You are on page 1of 38

Kỹ Thuật xử lý phát thải

Giảng viên: Tạ Văn Chương


 Đề tài: Tính toán thành phần phát thải và đề xuất quy trình xử lý phát
thải trong quá trình cháy nhiên liệu than
Mục lục thuyết trình:
Nhóm 4
Nguyễn Xuân Hoành – 20193804   CHƯƠNG 1 : Nghiên cứu tổng quan về đề tài
Nguyễn Quang Đức – 20193751 
CHƯƠNG 2 : Tính toán quá trình cháy nhiên liệu
Hoàng Văn Dũng – 20193755 
Phạm Quang Huy – 20193817   CHƯƠNG 3 : Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu

Nguyễn Hoài Nam – 20183382  


CHƯƠNG 4 : Đề xuất quy trình và thiết bị xử lí phát thải
Đoàn Minh Thái – 20193901 
Đào Trong Long – 20193839
CHƯƠNG 1 : Nghiên cứu tổng quan về đề tài
1./ Giới thiệu đề tài Phân loại than:
Giới thiệu về than: +Than khí: là loại than có khả năng sản ra một lượng
khí thắp lớn.
+Than đá là một nguồn nhiên liệu tối quan trọng
Than nâu Than đá
+Giá thành giá rẻ, dễ tiếp cận và phân bố đều hơn

+Tồn tại nguy cơ đối với chất lượng môi trường và


sức khỏe con người
→ Cần phải xem xét và tìm hiểu các vấn đề liên
quan khi sử dụng trong công nghiệp

Chất thải trong công nghiệp:


Các chất phát thải bao gồm: 
• Các loại bụi 
Than gầy Than antraxit
• Khí Sox, Nox, CO2, thủy ngân, … 
• Tiếng ồn, độ rung 
• Nước thải, chất thải rắn, hóa chất
độc hại 
Riêng quá trình đốt than, thành phần phát thải
chủ yếu là bụi từ thành phần tro, SOx , CO2 ,
CO(nếu quá trình đốt thiếu O2 ) và một phần
nhỏ NOx
CHƯƠNG 1 : Nghiên cứu tổng quan về đề tài

2./ Những ảnh hưởng của các chất phát thải


• Sức khỏe con người: Ô nhiễm khí là nguyên
nhân chính gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người: • Đến kinh tế- môi trường

Bụi SOx

Tác động đến sinh Môi trường toàn


vật, công trính cầu
CHƯƠNG 1 : Nghiên cứu tổng quan về đề tài
3./ Cơ chế hình thành phát thải
• Hình thành CO
• Hình thành Bụi

o CO là được hình thành do quá trình cháy không


o Là thành phần còn lại sau khi nhiên liệu được cháy kiệt. hoàn toàn của C và các hợp chất chứa C

o Về khối lượng và chất lượng của tro xỉ: phụ thuộc vào nhiên
liệu cháy và công nghệ đốt của các lò.
o C + CO2 → 2CO

Hình thành Nox:


oNitơ oxit sinh ra trong quá trình cháy bột than chủ yếu là NO và NO2 • Hình thành Sox
gọi chung là NOx, ngoài ra còn có 1 lượng nhỏ là N2O.
oTrong quá trình đốt cháy than ở nhiệt độ trên 1000oC, NOx sinh ra,
NO chiếm 90% trở lên, NO2 chiếm 5% đến 10%. o Trong quá trình cháy than, toàn bộ lưu huỳnh có thể cháy
oKhí NOx hình thành trong quá trình đốt than theo 3 cơ chế sau: được trong than dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ phân hủy và
Nguyên lí hủy nhiệt chuyển thành khí SO2
Do thành phần
Phản ứng tức thời
oHình thành N2O o Sau đó trong môi trường nhiệt độ cao, chúng sẽ kết hợp với
oxy tạo thành SO3, chiếm 0.5-2% lượng SO2 phát thải.
Chương 2: Tính toán quá trình cháy nhiên liệu
1./Nhiên liệu than 2./Nội dung tính toán
- Nhiên liệu rắn có ý nghĩa kĩ thuật là các loại than, sản phẩm của quá trình Phản ứng cháy của nhiên liệu với chất oxy hóa (phần lớn các trường hợp là oxy của
biến hóa có nguồn gốc từ thực vật. Cấu tạo hóa học tinh thể của than rất phức không khí) tạo thành sản phẩm cháy có nhiệt độ cao. Tính toán quá trình cháy nhằm
tạp. xác định: 
• Lượng không  khí cần thiết cho sự cháy của nhiên liệu 
- Người ta cần phải xác định thành phần sau đây của nhiên liệu rắn : độ ẩm,
chết bốc, cacbon cố định, tro. • Thành phần và lượng sản phẩm cháy tạo thành  - Nhiệt độ cháy
a) Phương pháp chuyển đổi thành phần nhiên liệu và công thức tính
toán
Thành phần nhiên liệu được biểu thị dưới các dạng: 
•Thành phần hữu cơ:  Ch + Hh + Oh + Nh =100% 
•Thành phần cháy: Cc + Hc + Oc + Nc  + Sc =100% 
•Thành phần khô: Ck + Hk + Ok + Nk  + Sk + Ak =100% 
•Thành phần sử dụng: Cd + Hd + Od + Nd  + Sd + Ad  + Wd =100% 
•Muốn chuyển đổi các thành phần đã biết của nhiên liệu ta sử dụng công
thức: xcd = k*x 
- Tương ứng với sự phân tích cơ bản người ta phân biệt trong nhiên liệu: thành
b) Xác định nhiệt trị thấp của nhiên liệu 
phần hữu cơ, thành phần cháy, thành phần khô, thành phần sử dụng. 
•Nhiệt trị của nhiên liệu là lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn
toàn một đơn vị khối lượng hay thể tích. Thứ nguyên là kcal/kg,
kcal/m3 hay kj/kg, kj/m3 
•Qtd = 81Cd + 300Hd  -  26(Od – Sd) – 6(Wd + 9Hd), kcal/kg 
•Qtd = 4,187*[81Cd + 300Hd - 26(Od – Sd) – 6(Wd + 9Hd), kJ/kg
Trong đó: Cd, Hd, Od, Sd, Wd- thành phần trong nhiên liệu sử dụng, %
Chương 2: Tính toán quá trình cháy nhiên liệu
3./ Chọn hệ số không khí và tính lượng không khí cần thiết
b. Tính lượng không khí cần thiết
+ tính lượng không khí cần thiết khi cháy hoàn toàn nhiên liệu
a. Chọn hệ số tiêu hao không khí α
Giả thiết khi chuyển đổi sang thành phần sử dụng nhiên liệu :
• -Lượng tiêu hao không khí là lượng không khí dung để dốt cháy nhiên
liệu và được tính theo thể tích. Từ thành phần nhiên liệu rắn ( theo phần trăm khối lượng ) được
• -Khi dung không khí khố để đốt ( 1kg hay 1 m ) nhiên liệu thì lượng
3
chuyển thành lượng kmol
tiêu hao không khí lý thuyết được tính theo:

Đối với không khí kO2 =0,21 nên phương trình sẽ trở thành:
Lượng không khí lý thuyết cần thiết ở trạng thái khô và ẩm :

Lượng không khí ẩm thực tế tính theo công thức:


Để đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu trong thực tế  người ta thường Lượng không khí khô lý thuyết cần thiết được tính theo công thức:
lấy lượng không khí lớn hơn lượng tiêu hao lý thuyết. Được xác
định theo công thức

Hệ số α lơn hay nhỏ tùy thuộc vào  loại nhiên liệu sử dụng,
phương pháp đốt và kiểu thiết bị đốt
Chương 2: Tính toán quá trình cháy nhiên liệu
4./ Tính lượng sản phẩm cháy và thành phần của 5./ Tính khối lượng riêng sản phẩm cháy
chúng
- Để tính sản phẩm cháy chung của nhiên liệu, đầu tiên tính thể
tích sản phẩm cháy của từng thành phần nhiên liệu, sau đó tính
thể tích toàn phần của một đơn vị nhiên liệu
- Tính lượng sản phẩm cháy:

- Tính thành phần sản phẩm cháy:


Chương 2: Tính toán quá trình cháy nhiên liệu
6./ Tính nhiệt độ cháy lý thuyết của nhiên liệu và nhiệt độ cháy thực tế
- Nhiệt độ cháy lý thuyết:
Nếu tất cả lượng nhiệt sinh ra trong khi cháy nhiên liệu tập trung làm cho sản phẩm cháy có một nhiệt độ nhất định thì
nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ cháy lý thuyết của nhiên liệu.
• Dùng phép nội suy xác định được nhiệt độ cháy lý thuyết theo công thức:

- Lượng nhiệt sinh ra do đốt cháy nhiên liệu ngoài việc làm tăng nhiệt độ của sản phẩm cháy còn tỏa mất ra môi trường
xung quanh. Vì vậy trong thực tế không thể nhận được nhiệt độ cháy lý thuyết của nhiên liệu mà nhận được nhiệt độ có giá
trị thấp hơn và gọi là nhiệt độ cháy thực tế.
- Nhiệt độ cháy thực tế phụ thuộc vào nhiệt độ cháy lý thuyết và vào điều kiện truyền nhiệt ở nơi đốt nhiên liệu.
- Nhiệt độ cháy thực tế của nhiên liệu bằng tích số của nhiệt độ cháy lý thuyết và hệ số tổn thất hàm nhiệt của sản phẩm
cháy( hay còn gọi là hệ số nhiệt độ): 
Trong đó: 
- tlt là nhiệt độ cháy lý thuyết của nhiên liệu , oC; 
- ƞt là hệ số nhiệt độ, chọn theo bảng
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.1 Đối với nhà máy nhiệt điện đốt than

 Khí thải
Các thành phần ô nhiễm trong khí thải
các nhà máy nhiệt điện than gồm:
- Bụi phát sinh từ tro trong than.
- NOx phát sinh từ Nitrogen trong không
khí và trong nhiên liệu khi cháy ở nhiệt độ
cao.
- SO2 phát sinh từ hàm lượng lưu huỳnh
trong than.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý
3.1 Đối với nhà máy nhiệt điện đốt than

 Các thành phần ô nhiễm này đều


ảnh hưởng đến sức khỏe con người và
gây tổn hại đến môi trường sinh thái
trong khu vực.
- Ngoài ra, đốt than còn tạo khí CO,
khi nó thoát ra ngoài không khí lại tạo
CO2. Khí CO2 tuy không phải là thành
phần ô nhiễm trực tiếp tác động lên sức
khỏe con người và hệ sinh thái, nhưng
gây hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ
toàn cầu.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý
3.1 Đối với nhà máy nhiệt điện đốt than

 Nước thải
Nước thải từ nhà máy nhiệt điện than bao gồm:
- Nước mưa chảy tràn.
- Nước thải sinh hoạt.
- Nước thải sản xuất.
 Nhìn chung, nước thải của nhà máy nhiệt điện
than ít mang tính độc hại, chủ yếu là các hóa chất
có hàm lượng rất thấp như NH3, Hydrazine,
Sodium phosphate…
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý
3.1 Đối với nhà máy nhiệt điện đốt than

 Chất thải rắn


Chất thải rắn của nhà máy nhiệt điện than chủ yếu là:
- Tro bay.
- Xỉ đáy lò.
- Thạch cao. 
 Bụi tro có thể gây các chứng bệnh về hô hấp; Cặn
tro xỉ tại các bãi thải xỉ thường kết tụ kim loại nặng có
thể gây ô nhiễm nguồn nước; Nước mưa tràn từ bãi thải
xỉ có thể mang tính acid hoặc kiềm gây hại cho sinh
thái khu vực.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý
3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

a. Tro, bụi
Tro, bụi có trong dòng khí thải nhà máy
nhiệt điện đốt than có ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe của con người, đặc biệt là người già
và trẻ em và những người mắc bệnh về hô
hấp.
Các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10µm
có thể đi vào tận phế nang gây viêm thành
phế quản, hạt nhỏ hơn 2,5µm có thể đi vào
tận màng phổi và đọng lại trong đó gây viêm
phổi
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

Nếu nồng độ cao và kéo dài có


thể dẫn đến ung thư phổi. Một số
bệnh ở con người do bụi gây ra:
 Đối với bệnh hô hấp: viêm
mũi, viêm phế quảng, hen
suyễn, viêm phổi, ung thư phổi.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

 Đối với hệ tiêu hóa: gây rối


loạn tuyến nước bọt, rối loạn
tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm
nhiễm đường ruột làm giảm
khả năng tiêu hóa và hấp thụ
chất dinh dưỡng.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

 Đối với da: tác động


đến tuyến nhờn ở da
làm khô da, kích thích
gây dị ứng da, viêm da,
sinh mụn trứng cá, mụn
nhọt, lở loét da.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

 Đối với mắt: khi bụi tiếp xúc


trực tiếp với mắt sẽ kích thích
màng tiếp hợp gây sung đỏ,
chảy nước mắt. Nếu tình trạng
này kéo dài có thể gây tổn
thương màng tiếp hợp gây
viêm mắt, viêm giác mạc, giảm
thị lực, nặng hơn có thể làm mù
mắt.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

b. Khí Sox
- Khí SO2 , SO3 được sinh ra từ quá trình
đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh như:
Than , dầu FO , DO . Khí SO2 là loại khí
không màu , không cháy , có vị hăng cay ,
do quá trình quang hóa hay do sự xúc tác
khí SO2 dễ dàng bị oxy hóa và biến thành
SO3 trong khí quyển
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

 Đối với sức khỏe con người


- SOx là chất có tính kích thích, dễ hòa tan trong
nước và được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh khi hít thở
ở đoạn trên của đường hô hấp. Ở nồng độ thấp (1-
5ppm) sẽ xuất hiện sự co thắt tạm thời các cơ mềm
của khí quản và ở nồng độ cao hơn, khí SO2 gây xuất
tiết nước nhầy và viêm tấy thành phế quản, gây khó
thở.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

- SOx có thể xâm nhập qua cơ thể qua các cơ


quan hô hấp hoặc các cơ quan tiêu hóa sau khi
được hòa tan bởi nước bọt. Cuối cùng chúng
có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn.
- Khi tiếp xúc với bụi, SOx có thể tạo ra các
hạt axit nhỏ có khả năng xâm nhập vào các
huyết mạch nếu kích thước của chúng nhỏ hơn
2 – 3 µm.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

 Đối với thực vật


Các loài thực vật nhạy cảm với khí SOx là
rêu và địa y
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than
 Đối với môi trường
- SOx bị oxi hóa ngoài không khí và phản ứng
với nước mưa gây ra mưa axit sunfuric hay
các muối sunfate gây hiện tượng mưa axit,
ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Rừng bị hủy diệt và sản lượng cây trồng giảm
sút.
- Gây ăn mòn vật liệu và phá hủy các công
trình kiến trúc.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

- Mưa axit rơi xuống mặt đất sẽ rửa trôi


hết các dưỡng chất và mang kim loại độc
hại xuống ao hồ, gây ô nhiễm nguồn nước
trong hồ, gây tác hại xấu đến sinh vật thủy
sinh và các loài cá.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

c. Khí NO­2
- NO2 là khí có màu nâu đỏ, có mùi gắt và
cay, mùi của nó có thể phát hiện ở khoảng
nồng độ 0,12ppm.NO2 là chất khí có tính
kích thích mạnh đường hô hấp, tác động đến
hệ thần kinh và phá hủy mô tế bào phổi, làm
chảy nước mũi, viêm họng.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

- Khi NO2 với nồng độ 100ppm có thể gây tử vong cho
người và động vật sau ít phút.
- Ở nồng độ 5ppm có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường
hô hấp.
- Với khoảng 0,6ppm, nếu con người tiếp xúc lâu dài có
thể gây các bệnh nghiêm trọng về phổi.
- Với khoảng 1ppm, NO2 cũng gây những tác hại
nghiêm trọng đến các loài thực vật nhạy cảm, và
NO2 cũng là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt than

d. Khí CO
Khí CO là loại khí
không màu , không mùi
và không vị , tạo ra do
sự cháy không hoàn
toàn của nhiên liệu chứa
Cacbon.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.2 Một số khí thải gây ảnh hưởng đáng kể điển hình trong nhà máy nhiệt điện đốt
than
Con người đề kháng với CO rất
khó khăn . Nhưng người mang
thai và dau tim tiếp xúc với với
CO sẽ rất nguy hiềm vì ai lực của
CO với hemoglobin cao gấp 200
lần so với oxy , cản trở oxy từ
máu đến mô . vậy nên cần nhiều
máu vận chuyển đến mới cung
cấp đủ lượng oxy cần thiết
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.3 Đối với khu dân sinh đốt than tổ ong

Do giá thành sử dụng rẻ hơn gas và điện nên than tổ ong
vẫn được người dân sử dụng rộng rãi. Mặc dù biết than tổ
ong ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, sức khỏe
của con người nhưng vì tiết kiệm kinh phí nên mọi người
vẫn làm ngơ.
Khói than chứa nhiều thành phần độc hại như:
cacbon oxit CO, CO2, nitơ oxit NOx và một số chất khác
như lưu huỳnh oxit SOx, muội than, hydrocacbon chưa
cháy hết CnHm, fomandehit HCHO… Các chất này khi
phát tỏa ra không khí sẽ gây ảnh hưởng trực trực tiếp tới
sức khỏe con người.
Chương 3: Phân tích các chất độc hại thải ra từ quá trình cháy nhiên liệu cần xử lý

3.3 Đối với khu dân sinh đốt than tổ ong

Một số ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể đến là:
- Gây ngộ độc khí than tổ ong (do trong than có khí độc
SO2, NO2, CO…)
- Tác nhân gây viêm phổi, viêm phế quản, ung thư
phổi…
- Đốt than tổ ong trong phòng kín có thể gây ngạt dẫn
đến chết người.
- Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên sống trong môi
trường bị ô nhiễm bởi khói than sẽ có nguy cơ bị sẩy thai,
thai bị biến dạng rất cao.
Chương 4: Đề xuất quy trình và thiết bị xử lí phát thải

4.1 Quy trình xử lý

Lò hơi đốt than là nguồn cung cấp nhiệt


cho các thiết bị công nghệ qua môi chất
dẫn nhiệt là hơi nước cao áp. Lò hơi có
thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn khác
nhau, hiện nay người ta thường dùng ba
loại nhiên liệu đốt lò chính là gỗ củi,
than đá hoặc dầu F.O. Đặc điểm khí thải
của các loại lò hơi khác nhau, tùy theo
loại nhiên liệu sử dụng.
Chương 4: Đề xuất quy trình và thiết bị xử lí phát thải

4.1 Quy trình xử lý

Trong sản phẩm cháy chứa nhiều bụi, các


thành phần khí độc như SOx, NOx và đặc
biệt là CO. Thành phần và tải lượng chất gây
ô nhiễm trong khí thải vượt quá tiêu chuẩn
cho phép nhiều lần, vì vậy cần thiết phải xử
lý khí thải lò hơi đốt than trước khi xả ra
môi trường để tránh gây ô nhiễm môi trường
không khí xung quanh và ảnh hưởng đến sức
khoẻ của người cư dân sống quanh khu vực.
Chương 4: Đề xuất quy trình và thiết bị xử lí phát thải

4.1 Quy trình xử lý

Hiện tại hệ thống lò hơi chưa có hệ thống


xử lý khí nên dòng khí thải chứa các thành
phần gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn xả thải
cho phép. Khí thải lò hơi chứa các tác chất
ô nhiễm chủ yếu là: tro, mụi than,
Hydrocacbon (CxHy) cháy không hoàn
toàn và các khí như: CO2, NOx, CO, SO2
… sinh ra trong quá trình phản ứng được
quạt hút đưa vào thiết bị hấp thụ.
Chương 4: Đề xuất quy trình và thiết bị xử lí phát thải

4.2 Đề xuất thiết bị

Trong tháp hấp thụ dòng khí sẽ được


phân bố vào thiết bị ở phía dưới và
dòng dung dịch hấp thụ sẽ được phân
bố theo chiều ngược lại. Dung dịch này
được bơm ly tâm vận chuyển từ bể chứa
dung dịch hấp thụ, qua bộ phân phối tạo
thành những giọt lỏng kích thước bé,
phun đều vào thiết bị.
Chương 4: Đề xuất quy trình và thiết bị xử lí phát thải

4.2 Đề xuất thiết bị

Tháp có cấu tạo hai tầng, trong mỗi tầng


đều có chứa vật liệu tiếp xúc với bề mặt
riêng lớn và độ rỗng cao. Quá trình xử lý
chia làm hai giai đoạn. Tại phần dưới
của thiết bị xử lý, dòng khí và dung dịch
hấp thụ tiếp xúc với nhau tại màng nước
trên bề mặt vật liệu.
Chương 4: Đề xuất quy trình và thiết bị xử lí phát thải

4.2 Đề xuất thiết bị

Trước tiên các hạt bụi có kích thước bé


sẽ bị thấm ướt và bị hút bởi các hạt chất
lỏng và các thành phần ô nhiễm như
SOx, NOx, CO…sẽ được hấp thụ một
phần. Một quá trình khác diễn ra ở tầng
thiết bị thứ nhất là trao đổi nhiệt. Dòng
khí từ nhiệt độ cao sẽ nguội dần, quá
trình khử triệt để các thành phần ô nhiễm
sẽ diễn ra ở tầng trên của tháp.
Chương 4: Đề xuất quy trình và thiết bị xử lí phát thải

4.2 Đề xuất thiết bị

Cơ chế loại bỏ các chất ô nhiễm ở tầng trên


giống như tầng đáy thiết bị. Đó là quá trình
hòa tan và chuyển hóa hóa học. Sau thời gian
tiếp xúc phù hợp, các chất ô nhiễm như SOx,
NOx và một phần khí CO sẽ được loại bỏ.
Dòng khí tiếp tục được dẫn qua thiết bị hấp
phụ với vật liệu hấp phụ là than hoạt tính. Tại
đây khí CO còn chứa trong dòng khí sẽ đi qua
lớp vật liệu hấp phụ, các phân tử khí sẽ tiếp
xúc và liên kết với bề mặt chất rắn. Từ đó các
thành phần ô nhiễm còn lại sẽ được tách khỏi
dòng khí và ngưng tụ trong các lỗ xốp siêu nhỏ
của chất hấp thụ.
Chương 4: Đề xuất quy trình và thiết bị xử lí phát thải

4.2 Đề xuất thiết bị

Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị xử lý sẽ


là khí sạch đạt các tiêu chuẩn môi trường
theo QCVN 19:2009/BTNMT. Bụi và các
khí độc sau khi được hấp thụ và lắng
xuống đáy thiết bị dưới dạng bùn cặn sẽ
được tháo ra định kỳ về bể chứa bùn của
Hệ thống xử lý nước thải. Phần nước
trong bên trên được tuần hoàn về lại thiết
bị chứa dung dịch hấp thụ, sau một thời
gian hoạt động sẽ được xả bỏ về HT
XLNT và định kỳ bổ sung, thay mới.

You might also like