You are on page 1of 14

ÔN TẬP CHƯƠNG CACBON-SILIC

PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Khái quát về nhóm cacbon (nhóm iva)
* Gồm : Cacbon (C), silic (Si), gemani (Ge), thiếc (Sn), chì (Pb).
* Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np2.
* Số oxi hoá có thể có trong chất vô cơ : -4, 0, +2, +4.
* Hợp chất với hiđro: RH4 ; hợp chất với oxi : RO và RO2
(Chú ý : CO2, SO2 là oxit axit ; GeO2, SnO2, PbO2 và hiđroxit tương ứng là hợp chất lưỡng tính).
A. CACBON
I. Vị trí, cấu hình electron, tính chất vật lí
* Cacbon (Z=6): 1s22s22p2 → Chu kì 2, nhóm IVA.
* Hóa trị tối đa: 4
* Số oxi hóa: : -4, 0, +2, +4
* Các dạng thù hình của cacbon:
+ Kim cương (cứng, tinh thể trong suốt)
+ Than chì (xám, mềm, dẫn điện)
+ Fuleren (phân tử C60, C70)
+ Cacbon vô định hình (có tính hấp phụ).

II. Tính chất hóa học


* Nhận xét: + Cacbon vô định hình hoạt động hóa học mạnh nhất
+ Cacbon vừa thể hiện tính khử và tính oxi hóa. Nhưng tính khử vượt trội hơn.
+ Cacbon không tác dụng trực tiếp với halogen.
1) Tính khử:
a) Với oxi:
C + O2  to
 CO2 (cháy hoàn toàn)
2C + O2   2CO (cháy không hoàn toàn)
o
t

Ở nhiệt độ cao, cacbon lại khử được CO2 thành CO


C + CO2   2CO
o
t

b) Với hợp chất oxi hoá: như oxit kim loại, HNO3, H2SO4 đ, KClO3...
C + 2H2SO4 (đặc)   CO2 + 2SO2 + 2H2O
o
t

C + 4HNO3 (đặc)   CO2 + 4NO2 + 2H2O


o
t

c) Khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học
ZnO + C  to
 Zn + CO
Fe2O3 + 3C   2Fe + 3CO
o
t

2. Tính oxi hoá


C + 2H2   CH4
o
a) Với hiđro: Ni, 500 C

b) Với kim loại:


Ca + 2C  to
 CaC2 : Canxi cacbua
4Al + 3C   Al4C3 : Nhôm cacbua
o
t

CaO + 3C   CaC2 + CO
o
t

III. Tráng thái thiên nhiên


- Dạng tự do: kim cương, các loại than mỏ.
- Dạng hợp chất: quặng đolomit (CaCO3.MgCO3), canxit (CaCO3), magiezit (MgCO3)

Trang 1
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong các hợp chất vô cơ, cacbon có các số oxi hoá là
A. –4; 0; +2; +4. B. –4; 0; +1; +2; +4. C. –1; +2; +4. D. –4; +2; +4.
Câu 2. Trong phản ứng hoá học, cacbon thể hiện tính chất gì?
A. chỉ thể hiện tính khử. B. vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
C. chỉ thể hiện tính oxi hoá. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
Câu 3. Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
A. C + O2   CO2. B. C + 2CuO   2Cu + CO.
to to

C. 3C + 4Al   Al4C3 .D. C + H2O   CO+ H2.


o o
t t

Câu 4. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
A. 2C + Ca   CaC2. B. C + 2H2   CH4.
to to

C. C + CO2   2CO. D. 3C + 4Al   Al4C3.


o o
t t

Câu 5. Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2C + Ca  CaC2 (b) C + 2H2  CH4
(c) C + CO2  2CO (d) 3C + 4Al  Al4C3
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (c). B. (b). C. (a). D. (d).
Câu 6. Cho phản ứng: C + HNO 3 (đ)   X + Y + H2O. Các chất X và Y là
o
t

A. CO và NO. B. CO2 và NO2. C. CO2 và NO. D. CO và NO2.


Câu 7. Chất nào sau đây không tác dụng trực tiếp với C trong điều kiện thích hợp?
A. O2 B. CO2 C. Cl2 D. H2O
Câu 8. Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, HCl. B. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3.
C. Al, HNO3 đặc, KClO3. D. NH4Cl, KOH, AgNO 3.
Câu 9. Cacbon phản ứng được với nhóm chất nào dưới đây?
A. Fe2O3, CaO, CO2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. B. CO2, Al2O3, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.
C. Fe2O3, MgO, CO, HNO 3, H2SO4 đặc. D. CO2, H2O lạnh, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CaO.
Câu 10. Cho cacbon lần lượt tác dụng với Al, H 2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3, CO2 trong điều
kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó cacbon đóng vai trò là chất khử?
A. 6 B. 7 C. 4 D. 5
Câu 11. Quặng đolomit có thành phần chính là
A. CaCO3. B. MgCO3. C. CaCO3.MgCO3. D. CaCl2.MgCl2.
B. HỢP CHẤT CỦA CACBON
I. CACBON MONOOXIT (CO)
1. Tính chất vật lí
* Khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước,
* Khí CO rất độc.
2. Tính chất hóa học
a) CO là oxit trung tính (không tác dụng với nước, với axit hay với bazơ ở điều kiện thường)
b) Tính khử
● Với oxi : CO cháy trong oxi với ngọn lửa lam nhạt :
2CO + O2   2CO2
o
t

● Với oxit kim loại đứng sau Al


Fe2O3 + 3CO  to
 2Fe + 3CO2
CuO + CO   Cu + CO2
o
t

3. Điều chế:
a) Trong phòng thí nghiệm :
o
HCOOH  H2SO4 , t
 CO + H2O
b) Trong công nghiệp
* Điều chế khí than ướt (chứa 44% CO, còn lại là CO2, H2, N2): C + H2O   CO + H2
o
t

* Điều chế khí than khô (chứa 25% CO, còn lại CO2, N2): CO2 + C   2CO
o
t

Trang 2
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khí CO không khử được oxit nào sao đây ở nhiệt độ cao?
A. CuO B. CaO C. PbO D. ZnO
Câu 2. Cacbon monoxit (CO) thường được dùng trong việc điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
là do
A. CO có tính khử mạnh B. CO có tính oxi hoá mạnh
C. CO khử được các tạp chất D. CO nhẹ hơn không khí
Câu 3. Khí CO khử được chất nào sau đây?
A. CuO B. CaO C. Al2O3 D. MgO
Câu 4. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. 3CO + Fe2O3   3CO2 + 2Fe B. CO + Cl2   COCl2
to

C. 3CO + Al2O3   2Al + 3CO2 D. CO + 2NH3   (NH2)2CO + H2O


o o
t t

Câu 5. Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al 2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được chất rắn gồm
A. Al2O3, Cu, Mg, Fe B. Al, Fe, Cu, Mg C. Al2O3, Cu, MgO, Fe D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO
Câu 6. Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được
chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 7. Khí X là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, là nguyên nhân chính gây ra
các vụ ngộ độc khí từ việc sưởi ấm bằng bếp than hay các vụ hỏa hoạn. Khí X là
A. CO2. B. CO. C. NO. D. NO2.
Câu 8. Trong phòng thí nghiệm khí CO được điều chế từ phản ứng nào sau đây?
o o

A. 2C + O2   2CO. B. C + CO2   2CO.


t t

 xt
to
 o
xt
C. HCOOH CO + H2O. D. C + H2O t CO + H2.
Câu 9. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ:

Cho các phát biểu sau:


(1) Đun nóng ống đựng CuO rồi mở khóa K.
(2) Sau phản ứng, có thể dùng dung dịch axit H2SO4 loãng để hòa tan chất rắn trong ống nghiệm nằm ngang.
(3) Chất khí thu được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 có CO2 và CO còn dư.
(4) Thay CuO bằng Al2O3 thì dung dịch Ca(OH)2 vẫn có kết tủa xuất hiện.
(5) Khi tháo dụng cụ, nên tháo vòi dẫn ra khỏi nước vôi trong rồi mới tắt đèn cồn.
(6) Có xuất hiện kết tủa trắng trong bình đựng dung dịch Ca(OH)2.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5.
II. CACBON ĐIOXIT
1. Tính chất vật lí
* Khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, dễ hóa lỏng, không duy trì sự cháy và sự sống.
* Ở trạng thái rắn, CO2 gọi là nước đá khô, nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, dùng để tạo môi
trường lạnh mà không có hơi ẩm.
* CO2 là chất gây nên hiệu ứng nhà kính.
* CO2 dùng trong các bình cháy để dập tắt đám cháy.

Trang 3
2. Tính chất hóa học
a) CO2 là một oxit axit
+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit yếu.
CO2 + H2O ↔ H2CO3
+ Tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối.
CO2 + NaOH  NaHCO3
CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O
b) Tác dụng với chất khử mạnh như (tính oxi hóa)
2Mg + CO2  to
 2MgO + C (không thể dập tắt đám cháy Mg bằng khí CO2)
3. Điều chế:
a) Trong phòng thí nghiệm
CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2  + H2O

Khí CO2 sau khi thoát ra có lẫn HCl và H2O nên được dẫn qua bình 1 (chứa NaHCO3 để loại HCl), bình
2 (chứa H2SO4 đặc để loại H2O).
b) Trong công nghiệp
* CO2 được thu hồi từ quá trình đốt cháy hoàn toàn để cung cấp năng lượng cho các quá trình khác.
* CO2 được thu hồi từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên và sản phẩm dầu mỏ.
* Từ quá trình nung vôi.
* Từ quá trình lên men rượu.
Câu hỏi minh họa
Câu 1. Sục khí CO2 vào cốc nước cất sau một thời gian, nhúng mảnh giấy quỳ tím vào thấy chuyển sang
màu gì?
A. Xanh. B. Hồng. C. Tím. D. Không màu.
Câu 2. Cacbon đioxit không tác dụng được với chất nào dưới đây?
A. Na2O. B. Mg. C. H2O. D. HCl.
Câu 3. Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ đến dư khí CO 2 vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH) 2 là
A. Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại và không đổi một thời gian sau đó giảm dần đến
trong suốt.
B. Ban đầu không có hiện tượng gì đến một lúc nào đó dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại
sau đó giảm dần đến trong suốt.
C. Ban đầu không có hiện tượng gì sau đó xuất hiện kết tủa và tan ngay.
D. Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại sau đó giảm dần đến trong suốt.
Câu 4. Để loại bỏ khí SO 2 có lẫn khí CO2 có thể dùng hóa chất nào sau đây:
A. dung dịch Ca(OH)2 B. CuO C. dung dịch Brom D. dung dịch NaOH
Câu 5. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất thuận
tiện cho việc bảo quản thực phẩm.Nước đá khô là
A. CO rắn B. CO2 rắn C. H2O rắn D. SO2 rắn
Câu 6. Người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO 2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản
thực phẩm và hoa quả tươi. Vì
A. Nước đá khô có khả năng hút ẩm. B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa.
C. Nước đá khô có khả năng khử trùng. D. Nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng.
Câu 7. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng
hồng ngoại bị giữ lại mà không bị bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu
ứng nhà kính ?
A. SO2 B. NO C. CO2 D. NO2
Câu 8. CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy
nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
A. đám cháy do xăng, dầu. B. đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. đám cháy do magie hoặc nhôm. D. đám cháy do khí ga.
Trang 4
Câu 9. Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
Câu 10. Trong phòng thí nghiệm CO 2 được điều chế bằng cách:
A. nung CaCO3 B. cho CaCO3 tác dụng HCl
C. cho C tác dụng O2 D. nhiệt phân Ca(HCO3)2
Câu 11. Khí CO2 điều chế trong phòng thí nghiệm thường có lẫn khí HCl. Để loại bỏ HCl ra khỏi hỗn hợp ta
dùng :
A. Dung dịch NaHCO3 bão hòa. B. Dung dịch Na2CO3 bão hòa.
C. Dung dịch NaOH đặc. D. Dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 12. Đốt môi sắt chứa kim loại M
cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình
đựng khí CO2 (như hình vẽ). Thấy kim
loại M tiếp tục cháy trong bình khí
đựng CO2. Kim loại M là
A. Cu. B. Ag.
C. Fe. D. Mg.

Câu 13. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí CO2 từ
dung dịch HCl và CaCO3. Khí CO2 sinh ra thường có lẫn hơi
nước và hiđroclorua. Để thu được khí CO2 khô thì bình (1) và
bình (2) lần lượt đựng các dung dịch
A. H2SO4 đặc và NaHCO3 bão hòa.
B. Na2CO3 bão hòa và HNO3 đặc.
C. NaHCO3 bão hòa và H2SO4 đặc.
D. NaHCO3 bão hòa và HNO3 đặc.
III. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
1. Axit cacbonic (H2CO3)
* Là axit rất yếu và rất kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O
H2CO3 ↔ CO2 + H2O
* Trong dung dịch, H2CO3 là axit yếu hai nấc
H2CO3 ↔ HCO3- + H+ HCO3- ↔ CO32- + H+
2. Muối cacbonat
a) Tính tan
* Muối hiđrocacbonat (HCO3-): tan tốt trong nước.
* Muối cacbonat (CO32-)
` + Muối của kiềm, amoni tan tốt:
+ Còn lại đa phần không tan, như CaCO3, MgCO3, BaCO3 (kết tủa màu trắng).
b) Tính chất hóa học
● Tác dụng với axit
CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
● Tác dụng với dung dịch kiềm :
NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O
● Phản ứng nhiệt phân :
* Muối axit dễ bị nhiệt phân tạo muối trung tính.
2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O
* Muối trung hoà của kim loại kiềm thổ bị nhiệt phân, còn kim loại kiềm thì không bị nhiệt phân
CaCO3  CaO + CO2
c) Ứng dụng
* Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) được dùng trong công nghiệp thực phẩm, còn được dùng làm thuốc giảm
đau dạ dày do thừa axit.
* Natri cacbonat (Na2CO3, còn gọi là sođa) được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt.
* Canxicacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất rắn màu trắng, nhẹ, được dùng làm chất độn trong một số ngành
công nghiệp.
Trang 5
Câu hỏi minh họa
Câu 1. Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?
A. CaCO3   CaO + CO2. B. 2NaHCO3   Na2CO3 + CO2 + H2O.
to to

C. MgCO3   MgO + CO2. D. Na2CO3   Na2O + CO2.


to to

Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NaHCO 3, BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn X và khí Y. Chất rắn
X gồm:
A. Na2O, BaO, MgO, Al2O3. B. Na2CO3, BaCO3, MgO, Al2O3.
C. NaHCO3, BaCO3, MgCO3, Al. D. Na2CO3, BaO, MgO, Al2O3.
Câu 3. Nung nóng hoàn toàn hỗn hợp CaCO 3, Ba(HCO3)2, MgCO3, Mg(HCO3)2 đến khối lượng không đổi,
thu được sản phẩm chất rắn gồm:
A. CaCO3, BaCO3, MgCO3. B. CaO, BaCO3, MgO, MgCO 3.
C. Ca, BaO, Mg, MgO. D. CaO, BaO, MgO.
Câu 4. Cho các muối sau: NaHCO 3, Na2CO3, Ca(HCO3)2, CaCO3, FeCO3 và MgCO3. Số chất phân hủy
được ở nhiệt độ cao?
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5. Đun sôi 4 dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol chất sau: Mg(HCO 3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3,
NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất?
A. Mg(HCO3)2. C. Ca(HCO3)2. B. NaHCO3. D. NH4HCO3.
Câu 6. Dung dịch Na2CO3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CaCl2, HCl, CO2, KOH. B. Ca(OH)2, CO2, Na2SO4, BaCl2, FeCl3.
C. HNO3, CO2, Ba(OH)2, KNO3. D. CO2, Ca(OH)2, BaCl2, H2SO4, HCl.
Câu 7. Cho dung dịch Ba(HCO 3)2 lần lượt vào các dung dịch của các chất sau: NaOH, Na 2CO3, KHSO4,
Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 8. Cho dung dịch Ba(HCO 3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO 3, NaCl, Ba(OH)2, NaHSO4. Số
trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 9. Trộn dung dịch các cặp chất sau trong các bình được đánh số:
(1) Na2CO3 + AlCl3; (2) Na2CO3 + H2SO4; (3) NaHCO3 + Ba(OH)2;
(5) (NH4)2CO3 + Ba(OH)2; (5) Ba(HCO3)3 + NaHSO4 (6) Na2CO3 + CaCl2.
Các phản ứng tạo đồng thời kết tủa và khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10. Có 3 hợp chất X, Y, Z tan tốt trong nước trong đó : cho X tác dụng với Z thu được Y. Nung nóng X
thu được Y, H2O và khí CO2. Hãy cho biết X, Y, Z tương ứng với các chất nào sau đây?
A. NaOH, NaHCO3 và Na2CO3 B. Ba(HCO3)2, BaCO3 và Ba(OH)2
C. BaCO3, Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2. D. NaHCO3, Na2CO3 và NaOH
X  Y 
 BaCO  CaCO   H O
Câu 11. Cho phản ứng sau: 3 3 2 . Vậy X, Y lần lượt là
A. Ba(HCO3)2 và Ca(HCO3)2. B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2.
C. Ba(OH)2 và CaCO3. D. BaCO3 và Ca(HCO3)2.
Câu 12. Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau :
(1) X  X1 + CO2 (2) X1 + H2O  X2
(3) X2 + Y  X + Y1 + H2O (4) X2 + 2Y  X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
A. CaCO3, NaHSO4. B. BaCO3, Na2CO3. C. CaCO3, NaHCO3. D. MgCO3, NaHCO3.
Câu 13. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh có thể dùng muối nào sau đây?
A. CaCO3. B. NH4HCO3. C. NaCl. D. (NH4)2SO4.
Câu 14. Những người đau dạ dày thường có pH < 2 (thấp hơn so với mức bình thường pH từ 2 – 3). Để chữa
bệnh, người bệnh thường uống trước bữa ăn một ít:
A. Nước. B. Nước mắm. C. Nước đường. D. Dung dịch NaHCO3.
Câu 15. Đun nóng hỗn hợp 2 muối rắn (NH4)2CO3 và NH4HCO3 thu được 13,44 lít khí NH3 và 11,2 lít khí
CO2.% (các khí đo ở đktc). Phần trăm khối lượng các muối là
A. 60%,40% B. 40%,60% C. 23,3%, 76,7% D. 76,7%, 23,3%
Câu 16. Khi nung m gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng
một nửa khối lượng ban đầu.Thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu là

Trang 6
A. 28,41% và 71,59% B. 40% và 60% C. 13% và 87% D. 50,87% và 49,13%
Câu 17. Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2 (ở
đktc).Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là
A. 40%. B. 50%. C. 84%. D. 92%
Câu 18. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3, Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lit
khí (đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là
A. 6,25% B. 8,62% C. 50,2% D. 62,5%
Câu 19. Nung nóng 100 gam hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69 gam hỗn hợp
rắn.Phần trăm khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp là
A. 80% B. 70% C. 80,66% D. 84%
C. SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
I. Silic
1. Tính chất vật lí
* Tồn tại ở hai dạng: Si tinh thể và Si vô định hình.
* Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, có ánh kim.
* Silic tinh thể có tính bán dẫn, ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp nhưng khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện
tăng lên.
* Silic vô định hình là chất bột màu nâu.
2. Tính chất hóa học
* Số OXH: Silic có các số oxi hóa -4, 0 ,+2,+4; số oxi hóa +2 ít đặc trưng đối với silic.
* Silic vô định hình hoạt động hơn silic tinh thể.
a. Tính khử
* Tác dụng với phi kim: (silic tetraflorua) (silic đioxit)
* Tác dụng với hợp chất: Silic tác dụng tương đối mạnh với dung dịch kiềm, giải phóng hiđro, không cần
kiềm đặc.

b. Tính oxi hóa


* Ở nhiệt độ cao, silic tác dụng với các kim loại như tạo thành hợp chất silixua kim loại:

(magie silixua)
4. Trạng thái thiên nhiên, ứng dụng và điều chế
a) Trạng thái thiên nhiên:
* Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2, sau oxi.
* Silic tồn tại không có dạng tự do, chủ yếu ở dạng SiO2.
b) Điều chế:
* Trong phòng thí nghiệm, silic được điều chế bằng cách đốt cháy một hỗn hợp gồm bột magie và cát nghiền
mịn:

* Trong công nghiệp, silic đựơc sản xuất bằng cách dùng than cốc khử silic đioxit trong lò điện ở nhiệt độ cao:

c) Ứng dụng
* Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử, để chế tạo tế bào quang
điện, pin mặt trời.
* Chế tạo hợp kim Ferosilic dùng làm thép chịu axit.
II. Hợp chất của silic
1. Silic đioxit
* Silic đioxit là oxit axit, tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng.

* Silic đioxit tan trong axit flohiđric:


Dựa vào phản ứng này người ta dùng dung dịch để khắc chữ và hình trên thủy tinh.

Trang 7
2. Axit silixic và muối silicat
a. Axit silixic
* Axit silixic là chất ở dạng keo, không tan trong nước, khi đun nóng dễ mất nước:

* Axit silixic là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic nên dễ bị khí đẩy ra khỏi dung dịch muố của
nó:

b. Muối silicat
* Ở trong dung dịch, silicat kim loại kiềm bị phân hủy mạnh tạo ra môi trường kiềm:

* Hỗn hợp Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.


Câu hỏi minh họa
Câu 1: Chọn phát biểu sai:
A. Silic thuộc chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.
B. Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất.
C. Silic có hóa trị tối đa bằng 4.
D. Silic tinh thể hoạt động hóa học mạnh hơn silic vô định hình.
Câu 2: Trong các phản ứng hóa học, silic là chất
A. Không có tính oxi hóa cũng không có tính khử.
B. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
C. Oxi hóa.
D. Khử
Câu 3: Số oxi hóa ít đặc trưng nhất của silic là:
A. + 4. B. 0. C. + 2. D. – 4.
Câu 4: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai ?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O.
C. SiO2 + 2C   Si + 2CO. D. SiO2 + 2Mg   2MgO + Si.
0 0
t t

Câu 5. Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường ?
A. O2 B. F2 C. Cl2 D. Br2
Câu 6. “Thuỷ tinh lỏng” là
A. silic đioxit nóng chảy. B. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.
C. dung dịch bão hoà của axit silixic. D. thạch anh nóng chảy.
Câu 7. Silic tinh thể có tính chất bán dẫn. Nó thể hiện như sau:
A. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện tăng lên.
B. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện giảm xuống.
C. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì nó trở nên siêu dẫn.
D. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì nó không dẫn điện.
Câu 8. Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng ; tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo
thành silicat. Silic đioxit thuộc loại oxit nào dưới đây ?
A. Oxit bazơ. B. Oxit axit. C. Oxit lưỡng tính. D. Oxit không tạo muối (trung tính).
Câu 9. Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào dưới đây ?
A. Na2SiO3. B. H2SiO3. C. HCl. D. HF.
Câu 10. Tính chất nào sau đây không đúng với SiO2 ?
A. Ở nhiệt độ cao, SiO2 oxi hóa được Mg thành MgO.
B. SiO2 tan dễ trong kiềm nóng chảy.
C. SiO2 tan được trong axit HF
D. SiO2 tan được trong kiềm và trong axit HF nên SiO2 là oxit lưỡng tính
Câu 11. Có các axit sau: HCl, H2SiO3, H2CO3. Sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần của 3 axit trên
A. HCl, H2CO3, H2SiO3 B. H2SiO3, H2CO3, HCl
C. HCl, H2SiO3, H2CO3 D. H2CO3, H2SiO3, HCl
Câu 12. Silic đioxit không tan được trong dung dịch nào sau đây ?
A. NaOH đặc, nóng. B. HF. C. HCl. D. Na2CO3 nóng chảy.
Câu 13. Silic phản ứng được với nhóm các chất sau:
A. O2, F2, Mg, HCl, NaOH B. O2, F2, Mg, HCl, KOH
Trang 8
C. O2, F2, Mg, NaOH D. O2, Mg, NaOH, HCl
Câu 14. Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp ?
A. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO B. SiO2 + 2C → Si + 2CO
C. SiCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Si D. SiH4 → Si + 2H2
Câu 15. Dãy chuyển hóa nào sau đây đúng với tính chất hóa học của Si và các hợp chất của Si?
A. SiO2 → Na2SiO3 → H2SiO3 → SiO2 → Si B. SiO2 → Na2SiO3 → H2SiO3 → SiO2 → NaHSiO3
C. Si → NaHSiO3 → H2SiO3 → SiO2 → Si D. Si → SiH4 → SiO2 → NaHSiO3 → Na2SiO3 → SiO2
Câu 16. Hãy chọn câu đúng:
A. SiO2 tan trong dung dịch H2SO4 B. SiO2 tan được trong nước
C. SiO2 tan được trong dung dịch HCl D. SiO2 tan được trong cacbonat kim loại kiềm nóng chảy.
Câu 17. Cho các phản ứng sau:?
(1) Si + F2 → (2) Si + O2 →
(3) Si + NaOH + H2O → (4) Si + Mg →
Số phản ứng Si thể hiện tính khử là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2, sau oxi.
(2) Silic tồn tại trong tự nhiên cả dạng đơn chất và hợp chất.
(3) Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn.
(4) Ferosilic dùng để chế tạo thép chịu axit.
(5) Cao lanh, mica, thạch anh, đá xà vân…là các khoáng vật trong tự nhiên của silic.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 19: Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước khuấy đều, thêm vào đó một mẩu quỳ tím.
Hiện tượng xảy ra là:
A. Quỳ tím chuyển sang màu hồng B. Quỳ tím chuyển sang màu xanh
C. Quỳ tím không đổi màu D. Quỳ tím mất màu
Câu 20: Dung dịch chất nào sau đây không được chứa lâu trong các lọ thủy tinh?
A. H2SO4 đặc hoặc HNO3 đặc B. NaOH đặc hoặc HF đặc
C. HCl đặc hoặc KMnO4 D. HI đặc hoặc H3PO4 đặc
Câu 21: Để khắc chữ khắc hình trên thủy tinh, người ta thường sử dụng?
A. Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc B. Hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 đặc
C. Hỗn hợp KClO3 và H2SO4 đặc D. Hỗn hợp KNO3, S và C
Câu 22: Để tách SiO2 ra khỏi hỗn hợp gồm Fe2O3, SiO2, Al2O3 chỉ cần dùng một hóa chất là:
A. NaOH B. HCl dư C. Ba(OH)2 D. NaCl
Câu 23: Đun nóng 2,5 gam hỗn hợp của silic và cacbon với dung dịch kiềm đặc, nóng thu được 1,4 lit H 2 (đktc).
Thành phần % theo khối lượng của cacbon trong hỗn hợp là:
A. 30,0% B. 65,0% C. 70,0% D. 35,0%
Câu 24: Cho 14,9 gam hỗn hợp Si, Zn, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lit (đktc) khí.
Cũng lượng hỗn hợp đó khi cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl sinh ra 4,48 lit khí (đktc). Khối lượng của
mỗi kim loại trong hỗn hợp đó là:
A. 2,8 gam Si; 6,5 gam Zn; 5,6 gam Fe. B. 8,4 gam Si; 0,9 gam Zn; 5,6 gam Fe.
C. 5,6 gam Si; 6,5 gam Zn; 2,8 gam Fe. D. 1,4 gam Si; 6,5 gam Zn; 7,0 gam Fe.
Câu 25: Có các phản ứng sau:
(1) SiO2 + 2Mg   X + 2Y
o
t
(2) Y + 2HCl → Z + H2O
(3) X + 2F2 → T
Cho các phát biểu sau:
(a) X vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(b) X là đơn chất, tác dụng được với dung dịch HCl.
(c) X tan trong kiềm loãng tạo khí H2.
(d) Trong hợp chất T, nguyên tố X có số oxi hóa +4.
(e) Cho NaOH dư vào Z, lọc kết tủa và nung trong không khí thu được Y.
Số phát biểu đúng là: A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn V lit hỗn hợp khí SiH4 và CH4 trong O2 dư thu được 3 gam sản phẩm rắn và V’ lit
hỗn hợp khí và hơi. Cho hỗn hợp khí đó đi qua dung dịch NaOH dư thu được 15,9 gam muối khan. Thành phần
% thể tích của SiH4 và CH4 lần lượt là:
Trang 9
A. 25% và 75% B. 33,33% và 66,67% C. 50% và 50% D. 75% và 25%
Câu 27: Nung nóng chảy hỗn hợp gồm 3 gam Mg và 3 gam SiO2, sau đó cho hỗn hợp sản phẩm tác dụng với
dung dịch NaOH đặc. Giả sử các phản ứng được tiến hành với hiệu suất 100%. Thể tích khí ở đktc thu được là:
A. 2,24 lit B. 1,12 lit C. 2,8 lit D. 0,56 lit
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(1) Hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(2) Hỗn hợp Na2O và Si (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(3) Hỗn hợp BaO và NaHCO3 (tỉ lệ mol 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(4) Hỗn hợp Al, Ba và KHSO4 (tỉ lệ mol 1 : 1 : 1) tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
(5) Hỗn hợp 1 mol Al và 1 mol SiO2 tan vừa đủ trong dung dịch chứa 3 mol NaOH loãng.
(6) Hỗn hợp Fe2O3, Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1 : 2) tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư.
Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
BÀI TOÁN DẪN HƠI NƯỚC QUA THAN NUNG ĐỎ
Câu 1. Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2 có tỉ khối so với
H2 là 7,8. Toàn bộ X khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 nung nóng, thu được chất rắn Y chỉ có hai kim
loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Giá trị V là
A. 13,44. B. 10,08. C. 8,96. D. 11,20.
Câu 2. Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,4a mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH)2 thu được kết tủa và dung dịch Z. Để
thu được kết tủa lớn nhất từ Z cần cho thêm ít nhất 100 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M, NaOH 0,5M và
Na2CO3 0,5M vào Z. Giá trị của a là
A. 1,05. B. 0,45. C. 0,75. D. 0,90.
Câu 3. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Toàn bộ lượng khí X vừa đủ
khử hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích CO2 trong X là
A. 28,571%. B. 14,286%. C. 13,235%. D. 16,135%.
Câu 4. Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X khô (H2, CO, CO2). Cho X qua dung dịch
Ca(OH)2 thì còn lại hỗn hợp khí Y khô (H2, CO). Cho Y tác dụng vừa hết 8,96 gam CuO thấy tạo thành 1,26
gam nước. Phần trăm thể tích CO2 trong X là
A. 20,0%. B. 29,16%. C. 11,11%. D. 30,12%.
Câu 5. Cho hơi nước qua than nóng đỏ ta thu được 29,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2, H2.Cho toàn bộ
X đi qua ống sứ nung nóng đựng CuO dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm đi 16
gam. Nếu cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20. B. 40. C. 35. D. 30.
Câu 6. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2.Cho toàn
bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan toàn bộ Y bằng dung dịch
HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất,ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là
A. 57,15% B. 14,28% C. 28,57% D. 18,42%.
Câu 7. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn
bộ X phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp chứa a mol Fe2O3 và b mol CuO nung nóng, sau phản ứng thu được 25,92
gam hỗn hợp chất rắn Y. Để khử hoàn toàn chất rắn Y thành các kim loại cần (2a + 0,5b) mol H 2. Tỷ khối hơi
của X so với H2 là A. 7,65. B. 7,8. C. 8,6. D. 7,3.
Câu 9. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO, H2 và CO2. Dẫn toàn bộ X qua dung
dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Lượng khí còn lại cho từ từ qua ống đựng FeO nung nóng sau phản
ứng thu được chất rắn Y và khí Z. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thấy thoát ra 1,456
lít khí SO2 và số mol H2SO4 đã phản ứng là 0,14 mol. Mặt khác, khí Z được hấp thụ bởi dung dịch nước vôi
trong dư thu được 1 gam kết tủa. Biết các phản ứng trên xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 1,970. B. 3,940. C. 2,955. D. 4,925.
Câu 10. Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước đi qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp X gồm CO,
CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua dung dịch Y chứa NaHCO3 và Na2CO3 thu được dung dịch Z chứa 27,4
gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2. Cô cạn Z, lấy chất rắn nung đến khối lượng không đổi được 21,2 gam
chất rắn. Phần trăm khối lượng của NaHCO3 có trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 65. B. 34. C. 38. D. 61.
Câu 11. Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước đi qua cacbon nung đỏ thu được 1,5a mol hỗn hợp X gồm
CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH) 2 và 0,4 mol NaOH, sau phản
ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y và dung dịch Z, khí thoát ra còn CO và H 2. Để thu được kết tủa lớn nhất,
cần cho dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH) 2 vào Z. Giá trị của a là

Trang 10
A. 1,0. B. 1,4. C. 0,7. D. 2,0.
Câu 12. Hỗn hợp khí X chứa 1 mol hỗn hợp O2, N2 và H2O. Dẫn X qua than nung đỏ thu được hỗn hợp khí Y
gồm N2, CO2, CO, H2. Dẫn Y qua nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Cho Z qua hỗn
hợp chất rắn gồm CuO và Fe2O3 lấy dư, đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 9,6
gam. Phần trăm thể tích của N2 trong hỗn hợp Y là
A. 30,00%. B. 60,00%. C. 37,50%. D. 46,15%.
Câu 15. Dẫn 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 19,04. B. 18,56. C. 19,52. D. 18,40.
Câu 16. Dẫn lượng dư hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO) qua m (gam) cacbon nung đỏ thu được V lít hỗn
hợp Y gồm CO, H2, CO2 và H2O. Cho Y đi qua bình đựng CuO, Fe2O3 dư nung nóng thu được chất rắn Z và khí
T. Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 13,216 lít SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ
hoàn toàn T vào dung dịch mol Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 78,8 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 2,88. B. 2,28. C. 2,52. D. 3,60.
Câu 17. Dẫn lượng dư hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO) qua m (gam) cacbon nung đỏ thu được hỗn hợp Y
gồm CO, H2, CO2 và hơi nước. Cho Y đi qua bình đựng CuO, Fe2O3 dư nung nóng thu được chất rắn Z và khí T.
Z tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 8,064 lít NO là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn T vào
dung dịch mol Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 59,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở
đktc. Giá trị của m là
A. 2,88. B. 3,60. C. 3,24. D. 0,72.
Câu 18. Dẫn 1,2x mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,5x mol hỗn hợp
khí Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, nung nóng), sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,84 gam. Giá trị của x là
A. 0,10. B. 0,80. C. 0,50. D. 0,40.
Câu 19. Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO, H2 và CO2. Cho 1 mol X qua CuO
dư, nung nóng thì khối lượng chất rắn giảm 14,4 gam và thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào nước vôi trong dư, thu
được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 40. B. 35. C. 50. D. 45.
Câu 20. Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ được hỗn hợp khí X khô gồm H2, CO, CO2.
Cho X qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 11,82 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp khí Y từ từ qua
ống đựng lượng dư hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng (H = 100%) thu được chất rắn Z. Chất rắn Z phản ứng với
lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là
A. 0,16. B. 0,12. C. 0,14. D. 0,11.
Câu 21. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí than gót X gồm CO, CO2 và H2.
Cho toàn bộ khí X đi qua ống sứ đựng CuO nung nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y.
Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần
trăm thể tích khí CO có trong X là
A. 15,0%. B. 12,5%. C. 25,0%. D. 30,0%.
Câu 23. Dẫn 0,04 mol hỗn hợp X gồm CO2 và hơi nước) qua than nóng đỏ thu được 0,06 mol hỗn hợp khí Y
gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 28 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O (dư, đun nóng), sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 26,72 B. 27,04. C. 27,68. D. 27,36.
Câu 24. Dẫn 0,15 mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO) qua cacbon nung đỏ thu được 0,22 mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,07 mol Ba(OH)2 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,88. B. 5,91. C. 11,82. D. 9,85.
Câu 25. Dẫn a mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,6a mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4
gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,10. C. 0,08. D. 0,010.
Câu 26. Dẫn a mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,5a mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6
gam kết tủa. Số mol C đã tham gia phản ứng với X là
A. 0,04. B. 0,07 C. 0,06. D. 0,05.

Trang 11
Câu 27. Cho hỗn hợp X gồm Ca (0,01 mol) và CaC2 (0,02) vào lượng nước dư, thu được dung dịch Y và hỗn
hợp khí Z, Đốt cháy hoàn toàn Z thu được hỗn hợp khí và hơi T. Cho T qua than nóng đỏ sau một thời gian thu
được 0,09 mol hỗn hợp khí G chứa H2, CO và CO2. Phần trăm số mol của CO2 có trong G là
A. 33,33%. B. 44,44%. C. 66,66%. D. 55,55%.
Câu 29. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí than ướt X gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ
khí X đi qua ống sứ đựng CuO nung nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng ống sứ giảm 9,6 gam,
đồng thời tạo thành 7,2 gam nước. Cho toàn bộ khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ hấp thụ vào nước vôi trong dư
được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 30. B. 35. C. 25. D. 40.
Câu 30. Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi H2O qua than nung đỏ, thu được 1,6a mol hỗn hợp khí X gồm CO,
CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol KHCO3 và 0,06 mol K2CO3, thu được dung
dịch Y chứa 12,76 gam chất tan, khí thoát ra còn có và H2. Bỏ qua sự hoà tan các khí trong nước. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,20. C. 0,05. D. 0,15.
Câu 31. Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi H2O qua than nung đỏ, thu được 1,6a mol hỗn hợp khí X gồm CO,
CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ đựng bột Fe2O3 (dư) nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp
khí và hơi Y; hỗn hợp rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch loãng HNO3 dư thấy thoát ra 3,584 lít khí NO (đktc,
sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,15.
Câu 32. Cho hỗn hợp X gồm Ca (0,02 mol) và CaC2 (0,04) vào lượng nước dư, thu được dung dịch Y và hỗn
hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được hỗn hợp khí và hơi T. Cho T qua than nóng đỏ sau một thời gian thu
được 0,20 mol hỗn hợp khí G chứa H2, CO và CO2. Phần trăm số mol của CO2 có trong G là
A. 30%. B. 40%. C. 60%. D. 50%.
Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn a mol C2H6 thu được hỗn hợp khí và hơi X, cho toàn bộ X đi qua cacbon nung đỏ,
thu được 7a mol hỗn hợp khí Y gồm CO; H2 và CO2. Biết Y có thể tác dụng tối đa với 25,6 gam CuO nung
nóng). Giá trị của a là
A. 0,06. B. 0,12. C. 0,10. D. 0,08.
Câu 34. Dẫn m gam hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được hỗn hợp khí A gồm H2, CO, CO2.
Nếu cho 9 gam khí A đi qua dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 10 gam kết tủa. Mặt khác, lấy 5,04 lít hỗn
hợp khí A ở (đktc) tác dụng vừa đủ với 14 gam CuO ở nhiệt độ cao. Giá trị gần nhất với giá trị của m là
A. 7. B. 8. C. 15. D. 10.
Câu 35. Cho m gam hơi nước qua than nung đỏ thu được 1,5m gam hỗn hợp X gồm CO2, CO và H2. Dẫn 1,5m
gam X qua ống sứ đựng 20 gam Fe2O3, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi với hiđro là 102/7 và
chất rắn Z. Biết Z tác dụng vừa đủ với 0,95 mol HNO3 loãng thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy
nhất nhất của N+5). Giá trị m là
A. 3,6. B. 1,8. C. 2,7. D. 5,4.
Câu 36. Cho 0,5 mol hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,9 mol hỗn hợp X (gồm CO, H 2, CO2). Cho X hấp
thụ vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch Z vào 120 ml dung dịch HCl
1M, thu được V lít CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 2,240. B. 1,792. C. 0,224. D. 1,120.
Câu 37. Cho từ từ đến hết m gam hỗn hợp khí O2 và hơi nước đi qua cacbon nung nóng thu được hỗn hợp X
gồm CO2, CO và H2 (biết tỉ lệ mol C và H trong X tương ứng là 3 : 4) và tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng
10,4. Dẫn khí X thu được vào bình đựng dung dịch nước vôi trong chứa 0,075 mol Ca(OH)2, sau phản ứng thu
được dung dịch Y và kết tủa Z. Lọc kết tủa Z, rồi đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện thêm 2,5 gam kết tủa. Giá
trị của m là
A. 8,2. B. 10,0. C. 7,5. D. 6,8.
Câu 38. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí A gồm CO2, CO, H2. Toàn bộ lượng khí A vừa
đủ khử hết 72 gam CuO thành Cu và thu được m gam H 2O. Lượng nước này hấp thụ vào 8,8 gam dung dịch
H2SO4 98% thì dung dịch axit H2SO4 giảm xuống còn 44%. Phần trăm thể tích CO 2 trong hỗn hợp khí A là
A. 13,24. B. 14,29. C. 28,57. D. 16,14.
Câu 39. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít hỗn hợp khí X gồm CO, CO 2 và H2.
Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản
ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối
hơi so với H2 là 3,6. Giá trị của V là
A. 2,688. B. 3,136. C. 2,912. D. 3,360.

Trang 12
Câu 43. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Cho toàn bộ X
đi qua bình đựng Fe2O3 nung nóng dư sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong bình giảm đi 9,6
gam so với ban đầu. Phần trăm khối lượng CO2 có trong X là
A. 40,74%. B. 41,52%. C. 14,29%. D. 25,78%.
Câu 47. Cho hơi nước đi qua than nung nóng đỏ, sau khi loại bỏ hơi nước dư thu được 17,92 lít hỗn hợp khí X
gồm CO2, CO và H2. Hấp thụ X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa và có V lít khí Y thoát
ra. Cho Y tác dụng với CuO dư nung nóng sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị của m là
A. 12,8. B. 2,88. C. 9,92. D. 2,08.
Câu 48. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí than ướt X gồm CO, H2, CO2. Cho toàn bộ khí
X đi qua ống sứ đựng CuO nung nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng ống sứ giảm 8,0 gam. Lấy
toàn bộ khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ hấp thụ vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 17,5. B. 20. C. 25. D. 30.
Câu 50. Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 17,92 lít hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2 có tỉ khối so với
He bằng 3,9375. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ chứa Fe2O3 (dư) nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được hỗn hợp khí và hơi Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 1M và KOH 0,6M thu được kết
tủa và dung dịch Z. So với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu, dung dịch Z có khối lượng giảm
A. 27,05 gam. B. 55,75 gam. C. 46,75 gam. D. 36,05 gam.
Câu 51. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 0,2 mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X
phản ứng hết với CuO dư, đun nóng, thu được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch HNO 3 loãng, thu
được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Phần trăm số mol khí CO trong X là
A. 12,5%. B. 25,0%. C. 37,5%. D. 62,5%.
Câu 52. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí than ướt X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ
khí X đi qua ống sứ đựng 20 gam CuO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp rắn Y và khí
Z. Chất rắn Y tan vừa đủ trong dung dịch chứa 0,6 mol HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Khí
Z đem hấp thụ vào dung dịch chứa 0,05 mol Ca(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 2,5 B. 4,0 C. 5,0 D. 4,5
Câu 53. Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp khí X gồm
CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 (y mol) thu được dung
dịch Y chứa 27,4 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2. Cô cạn dung dịch Y, nung đến khối lượng không đổi
thu được 21,2 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,25. C. 0,2. D. 0,15.
Câu 54. Dẫn 0,075 mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2 đi qua than nung đỏ thu được x mol hỗn hợp Y
gồm CO, CO2 và H2. Dẫn Y đi qua ống sứ đựng 18,0 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 (dư) nung nóng thu được
16,4 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 0,125. B. 0,075. C. 0,105. D. 0,15.
Câu 55. Cho hơi nước đi qua than nung đỏ, thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2 có tỉ khối so với H2 là
7,8. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ gồm Fe2O3 và CuO (nung nóng), khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ được dẫn qua
dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 5,8 gam. Chất rắn còn lại trong ống sứ gồm Fe,
Cu, Fe2O3, CuO cho vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thất thoát ra V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của
N+5). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 8,96. C. 4,48. D. 17,92.
Câu 56. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm khí CO, CO2, H2. Dẫn hết
hỗn hợp X qua ống sứ chứa một lượng CuO dư nung nóng thu được chất rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung
dịch HNO3 loãng thu được 4,48 lít (đo đktc) khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5). Phần trăm thể tích khí
CO trong X là
A. 28,57%. B. 33,3 %. C. 57,15%. D. 18,42 %.
Câu 57. Cho hơi nước đi qua m gam cacbon nung đỏ, phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít hỗn hợp X gồm CO,
H2, CO2. Dẫn X qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp CuO và Fe3O4 nung nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy
khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Giá trị của m là
A. 0,9. B. 1,8. C. 1,2. D. 4,8.
Câu 58. Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp khí
Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, nung nóng), sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Nếu cho Y qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được
bao nhiêu gam kết tủa?
A. 1,379. B. 0,985. C. 1,97. D. 1,576.

Trang 13
Câu 59. Oxi hóa một lượng than chì bằng 0,50 mol không khí (chứa 80% nitơ và 20% oxi); có mặt hơi nước thu
được a mol hỗn hợp X gồm N2, H2, CO2, CO. Đốt cháy hết X cần 0,14 mol oxi được hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn
hết Y vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 17,1%; sau phản ứng thu được dung dịch có nồng độ 5,7%. Các
tạp chất trơ không tham gia phản ứng. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,80. B. 0,92. C. 0,74. D. 0,90.
Câu 60. Cho 0,7a mol hỗn hợp không khí (80% N2 và 20% O2) và hơi nước qua m gam C nung đỏ thu được
0,85a mol hỗn hợp khí X gồm CO2, N2, H2 và CO. Dẫn X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết
tủa và hỗn hợp khí Y. Cho Y qua CuO dư (nung nóng) thì khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
A. 2,5. B. 3,3. C. 4,1. D. 5,0.
Câu 61. Dẫn 0,06 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,105 mol hỗn
hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thì
thu được V lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là
A. 0,672 lít. B. 0,448 lít. C. 1,344 lít. D. 1,008 lít.
Câu 62. Dẫn 26,88 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hơi nước và khí cacbonic qua than nung đỏ thu được a mol
hỗn hợp khí Y gồm CO, H2, CO2, trong đó có V1 lít CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch có chứa
0,06b mol Ca(OH)2, khối lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào thể tích CO2 được ghi ở bảng sau:
Thể tích khí CO2 ở đktc (lít) V V + 8,96 V1
Khối lượng kết tủa (gam) 5b 3b 2b
Giá trị của a gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 1,48. B. 1,28. C. 1,36. D. 1,42.
Câu 63. Dẫn 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi H2O qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2.
Cho X đi chậm qua dung dịch chứa NaOH và Ba(OH)2, sự phụ thuộc khối lượng kết tủa và số mol CO2 được
biểu diễn theo đồ thị sau:

Nếu cho X đi qua ống sứ chứa Fe2O3 dư, nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng ống sứ
giảm m gam. Giá trị của m là
A. 2,56. B. 3,20. C. 2,88. D. 3,52.
Câu 64. Cho hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao được hỗn hợp X gồm CO, CO2 và H2. Cho V lít
hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí, hơi. Hòa tan
hết hỗn hợp Y bằng dung dịch HNO3 đặc thu được 11,2 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Biết rằng các
phản ứng tạo hỗn hợp X có hiệu suất 80% và than gồm cacbon có lẫn 4% tạp chất trơ. Khối lượng than đã dùng
để tạo được V lít hỗn hợp X có giá trị gần nhất với
A. 1,152 gam. B. 1,800 gam. C. 1,953 gam. D. 1,250 gam.
Câu 66. Cho hơi nước đi qua cacbon nóng đỏ, có 10,8 gam cacbon phản ứng, thu được a gam hỗn hợp khí X
gồm CO, CO2 và H2. Mặt khác, khi cho 2,24 lít X (đktc) tác dụng với nước vôi trong dư thì thu được 1,0 gam kết
tủa. Nếu cho 1/10 a gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với b gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (nung nóng),
tạo thành chất rắn Y (chứa hai kim loại). Để hòa tan hết Y cần ít nhất 42 gam dung dịch H2SO4 70% (đặc, nóng),
tạo ra khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của b là
A. 8. B. 12. C. 16. D. 20.
Câu 67. Tại một nhà máy sản xuất khí nông nghiệp, hơi nước được dẫn đi qua cacbon nóng đỏ, thu được hỗn
hợp khí than ướt X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn một lượng X đi qua lượng dư hỗn hợp CuO và Fe2O3, nung nóng,
thu được chất rắn Y và hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Hòa tan toàn bộ Y vào dung dịch H 2SO4 (đặc, nóng dư), thu
được 1,792 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Hấp thụ Z vào bình nước vôi trong dư, thấy khối
lượng bình tăng 2,84 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm thể tích H2 trong X là
A. 80%. B. 60%. C. 50%. D. 70%.

Trang 14

You might also like