You are on page 1of 20

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

NHÓM HÓA HỌC KHỐI 10


NĂM HỌC 2022-2023
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Chủ đề 4: Phản ứng oxi hóa – khử
Chủ đề 5: Năng lượng hóa học
Chủ đề 6: Tốc độ phản ứng
Chủ đề 7: Nguyên tố nhóm VIIA
B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO

CHỦ ĐỀ 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ


I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa-khử là có
A. tạo ra chất kết tủa. C. thay đổi màu sắc của các chất.
B. tạo ra chất khí. D. thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Câu 2: Quá trình S + 2e→ S là
+6 +4

A. quá trình oxi hoá.                           B. quá trình khử.


C. quá trình hoà tan.                           D. quá trình phân huỷ.
Câu 3: Số oxi hóa của N trong các hợp chất sau HNO3 và NH3 lần lượt là
A. +5 và -3. B. 3 và 5. C. -2 và +4. D. +3 và -5.
Câu 4. Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là
A. +2 B. +3. C. + 5. D. +6.
Câu 5. Fe2O3 là thành phần chính quặng hematit đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (sắt)
trong Fe2O3 là
A. +3 B. 3+. C. 3. D. -3.
Câu 6. Ion có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe(OH)3. B. FeCl3. C. FeSO4. D. Fe2O3.
Câu 7. Trong phản ứng hoá học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2, mỗi nguyên tử Fe đã
A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron.
C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron.
Câu 8. Trong phản ứng hoá học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2, chất oxi hoá là
A. H2O. B. NaOH. C. Na. D. H2.
Câu 9. Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hoá học:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Trong phản ứng hoá học trên, xảy ra quá trình oxi hoá chất nào?
A. NaCl. B. Br2. C. Cl2. D. NaBr.
Câu 10. Cho quá trình Fe2+ → Fe 3++ 1e, đây là quá trình
A. oxi hóa. B. khử.
C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.
Câu 11. Cho quá trình N + 3e → N , đây là quá trình
+5 +2

A. khử. B. oxi hóa. C. tự oxi hóa – khử. D. nhận proton.


Câu 12. Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau: CuO
+ H2 Cu + H2O. Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là
A. CuO. B. H2. C. Cu. D. H2O.
Câu 13. Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4. Trong phản ứng trên, vai trò của Br2
A. là chất oxi hóa.
B. là chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 14. Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là
A. chất oxi hóa. B. chất khử.

1
C. tạo môi trường. D. chất khử và môi trường.
Câu 15. Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hoá và tính khử?

A. B.

C. D. C + O2 CO2
Câu 16: Trong phản ứng hóa học: 2Na + Cl2 → 2NaCl, nguyên tử Na
A. bị oxi hoá. B. bị khử.
C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử. D. không bị oxi hoá, không bị khử.
Câu 17: Trong phản ứng hóa học: H2 + Cl2 → 2HCl, nguyên tử Cl
A. bị oxi hoá. B. bị khử.
C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử. D. không bị oxi hoá, không bị khử.
Câu 18: Quá trình Fe → Fe2+ + 2e là
A. quá trình oxi hoá.                           B. quá trình khử.
C. quá trình hoà tan.                           D. quá trình phân huỷ.
Câu 19: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4(đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric
A. là chất oxi hóa.
B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
C. là chất khử.
D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 20: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa–khử?
A. NH3 + HCl → NH4Cl
B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
D. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Câu 21: Trong phản ứng: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. Vai trò của NO2 
A. chỉ là chất oxi hóa.
B. chỉ là chất khử.
C. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Câu 22: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử?
A. 4Fe(OH)2 + O2 t→° 2Fe2O3 + 4H2O.
B. 2KClO3 t ° 2KCl + 3O2.

C. CaCO3 t→° CaO + CO2.


D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
Câu 23: Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là
A. 0,5. B. 1,5. C. 3,0. D. 4,5.

2. Mức độ thông hiểu


Câu 1: Số oxi hóa của N trong NH4+ và Fe trong Fe3+ lần lượt là
A. +5 và -3. B. -3 và +3. C. -2 và +4. D. +3 và -5.
Câu 2: Cho các chất sau: Cl2; HCl; NaCl; KClO3; HClO4; số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử
các chất trên lần lượt là
A. 0; +1; +1; +5; +7. B. 0; -1; -1; +5; +7. C. 1; -1; -1; -5; -7. D. 0; 1; 1; 5; 7.
Câu 3. Cho các phân tử sau: H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4. Số oxi hoá của nguyên tử S trong các
phân tử trên lần lượt là
A. 0; +6; +4; +4; +6. B. 0; +6; +4; +2; +6.
C. +2; +6; +6; -2; +6. D. -2; +6; +6; -2; +6.
Câu 4. Cho các hợp chất sau: NH3, NH4Cl, HNO3, NO2. Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số
oxi hoá -3 là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

2
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên
tố đó với giả thiết hợp chất là ion.
B. Trong hợp chất, oxygen có số oxi hóa bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
C. Số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1.
D. Các nguyên tố phi kim có số oxi hóa thay đổi tùy thuộc vào hợp chất chứa chúng.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.
Câu 7. Trong phản ứng oxi hóa – khử
A. chất bị oxi hóa nhận e và chất bị khử cho e.
B. quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.
C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
D. quá trình nhận e gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 8. Chất khử là chất
A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 9. Phản ứng nào sau đây có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố calcium?
A. Ca(OH)2 + CuCl2 Cu(OH)2↓ + CaCl2.
B. CaCl2 Ca + Cl2.
C. 3CaCl2 + 2K3PO4 Ca3(PO4)2 + 6KCl.
D. CaO + 2HCl CaCl2 + H2O.
Câu 10. Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử
trong chất nào sau đây?
A. C B. CO2. C. CaCO3. D. CH4.
Câu 11. Sulfur trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử?
A. Na2SO4. B. SO2. C. H2S. D. H2SO4.
Câu 12. Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base.
Câu 13. Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2C + Ca CaC2 (b) C + 2H2 CH4
(c) C + CO2 2CO (d) 3C + 4Al Al4C3
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (c) B. (b) C. (a) D. (d)
Câu 14: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 15: Cho phương trình phản ứng: Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sắt nguyên tử vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
B. Sắt nguyên tử là chất oxi hóa.
C. Ion Fe (III) trong hợp chất Fe2(SO4)3 là chất khử.
D. Sắt nguyên tử là chất khử và ion Fe (III) là chất oxi hóa.

3
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
Quá trình oxi hóa là
(1) quá trình làm giảm số oxi hóa các nguyên tố.
(2) quá trình làm tăng số oxi hóa các nguyên tố.
(3) quá trình nhường electron.
(4) quá trình nhận electron
Chọn các phát biểu đúng:
A. (1) và (3).           B. (1) và (4).                  
C. (3) và (4).            D. (2) và (3).
Câu 17: Cho phản ứng hóa học (với a, b, c, d là các số nguyên tối giản):
aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3+ dFeCl3
Tỉ lệ a : c là
A. 4 : 1. B. 3 : 2. C. 2 : 1. D. 3 : 1.
Câu 18: Cho phản ứng hóa học: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. Tổng hệ số (là số nguyên, tối
giản) các chất trên phương trình hóa học đã cho là
A. 18. B. 19. C. 20. D. 16.
Câu 19. Cho phản ứng hóa học: aMnO2 + bHCl → cMnCl2 + dCl2 + eH2O
Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 4                B. 2 : 5              C. 2 : 1                D. 4 : 1.
Câu 20: Để hàn nhanh đường ray tàu hỏa bị hỏng, người ta dùng hỗn hợp tecmit để thực hiện phản
ứng nhiệt nhôm: Al + Fe2O3 → Al2O3 + Fe. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Al là chất khử. B. Fe2O3 là chất oxi hóa.
C. Tỉ lệ giữa chất bị khử: chất bị oxi hóa là 2:1. D. Sản phẩm khử là Fe.

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1. Cân bằng phản ứng oxi hoá-khử bằng phương pháp thăng bằng electron:
1. Dạng cơ bản
1/ P + KClO3 ® P2O5 + KCl.
2/ P + H2 SO4 ® H3PO4 + SO2 +H2O.
3/ S+ HNO3 ® H2SO4 + NO.
4/ H2S + HClO3 ® HCl +H2SO4.
2. Dạng có môi trường:
1/ Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + NO + H2O.
2/ Fe + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
3/ Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2S + H2O.
4/ Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.
5/ FeCO3 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O.
6/ Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O.
7/ Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + N2O + H2O.
8/ FeSO4 + H2SO4 + KMnO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
9/ KMnO4 + HCl® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
10/ K2Cr2O7 + HCl® KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.
3. Dạng phức tạp
a. Có nhiều quá trình oxi hóa-khử.
1/ FeS2 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O.
2/ As2S3+ HNO3 + H2O ¦H3AsO4 + H2SO4 + NO.
3/ As2S3 + HNO3 ® H3AsO4 + H2SO4 + NO2 + H2O.
4/ Zn + HNO3 ® Zn(NO3)2 + NO + NO2 +H2O. (tỉ lệ mol NO và NO2 là 1 : 3)
b. Có tham số:
5/ FexOy +H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
6/ M + HNO3 ® M(NO3)n + NO + H2O.

4
c. Kết hợp với phương pháp đại số:
1/ KBr + KMnO4 + KHSO4 ® K2SO4 + MnSO4 + Br2 + H2O.
2/ Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
3/ FeSO4 + KNO3 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + NO + K2SO4 + H2O.
Câu 2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau đây bằng phương pháp thằng bằng electron:
(a) CO + I2O5→ CO2 + I2
(b) Cr(OH)3 + Br2 + OH- →CrO42- + Br- + H2O
(c) H+ + MnO4- + HCOOH → Mn2+ + H2O + CO2
(d) C12H22O11 + H2SO4 CO2 + SO2 + H2O
(e) H2C2O2 + KMnO4 + H2SO4 CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Câu 3. Hòa tan 14 gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Thêm dung dịch
KMnO4 1M vào dung dịch X. Biết KMnO4 có thể oxi hóa FeSO4 trong môi trường H2SO4 thành
Fe2(SO4)3 và bị khử thành MnSO4. Phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(a) Lập phương trình hóa học cho phản ứng oxi hóa – khử trên.
(b) Tính thể tích dung dịch KMnO4 1M đã phản ứng.
Câu 4: Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO 4) trong dung dịch
sulfuric acid (H2SO4) thu được 3,02 gam manganese (II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4.
(a) Tính số gam iodine (I2) tạo thành.
(b) tính khối lượng potassium iodide (KI) đã tham gia phản ứng.
Câu 5: Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo luật định, hàm lượng
ethanol trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng
ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ ethanol bằng K 2Cr2O7 trong môi trường acid. Khi đó
Cr+6 bị khử thành Cr+3, ethanol (C2H5OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH3CHO).
(a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng.
(b) Khi chuẩn độ 25 gam huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 mL dung dịch K 2Cr2O6 0,01M.
Người lái xe đó có vi phạm luật không? Tại sao?
Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7.

5
CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường
D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.
Câu 2. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.
B. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.
C. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
D. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.
Câu 3. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng ( ) nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có > 0. B. Phản ứng thu nhiệt có < 0.
C. Phản ứng tỏa nhiệt có < 0. D. Phản ứng thu nhiệt có = 0.
Câu 4. Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn đối với chất khí?
A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 oC hay 298K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K.
C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 oC. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.
Câu 5. Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở điều
kiện chuẩn?
A. những hợp chất bền vững nhất. B. những đơn chất bền vững nhất.
C. những oxide có hóa trị cao nhất. D. những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên.
Câu 6. Kí hiệu enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là
A. B. C. D.
Câu 7. Kí hiệu biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là
A. B. C. D.
Câu 8. Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?
A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân hủy khí NH3.
C. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước.
Câu 9. Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2. B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí.
C. Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4. D. Phản ứng đốt cháy ethanol.
Câu 10. Nung KNO3 lên 550 C xảy ra phản ứng:
0

2KNO3(s) 2KNO2(s) + O2(g) ∆rH


Phản ứng nhiệt phân KNO3 là
A. tỏa nhiệt, có ∆rH < 0. B. thu nhiệt, ∆rH > 0. C. tỏa nhiệt, ∆rH > 0. D. thu nhiệt, có ∆rH <
0.
Câu 11. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) = –571,68 kJ
Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt.
B. tỏa nhiệt.
C. không có sự thay đổi năng lượng.
D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 12. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
N2(g) + O2(g) 2NO(g) = +179,20 kJ
Phản ứng trên là phản ứng

6
A. thu nhiệt.
B. tỏa nhiệt.
C. không có sự thay đổi năng lượng.
D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.

2. Mức độ thông hiểu


Câu 1. Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g) 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
C. cả 2 phản ứng đều toả nhiệt.
D. cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt bằng cách đo
nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.
(b) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.
(c) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng tỏa nhiệt.
(d) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng tỏa nhiệt.
(e) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3. Cho phương trình phản ứng
Zn (s) + CuSO4 (aq) ZnSO4 (aq) + Cu (s)
Và các phát biểu sau:
(1) Zn bị oxi hóa;
(2) Phản ứng trên tỏa nhiệt;
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ;
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên;
Các phát biểu đúng là
A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (1), (2) và (4). D. (1), (3) và (4).
Câu 4. Biết rằng ở điều kiện chuẩn, 1 mol ethanol cháy tỏa ra một nhiệt lượng là kJ. Nếu đốt
cháy hoàn toàn 15,1 gam ethanol, năng lượng được giải phóng ra dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là
A. 0,450 kJ. B. kJ. C. kJ. D. kJ.
Câu 5. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
CO2(g) CO(g) + 1/2O2(g) = + 280 kJ
Giá trị của phản ứng: 2CO2(g) 2CO(g) + O2(g) là
A. +140 kJ. B. –1120 kJ. C. +560 kJ. D. –420 kJ.
Câu 6. Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?
A. 2C (than chì) B. C (than chì) +

C. C (than chì) D. C (than chì)


Câu 7. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?

7
A. Phản ứng tỏa nhiệt.
B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm.
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol.
D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 8. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
CS2(l) + 3O2(g) CO2(g) + 2SO2(g) = -1110,21 kJ (1)

CO2(g) CO(g) + O2(g) = +280,00 kJ (2)


Na(s) + 2H2O NaOH(aq) + H2(g) = -367,50 kJ (3)
ZnSO4(s) ZnO(s) + SO3(g) = +235,21 kJ (4)
Cặp phản ứng thu nhiệt là:
A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4).
Câu 9. Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Phản ứng tạo gỉ kim loại. B. Phản ứng trung hòa.
C. Phản ứng nhiệt phân. D. Phản ứng đốt cháy.
Câu 10. Đồ thị nào say đây thể hiện đúng sự thay đổi nhiệt độ khi dung dịch hydrochloric acid được
cho vào dung dịch sodium hydroxide tới dư?

A. B.

C. D.
Câu 11. Phương trình nhiệt hóa học:
3H2(g) + N2(g) NH3(g) = -91,80kJ
Lượng nhiệt tỏa ra khi dùng 9 g H2(g) để tạo thành NH3(g) là
A. -275,40 kJ. B. -137,70 kJ. C. -45,90 kJ. D. -183,60 kJ.
Câu 12. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

8
3Fe(s) + 4H2O(l) Fe3O4(s) + 4H2(g) = +26,32 kJ
Giá trị của phản ứng: Fe3O4(s) + 4H2(g) 3Fe(s) + 4H2O(l) là
A. -26,32 kJ. B. +13,16 kJ. C. +19,74 kJ. D. -10,28 kJ.
Câu 13. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng trung hòa sau:
HCl (aq) + NaOH (aq) NaCl (aq) + H2O (l)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cho 1 mol HCl tác dụng với NaOH dư tỏa ra nhiệt lượng là 57,3 kJ.
B. Cho HCl dư tác dụng với 1 mol NaOH tỏa ra nhiệt lượng là 57,3 kJ.
C. Cho 1 mol HCl tác dụng với 1 mol NaOH tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ.
D. Cho 2 mol HCl tác dụng với NaOH dư tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ.
Câu 14. Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
H2 (g) + I2 (g) 2HI (g)
Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng?
A. Phản ứng thu vào 11,3 kJ khi 2 mol HI(g) được tạo thành.
B. Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt tỏa ra khi tạo thành sản phẩm.
C. Năng lượng chứa trong H2 và I2 cao hơn trong HI.
D. Cho 1 mol H2 (g) tác dụng với 1 mol I2 (S) thì phản ứng thu vào 11,3 kJ.
Câu 15. Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau:
2NO2(g) (đỏ nâu) N2O4(g) (không màu)
Biết NO2 và N2O4 có tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
A. tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. B. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
C. tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. D. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1. Đường sucrose (C12H22O11) là một đường đôi. Trong môi trường acid ở dạ dày và nhiệt độ cơ
thể, sucrose bị thủy phân thành đường glucose và fructose, sau đó bị oxi hóa bởi oxygen tạo thành CO 2
và H2O. Sơ đồ thay đổi năng lượng hóa học của phản ứng được cho hình dưới đây:

Tiến trình phản ứng

(a) Dựa theo đồ thị, hãy cho biết phản ứng trong đó là tỏa nhiệt hay thu nhiệt.Vì sao?
(b) Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân sucrose. Phản ứng trong sơ đồ có phải là phản
ứng oxi hóa – khử không? Nếu có, hãy chỉ ra chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng và cân bằng
phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thằng bằng electron?
(c) Khi 1 mol đường sucrose bị đốt cháy hoàn toàn với một lượng vừa đủ oxygen ở điều kiện chuẩn
tỏa ra một lượng nhiệt là 5645kJ. Xác định biến thiến enthalpy chuẩn của phản ứng oxi hóa sucrose
(d) Nếu 5,00 gam đường sucrose được đốt cháy hoàn toàn ở điều kiện như trên thì biến thiên enthalpy
quá trình bằng bao nhiêu?
(e) Vì sao để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập thể dục
hợp lí?

9
Câu 2. Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam để cung cấp nhiệt cho
phản ứng tạo 1 mol bằng cách nung Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
Phương trình nhiệt của phản ứng nung vôi và đốt cháy CH4 như sau:
(1)
(2)
Câu 3. Nhiệt tạo thành chuẩn tính theo kJ/mol của C2H5OH(l), CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -267, -
393,5 và -285,8. Cần đốt cháy bao nhiêu gam cồn để đun 100 gam nước từ 25 oC đến 100oC (biết nhiệt
dung của nước là 4,2 J/g.K)? Giả thiết, cồn là C 2H5OH nguyên chất và có 40% nhiệt lượng thất thoát
ra môi trường.
Câu 4. Quá trinh hoà tan calcium chloride trong nước:
CaCl2(s) Ca2+(aq) + 2Cl- (aq) =?
Chất CaCl2 Ca2+ Cl-
(kJ/mol) -795,0 -542,83 -167,16
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình trên.
Câu 5. Propene là nguyên liệu cho sản xuất nhựa polypropylene
(PP). PP được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ống, màng, dây
cách điện, kéo sợi, đồ gia dụng và các sản phẩm tạo hình khác.
Phản ứng tạo thành propene từ propyne:
CH3-C≡CH(g) + H2(g) CH3-CH=CH2(g)
(a) Hãy xác định số liên kết C-H; C-C; C≡C trong hợp chất CH 3-
C≡CH (propyne).
(b) Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành propene trên biết rằng năng lượng liên kết đo
ở điều kiện chuẩn của một số liên kết như sau:
Liên kết H–H C–H C–C C=C C≡C
Eb (kJ/mol) 432 413 347 614 839
Câu 6. Tính ∆r H° 298 cho phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết
CH4(g) + X2(g) → CH3X (g) +HX (g)
Với X=F, Cl, Br, I. Liên hệ giữa mức độ phản ứng ( dựa theo ∆ r H° 298 ) bới tính phi kim ( F>Cl>Br>I).
Tra các giá trị năng lượng liên kết ở Phục lục 2, trang 119 – SGK Cánh diều

10
CHỦ ĐỀ 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
I. TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Tốc độ phản ứng là
A. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích.
B. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời
gian.
C. độ biến thiên số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích.
D. độ biến thiên thể tích của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời
gian.
Câu 2. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì
A. tốc độ phản ứng tăng.
B. tốc độ phản ứng giảm.
C. thông ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 3. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 4. Tốc độ phản ứng tăng lên khi:
A. Giảm nhiệt độ
B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Tăng lượng chất xúc tác
D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng
Câu 5. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng chỉ có chất rắn?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Diện tích tiếp xúc. D. Chất xúc tác.
Câu 6. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
A. Nhiệt độ chất phản ứng.
B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ....).
C. Nồng độ chất phản ứng.
D. Tỉ lệ mol của các chất trong phản ứng.
Câu 7. Tốc độ của một phản ứng hóa học
A. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.
B. tăng khi nhiệt độ phản ứng tăng.
C. càng nhanh khi giá trị năng lượng hoạt hóa càng lớn.
D. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt.
Câu 8. Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng?
A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
C. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 9. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
D. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 10: Phản ứng đơn giản: A(g) + B(g) → C(g) + D(g) có biểu thức xác định tốc độ phản ứng như sau: v
= k.CA.CB2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. CA, CB là kí hiệu nồng độ ban đầu của chất A, B.
B. CA, CB là kí hiệu nồng độ lúc cân bằng của chất A, B.
C. CA, CB là kí hiệu nồng độ tại thời điểm xác định tốc độ của chất A, B.
D. Tất cả đều sai.

11
Câu 11: Tốc độ phản ứng tại một thời điểm của phản ứng đơn giản 2A + B → C được tính bằng biểu
thức: . Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào
A. Nồng độ của chất. B. Nồng độ của chất B.
C. Nhiệt độ của phản ứng. D. Thời gian xảy ra phản ứng.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 12. Trong các cặp phản ứng sau, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấy bằng nhau và có kích
thước như nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?
A. Fe + dung dịch HCl 0,1 M.
B. Fe + dung dịch HCl 0,2 M.
C. Fe + dung dịch HCl 0,3 M.
D. Fe + dung dịch HCl 0,5 M.
Câu 13. Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ
lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ.
B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng.
D. Dạng nhôm dây.
Câu 14. Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng những cách sau.
(1) Dùng nồi áp suất (3) Chặt nhỏ thịt cá.
(2) Cho thêm muối vào. (4) Nấu cùng nước lạnh.
Cách làm cho thịt cá nhanh chín hơn là:
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 15. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?
A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.
B. Sục CO2 vào Na2CO3 trong điều kiện áp suất thấp sẽ khiến phản ứng nhanh hơn.
C. Nghiền nhỏ vừa phải CaCO3 giúp phản ứng nung vôi xảy ra dễ dàng hơn.
D. Thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.
Câu 16. Cho phản ứng sau: X + Y → Z + T. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của
phản ứng ?
A. Nhiệt độ.
B. Nồng độ Z và T.
C. Chất xúc tác.
D. Nồng độ X và Y.
Câu 17. Người ta thường sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi. Biện pháp kĩ
thuật nào sau đây không sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng nung vôi?
A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm.
B. Tăng nhiệt độ của phản ứng lên khoảng 900oC.
C. Tăng nồng độ khí carbonic.
D. Thổi khí nén vào lò nung vôi.
Câu 18. Cho một mẩu đá vôi nặng 10 gam vào 200 mL dung dịch HCl 2 M. Tốc độ phản ứng ban đầu
sẽ giảm khi
A. nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào.
B. thêm 100 mL dung dịch HCl 4 M.
C. giảm nhiệt độ của phản ứng.
D. cho thêm 500 mL dung dịch HCl 2 M vào hệ ban đầu.
Câu 19. Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (aq) → 2H2O (l) + O2 (g)
Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố
làm tăng tốc độ phản ứng là
A. 1, 3. B. chỉ 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 3
Câu 20. Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o), lấy
dư. Tốc độ của phản ứng không đổi khi
A. thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.

12
B. thêm 50 ml dung dịch H2SO4 4M nữa.
C. thay 50 ml dung dịch H2SO4 4M bằng 100 ml dung dịch H2SO4 2M.
D. đun nóng dung dịch.
Câu 21. Trong dung dịch phản ứng thủy phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy
ra như sau: CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nồng độ acid (CH3COOH) tăng dần theo thời gian.
B. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.
C. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.
D. HCl chuyển hóa dần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.
Câu 22. Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu sau đây không
đúng?
A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn.
B. Bột Fe tan nhanh hơn.
C. Lượng muối thu được nhiều hơn so với không đun nóng khi phản ứng kết thúc.
D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.
Câu 23. Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian

A. B.

C. D.
Câu 24. Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và hydrogen tạo thành
nước, O2(g) + 2H2(g) 2H2O(g). Đường cong nào của hydrogen?

A. Đường cong số (1).


B. Đường cong số (2).
C. Đường cong số (3).
D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng.
Câu 25. Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 (g) + Cl2 (g) 2HCl (g). Biểu thức tốc độ
trung bình của phản ứng là:

A. .

B. .

13
C. .

D. .
Câu 26. Cho phản ứng hóa học: Br2 (aq) + HCOOH (aq) 2HBr (aq) + CO2 (g)
Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc
độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là
A. 5,0.10-5 mol/(L.s).
B. 2,5.10-5 mol/(L.s).
C. 2,5.10-4 mol/(L.s).
D. 2,0.10-4 mol/(L.s).
Câu 27. Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC:
N2O5 → N2O4 + 1/2 O2
Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tốc độ trung bình
của phản ứng tính theo N2O5 là
A. 2,72.10−3 mol/(L.s).
B. 1,36.10−3 mol/(L.s).
C. 6,80.10−3 mol/(L.s).
D. 6,80.10−4 mol/(L.s).
Câu 28: Cho phản ứng thực hiện trong bình khí có piston: A(g) + 2B(g) → C(g) + D(g). Khi nén
piston làm tăng áp suất chung hỗn hợp đầu lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên
A. 9 lần. B. 8 lần. C. 4 lần. D. 6 lần.
Câu 29: Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g) xảy ra trong bình kín. Tốc độ phản ứng thuận
thay đổi bao nhiêu lần nếu thể tích hỗn hợp giảm đi 3 lần?
A. 3. B. 6. C. 9. D. 27.
Câu 30: Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10 ℃ thì tốc độ của một phản ứng tăng lên 2 lần. Khi tăng
nhiệt độ từ 20 ℃ đến 100 ℃ tốc độ phản ứng tăng
A. 16 lần. B. 256 lần. C. 64 lần. D. 14 lần.
Câu 31: Để hoà tan một tấm Zn trong dung dịch acid HCl ở 20 ℃ thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan
hết trong dung dịch acid HCl nói trên ở 40 ℃ trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết tấm Zn đó trong dung
dịch acid HCl trên ở 55 ℃ thì cần bao nhiêu thời gian?
A. 60 s. B. 34,64 s. C. 20 s. D. 40 s.
Câu 32: Khi nhiệt độ tăng thêm 10 ℃, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần. Tốc độ phản ứng đó
sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70 ℃ xuống 40 ℃?
A. 32 lần. B. 64 lần. C. 8 lần. D. 16 lần.
Câu 33: Khi nhiệt độ tăng thêm 10 ℃, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 3 lần. Để tốc độ phản ứng
đó (đang tiến hành ở 30 ℃) tăng lên 81 lần thì cần thực hiện ở nhiệt độ nào?
A. 40 ℃. B. 50 ℃. C. 60 ℃. D. 70 ℃.
Câu 34: Hai phương trình hóa học của phản ứng xảy ra với cùng một lượng Cl2 như sau:
Mg (s) + Cl2 (g) → MgCl2 (s) (1)
Na (s) + Cl2 (g) → NaCl (s) (2)
Sau 1 phút khối lượng MgCl2 được tạo ra là 4 gam. Nếu tốc độ trung bình xảy ra trong phản ứng (2)
tương đương phản ứng (1), thì khối lượng NaCl thu được có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,45 gam. B. 1,20 gam. C. 4,92 gam. D. 2,46 gam.
Câu 35: Cho phản ứng: 2NO2 (g) → N2O4 (g). Nếu cho 0,05 mol NO2 vào bình kín ở nhiệt độ t0C có
thể tích 100 ml thì sau 40 giây thấy tổng số mol khí trong bình là 0,03 mol. Tính tốc độ phản ứng
trung bình của phản ứng theo NO2 ở t0C trong 40 giây.
A. 0,01 mol/(L.s) B. 0,005 mol/(L.s) C. 0,001 mol/(L.s) D. 0,04 mol/(L.s)

II. PHẦN TỰ LUẬN

14
Câu 1: Hoàn thành bảng sau, cho biết yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong từng trường
hợp.
Tình huống Yếu tố ảnh hưởng
Duy trì thổi không khí vào bếp để than cháy đều
Than đá được nghiền nhỏ dùng trong quá trình
luyện kim loại
Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ acid và
enzyme
Xác của một số loài động vật được bản quản
nguyên vẹn ở Bắc cực và Nam cực hàng ngàn
năm
Vụ nổ bụi xảy ra tại một xưởng cưa
Câu 2: Cho các phản ứng hóa học sau:
a) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) CH3COOH(l) + C2H5OH(l)
b) Zn(s) + H2SO4(aq) ZnSO4(aq) + H2(g)
c) H2C2O4(aq) + 2KMnO4(aq) + 8H2SO4(aq) 10CO2(g) + 2MnSO4(aq) + 8H2O(l)
Tốc độ các phản ứng trên sẽ thay đổi như thế nào nếu ta thêm nước vào bình phản ứng?
Câu 3: Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt chát NH 3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng
xảy ra trong pha khí như sau: 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (bình kín) 619,75 mL khí NH 3 và 743,7 mL khí O2 (có
xúc tác, các thể tích khí đo ở đkc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 gam nước tạo
thành.
a) Viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo chất tham gia và chất tạo thành trong phản
ứng.
b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h.
c) Tính số mol NH3 và O2 sau 2,5 giờ.
Câu 4: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) 2NO2(g)
a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng.
b) Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:
- Nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi?
- Nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi?
- Nồng độ NO và O2 đều tăng 3 lần?
Câu 5: Phản ứng phân hủy một loại hoạt chất kháng sinh có hệ số nhiệt độ là 2,5. Ở 27 ℃, sau 10 giờ
thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa.
a) Khi đưa vào cơ thể người (37 ℃) thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa sau bao lâu?
b) Sau bao lâu thì hoạt chất kháng sinh này trong cơ thể người còn lại là 12,5% so với ban đầu.
Câu 6: Để hoà tan một tấm Zn trong dung dịch acid HCl ở 20 ℃ thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan
hết trong dung dịch acid HCl nói trên ở 40 ℃ trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết tấm Zn đó trong dung
dịch acid HCl trên ở 55 ℃ thì cần bao nhiêu thời gian?
Câu 7: Hai phương trình hóa học của phản ứng xảy ra với cùng một lượng Cl2 như sau:
Mg (s) + Cl2 (g) → MgCl2 (s) (1)
Na (s) + Cl2 (g) → NaCl (s) (2)
Sau 1 phút khối lượng MgCl2 được tạo ra là 4 gam. Nếu tốc độ trung bình xảy ra trong phản ứng (2)
tương đương phản ứng (1), thì khối lượng NaCl thu được là bao nhiêu?
Câu 8: Cho phản ứng: 2NO2 (g) → N2O4 (g). Nếu cho 0,05 mol NO2 vào bình kín ở nhiệt độ t0C có thể
tích 100 ml thì sau 40 giây thấy tổng số mol khí trong bình là 0,03 mol. Tính tốc độ phản ứng trung
bình của phản ứng theo NO2 ở t0C trong 40 giây.

15
CHỦ ĐỀ 7: NHÓM HALOGEN
I. TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np2. B. ns2np3. C. ns2 np5. D. ns2np6.
Câu 2. Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. Iodine. D. chlorine.
Câu 3. Khi nung nóng, iodine rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này
được gọi là
A. Sự thăng hoa. B. Sự bay hơi. C. Sự phân hủy. D. Sự ngưng tụ.
Câu 4. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là
A. liên kết van der Waals. B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 5. Nguyên tố có tính oxi hoá yếu nhất thuộc nhóm VIIA là
A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine.

Câu 6. Trong phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO. Chlorine thể hiện tính chất nào sau đây?
A. Tính oxi hóa. B. Tính khử.
C. Tính acid. D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 7. Trong dung dịch nước chlorine có chứa các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O.
C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2 và H2O.
Câu 8. Cho phản ứng: Cl2+ 2 NaBr → 2 NaCl + Br2. Trong phản ứng trên chlorine
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, không bị khử.
Câu 9. Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào dưới đây?
A. Tuyến giáp trạng. B. Tuyến tụy.
C. Tuyến yên.. D. Tuyến thượng thận.
Câu 10. Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon?
A. Chlorine. B. Iodine. C. Fluorine. D. Bromine.
Câu 11. Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là
A. chlorine. B. bromine. C. phosphorus. D. carbon.
Câu 12. Hít thở không khí có chứa khí nào sau đây vượt ngưỡng 30μg/m 3 không khí (QCVN
06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở?
A. Cl2. B. F2. C. N2. D. O3.
Câu 13. Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 14. Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 15. Chất hay ion nào có tính khử mạnh nhất?
A. Cl2. B. Cl-. C. I2. D. I-.
Câu 16. Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen
mạnh?
A HCl. B. HI. C. HF. D. HBr.
Câu 17. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl 2 cho cùng một muối
chloride?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 18. Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là
A. Quỳ tím. B. AgNO3. C. NaOH. D. HCl.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 19. Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn.
Câu 20. Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế nào?

16
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần.   D. Tuần hoàn
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tự nhiên không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2.
C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl- trong dung dịch NaCl thành Cl2
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA?
A. Có 7 electron hoá trị.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.
C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.
Câu 23. Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ
fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIA?
A. Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.
B. Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.
C. Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi rắn.
D. Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm VIA?
A. Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.
B. Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo thành
hợp chất cộng hoá trị.
C. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.
D. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?
A. Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.
B. Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.
C. Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hoá từ fluorine đến
iodine.
D. Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng
giữa iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với dung
dịch muối halide?
A. Bromine phản ứng dễ dàng với dung dịch sodium fluoride để tạo ra đơn chất fluorine.
B. Khi cho vào dung dịch sodium chloride, fluorine sẽ ưu tiên phản ứng với nước.
C. Có thể sục khí chlorine vào dung dịch chứa potassium iodide để thu được iodine.
D. Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride.
Câu 28. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?

A. H2S B. NH3 C. SO2 D. HCl

17
Câu 29. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu theo hình vẽ bên. Phản ứng nào sau đây
không áp dụng được với cách thu khí này?

0
t
A. NaCl(r) + H2SO4(đặc)   HCl(k) + NaHSO4. B. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
t0
C. 2KClO3   2KCl + 3O2. D. Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
Câu 30. Để thu được muối NaCl tinh khiết có lẫn tạp chất NaI ta tiến hành như sau:
A. sục khí F2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
B. sục khí Cl2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
C. cho bromine đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
D. sục khí oxygen đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
Câu 31. Chọn phát biểu không đúng:
A. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid.
B. Ion F- và Cl- không bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc.
C. Các hydrogen halide làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI.
Câu 32. Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ cao vượt trội so với các
hydrogen halide còn lại do
A. Fluorine có nguyên tử khối nhỏ.
B. Năng lượng liên kết H – F bền vững làm cho HF khó bay hơi hơn.
C.Các nhóm phân tử HF được tạo thành dó có liên kết hydrogen giữa các phân tử.
D. Fluorine là phi kim mạnh nhất.
Câu 33. Cho phản ứng: NaX(s) + H2SO4(đặc) NaHSO4 + HX(g).
Các hydrogen halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là
A. HCl, HBr và HI. B. HF và HCl.
C. HBr và HI. D. HF, HCl, HBr và HI.
Câu 34. Trong công nghiệp HCl có thể điều chế bằng phương pháp sulfate theo phương trình hóa học:
2NaCl (s) + H2SO4 (đặc) 2HCl ↑ + Na2SO4. Phương pháp này không được dùng để điều chế
HBr và HI là do
A. tính acid của H2SO4 yếu hơn HBr và HI.
B. NaBr và NaI đắt tiền, khó kiếm
C. HBr và HI sinh ra là chất độc.
D. Br-, I- có tính khử mạnh bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc, nóng.

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Bố trí thí nghiệm như hình sau:

18
Nêu hiện tượng và viết các phản ứng xảy ra khi thí nghiệm được tiến hành (Biết rằng iodine có phản
ứng với hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh)
Câu 2. “Muối i-ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung một lượng nhỏ
potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, nhằm ngăn bệnh bướu cổ,
phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển, … Trong 100 g muối i-ốt có chứa hàm lượng ion iodide
dao động từ 2 200 μg – 2 500 μg; lượng iodide cần thiết cho một thiếu niên hay trưởng thành từ 66 μg
– 110 μg/ngày. Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần bao nhiêu g muối i-ốt trong một
ngày?
Câu 3. Rong biển, còn gọi là tảo bẹ, loài sinh vật sống dưới biển, được xem là nguồn thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Rong biển khô cung cấp đường, chất xơ, đạm, vitamin A,
vitamin B2 và muối khoáng. Trong đó, thành phần được quan tâm hơn cả là nguyên tố vi lượng iodine.
Trung bình, trong 100 gam tảo bẹ khô có chứa khoảng 1 000 μg iodine. Để sản xuất 1 tấn iodine thì
cần bao nhiêu tấn tảo bẹ khô?
Câu 4.
(a) Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng
phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn
xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí
chlorine (sơ đồ minh hoạ). Chất khí này được làm khô
(loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng
cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá
chất. Theo em, chất nào sau đây phù hợp để làm khô khí
chlorine?
A. Sulfuric acid 98%.
B. Sodium hydroxide khan.
C. Calcium oxide khan.
D. Dung dịch sodium chloride bão hoà.
(b) Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để sản xuất
hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g mL -1ở 30 °C). Một nhà máy với quy mô sản
xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m 3 acid thương phẩm trên. Biết rằng,
tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp hydrochloric acid và hiệu suất
của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80% về khối lượng.
Câu 5. Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản thứ 3 trên thế giới, sau Na Uy và Trung Quốc ( Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 12/2022) xuất khẩu tới hơn 170 nước trên thế
giới, trong có thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu, được xem là thị trường khó tính, nên tiêu chuẩn chất
lượng được kiểm soát chặt chẽ trước khi nhập nguyên liệu và sau khi thành phẩm, đóng gói. Trong
danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorile không vượt quá 1mg/l
( chlorile sử dụng trong quá trình sơ chế nguyên liệu để diệt vi sinh vật).
Phương pháp chuẩn độ iodine – thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorile trong thực phẩm
theo phương trình:
Cl2+ 2 KI → 2 KCl + I2

19
I2 được nhận biết bằng hồ tinh bột I2 bị khử bởi dung dịch chuẩn sodiumthiosulfate theo phương trình
I2+ 2 Na2S2O3 → 2 Nal + Na2 S4O6
Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 phản ứng, tính được dư lượng chlorile trong dung dịch mẫu.
Tiến hành chuẩn độ 100 ml dung dịch dung dịch mẫu bằng dung dịch Na2S2O3 0,01M, thể tích
Na2S2O3 dùng hết 0,28 ml ( dụng cụ chứa dung dịch chuẩn Na2S2O3 là loại microburet 1ml, vạch chia
0,01ml). Mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn về dư lượng chlorile cho phép để xuất khẩu không? Giải
thích.

20

You might also like