You are on page 1of 15

NỘI DUNG CUỐI HKII NH 2022-2023

MÔN HÓA HỌC KHỐI 10


STT Nội Dung
1 Phản ứng oxi hóa – khử
2 Năng lượng hóa học
3 Tốc độ phản ứng hóa học
4 Nguyên tố nhóm VIIA - Halogen

CHƢƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ


Câu 1: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hoá – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của
nguyên tử?
A. Số mol. B. Số oxi hoá. C. Số khối. D. Số proton.
Câu 2: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất
A. nhường electron. B. nhận electron. C. nhận proton. D. nhường proton.
Câu 3: Số oxi hoá của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là
A. +2. B. +4. C. +6. D. –1.
Câu 4: Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation.
Câu 5: Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
A. chất khử. B. acid. C. chất oxi hoá. D. base.
Câu 6: Cho các chất sau Cl2, HCl, NaCl, KClO3, HClO4. Số oxi hoá của nguyên tử Cl trong phân tử các chất
trên lần lượt là
A. 0; +1; +1; +5; +7. B. 0; –1; –1; +5, +7.
C. +1; –1; –1; –5; –7. D. 0; +1; +1; +5; +7.
Câu 7: Cho các phân tử sau: H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4. Số oxi hoá của nguyên tử S trong các phân tử
trên lần lượt là
A. 0; +6; +4; +4; +6. B. 0; +6; +4; +2; +6.
C. +2; +6; +6; –2; +6. D. –2; +6; +6; –2; +6.
Câu 8: Cho các hợp chất sau NH3, NH4Cl, HNO3, NO2. Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hoá –3

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9: Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử (trong điều kiện phản ứng phù hợp) trong hợp chất nào sau đây?
A. SO2. B. H2SO4. C. H2S. D. Na2SO4.
Câu 10: Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất
nào sau đây?
A. C. B. CO2. C. CaCO3. D. CH4.
Câu 11: Trong các phản ứng hóa học: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2, chất oxi hóa là
A. H2O. B. NaOH. C. Na. D. H2.
Câu 12: Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hoá học: Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2. Trong
phản ứng hoá học trên, xảy ra quá trình oxi hoá chất nào?
A. NaCl. B. Br2. C. Cl2. D. NaBr.
Câu 13: Trong phản ứng hoá học: Fe + H2SO4  FeSO4 + H2, mỗi nguyên tử Fe đã
A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron.
C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron.
Câu 14: Phản ứng nào sau đây có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố calcium?
A. Ca(OH)2 + CuCl2  Cu(OH)2 + CaCl2 B. CaCl2  dien phan nong chay
 Ca + Cl2
C. 3CaCl2 + 2K3PO4  Ca3(PO4)2 + 6KCl D. CaO + 2HCl  CaCl2 + H2O
Câu 15: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của ammonia (NH3)?
o
xt, t
A. 4NH3 + 5O2   4NO + 6H2O B. NH3 + HCl  NH4Cl
o
t
C. 2NH3 + 3Cl  6HCl + N2 D. 4NH3 + 3O2   2N2 + 6H2O

1
Câu 16: Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo
thành là MnSO4, H2SO4 và H2O). Nguyên nhân là do
A. SO2 đã oxi hoá KMnO4 thành MnO2. B. SO2 đã khử KMnO4 thành Mn2+.
C. KMnO4 đã khử SO2 thành S. D. H2O đã oxi hoá KMnO4 thành Mn.
Câu 17: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử nitric acid (HNO3) đóng vai
trò chất oxi hoá là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 18: Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây?
o o
t t
A. 2Na + Cl2   2NaCl. B. H2 + Cl2   2HCl.
o
t
C. 2FeCl2 + Cl2   2FeCl3. D. 2NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O.
Câu 19: Cho các phản ứng hoá học sau:
o o
t t
(a) CaCO3   CaO + CO2 (b) CH4 
xt
 C + 2H2
o o
t t
(c) 2Al(OH)3   Al2O3 + 3H2O (d) 2NaHCO3   Na2CO3 + CO2 + H2O
Số phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tử là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 20: Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố Mn?
A. MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O B. Mn + O2  MnO2
C. 2HCl + MnO  MnCl2 + H2O D. 6KI + 2KMnO4 + 4H2O  3I2 + 2MnO2 + 8KOH
Câu 21: Carbon đóng vai trò chất oxi hoá ở phản ứng nào sau đây?
o o
t t
A. C + O2   CO2. B. C + CO2   2CO.
o o
t t
C. C + H2O   CO + H2. D. C + 2H2   CH4.
Câu 22: Bromine vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử trong phản ứng nào sau đây?
o
t
A. Br2 + H2   2HBr B. 3Br2 + 6NaOH  5NaBr + NaBrO3 +3H2O
C. 3Br2 + 2Al  2AlBr3 D. Br2 + 2KI  I2 + 2KBr
Câu 23: Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm: Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2. Chất đóng vai trò chất
khử trong phản ứng là
A. H2. B. ZnCl2. C. HCl. D. Zn.
Câu 24: Trong phản ứng: KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử

A. 16. B. 9. C. 10. D. 11.
Câu 25: Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4  cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 1. B. 2 : 3. C. 1 : 3. D. 1 : 2.
Câu 26: Thực hiện các phản ứng sau:
o
t
(a) Ca(OH)2 + Cl2  CaOCl2 + H2O (b) 3Cl2 + 6KOH   5KCl + KClO3 + 3H2O
o
t
(c) Cl2 + 2FeCl2  2FeCl3 (d) 2KClO3   2KCl + 3O2
Số phản ứng chlorine chỉ đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Cho các phản ứng sau:
(a) Ca(OH)2 + Cl2  CaOCl2 + H2O (b) 2NO2 + 2NaOH  NaNO3 + NaNO2 + H2O
(c) O3 + 2Ag  Ag2O + O2 (d) 2H2S + SO2  3S + 2H2O
(e) 4KClO3  KCl + 3KClO4
Số phản ứng oxi hóa – khử là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 28: Dung dịch nitric acid đặc có thể hòa tan copper (II) sulfide theo phương trình:
CuS + HNO3   CuSO4 + NO + H2O
t0

Tổng hệ số cân bằng (tối giản, số nguyên) của phản ứng trên là
A. 11. B. 20. C. 26. D. 32.

2
CHƢƠNG 5 NĂNG LƢỢNG HÓA HỌC
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng?
Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền
A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.
B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.
C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
D. bằng 0.
Câu 2: Thế nào là phản ứng thu nhiệt?
A. Là phản ứng phóng năng lượng dạng nhiệt.
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt.
C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng công.
Câu 3: Sự …. liên kết cần cung cấp năng lượng, sự … liên kết giải phóng năng lượng.
Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
A. hình thành; phá vỡ. B. phá vỡ; hình thành.
C. hình thành; hình thành. D. phá vỡ; phá vỡ.
Câu 4: Enthalpy tạo thành chuẩn (  f H 298 ) được định nghĩa là
o

A. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi ngâm 1 mol ion ở thể khí trong nước ở 25 ºC và 1 bar.
B. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol hợp chất từ các đơn chất bền nhất ở 25 ºC và 1 bar.
C. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol nguyên tử khí được tạo thành từ các nguyên tố của nó ở 25 ºC
và 1 bar.
D. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol electron bứt ra khỏi 1 mol nguyên tử thể khí ở trạng thái cơ
bản ở 25 ºC và 1 bar.
Câu 5: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?
A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298 K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 °C hay 298 K.
C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 °C. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 K.
Câu 6: Cho phản ứng tổng quát aA + bB  mM + nN. Hãy chọn các phương án tính đúng  r H o298 của phản
ứng?
A.  r H o298 = mxf Ho298 (M)  nxf Ho298 (N)  axf Ho298 (A)  bx f H o298 (B).
B.  r H o298 = axf Ho298 (A)  bxf Ho298 (B)  mxf H o298 (M)  nxf H o298 (N).
C.  r H o298 = axE b (A)  bxE b (B)  mxE b (M)  nxE b (N).
D.  r H o298 = mxE b (M)  nxE b (N)  axE b (A)  bxE b (B).
Câu 7: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân huỷ khí NH3.
C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể. D. Phân ứng hoà tan NH4Cl trong nước.
Câu 8: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2. B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí.
C. Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4. D. Phản ứng đốt cháy cồn.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các phản ứng phân huỷ thường là phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng càng toả ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.
C. Phản ứng oxi hoá chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể.
D. Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.
Câu 10: Phương trình nhiệt hoá học giữa nitrogen và oxygen như sau:
N2(g) + O2(g)  2NO(g)  r H o298 = +180 kJ
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp.
B. Phản ứng toả nhiệt.
C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường.
D. Phản ứng hoá học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
3
Câu 11: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng: 2H2(g) + O2(g)  2H2O(l)  r H o298 = -571,68 kJ. Phản
ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt. B. toả nhiệt.
C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 12: Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng toả nhiệt.


B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm.
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol.
D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 13: Đồ thị nào sau đây thể hiện đúng sự thay đổi nhiệt độ khi dung dịch hydrochloric acid được cho vào
dung dịch sodium hydroxide tới dư?

A. B.

C. D.
Câu 14: Phản ứng chuyển hoá giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P):
P (s, đỏ)  P (s, trắng)  r H o298 = +17,6 kJ
Điều này chứng tỏ phản ứng
A. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.
C. toả nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. D. Tỏa nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.
Câu 15: Cho biết biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
CO(g) + 1/2O2(g)  CO2(g)  r H o298 = -283,0 kJ
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 là –393,5 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO là
A. -110,5 kJ. B. +110,5 kJ. C. -141,5 kJ. D. -221,0 kJ.
Câu 16: Dung dịch glucose (C6H12O6) 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/mL, phản ứng oxi hoá 1 mol glucose
tạo thành CO2(g) và H2O(l) toả ra nhiệt lượng là 2803 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 mL
dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hoá hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận
được là
A. +397,09 kJ. B. -397,09 kJ. C. +416,02 kJ. D. -416,02 kJ.
Câu 17: Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:
Liên kết C-H C-C C=C
4
Eb (kJ/mol) 418 346 612
Biến thiên enthalpy của phản ứng C3H8(g)  CH4(g) + C2H4(g) có giá trị là
A. +103 kJ. B. -103 kJ. C. +80 kJ. D. -80 kJ.
Câu 18: Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:
CO2(g)  CO(g) + 1/2O2(g)  r H o298 = +280 kJ
Giá trị  r H o298 của phản ứng: 2CO2(g)  2CO(g) + O2(g) là
A. +140 kJ. B. –1120 kJ. C. +560 kJ. D. –420 kJ.
Câu 19: Phương trình nhiệt hoá học: 3H2(g) + N2(g)   2NH3(g)  r H o298 = -91,80 kJ. Lượng nhiệt toả ra
to

khi dùng 9 g H2(g) để tạo thành NH3(g) là


A. –275,40 kJ. B. –137,70 kJ. C. –45,90 kJ. D. –183,60 kJ.
Câu 20: Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của các phản ứng sau:
o
t
CS2(l) + 3O2(g)   CO2(g) + 2SO2(g)  r H 298 = –1110,21 kJ (1)
o

CO2(g)  CO(g) + 1/2O2(g)  r H 298 = +280,00 kJ (2)


o

Na(s) + 2H2O(l)  NaOH(aq) + H2(g)  r H 298 = –367,50 kJ (3)


o

ZnSO4(s)  ZnO(s) + SO2(g)  r H 298 = +235,21 kJ (4)


o

Cặp phản ứng thu nhiệt là


A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4).
Câu 21: Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau: 2NO2(g) (đỏ nâu)  N2O4(g) (không màu)
Biết NO2 và N2O4 có  f H o298 tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
A. toả nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. B. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
C. toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. D. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
Câu 22: Nung KNO3 lên 550 °C xảy ra phản ứng: KNO3(s)  KNO2(s) + 1/2O2(g)  r H o298
Phản ứng nhiệt phân KNO3 là
A. toả nhiệt, có  r H o298 < 0. B. thu nhiệt, có  r H o298 > 0.
C. toả nhiệt, có  r H o298 > 0. D. thu nhiệt, có  r H o298 < 0.
Câu 23: Cho các phản ứng sau
(1) C(s) + CO2(g)  2CO(g)  r H500
o
= 173,6 kJ
(2) C(s) + H2O(g)  CO(g) + H2(g)  r H500
o
= 133,8 kJ
(3) CO(g) + H2O(g)  CO2(g) + H2(g)
Ở 500 K, 1 atm, biến thiên enthalpy của phản ứng (3) có giá trị là
A. –39,8 kJ. B. 39,8 kJ. C. –47,00 kJ. D. 106,7 kJ.
Câu 24: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng trung hoà sau:
HCl(aq) + NaOH(aq)  NaCl(aq) + H2O(l)  r H o298 = –57,3 kJ.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cho 1 mol HCl tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.
B. Cho HCl dư tác dụng với 1 mol NaOH thu nhiệt lượng là 57,3 kJ.
C. Cho 1 mol HCl tác dụng với 1 mol NaOH toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.
D. Cho 2 mol HCl tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.
Câu 25: Phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g)  r H o298 = –92 kJ. Biết năng lượng liên kết
(kJ/mol) của NN và H-H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N-H trong ammonia là
A. 391 kJ/mol. B. 361 kJ/mol. C. 245 kJ/mol. D. 490 kJ/mol.
Câu 26: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: H2(g) + I2(g)  2HI(g)  r H o298 = +11,3 kJ.
Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng?
A. Phản ứng giải phóng nhiệt lượng 11,3 kJ khi 2 mol HI được tạo thành.
B. Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt toả ra khi tạo thành sản phẩm.
C. Năng lượng chứa trong H2 và I2 cao hơn trong HI.
5
D. Phản ứng xảy ra với tốc độ chậm.
Câu 27: Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau
2NaHCO3(s)  Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g)  2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
C. cả 2 phản ứng đều toả nhiệt.
D. cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.
Câu 28: Để phân hủy 1 mol H2O(g) ở điều kiện chuẩn theo phương trình H2O(g)  H2(g) + 1/2O2(g) cần cung
cấp một lượng nhiệt là 241,8 kJ. Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng 2H2(g) + O2(g)  2H2O(g) là
A. -241,8 kJ. B. +483,6 kJ. C. +241,8 kJ. D. -483,6 kJ.

6
CHƢƠNG 6 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Câu 1: Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì
A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm.
C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng?
A. Sử dụng enzyme cho phản ứng. B. Thêm chất ức chế vào hỗn hợp chất tham gia.
C. Tăng nồng độ chất tham gia. D. Nghiền chất tham gia dạng khối thành bột.
Câu 3: Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng
A. Giảm nhiệt độ của phản ứng. B. Giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng.
C. Tăng nhiệt độ của phản ứng. D. Tăng năng lượng hoạt hoá của phản ứng.
Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ chất phản ứng.
B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ,...).
C. Nồng độ chất phản ứng.
D. Tỉ trọng của chất phản ứng.
Câu 5: Tốc độ của một phản ứng hoá học
A. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.
B. tăng khi nhiệt độ của phản ứng tăng.
C. càng nhanh khi giá trị năng lượng hoạt hoá càng lớn.
D. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp.
B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hoá cơm nếp thành rượu.
D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn.
Câu 7: Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hóa học xảy ra, tốc độ phản ứng
sẽ
A. không đổi cho đến khi kết thúc. B. tăng dần cho đến khi kết thúc.
C. chậm dần cho đến khi kết thúc. D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
Câu 8: Chất xúc tác là chất
A. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
B. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
C. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
Câu 9: Cho phương trình hóa học:
2KMnO4(aq) + 10FeSO4(aq) +8H2SO4(aq)  5Fe2(SO4)3(aq) + K2SO4(aq) + 2MnSO4(aq) + 8H2O(l)
Với cùng một lượng các chất tham gia phản ứng, chất phản ứng hết nhanh nhất là
A. KMnO4. B. FeSO4. C. H2SO4. D. cả 3 chất hết cùng lúc.
Câu 10: Đối với phản ứng A + 3B  2C, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3/2 tốc độ tạo thành chất C.
B. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 2/3 tốc độ tạo thành chất C.
C. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3 tốc độ tạo thành chất C.
D. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 1/3 tốc độ tạo thành chất C.
Câu 11: Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian?

A. B. C. D.
Câu 12: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2  2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là

7
CH CCl CHCl CH CCl CHCl
A. v = 2
 2
 . B. v = 2
 2
 .
t t t t t t
CH CCl
CHCl CH CCl
CHCl
C. v = 2
 . 2
 D. v = 2
 2
 .
t t t t t 2t
Câu 13: Trong dung dịch phản ứng thuỷ phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như
HCl
sau: CH3COOC2H5 + H2O  CH3COOH + C2H5OH. Phát biểu nào sau đúng?
A. Nồng độ acid tăng dần theo thời gian.
B. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.
C. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.
D. HCl chuyển hoá dần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.
Câu 14: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Khi H2 thoát ra nhanh hơn. B. Bột Fe tan nhanh hơn.
C. Lượng muối thu được nhiều hơn. D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.
Câu 15: Cho phản ứng hoá học xảy ra trong pha khí sau: N2 + 3H2  2NH3. Phát biểu nào sau đây không
đúng?
Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên,
A. tốc độ chuyển động của phân tử chất đầu (N2, H2) tăng lên.
B. tốc độ va chạm giữa phân tử N2 và H2 tăng lên.
C. số va chạm hiệu quả tăng lên.
D. tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm (NH3) giảm.
Câu 16: Cho phản ứng hoá học sau: Zn(s) + H2SO4(aq)  ZnSO4(aq) + H2(g). Yếu tố nào sau đây không ảnh
hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Diện tích bề mặt zinc. B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
C. Thể tích dung dịch sulfuric acid. D. Nhiệt độ của dung dịch sulfuric acid.
Câu 17: Cho phản ứng thuỷ phân tinh bột có xúc tác là HCl. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. HCl không tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng.
B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng.
C. Khi không có HCl, phản ứng thuỷ phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng với tốc độ chậm.
D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng.
Câu 18: Cách nào sau đây sẽ làm củ khoai tây chín nhanh nhất?
A. Luộc trong nước sôi. B. Hấp cách thuỷ trong nồi cơm.
C. Nướng ở 180 ºC. D. Hấp trên nồi hơi.
Câu 19: Phản ứng 2NO(g) + O2(g)  2NO2(g) có biểu thức tốc độ tức thời: v  k.C2NO .CO2 . Nếu nồng độ của
NO giảm 2 lần, giữ nguyên nồng độ oxygen, thì tốc độ sẽ
A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 3 lần. D. giữ nguyên.
Câu 20: Trong quy trình sản xuất sulfuric acid, xảy ra phản ứng hoá học sau:
VO
2SO2 + O2  2 5
 2SO3
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi tăng áp suất khí SO2 hay O2 thì tốc độ phản ứng đều tăng lên.
B. Tăng diện tích bề mặt của xúc tác V2O5 sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.
C. Xúc tác sẽ dần chuyển hoá thành chất khác nhưng khối lượng không đổi.
D. Cần làm nóng bình phản ứng để đẩy nhanh tốc độ phản ứng.
Câu 21: Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và
hydrogen tạo thành nước: O2(g) + 2H2(g)  2H2O(g). Đường cong nào của
hydrogen?
A. Đường cong số (1).
B. Đường cong số (2).
C. Đường cong số (3).
D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng.
8
Câu 22: Phương trình tổng hợp ammonia (NH3): N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH3 là
0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
A. 0,345 M/s. B. 0,690 M/s. C. 0,173 M/s. D. 0,518 M/s.
Câu 23: Phương trình hoá học của phản ứng. CHCl3(g) + Cl2(g)  CCl4(g) + HCl(g). Khi nồng độ của CHCl3
giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ
A. tăng gấp đôi. B. giảm một nửa. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 24: Thanh phát sáng là một sản phẩm quen thuộc được dùng giải trí. Đặt 2
thanh phát quang hoá học vào 2 cốc nước nóng (trái) và lạnh (phải) như hình bên,
yếu tố ảnh hưởng đến độ phát sáng của 2 thanh là
A. nồng độ.
B. chất xúc tác.
C. bề mặt tiếp xúc.
D. nhiệt độ.
Câu 25: Cho phản ứng hoá học sau: C(s) + O2(g)  CO2(g). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ
phản ứng trên?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất O2.
C. Hàm lượng carbon. D. Diện tích bề mặt carbon.
Câu 26: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí
nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:
(1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide. (2) Nung ở nhiệt độ cao.
(3) Đập nhỏ potassium chlorate. (4) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.
Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 27: Một bạn học sinh thực hiện 2 thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Cho 100 mL dung dịch HCl vào cốc (1), sau đó thêm 1 mẫu kẽm và đo tốc độ H2 thoát ra theo
thời gian.
- Thí nghiệm 2: (lặp lại tương tự thí nghiệm 1): 100 mL dung dịch HCl khác cho vào cốc (2) rồi cũng thêm 1
mẫu zinc vào và lại đo tốc độ khí H2 thoát ra theo thời gian.
Bạn học sinh đó nhận thấy tốc độ thoát khí H2 ở cốc (2) nhanh hơn cốc (1).
Những yếu tố nào sau đây không thể dùng để giải thích hiện tượng mà bạn đó quan sát được?
A. Phản ứng ở cốc (2) nhanh nhờ có chất xúc tác.
B. Lượng zinc ở cốc (1) nhiều hơn cốc (2).
C. Acid HCl ở cốc (1) có nồng độ thấp hơn acid ở cốc (2).
D. Zinc ở cốc (2) được nghiền nhỏ còn zinc ở cốc (1) ở dạng viên.
Câu 28: Ở 30 ºC sự phân hủy H2O2 xảy ra theo phản ứng: 2H2O2  2H2O + O2
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng 120 giây đầu tiên.
Thời gian, s 0 60 120 240
Nồng độ H2O2, mol/l 0,3033 0,2610 0,2330 0,2058
-4 -1 -4 -1
A. 2,929.10 mol.(l.s) B. 5,858. 10 mol.(l.s)
C. 4,667.10-4 mol.(l.s)-1 D. 2,333.10-4 mol.(l.s)-1

9
CHƢƠNG 7 NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA - HALOGEN
Câu 1: Theo chiều từ F  Cl  Br  I, bán kính của nguyên tử
A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. không có quy luật.
Câu 2: Số oxi hoá cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp chất là
A. -1. B. +7. C. +5. D. +1.
Câu 3: Khi đun nóng, chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 4: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F , Cl , Br–, I– trong dung dịch muối?
– –

A. NaOH. B. HCl. C. AgNO3. D. KNO3.


Câu 5: Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch
A. NaI. B. NaF. C. NaCl. D. NaBr.
Câu 6: Nước chlorine có tính tẩy màu là do
A. HCl có tính acid mạnh. B. Cl2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
C. HClO có tính oxi hóa mạnh. D. Cl2 có tính oxi hoá mạnh.
Câu 7: Nguyên tử halogen nào sau đây chỉ thể hiện số oxi hoá –1 trong các hợp chất?
A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.
Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có dạng chung là
A. ns2np5. B. ns2. C. ns2np6. D. ns2np4.
Câu 9: Ở điều kiện thường, halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng, có màu nâu đỏ, gây bỏng sâu nếu rơi vào
da?
A. F2. B. Cl2. C. I2. D. Br2.
Câu 10: Cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa muối KCl và muối nào
sau đây?
A. KClO. B. KClO3. C. KClO4. D. KClO2.
Câu 11: Hydrohalic acid nào sau đây có tính acid mạnh nhất?
A. HI. B. HF. C. HCl. D. HBr.
Câu 12: Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen với halogen nào sau đây xảy ra thuận nghịch?
A. F2. B. I2. C. Br2. D. Cl2.
Câu 13: Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waals mạnh
nhất?
A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. F2.
Câu 14: Khi phản ứng với phi kim, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?
A. Nhường 1 electron. B. Nhận 1 electron.
C. Nhận 2 electron. D. Góp chung electron.
Câu 15: Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine?
A. I2, HI. B. HI, HIO3. C. KI, KIO3. D. I2, AlI3.
Câu 16: Không sử dụng chai, lọ thuỷ tinh mà thường dùng chai nhựa để chứa, đựng, bảo quản hydrohalic acid
nào sau đây?
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 17: Đặc điểm của halogen là
A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hoá học.
B. tạo liên kết cộng hoá trị với nguyên tử hydrogen.
C. nguyên tử có số oxi hoá –1 trong tất cả hợp chất.
D. nguyên tử có 5 electron hoá trị.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong tự nhiên, không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2.
C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl– trong dung dịch NaCl thành Cl2.
Câu 19: Quá trình sản xuất khí chlorine trong công nghiệp hiện nay dựa trên phản ứng nào sau đây?
o
t
A. Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2. B. MnO2 + 4HCl   MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

10
C. 2NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O. D. 2NaCl + 2H2O 
dpdd
cmn
 2NaOH + Cl2 + H2.
Câu 20: Rót 3 mL dung dịch HBr 1 M vào 2 mL dung dịch NaOH 1 M, cho quỳ tím vào dung dịch sau phản
ứng, mẫu quỳ tím sẽ
A. hoá màu đỏ. C. mất màu tím. B. hoá màu xanh. D. không đổi màu.
Câu 21: Trong phòng thí nghiệm, chlorine được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất
A. NaCl. B. HCl. C. KMnO4. D. KClO3.
Câu 22: Cách thu khí hydrogen halide trong phòng thí nghiệm
phù hợp là
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 1 và 2.
Câu 23: Chọn phát biểu không đúng?
A. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid.
B. Ion F– và Cl– không bị oxi hoá bởi dung dịch H2SO4 đặc.
C. Các hydrogen halide làm quỳ tím hoá đỏ.
D. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu được hydrogen chloride.
C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.
D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.
Câu 25: Phương trình hóa học nào viết sai?
A. Br2 + Cu  CuBr2 B. 2HCl + Na2CO3  2NaCl + H2O + CO2
C. NaBr + AgNO3  AgBr + NaNO3 D. Cl2 + Fe  FeCl2
Câu 26: Cho các phát biểu sau
(a) Muối iodized dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine.
(b) Chloramine–B được dùng phun khử khuẩn phòng dịch Covid – 19.
(c) Nước Javel được dùng để tẩy màu và sát trùng.
(d) Muối ăn là nguyên liệu sản xuất xút, chlorine, nước Javel.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Khi tiến hành điều chế và thu khí clo vào bình, để ngăn khí clo thoát ra ngoài gây độc, cần đậy miệng
bình thu khí clo bằng bông có tẩm dung dịch
A. NaCl. B. HCl. C. NaOH. D. KCl.
Câu 28: Làm muối là nghề phổ biến tại nhiều vùng ven biển Việt Nam. Một hộ gia đình tiến hành làm muối
trên ruộng chứa 200 000 L nước biển. Giả thiết 1 L nước biển có chứa 30 gam NaCl và hiệu suất quá trình làm
muối thành phẩm đạt 60%. Khối lượng muối hộ gia đình thu được là
A. 1 200 kg. B. 10 000 kg. C. 6 000 kg. D. 3 600 kg.

11
PHẦN TỰ LUẬN
Chƣơng: Phản ứng oxi hóa khử
Câu 1: Xác định số oxi hóa của nguyên tử trong một số hợp chất, ion sau.
2
a) Nguyên tử Chromium: CrO3; CrO2; Cr2O7 ; K2CrO4

b) Nguyên tử Manganese: Mn; MnO2; K2MnO4; MnO4

Câu 2: Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a) MnO2 + HClđặc  MnCl2 + Cl2 + H2O
to

b) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O

Câu 3: Cho 8,6765 lít hỗn hợp khí X (ở 250C, 1 bar) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y
gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong Y.

Chƣơng: Năng lƣợng hóa học


Câu 1: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
NaOH (aq) + HCl (aq) → NaCl (aq) + H2O (l) ∆f Ho298 = -57,3 kJ.
Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng.

Câu 2: Vào giữa những năm 1700, một phương pháp đã được đưa ra để điều chế khí chlorine từ sodium
chloride như sau:
NaCl(s) + H2SO4(l) + MnO2(s) → Na2SO4(s) + MnCl2(aq) + H2O(l) + Cl2(g)
Dựa trên giá trị enthalpy tạo thành hãy tính biến thiên enthalpy cho phản ứng trên. Phản ứng là toả nhiệt
hay toả nhiệt? Biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất được cho trong bảng sau:

NaCl(s) H2SO4(l) MnO2(s) Na2SO4(s) MnCl2(aq) H2O(l)


Δf H o
298
(kJ/mol) -411,2 -813,98 -520,0 -1387,1 -481,3 -285,8

Câu 3: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau dựa vào giá trị năng lượng liên kết.
CH4(g) + Cl2(g) a /s
 CH3Cl(g) + HCl(g)

Hãy cho biết phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau:

Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol)


C-Cl +339
C-C +350
C-H +413
Cl-Cl +243
H-Cl +427

Chƣơng: Tốc độ phản ứng hóa học


Câu 1: Biểu thức tốc độ phản ứng
Cho phản ứng đơn giản sau: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)
a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng trên
b) Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2?

12
Câu 2: Xác định tốc độ phản ứng:
Xét phản ứng 3O2   2O3. Nồng độ ban đầu của oxygen là 0,024M. Sau 5 giây nồng độ của oxygen còn lại
là 0,02M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.

Câu 3: Hệ số nhiệt độ
Ở 200C, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 300C, tốc độ phản ứng này là 0,15 mol/(L.min).
a) Hãy tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên.
b) Dự đoán tốc độ phản ứng trên ở 400C (giả thiết hệ số nhiệt độ  trong khoảng nhiệt độ này không đổi).

Chƣơng: Nguyên tố nhóm VIIA – halogen


Câu 1. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
(a) Cho F2 tác dụng với nước
(b) Cho Cl2 tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng.
(c) Cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaBr.
(d) Cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch NaI.
Câu 2: Cho 2,79 lít H2 (đkc) tác dụng với 3,7185 lít Cl2 (đktc) thu được khí X. Cho X tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư thu được 11,48 gam kết tủa trắng. Tính hiệu suất của phản ứng H2 tác dụng với Cl2.
Câu 3.
3.1. Đốt cháy hoàn toàn 0,48 gam kim loại M (hóa trị II) bằng khí chlorine, thu được 1,332 gam muối chloride.
Xác định kim loại M.
3.2. Đặt cốc thủy tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100 g. Thêm
tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khí thoát ra, cân thể hiện giá trị 105,5 g.
(a) Khối lượng magnesium thêm vào là bao nhiêu?
(b) Tính khối lượng muối và thể tích khí hydrogen (đkc) được tạo ra.

13
PHẦN TỰ LUẬN (DÀNH CHO LỚP 10H)
Chƣơng: Phản ứng oxi hóa khử
Câu 1: Xác định số oxi hóa của nguyên tử trong một số hợp chất, ion sau.
2
a) Nguyên tử Chromium: CrO3; CrO2; Cr2O7 ; K2CrO4

b) Nguyên tử Manganese: Mn; MnO2; K2MnO4; MnO4
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm như sau: nhúng một thanh copper (Cu) vào dung dịch sliver nitrate (AgNO3).
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra, xác định chất khử, chất oxi hóa, viết quá trình khử, quá trình
oxi hóa.
Câu 3: Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
KClO3 + P → KCl + P2O5
Chƣơng: Năng lƣợng hóa học
Câu 1: Viết phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng có sơ đồ biến thiên enthalpy được biểu diễn trong
hình 5.2 Phản ứng nào diễn ra thuận lợi hơn?

Hình 5.2. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng

Câu 2: Vào giữa những năm 1700, một phương pháp đã được đưa ra để điều chế khí chlorine từ sodium
chloride như sau:
NaCl(s) + H2SO4(l) + MnO2(s) → Na2SO4(s) + MnCl2(aq) + H2O(l) + Cl2(g)
Dựa trên giá trị enthalpy tạo thành hãy tính biến thiên enthalpy cho phản ứng trên. Phản ứng là toả nhiệt
hay toả nhiệt? Biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất được cho trong bảng sau:

NaCl(s) H2SO4(l) MnO2(s) Na2SO4(s) MnCl2(aq) H2O(l)


Δf H o
298
(kJ/mol) -411,2 -813,98 -520,0 -1387,1 -481,3 -285,8

Câu 3: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau dựa vào giá trị năng lượng liên kết.
CH4(g) + Cl2(g) a /s
 CH3Cl(g) + HCl(g)

Hãy cho biết phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau:

Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol)


C-Cl +339
C-C +350
C-H +413
Cl-Cl +243
H-Cl +427

14
Chƣơng: Tốc độ phản ứng hóa học
Câu 1: Ở 200C, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 300C, tốc độ phản ứng này là 0,15 mol/(L.min).
a) Hãy tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên.
b) Dự đoán tốc độ phản ứng trên ở 400C (giả thiết hệ số nhiệt độ  trong khoảng nhiệt độ này không đổi).
Câu 2: Cho phản ứng sau (ở 250C): A + B → C
Thực nghiệm thu được các số liệu sau:
Thí Nồng độ ban đầu Thời gian Nồng độ
nghiệm (phút) cuối CA (M)
CA (M) CB (M) CC (M)
1 0,1 0,05 0,00 25 0,0967
2 0,1 0,1 0,00 15 0,0961
3 0,2 0,1 0,00 7,5 0,1923
a) Xác định bậc của phản ứng theo A, theo B và bậc tổng cộng của phản ứng.
b) Xác định giá trị trung bình của hằng số tốc độ.
Câu 3: Có thể theo dõi tốc độ phản ứng giữa zinc và hydrochloric acid bằng cách đo thể tích khí hydrogen
thoát ra trong phản ứng.

Kết quả
Thời gian (giây) Thể tích khí (cm3)
0 0
10 20
20 40
30 58
40 72
50 80
Hình 6.5. Sơ đồ thí nghiệm quá trình đo khí hydrogen thoát ra từ phản ứng của Zn và HCl
a) Tính tốc độ trung bình của khí thoát ra (cm3/s) trong 40 giây đầu của phản ứng.
b) Tại sao tăng nồng độ acid sẽ làm tốc độ của phản ứng tăng?

Chƣơng: Nguyên tố nhóm VIIA – halogen


Câu 1: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau đây, hình vẽ nào mô tả đúng cách thu khí chlorine trong
phòng thí nghiệm? Giải thích?

Câu 2: Cho 2,79 lít H2 (đkc) tác dụng với 3,7185 lít Cl2 (đktc) thu được khí X. Cho X tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư thu được 11,48 gam kết tủa trắng. Tính hiệu suất của phản ứng H2 tác dụng với Cl2.
Câu 3a: Hòa tan 9,14 gam hỗn hợp gồm magnesium (Mg), aluminium (Al), copper (Cu) bằng dung dịch
hydrochloric acid dư thu được 8,6765 L khí (ở đkc), dung dịch X và 2,54 gam chất rắn Y.
a) Viết phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính % theo khối lượng của magnesium trong hỗn hợp.

Câu 3b: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm iron, chromium, aluminum bằng dung dịch hydrochloric
acid dư, thu được 0,07 mol khí hydrogen. Mặt khác, 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí chlorine dư thu
được 9,09 gam muối. Tính % theo khối lượng của iron trong hỗn hợp.

15

You might also like