You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: HÓA HỌC. KHỐI: 10TN

Họ và tên: .................................................................................................. Lớp: .......................... …..


I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử
- Chương 5: Năng lượng hoá học
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Số oxi hoá
Câu 1. Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?
A. Hóa trị. B. Điện tích. C. Khối lượng D. Số hiệu.
Câu 2. Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là
A. +2 B. +3. C. + 5. D. +6.
Câu 3. Fe2O3 là thành phần chính quặng hematit đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (sắt) trong
Fe2O3 là
A. +3 B. 3+. C. 3. D. -3.
Câu 4. Số oxi hóa của chromium (Cr) trong Na2CrO4 là
A.-2 B.+2 C.+6 D. -6
Câu 5. Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe(OH)3 B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe3O4.
Câu 6. Số oxi hóa của phosphorus trong PO43- là
A. +1. B. +3. C. +5. D. +7
Câu 7. Số oxi hóa của nitrogen trong NH4 là +

A. +3. B. +5. C. +2. D. -3.


Câu 8. Số oxi hóa của Cl trong Cl2, HCl, HClO lần lượt là
A. 0, -1, -1. B. 0, +1, +1. C. 0, -1, +1. D. 0, 0, 0.
Câu 9. Số oxi hóa của S trong H2S, S, SO2, H2SO4 lần lượt là
A. -1, 0, +1, +3. B. -2, 0, +4, +6. C. -2, 0, +2, +6. D. +2, 0, +4, +6.
Dạng 2: Phản ứng oxi hoá – khử
Câu 10. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation.
Câu 11. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây
của nguyên tử?
A. Số khối. B. Số oxi hóa. C. Số hiệu D. Số mol.
Câu 12. Trong phản ứng oxi hóa – khử
A. chất bị oxi hóa nhận e và chất bị khử cho e.
B. quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.
C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
D. quá trình nhận e gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 13. Trong phản ứng hoá học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2, chất oxi hoá là
A. H2O. B. NaOH. C. Na. D. H2.
Câu 14. Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hoá học:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Trong phản ứng hoá học trên, xảy ra quá trình oxi hoá chất nào?
A. NaCl. B. Br2. C. Cl2. D. NaBr.
Câu 15. Cho quá trình Na → Na + 1e, đây là quá trình
+

A. khử. B. oxi hóa. C. tự oxi hóa – khử. D. nhận proton.


Câu 16. Cho quá trình S + 2e → S , đây là quá trình
+6 +4

A. khử. B. oxi hóa. C. tự oxi hóa – khử. D. nhận proton.


Câu 17. Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4. Trong phản ứng trên, vai trò của Br2
A. là chất oxi hóa.
1
B. là chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 18. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 19. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
A. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. D. CaO + CO2 → CaCO3.
Câu 20. Sulfur trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử?
A. Na2SO4. B. SO2. C. H2S. D. H2SO4.
Câu 21. Chất hoặc ion nào sau đây chỉ có tính khử?
A. SO2. B. F2. C. Al3+. D. Na.
Câu 22. Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2C + Ca ⎯⎯ → CaC2 (b) C + 2H2 ⎯⎯ → CH4
(c) C + CO2 ⎯⎯ → 2CO (d) 3C + 4Al ⎯⎯ → Al4C3
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (c) B. (b) C. (a) D. (d)
Câu 23. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3,
FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 24. Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O
Tỉ lệ a: b là
A. 1: 3. B. 1: 2. C. 2: 3. D. 2: 9
Câu 25. Cho phương trình phản ứng aAl + bHNO3 ⎯⎯ → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a: b là
A. 1: 3. B. 2: 3. C. 2: 5. D. 1: 4.
Câu 26. Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi
hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 6. B. 8. C. 4. D. 10.
Câu 27. Cho phản ứng: MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối
giản thì số phân tử H2O tạo thành là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 28. Cho phương trình phản ứng
aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 ⎯⎯ → dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O.
Tỉ lệ a: b là
A. 6: 1. B. 2: 3. C. 3: 2. D. 1: 6.
Câu 29. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.
Câu 30. Cho các phản ứng sau:
(1) PCl3 + Cl2 → PCl5
(2) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
(3) CO2 + 2LiOH → Li2CO3 + H2O
(4) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Phản ứng oxi hóa – khử là
A. (3) B. (4) C. (1) và (2) D. (1), (2) và (3).
Câu 31. Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.

2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Dạng 3: Bảo toàn mol electron
Câu 32. Cho 4,8 gam Mg tác dụng với lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 ( đo ở đktc, là sản
phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 33: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 1,68.
Câu 34: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc,
sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 8,10. D. 5,40.
Câu 35: Cho m gam Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm
khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 16. B. 32. C. 8. D. 64.
Câu 36: Cho 0,2 mol Al và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, sau phản ứng thu được
dung dịch X và V lít (đktc) khí SO2, sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 3,36. C. 11,2. D. 8,96.
Câu 37: Cho 0,1 mol Fe và 0,15 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng thu được
dung dịch X và V lít (đktc) khí NO, sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 3,36. B. 5,60. C. 8,96. D. 4,48.
Câu 38. Cho m gam Cu tác dụng với lượng dư HNO3 đặc, nóng thu được 0,1 mol NO2 và 0,12 mol NO ( đo
ở đktc). Giá trị của m là
A. 14,08. B. 7,04. C. 13,44. D. 14,72.
Câu 39. Cho m gam Mg tác dụng với lượng dư HNO3 đặc, nóng thu được 0,2 mol SO2 và 0,1 mol S ( đo ở
đktc). Giá trị của m là
A. 9,6. B. 18,0. C. 12,0. D. 16,8.
Câu 40: Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 6,72 lít khí H2 (ở đktc).
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được 8,96 lít khí SO2 (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 33,7. B. 23,6. C. 67,4. D. 11,8.
Câu 41: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 4,48 lít khí
H2 (ở đktc). Cũng m gam X cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được 11,2 lít khí SO2 (ở
đktc). Giá trị của m là
A. 12. B. 24. C. 36. D. 48.
Câu 42: Cho 13 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Cu và Al hòa tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội, lấy
dư thu được 3,36 lít khí SO2 ở đktc và dung dịch Y. Thành phần phần trăm khối lượng của nhôm trong hỗn
hợp X là
A. 73,85%. B. 37,69%. C. 62,31%. D. 26,15%.
Câu 43: Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X và
560 ml lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối thu được trong X là
A. 40,5 gam. B. 14,62 gam. C. 24,16 gam. D. 14,26 gam.
Dạng 4: Năng lượng hoá học
Câu 44. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng
A. giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường
D. hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt.
Câu 45. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó
A. giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường

3
D. hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt.
Câu 46. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng (  r H 298
o
) nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có  r H 298
o
> 0. B. Phản ứng thu nhiệt có  r H 298
o
< 0.
C. Phản ứng tỏa nhiệt có  r H 298
o
< 0. D. Phản ứng thu nhiệt có  r H 298
o
= 0.
Câu 47. Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn đối với chất khí?
A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 oC hay 298K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K.
C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 oC. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.
Câu 48. Kí hiệu biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là
A.  r H 298
o
B.  f H 298
o
C.  r H D.  f H
Câu 49. Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO3(s) ⎯⎯ → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g) ⎯⎯ → 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
C. cả 2 phản ứng đều toả nhiệt.
D. cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.
Câu 50. Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2.
B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí.
C. Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4.
D. Phản ứng đốt cháy cồn.
1
Câu 51. Nung KNO3 lên 5500C xảy ra phản ứng: KNO3(s) ⎯⎯ → KNO2(s) + O2 (g)  r H 298 ?
o

2
Phản ứng nhiệt phân KNO3 là phản ứng
A. toả nhiệt, có  r H 298
o
< 0. B. thu nhiệt, có  r H 298
o
> 0.
C. toả nhiệt, có  r H 298
o
> 0. D. thu nhiệt, có  r H 298
o
< 0.
Câu 52. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)  r H 298
o
= -571,68kJ
Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt.
B. tỏa nhiệt.
C. không có sự thay đổi năng lượng.
D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 53. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: N2(g) + O2(g) → 2NO(l)  H o = +179,20kJ
r 298
Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt. B. không có sự thay đổi năng lượng.
C. tỏa nhiệt. D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.

Câu 54. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng tỏa nhiệt.


B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm.

4
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol.
D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 55. Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Phản ứng tạo gỉ kim loại. B. Phản ứng quang hợp.
C. Phản ứng nhiệt phân. D. Phản ứng đốt cháy.
Câu 56. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
o

CS2(l) + 3O2(g) ⎯⎯ → CO2(g) + 2SO2(g)  H o = -1110,21 kJ (1)


t
r 298

1
CO2(g) → CO(g) + O2(g)  r H 298
o
= +280,00 kJ (2)
2
Na(s) + 2H2O → NaOH(aq) + H2(g)  r H 298
o
= -367,50 kJ (3)
ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO3(g)  r H 298 o
= +235,21 kJ (4)
Cặp phản ứng thu nhiệt là:
A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4).
Câu 57. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
1
CO2(g) → CO(g) + O2(g)  r H 298 o
= +280 kJ
2
Giá trị  r H 298
o
của phản ứng: 2CO2(g) → 2CO(g) + O2(g) là
A. +140 kJ. B. -1120 kJ. C. +560 kJ. D. -420 kJ.
Câu 58. Phương trình nhiệt hóa học:
→ NH3(g)  r H 298
o
3H2(g) + N2(g) ⎯⎯ t o
= -91,80kJ
Lượng nhiệt tỏa ra khi dùng 9 g H2(g) để tạo thành NH3(g) là
A. -275,40 kJ. B. -137,70 kJ. C. -45,90 kJ. D. -183,60 kJ.
Câu 59. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
3Fe(s) + 4H2O(l) → Fe3O4(s) + 4H2(g)  r H 298
o
= +26,32 kJ
Giá trị  r H 298
o
của phản ứng: Fe3O4(s) + 4H2(g) → 3Fe(s) + 4H2O(l) là
A. -26,32 kJ. B. +13,16 kJ. C. +19,74 kJ. D. -10,28 kJ.
Câu 60. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng trung hòa sau:
HCl (aq) + NaOH (aq) ⎯⎯ → NaCl (aq) + H2O (l) H = − 57,3kJ
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cho 1 mol HCl tác dụng với 1 mol NaOH dư tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ.
B. Cho HCl dư tác dụng với 1 mol NaOH thu nhiệt lượng là 57,3 kJ.
C. Cho 1 mol HCl tác dụng với 1 mol NaOH tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ.
D. Cho 2 mol HCl tác dụng với NaOH dư tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ.
Câu 61. Cho phương trình phản ứng sau:
2H2(g) + O2(g) ⎯⎯ → 2H2O(l)  r H 298
o
= -572 kJ
Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng
A. toả ra nhiệt lượng 286 kJ. B. thu vào nhiệt lượng 286 kJ.
C. toả ra nhiệt lượng 572 kJ. D. thu vào nhiệt lượng 572 kJ.

Cho nguyên tử khối (đvC) của một số nguyên tố:


H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe =
56; Cu = 64; Zn = 65.

You might also like