MnO2 + 8KOH.

Câu 27: Trong phản ứng: 2Fe3O4 + H2SO4 đặc 3Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thì H2SO4 đóng vai
trò
A. Là chất oxi hóa. B. Là chất khử.
C. Là chất oxi hoá và môi trường. D. Là chất khử và môi trường.
Câu 28: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl, vai trò của H2S là
A. Chất oxi hóa. B. Chất khử.
C. Acid. D. Vừa acid vừa khử.

Câu 29: Trong phản ứng: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là
A. Chất oxi hóa. B. Chất khử.
C. Tạo môi trường. D. Vừa là chất khử vừa là môi trường.

Câu 30: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O, sulfuric acid
A. Là chất oxi hóa.
B. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
C. Là chất khử.
D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

3
CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC
Câu 1: Phản ứng hóa học trong đó có sự truyền năng lượng từ hệ sang môi trường xung quanh
nó được gọi là
A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng trung hòa.
C. Phản ứng trao đổi. D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0.
B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường.
C. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thu nhiệt.
D. Phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản
phẩm.
Câu 3: Trong phản ứng tỏa nhiệt, biến thiên enthalpy chuẩn luôn nhận giá trị
A. Dương. B. Âm.
C. Có thể âm có thể dương. D. Không xác định được.
Câu 4: Điều kiện chuẩn là
A. Áp suất 1 bar, 25oC, nồng độ 1 mol/L.
B. Áp suất 1 bar, 0oC, nồng độ 1 mol/L.
C. Áp suất 0 bar, 0oC, nồng độ 1 mol/L.
D. Áp suất 0 bar, 25oC, nồng độ 1 mol/L.

Câu 5: là kí hiệu cho ...................của một phản ứng hóa học.


A. Nhiệt tạo thành chuẩn.
B. Năng lượng hoạt hóa.
C. Năng lượng tự do.
D. Biến thiên enthalpy chuẩn.
Câu 6: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau:

ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO3(g) = +235,21 kJ (1)

3H2(g) + N2(g) → 2NH3(g) = -91,8 kJ (2)

2H2S(g) + SO2(g)→ 2H2O(g) + 3S(s) = -237 kJ (3)

H2O(g) →H2 + 1/2O2(g) = +241,8 kJ (4)


Cặp phản ứng thu nhiệt là
A. (1) và (4). B. (1) và (2).
C. (1) và (4). D. (2) và (3).
Câu 7: Phản ứng đốt cháy methane xảy ra như sau:
CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l)
Giá trị biến thiên enthalpy phản ứng tính theo enthalpy tạo thành có giá trị là
(biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất CH4(g)= -74,8 kJ/mol; CO2(g)= -393,5
kJ/mol; H2O(l)= -285,8 kJ/mol).

4
A. - 604,5 kJ. B. + 890,3 kJ.
C. - 997,7 kJ. D. - 890,3 kJ.
Câu 8: Đốt cháy 3,6 gam butanol (C4H9OH) thấy có 134 kJ nhiệt được giải phóng. Biến
thiên enthalpy của quá trình đốt cháy 1 mol butanol là
A. -134 kJ/mol. B. 2754,44 kJ/mol.
C. -2754,44 kJ/mol. D. -268 kJ/mol.
Câu 9: Hydrogen peroxide, H2O2 được sử dụng để cung cấp lực đẩy cho tên lửa do dễ dàng bị
phân hủy theo phương trình: 2H2O2(l)→ 2H2O(g) + O2(g). Lượng nhiệt được tạo ra khi phân hủy
chính xác 1 mol H2O2 ở điều kiện chuẩn là (biết nhiệt tạo thành chuẩn của H 2O(g) = −241,8 kJ/
mol; H2O2(l) = −187,8 kJ/mol).
A. -108 kJ. B. –54 kJ.
C. +54 kJ. D. +108 kJ.
Câu 10: Ammonia được tạo ra bằng cách cho nitrogen phản ứng với hydrogen với sự có mặt của
chất xúc tác là iron. Phương trình phản ứng tạo ammonia diễn ra như sau:
N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính theo năng lượng liên kết nhận giá trị nào dưới đây?
Biết năng lượng liên kết của một số loại liên kết được cho trong bảng sau.
Liên kết Năng lượng liên kết
(kJ/mol)
N≡N 945
N-H 390
H-H 436
A. –4593 kJ/mol. B. –1083kJ/mol.
C. –959 kJ /mol. D. –87 kJ/mol.

CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

Câu 1: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại
lượng nào dưới đây?

A. Nhiệt độ. B. Tốc độ phản ứng.

C. Áp suất. D. Thể tích khí.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.

D. Sự thay đổi t0 không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 3: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/L. Sau 10 giây xảy ra phản ứng,
nồng độ của chất đó là 0,022 mol/L. Tốc độ phản ứng là

5
A. 0,0003 mol/L. s. B. 0,00025 mol/L.s.

Câu 4: Ở 45oC N2O5 bị phân hủy trong dung môi CCl4 theo phương trình.

N2O5  N2O4 + O2

Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,25 M, sau 200 giây nồng độ của N 2O5 là 2,02 M. Tốc độ trung
bình của phản ứng tính theo N2O5 là

A. 2,72.10-3 mol/L.s. B. 1,36.10-3 mol/L.s.

C. 6,80.10-3 mol/L.s. D. 1,15.10-3 mol/L.s.

Câu 5: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín có dung tích không đổi 2 L

X2(g) + Y2(g) 2Z(g)

Lúc đầu số mol của khí X2 là 0,6 mol, sau 10 phút số mol của khí X2 còn lại 0,12 mol. Tốc độ
trung bình của phản ứng tính theo X2 trong khoảng thời gian trên là:

A. 8.10-4 mol/(L.s) . B. 4.10-4 mol/(L.s).

C. 2,4 mol/(L.s). D. 4,6 mol/(L.s).

Câu 6: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,7185 ml khí
O2 (ở đkc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là

A. 2,5.10-4 mol/(L.s). B. 5,0.10-4 mol/(L.s).

C. 1,0.10-3 mol/(L.s). D. 5,0.10-5 mol/(L.s)

Câu 7: Cho phản ứng A + B C. Nồng độ ban đầu của A là 0,1 mol/L, của B là 0,8 mol/L.
Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng tính
theo B là

A. 0,064 mol/L.phút. B. 0,016 mol/L.phút.

C. 1,6 mol/L.phút. D. 0,106mol/L.phút

Câu 8: Thông tin về phản ứng: A + B  C được cho trong bảng sau:

Thời gian (phút) Nồng độ A (M) Nồng độ B (M)

t1 = 0 0,12 0,1

t2 = 10 ? 0,078

Bảng 6.19. Sự biến đổi nồng độ các chất tham gia phản ứng theo thời gian

6
Giá trị thích hợp điền vào dấu “?” là

A. 0,042. B. 0,098. C. 0,02. D. 0,034.

Câu 9: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH  2HBr + CO2

Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/L, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/L. Tốc độ trung
bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol (L.s). Giá trị của a là
A. 0,018. B. 0,016. C. 0,012. D. 0,014.

Câu 10: Ở 30 ℃ sự phân hủy H2O2 xảy ra theo phản ứng: 2H2O2  2H2O + O2

Dựa trên bảng số liệu, giá trị tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng 120 giây đầu tiên là

Thời gian (s) 0 60 120 240

Nồng độ H2O2 (M) 0,3033 0,2610 0,2330 0,2058

Bảng 6.20. Sự biến đổi nồng độ H2O2 theo thời gian

A. 2,929.10−4 mol/L.s. B. 5,858.10−4 mol/L.s.

C. 4,667.10−4 mol/L.s. D. 2,333.10−4 mol/L.s.

CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA (NHÓM HALOGEN)


Câu 1: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np4. B. ns2p5. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 2: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là
A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 3: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 4: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
Câu 5: Halogen nào là chất rắn, khi đun nóng chuyển thành khí màu tím, được dùng để sát trùng
vết thương?
A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 6: Trong nhóm halogen, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,
nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi …
A. Tăng dần. B. Không thay đổi.
C. Giảm dần. D. Không có quy luật.
Câu 7: Chỉ ra nội dung sai : “Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine ta thấy ...”.
A. Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn.
B. Màu sắc: đậm dần.
C. Độ âm điện: giảm dần.
D. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần.

7
Câu 8: Xu hướng biến đổi nào dưới đây là đúng trong nhóm halogen theo chiều tăng của điện
tích hạt nhân?
A. Màu sắc của các đơn chất halogen nhạt dần.
B. Khả năng phản ứng tăng.
C. Nhiệt độ sôi giảm dần.
D. Kích thước các nguyên tử tăng.
Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về nhóm halogen?
A. Nguyên tố đầu tiên trong nhóm halogen là chất khí ở nhiệt độ phòng.
B. Các halogen tồn tại ở dạng nguyên tử ở nhiệt độ phòng.
C. Các halogen không độc, không màu, không tan trong nước.
D. Halogen tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên.
Câu 10: Halogen nào là nguyên tố phi kim mạnh nhất trong bảng tuần hoàn?
A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 11: Chất nào sau đây được ứng dụng dùng để tráng phim ảnh?
A. NaBr. B. AgCl. C. AgBr. D. HBr.
Câu 12: Nguyên tố chlorine không có khả năng thể hiện số oxi hoá nào dưới đây?
A. +3. B. 0. C. +1. D. +2.
Câu 13: Tính chất nào là chung cho các đơn chất halogen trong số các tính chất sau?
A. đều có tính oxi hoá và tính khử.
B. đều ở thể rắn ở nhiệt độ thường.
C. đều tồn tại ở dạng phân tử.
D. đều tác dụng mạnh với nước, giải phóng khí oxygen.
Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)
?
A. Nguyên tử có khả năng nhận thêm 1 electron.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidrogen.
C. Có số oxi hóa âm trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng:
A. Tác dụng với kim loại tạo muối halide.
B. Tác dụng với hidrogen tạo khí hydrogen halide.
C. Có đơn chất ở dạng X2.
D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Trong hợp chất, các nguyên tử halogen chỉ có số oxi hoá –1.
B. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá.
C. Phân tử halogen X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X.
D. Các halogen tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.
Câu 17: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất:
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm.
Câu 18: Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng:
A. cấu hình e lớp ngoài cùng. B. tính oxi hóa mạnh.
C. số electron độc thân. D. số lớp electron.
Câu 19: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?

8
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 20: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố
halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 1 electron. B. Nhận thêm 2 electron.
C. Nhường đi 1 electron. D. Nhường đi 7 electron.
Câu 21: Cho hai khí với thể tích là 1:1 ra ngoài ánh sang mặt trời thì có hiện tượng nổ, hai khí
đó là:
A. N2 và H2. B. H2 và O2. C. Cl2 và H2. D. H2S và Cl2.
Câu 22: Phản ứng hóa học nào dưới đây viết sai?

A. H2 + Cl2 2HCl. B. Fe + Cl2 FeCl2.

C. 2Al + 3Cl2 2AlCl3. D. Cl2 + H2O HCl + HClO.


Câu 23: Nung 8,1 gam bột aluminum với 38,1 gam iodine, biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối
lượng (g) aluminum iodide thu được là
A. 32,64. B. 46,2. C. 36,96. D. 97,92.
Câu 24: Dẫn 7,437 L khí chlorine (ở đkc) vào bình chứa 4,48 gam iron. Sau phản ứng thu được
bao nhiêu gam chất rắn?
A. 13,00 gam. B. 32,50 gam. C. 48,75gam. D. 16,25 gam.
Câu 25: Cho 2,479 L (đkc) halogen X2 tác dụng vừa đủ với magnesium thu được 9,5 gam MgX2.
Nguyên tố halogen đó là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
Câu 26: Trong phản ứng chlorine với nước, chlorine đóng vai trò là chất
A. oxi hóa. B. khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. không oxi hóa, khử
Câu 27: Dẫn đơn chất halogen X qua bình đựng H2O thấy tạo khí Y. Chất X và khí Y lần lượt là
A. Fluorine và oxygen. B. Fluorine và hydrogen.
C. Bromine và oxygen. D. Chlorine và oxygen.
Câu 28: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất
thuộc dãy nào sau đây?
A. KCl, KClO3, Cl2. B. KCl, KClO, KOH.
C. KCl, KClO3, KOH, H2O. D. KCl, KClO3, H2O.
Câu 29: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch
chứa các chất
A. NaCl, NaClO3, Cl2. B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O.
C. NaCl, NaClO3, NaOH. D. NaCl, NaClO, H2O.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Hydrofluoric acid là acid yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các nguyên tử halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
(e) Tính khử của các ion halide tăng dần theo thứ tự F-, Cl-, Br-, I-.
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.

9
Câu 31: Sục khí chlorine vào dung dịch sodium bromide và sodium iodide đến khi phản ứng
hoàn toàn ta thu được 1,17 gam sodium chloride. Số mol hỗn hợp sodium bromide và sodium
iodide trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,1 mol. B. 0,15 mol. C. 0,25 mol. D. 0,02 mol.
Câu 32: Trong y tế, đơn chất halogen nào được hòa tan trong ethanol để dùng làm chất sát trùng
vết thương?
A. Cl2. B. F2. C. I2. D. Br2.
Câu 33: Hợp chất của halogen X được ứng dụng để tạo hợp chất chống dính trong xoong, chảo,
nồi cơm điện, … X là
A. Fluorine. B. Iodine. C. Bromine. D. Chlorine.
Câu 34: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế chlorine bằng cách nào?f
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. phân huỷ khí HCl.
D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; KMnO4…
Câu 35: Trong công nghiệp người ta thường điều chế chlorine bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dd NaCl.
D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
Câu 36: Một lượng nhỏ chlorine (không vượt ngưỡng cho phép) được cho vào nước sinh hoạt,
nước uống nhằm mục đích
A. khử trùng cho nước. B. tăng lượng khoáng chất cho nước.
C. làm trong nước. D. làm nước an toàn.

B. TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu tính chất hóa học của Halogen? Viết PTPU?
Câu 2: Nêu tính chất hóa học của acid HCl? Viết PTPU?
Câu 3: Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau :
a. KMnO4 →Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 →AgCl
b. Cl2 → HCl → Cl2 → Br2 →I2 → AlI3
c. MnO2 → Cl2 → NaClO → NaHCO3 → NaCl → Cl 2 →HClO
Câu 4: Phản ứng phân huỷ N2O5 ở trong pha khí xảy ra như sau:
2N2O5 (g) 4NO2(g) + O2(g)
Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu phản ứng trên, kết quả thí nghiệm được mô tả ở bảng sau. (Sự
thay đổi nồng độ của N2O5 theo thời gian)
Thí nghiệm [N2O5], mol/L Thời gian, s
1 0,1000 0
2 0,0707 50
3 0,0500 100
4 0,0250 200
5 0,0125 300
6 0,00625 400

10
Tính tốc độ trung bình của phản ứng tại thời điểm từ 50 s đến 100 s; từ 100 s đến 400 s?
Câu 5: Tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết của phản ứng sau
N2(g) + O2(g) → 2NO(g)
Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau:
Liên kết Năng lượng liên kết
(kJ/mol)
N≡N 945
N=O 607
O=O 498
Câu 6: Phản ứng đốt cháy methane xảy ra như sau:
CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l)
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng tính theo enthalpy tạo thành?
(biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất CH4(g)= -74,8 kJ/mol; CO2(g)= -393,5
kJ/mol; H2O(l)= -285,8 kJ/mol).
Câu 7: Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

1. MnO2 + HClđặc MnCl2 + Cl2 + H2O

2. Cu + H2SO4 (đ) CuSO4 + SO2 + H2O


3. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O
4. KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

5. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2


t0
6. FexOy + H2SO4 đặc   Fe2(SO4)3 +SO2 + H2O.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp X gồm magnesium và iron trong bình khí chlorine
dư, sau phản ứng thấy thể tích khí chlorine giảm 9,916 L (ở đkc). Tính thành phần phần trăm
theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Câu 9: Cho 4,8 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được
4,958 L khí H2 (đkc).
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính số mol hydrogen thu được.
b) Xác định tên kim loại R.
c) Tính khối lượng muối khan thu được.
Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại iron và aluminum trong dung
dịch hydrochloric acid dư thu được 8,96 lít hydrogen ở đktc
a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A?
b. Tính khối lượng dung dịch HCl (C=7,3%) đã dùng biết lấy dư 20% so với lượng cần phản
ứng?

11

You might also like