You are on page 1of 117

Bé c«ng an

Trêng ®¹i häc PCCC

QUẢN LÝ AN TOÀN CHÁY, NỔ

TS. Trịnh Thế Dũng

Hà Nội 2012
QUẢN LÝ AN TOÀN CHÁY, NỔ

Chương 1. Một số kiến thức cơ bản về cháy, nổ


1.1. Một số khái niệm về cháy, nổ (Sự cháy, Đám cháy, An toàn cháy, An toàn
nổ, Phòng cháy, Chữa cháy)
 Sự cháy: là tổng hợp các quá trình biến đổi lý hoá phức tạp có toả nhiệt và phát
ra ánh sáng. Để phân biệt sự cháy với các hiện tượng khác, người ta căn cứ vào ba
dấu hiệu đặc trưng của sự cháy:
- Sự biến đổi hoá học – cháy là phản ứng hoá học.
- Toả nhiệt – khi cháy bao giờ cũng toả nhiệt.
- Phát sáng: khi cháy bao giờ cũng có ngọn lửa phát sáng.
 Nổ:
Căn cứ vào tính chất nổ, bao gồm hai loại: Nổ lý học và nổ hoá học.
- Nổ lý học là những trường hợp nổ do áp suất tăng mạnh trong thể tích thiết bị,
vỏ thiết bị không chịu được áp lực nén theo thiết kế nên bị phá huỷ. Ví dụ quả
bóng bay, xăm xe đạp v.v. khi bơm căng quá sẽ xảy ra nổ; nồi hơi, bình khí nén
khi vượt quá áp lực cho phép bên trong cũng gây nổ.
- Nổ hoá học là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra. Trong nổ hoá học có đủ
các dấu hiệu của phản ứng hoá học như toả nhiều nhiệt và phát sáng. Các loại
thuốc đạn, bom khi nổ đều xếp vào nổ hoá học.
Nói một cách tổng hợp: Nổ là một quá trình chuyển hoá cực nhanh (vài phần chục
hoặc vài phần trăm giây) về mặt lý và hoá học của các chất hoặc hỗn hợp của
chúng, có toả ra năng lượng rất lớn. Năng lượng này sẽ nén sản phẩm nổ và môi
trường xung quanh tạo nên sự thay đổi rất mạnh về áp suất. Nổ có thể xảy ra khi có
sự phân huỷ về mặt lý học hoặc do sự chuyển hoá về mặt hoá học củacác chất, do
sự cháy nhanh các hỗn hợp hơi, khí và bụi có nguy hiểm nổ.

2
 An toàn cháy - Trạng thái an toàn của các công trình, thiết bị sản xuất nhằm đảm
bảo ngăn ngừa được sự hình thành đám cháy và hạn chế hậu quả do đám cháy gây
ra, nhờ các biện pháp tổ chức, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ.
 An toàn nổ - Trạng thái quá trình sản xuất, loại trừ được khả năng nổ hoặc nếu
nổ xảy ra phải ngăn chặn được tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với
sức khoẻ con người, giữ được về cơ bản giá trị vật chất tài sản.
 Đám cháy
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5303-1990 An toàn cháy - Thuật ngữ và định
nghĩa: Đám cháy là sự cháy ngoài sự kiểm soát của người và gây ra thiệt hại về
người và tài sản.
- Theo luật PCCC 2001: Đám cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy
không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi
trường.
- Theo các chuyên gia PCCC: Đám cháy là sự cháy xuất hiện ngẫu nhiên
hay cố ý mà nó tiếp tục phát triển và cháy cho đến khi chưa cháy hết hoàn toàn
chất cháy hoặc chưa xuất hiện các điều kiện dẫn tới tự tắt nhằm khống chế và dập
tắt nó.
* Từ khái niệm của các chuyên gia PCCC có thể rút ra ba kết luận sau:
+ Quá trình cháy là quá trình chính và cơ bản ở đám cháy, nghĩa là không có
sự cháy thì sẽ không tồn tại đám cháy.
+ Do đám cháy xuất hiện ngẫu nhiên hoặc do cố ý cho nên không có biện
pháp phòng ngừa nào có thể loại trừ hoàn toàn xác suất xảy ra cháy.
+ Để hạn chế mức độ nguy hiểm và thiệt hại do cháy gây ra cần phải áp dụng
các biện pháp phòng ngừa; trường hợp khi đã xuất hiện cháy thì cần áp dụng các
biện pháp tích cực để khống chế và dập tắt đám cháy.
* Từ kết luận trên dẫn tới các kết luận sau:

3
+ Để giảm tính nguy hiểm cháy đối với bất kỳ cơ sở nào cũng phải áp dụng
tối đa các biện pháp phòng ngừa, đó là các biện pháp về kiến trúc, công nghệ, tổ
chức,… nhằm không để cháy xảy ra.
+ Phải có các giải pháp về kiến trúc xây dựng, công nghệ, nhằm giảm cường
độ phát triển của đám cháy, có khả năng khống chế vùng cháy và khói nếu cháy
xảy ra.
+ Cần phải có giải pháp tích cực nhằm khống chế và dập tắt đám cháy trong
khoảng thời gian ngắn nhất bằng biện pháp công nghệ đặc biệt, các hệ thống chữa
cháy tự động và cố định hoặc lực lượng phương tiện chuyên nghiệp.

1.2. Nh÷ng yÕu tè vµ ®iÒu kiÖn cÇn thiÕt cho sù ch¸y


1.2.1. Các yếu tố hình thành sự cháy
Sự cháy muốn xảy ra và tồn tại cần phải có đủ 3 yếu tố: chất cháy, chất ôxy
hoá và nguồn nhiệt.
Chất cháy: Là những chất có khả năng tham gia phản ứng với chất ôxy hoá.
Khi cháy, nổ bị biến đổi thành phần hoá học tạo ra sản phẩm cháy, đồng thời giải
phóng năng lượng nhiệt và phát sáng.
Chất cháy tồn tại dưới 3 dạng:
- Chất cháy thể rắn như tre, gỗ, vải, giấy, cao su, nhựa tổng hợp v.v.
- Chất cháy thể lỏng như xăng, dầu, rượu, benzen v.v.
- Chất cháy thể khí như hydro, metan v.v.
Chất ôxy hoá: Là những chất có khả năng ôxy hoá chất cháy như ôxy, các chất
thuộc nhóm halogen v.v.
Nguồn nhiệt: Là những nguồn cung cấp năng lượng nhiệt cần thiết cho phản ứng
cháy. Nói cách khác, nguồn nhiệt có thể là vật đốt nóng nào đó (khi bốc cháy
cưỡng bức), hoặc một quá trình toả nhiệt nào đó (khi tự bốc cháy) có khả năng đốt
nóng một thể tích nhất định của hỗn hợp cháy đến nhiệt độ xác định, khi tốc độ toả
nhiệt (do phản ứng trong hỗn hợp cháy) bằng hoặc lớn hơn tốc độ thoát nhiệt từ
vùng phản ứng với điều kiện công suất và thời gian tác động của nguồn nhiệt phải

4
đảm bảo duy trì những điều kiện tới hạn trong khoảng thời gian cần thiết để phát
triển phản ứng với việc tạo thành mặt lửa có khả năng tiếp tục lan truyền một cách
tự phát.
Nguồn nhiệt chỉ trở thành nguồn gây cháy khi có đủ 3 điều kiện sau:
- Nhiệt độ của nguồn nhiệt phải lớn hơn nhiệt độ tự bốc cháy của môi trường
cháy mà nguồn nhiệt tiếp xúc.
- Công suất của nguồn nhiệt (q n) phải lớn hơn năng lượng đốt cháy tối thiểu
(qmin) của môi trường cháy mà nguồn nhiệt tiếp xúc: qn > qmin.
- Thời gian tác động của nguồn nhiệt (n) phải lớn hơn thời gian phản ứng (pư)
của môi trường cháy: n > pư
Thời gian tác động của nguồn nhiệt được xác định từ khi bắt đầu tiếp xúc với
môi trường cháy đến thời điểm khi nhiệt độ của nguồn nhiệt đạt đến nhiệt độ tự bốc
cháy của chất cháy.
1.2.2. Các điều kiện cần cho sự cháy
Ba yếu tố nêu trên là điều kiện cần cho sự cháy nhưng chưa đủ. Để sự cháy xuất
hiện và duy trì cần có các điều kiện đủ như sau:
- Chất cháy, chất ôxy hoá, nguồn nhiệt phải tiếp xúc với nhau.
- Thời gian tiếp xúc của nguồn nhiệt phải đủ để làm bắt cháy chất cháy.
- Công suất nguồn nhiệt phải đủ để làm bắt cháy chất cháy.
- Phải có đủ lượng chất ôxy hoá để đảm bảo duy trì sự cháy.
- Nồng độ chất cháy với chất ôxy hoá phải nằm trong giới hạn nguy hiểm cháy,
nổ.

1.3. Cơ sở lý hóa sự phát triển và dập tắt đám cháy


1.3.1. Quá trình lý-hóa của sự cháy
a) Các cơ sở lý học
Cháy là quá trình biến đổi lý hoá toả nhiệt của hỗn hợp chất cháy và chất ôxy
hoá tạo thành sản phẩm cháy.

5
Sự toả nhiệt xảy ra ngay trong vùng phản ứng cháy. Vùng xảy ra các phản
ứng hoá học thường hạn chế bởi một phần không gian rất nhỏ. Nó có thể cố định
hoặc dịch chuyển trong không gian tuỳ thuộc bởi điều kiện diễn ra quá trình cháy.
Các quá trình lý học bao gồm những quá trình tạo ra sự tiếp xúc phân tử chất
cháy và chất ô xy hoá.
Đó là: Sự tác động nhiệt tới bề mặt chất cháy, đốt nóng chất cháy, sự thăng
hoa, sự nóng chảy bốc hơi chất cháy, quá trình trao đổi khí, sự khuếch tán chất
cháy và chất ô xy hoá tạo ra hỗn hợp cháy.
b) Các cơ sở hoá học
Các quá trình hoá học là các quá trình làm thay đổi tính chất lý hoá của các
chất ban đầu.
Đó là : Sự phân huỷ nhiệt của các loại chất cháy tạo ra sản phẩm trung gian
(các nguyên tử, các gốc tự do) của quá trình cháy; sự tương tác giữ các phân tử chất
cháy với chất ô xy hoá để tạo thành sản phẩm cháy.
- Các quá trình hoá học diễn ra nhanh hơn gấp nhiều lần so với các quá trình
lý học và chỉ diễn ra khi có đủ một số điều kiện sau: Các phân tử chất cháy và chất
ô xy hoá có năng lượng cao ở trạng thai hoạt hoá và một tỷ lệ nhất định.
- Về cơ bản các phản ứng cháy thuộc loại phản ứng ô xy hoá, tức là sự liên
kết của các phần tử chất cháy ban đầu với ô xy trong không khí.
- Trong quá trình cháy thì sự khuếch tán của các phân tử chất cháy và chất ô
xy hoá cũng như sự truyền năng lượng nhiệt từ vùng cháy ra ngoài quyết định
cường độ cháy ở đám cháy.
Từ việc nghiên cứu các cơ sở lý hoá của quá trình cháy sẽ giúp hiểu rõ về
khái niệm giới hạn nồng độ bốc cháy thấp - cao, lượng không khí cần thiết để cháy
hết một đơn vị khối lượng chất cháy, lượng sản phẩm cháy, nhiệt lượng cháy tạo ra
khi cháy.
Lượng không khí cần thiết để cháy hết liên kết hoá học đơn chất có thể xác
định theo công thức sau :
* Đối với một kg chất lỏng hoặc chất rắn cháy

6
106,6 N
Vkko 
z.M
* Đối với 1 m3 hơi hay khí cháy .

4,76.N
Vkko 
z
Trong đó :
N : số mol ôxy;
M: Phân tử lượng chất cháy, [kg/mol];
z: Số mol chất cháy.
* Lượng không khí cần thiết để cháy hết các chất là hỗn hợp các liên kết hoá
học (gỗ, than bùn, khí thiên nhiên...), được xác định theo công thức sau:
+ Đối với 1kg chất rắn hoặc chất lỏng cháy.

C S O
Vkko  0,269  H   
3 8 8

+ Đối với 1m3 chất khí cháy:

2CH 4  0,5 H 2  0,5CO  1,5 H 2 S  O2


Vkko 
21
Trong đó:
C, H, S, O - hàm lượng cácbon, hyđrô, lưu huỳnh và ôxy, [%];
CH4, H2, CO, H2S, O2 - hàm lượng mêtan, hyđrô, cacbonoxit, hydrosunphua
và ôxy, [%].
Khi cháy các liên kết hoá học đơn thì thể tích sản phẩm cháy Vspc được xác
định theo phương trình phản ứng và biểu thức sau:
+ Khi cháy 1kg chất lỏng hoặc rắn cháy:

22,4 mCO2  m H 2O  m N 2 
o
V spc 
z.M

7
+ Khi cháy 1m3 khí :

mCO2  m H 2O  m N 2
o
V spc 
z
Trong đó :
Vospc - thể tích sản phẩm cháy điều kiện tiêu chuẩn, [m3/kg, m3/m3];

mCO2 , m H 2O , m N 2 - số mol cacbondiôxit, nước, nitơ trong phương

trình phản ứng cháy;


z - số mol chất cháy trong phương trình phản ứng cháy.

+ Khi cháy các chất là hỗn hợp các liên kết hoá học, nếu biết được thành
phần thì thể tích sản phẩm cháy được xác định theo công thức sau:
o
Vspc  8,86C   32,2 H   3,3S   0,8 N   1,24W   2,625O 

Trong đó: C’, H’, S’, N’, W’, O’ - là khối lượng cácbon, hyđrô, lưu huỳnh,
nitơ, nước và ôxy có trong chất cháy, [kg].
Khi cháy hỗn hợp khí cháy thì thể tích sản phẩm cháy được xác định theo
công thức sau :
0
Vspc  2,88H 2  2,88CO  7,64H 2 S  10,52CH 4  12,4C 2 H 2  15,28C 2 H 4  CO2  N 2

Trong đó: H2, CO, H2S, C2H2, C2H4, CO2 - thể tích các thành phần tương ứng
trong 1 m3 khí, [m3].
Từ cơ chế cháy và nổ sẽ cho biết khi cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng
chất cháy bất kỳ sẽ toả ra một lượng nhiệt nhất định. Lượng nhiệt toả ra khi cháy
hoàn toàn một đơn vị khối lượng hay thể tích chất cháy được gọi là nhiệt lượng
cháy riêng.
Nhiệt lượng cháy riêng này được phân biệt ra nhiệt lượng cháy thấp và nhiệt
lượng cháy cao. Số lượng nhiệt toả ra khi cháy hoàn toàn một đơn vị thể tích hoặc
khối lượng mà nước tạo thành trong sản phẩm cháy ở pha hơi, được gọi là nhiệt
cháy thấp, [Qt].

8
Đối với các đơn chất Qt là hằng số và giá trị của nó được lấy từ các sổ tay tra
cứu. Còn đối với các chất phức tạp gồm nhiều thành phần thì giá trị của đại lượng
này phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của chất cháy và có thể xác định theo công
thức Mendeleep:

Qt  339,4C  1257 H  108,9(O  S )  25,1(9 H  W )


Trong đó: C; H; O; S; W - hàm lượng tương ứng của cácbon, hydrô, ôxy,
lưu huỳnh và độ ẩm trong chất cháy, [%].
Nhiệt lượng cháy thấp của hỗn hợp khí cháy tính cho một m 3 được xác định
theo công thức sau:

Qt  126,5CO  107,7 H 2  358,2CH 4  590,8C2 H 4  836,9C2 H 6 


913,4C3 H 8  1185,8C4 H10  1462,3C5 H12  234,6 H 2 S

Ở đây chỉ tính các thành phần cacbuahydro phổ biến trong thành phần hỗn
hợp khí cháy.
1.3.2. Cấu tạo của ngọn lửa khuếch tán khi cháy vật liệu thể khí, thể lỏng và thể
rắn
a) Cấu trúc ngọn lửa khuếch tán khi cháy chất khí
- Khi dòng khí thoát ra theo phương thẳng đứng từ dưới lên và đối xứng
trong không gian bị xáo trộn cùng với không khí của môi trường, xung quanh trục
đối xứng sẽ tạo ra vùng hỗn hợp khí cháy với không khí. Nếu xem xét vùng hỗn
hợp này một cách chi tiết cho thấy ở một khoảng cách nhất định từ miệng phun sẽ
tạo thành vùng hỗn hợp khí cháy và không khí có nồng độ không đồng nhất. ở
chính giữa tâm là khí cháy nguyên chất, ở ngoài cùng thì nồng độ khí cháy bằng
không - không khí sạch.
- Trong vùng hỗn hợp khí cháy và không khí tồn tại hai giới hạn cháy:
+ Giới hạn bốc cháy thấp phía ngoài.
+ Giới hạn bốc cháy cao phía trong.
- Ở giữa giới hạn bốc cháy thấp và bốc cháy cao tồn tại vùng hỗn hợp cháy
có nồng độ tương ứng với nồng độ của hỗn hợp tỷ lượng . Nếu đưa nguồn gây cháy
tới dòng hỗn hợp khí cháy không khí thì nó sẽ bốc cháy và cháy thành ngọn lửa ổn
định. Vận tốc phản ứng cháy cực đại diễn ra ở vùng hỗn hợp có nồng độ tương ứng

9
với nồng độ của hỗn hợp tỷ lượng, và ngọn lửa sẽ tự dừng lại ở đúng vùng này
(vùng hỗn hợp tỷ lượng).
- Phía bên ngoài ngọn lửa dừng ở vùng giới hạn nồng độ bốc cháy thấp xuất
hiện các dòng khí đối lưu, không khí sạch ở xung quanh ngọn lửa tràn vào vùng
cháy, còn sản phẩm cháy có nhiệt độ cao, nhẹ hơn bay lên phía trên cao. Do có hiện
tượng này nên bề mặt phía trên ngọn lửa có xu hướng phình to hơn, còn phía dưới
bị dòng khí lạnh nén ép nên ngọn lửa nhỏ hơn. Tốc độ và mức độ cháy hoàn toàn
của chất khí phụ thuộc bởi dạng khí cháy và chế độ của dòng khí thoát ra (áp suất,
đường kính dạng miệng phun ...). Giá trị nhiệt độ cực đại của ngọn lửa khuyếch
tán khi cháy chất khí thường đạt từ 13501500 oC.
b) Cấu trúc ngọn lửa khuếch tán khi cháy chất lỏng
Sản phẩm
Sản phẩm cháy
Sản phẩm cháy
cháy

Không Không
Kh Không
khí khí
ông khí
khí

a) b) c)
c)
Hình 1.1. Sơ đồ sự thay đổi hình dáng kích thước vùng cháy ở bể chứa chất lỏng.
a - bắt đầu cháy ; b - sự phát triển của quá trình cháy ; c - chế độ cháy ổn định.

Sự hình thành ngọn lửa cháy khuyếch tán trên bề mặt chất lỏng cũng diễn ra
tương tự như khi cháy chất khí. Tuy nhiên, do chất lỏng không có sẵn năng lượng
dự trữ ban đầu như đối với dòng chất khí, hơi chất lỏng thoát khỏi bề mặt của nó
một cách từ từ theo cơ chế khuyếch tán đối lưu phân tử để kết hợp với không khí
tạo thành hỗn hợp hơi chất cháy với không khí.

10
- Tốc độ bay hơi chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
- Nhiệt độ chất lỏng càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn và càng nhanh hình
thành hỗn hợp nguy hiểm chaý phía trên bề mặt chất cháy lỏng.
- Khi mang nguồn gây cháy tới hỗn hợp hơi chất lỏng với không khí thì
chúng cũng bốc cháy thành ngọn lửa ổn định. Sự cháy sẽ làm thay đổi tỷ lệ khí và
gía trị dòng nhiệt phía trên bề mặt chất lỏng cháy; sản phẩm cháy nhẹ hơn sẽ bay
lên phía trên, không khí sạch lạnh từ môi trường xung quanh tràn vào thế chỗ và
hoà trộn với hơi chất lỏng. Các dòng nhiệt bức xạ từ ngọn lửa tác động lên bề mặt
chất lỏng và nung nóng khiến cho cường độ của quá trình bay hơi tăng lên.
- Nếu chất lỏng trước khi cháy có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bốc cháy thì sự
cháy hơi chất lỏng sẽ diễn ra với cường độ cao, ngọn lửa lan truyền rất nhanh.
Tương ứng thì cường độ bức xạ nhiệt tác động lên bề mặt chất lỏng cũng tăng lên,
cường độ trao đổi khí xung quanh ngọn lửa tăng lên và nó nén mạnh sườn ngọn
lửa do đó ngọn lửa có dạng hình nón, kích thước của ngọn lửa tăng. Sự cháy tiếp
tục diễn ra, chuyển sang chế độ cháy rối và tiếp tục phát triển cho đến khi tạo ra
chế độ khí nhiệt động cân bằng.
Nhiệt độ cực đại của ngọn lửa khuyếch tán đối với nhiều chất lỏng cháy
không vượt quá giá trị 12501300 oC.
Sự lan truyền của ngọn lửa trên bề mặt chất lỏng phụ thuộc bởi tốc độ tạo
thành hỗn hợp cháy theo cơ chế đối lưu và khuyếch tán phân tử . Như vậy vận tốc
lan truyền của ngọn lửa trên bề mặt chất lỏng phụ thuộc chủ yếu bởi nhiệt độ của
chính chất lỏng đó.
c) Cấu trúc ngọn lửa khuếch tán khi cháy chất rắn
Sự hình thành cấu trúc ngọn lửa khuyếch tán đối với chất cháy rắn cũng diễn
ra tương tự như khi cháy chất khí và chất lỏng. Nhưng quá trình cháy diễn ra phức
tạp hơn.
- Muốn cháy được, các chất rắn phải qua quá trình nhiệt phân để tạo ra hơi
và khí cháy. Sản phẩm nhiệt phân hỗn hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy,
khi đủ điều kiện thì sẽ bốc cháy. Sự khác biệt cơ bản của sự hình thành cấu trúc
ngọn lửa khuyếch tán khi cháy chất rắn so với khi cháy chất khí và chất lỏng là:
nhiệt độ ban đầu của quá trình bay hơi cao hơn. Ví dụ đối với gỗ, sự nhiệt phân ở
150-200oC.
11
- Nhiệt độ cực đại của ngọn lửa khuyếch tán khi cháy đa số các chất rắn và
vật liệu cháy có gốc hữu cơ thường đạt giá trị từ 1200 -1250oC.
- Các chất và vật liệu cháy rắn sau khi nung nóng tới giá trị nhiệt độ cao hơn
250-300oC, chúng sẽ bị nhiệt phân, ở trên bề mặt sẽ tạo thành hỗn hợp hơi, khí
cháy với không khí. Nếu hỗn hợp đạt giá trị nồng độ lớn hơn giới hạn nồng độ bốc
cháy thấp và nhỏ hơn giới hạn nồng độ bốc cháy cao, mà gặp nguồn gây cháy thì
quá trình cháy xảy ra tương tự như khi cháy hơi chất lỏng. Ở đây còn có sự khác
biệt nữa, đó là khi đã cháy hết các phân tử hơi chất rắn sẽ lại tiếp tục xuất hiện
thêm các quá trình toả nhiệt: cháy nốt phần than hoá và quá trình nhiệt phân. Chính
các quá trình đó đã làm tăng cường sự đốt nóng chất cháy rắn và tăng tốc độ nhiệt
phân dẫn đến lượng hơi và khí cháy vào vùng phản ứng cháy càng nhiều.
- Vận tốc cháy lan trên bề mặt chất rắn nằm ngang thấp hơn nhiều so với vận
tốc cháy lan trên bề mặt chất lỏng.
Trong hình 2.4 thể hiện vận tốc cháy lan trên bề mặt gỗ phụ thuộc vào nhiệt
độ ban đầu, trong khoảng nhiệt độ từ 100200oC. ở nhiệt độ ban đầu trong khoảng
từ 100200oC vận tốc cháy lan của chất rắn có thể viết dưới dạng sau:

A
vl 
t B  ti

ở đây:
A = 7 [cm .oC/s].
t B - nhiệt độ của chất cháy khi vận tốc lan truyền ngọn lửa đạt giá trị lớn
nhất, [oC].
Khi nhiệt độ của chất rắn tăng lên thì giá trị vận tốc cháy lan cũng nhanh
chóng tăng theo.
Trường hợp cháy lan lên theo dòng khí đối lưu thì nhiệt tác động tới chất
cháy không chỉ bằng các dòng nhiệt bức xạ mà cả dòng nhiệt đối lưu. Cả ngọn lửa
và sản phẩm cháy trong trường hợp này đều lướt qua bề mặt chất cháy. Chính vì
vậy mà cả tốc độ đốt nóng chất cháy và tốc độ lan truyền ngọn lửa đều tăng nhanh.
Chúng có thể tăng từ 510 lần thậm chí còn lớn hơn. Trên hình 2.6 biểu thị sự phụ

12
thuộc của vận tốc cháy lan của gỗ bởi góc nghiêng. Từ hình vẽ ta thấy rằng nếu lấy
vận tốc cháy lan theo phương ngang ( = 90o) là một thì theo phương thẳng đứng
từ trên xuống ( = 180o) nhỏ hơn hai lần và theo phương thẳng đứng từ dưới lên
trên ( = 0o) lớn hơn vào khoảng 810 lần.
Vận tốc lan truyền ngọn lửa theo bề mặt các chất và vật liệu rắn phụ thuộc
bởi độ dầy của mẫu thử được thể hiện ở hình 1.3, 1.3 và có thể viết ở dạng công
thức thực nghiệm sau:
B
vl  v lo 

ở đây:
B - Hằng số thực nghiệm .
 - Độ dày của mẫu thử.

vl /vl (
vl .102 [m /s] =90o)

10

0,2

0,15
5

0,1

1
0
0,05
380 410 440 T [oK] 90 180 
[độ]

Hình 1.2. Sự phụ thuộc của vận tốc Hình 1.3. Sự phụ thuộc của vận tốc
lan truyền ngọn lửa trên bề mặt chất lan truyền ngọn lửa trên bề mặt chất
rắn bởi nhiệt độ ban đầu của nó. rắn bởi góc nghiêng.

Vận tốc lan truyền của ngọn lửa còn phụ thuộc bởi hướng và vận tốc gió.

13
Trong điều kiện cháy thực tế ở đám cháy vận tốc lan truyền của ngọn lửa
theo bề mặt chất rắn có nhiều yếu tố đồng thời tác động tới, do đó vận tốc cháy lan
có thể tăng lên gấp vài chục lần, thậm chí có thể hàng trăm lần .
1.3.3. Các thông số và vùng của đám cháy
1.3.3.1. Các thông số của đám cháy
a) Thời gian cháy
- Thời gian cháy là thời gian được tính từ thời điểm xuất hiện cháy cho đến
khi bị dập tắt hoàn toàn, tính bằng phút.
Thời gian cháy trong thực tế công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay, đang
được hiểu là quảng thời gian từ lúc phát hiện đám cháy đến khi đám cháy được dập
tắt hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là không tính thời gian từ khi hình thành sự cháy
đến lúc phát hiện ra đám cháy.
- Thời gian cháy được sử dụng để xác định diện tích của đám cháy, từ đó xác
định phương tiện, lực lượng cần thiết để dập tắt đám cháy, tính toán năng lương
nhiệt đám cháy sinh ra, thời gian cháy còn đựoc sử dụng để đánh giá diễn biến đám
cháy.
b) Diện tích đám cháy
- Diện tích của đám cháy được hiểu là diện tích hình chiếu bằng hay đứng của
vùng cháy, ký hiệu là SC, đơn vị bằng m2.
Đa số các trường hợp diện tích đám cháy được tính bằng diện tích hình chiếu của
vùng cháy lên mặt chiếu bằng, có rất ít trường hợp tính theo diện tích hình chiếu đứng.
Ví dụ khi cháy going phun dầu khí hoặc khi cháy một cấu kiện xây dựng có bề dày
không lớn lắm, người ta mới tính theo diện tích hình chiếu đứng.
- Diện tích đám cháy được sử dụng để xác định biện pháp chữa cháy, tính toán
lực lượng phương tiện chữa cháy cũng nhu chiến thuật tổ choc dập tắt đám cháy.
c) Nhiệt độ đám cháy
Nội dung phần này đề cập cả nhiệt độ đám cháy trong và nhiệt độ đám cháy
ngoài.
Đối với đám cháy trong nhiệt độ đám cháy được tính là nhiệt độ trung bình thể
tích của môi trường khí trong phòng, còn đối với đám cháy ngoài nhiệt độ đám cháy
được tính là nhiệt độ của ngọn lửa. Nhiệt độ của đám cháy trong bao giờ cũng thấp hơn

14
nhiệt độ của đám cháy ngoài. Nhiệt độ đám cháy ký hiệu là T C, đơn vị là oK hay kí hiệu
là tc, đơn vị là oC.
d) Vận tốc cháy
Vận tốc cháy lan là tốc độ lan truyền của ngọn lửa trên bề mặt chất cháy trong
một đơn vị thời gian. Thông số này biểu hiện sự lan truyền ngọn lửa trên bề mặt chất
cháy, được tính bằng công thức:
l
Vl =

Trong đó:
l- Khoảng cách lan truyền của ngọn lửa ; [ m ].
 - thời gian lan truyền của ngọn lửa; [phút ].
Vận tốc cháy lan được sử dụng để xác định diện tích đám cháy, nó quyết định tốc
độ phát triển của đám cháy. Vận tốc cháy lan phụ thuộc bởi dạng, khả năng bốc cháy và
nhiệt độ ban đầu của chất cháy, cường độ trao đổi khí và hướng của dòng đối lưu ở đám
cháy, kích thước và sự phân bố chất cháy trong không gian…
Vận tốc cháy lan không phải là một hằng số, nó thay đổi theo thời gian. Trong
thực tế tính toán thường sử dụng giá trị trung bình và đó là các đại lượng gần đúng.
Trong các dạng chất cháy thì chất khí có vận tốc cháy lan lớn nhất, bởi vì hỗn hợp
khí cháy với không khí có khả năng bốc cháy ở mọi nhiệt độ, nó có thể bốc cháy tức
thời khi có nguồn nhiệt gây cháy. Chỉ cần một lượng nhiệt nhỏ để đốt nóng hỗn hợp tới
nhiệt độ bốc cháy.
Đối với chất lỏng, vận tốc cháy lan phụ thuộc chủ yếu bởi nhiệt độ ban đầu của
chất lỏng. Khi nhiệt độ chất lỏng đạt giá trị bằng nhiệt độ bùng cháy thì vận tốc cháy lan
tăng rất nhanh. Nếu chất lỏng có nhiệt độ bằng nhiệt độ bốc cháy thì vận tốc cháy lan
bằng vận tốc lan truyền của hỗn hợp hơi không khí.
Các chất và vật liệu rắn có vận tốc cháy lan thấp hơn cả. Để bốc cháy được chất
rắn cần một lượng nhiệt tương đối lớn, lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cần thiết cho
chất lỏng, chất khí cháy. Vận tốc cháy lan của chất rắn phụ thuộc tất cả các yếu tố nêu
trên và đặc biệt là sự phân bố của chúng trong không gian. Ví dụ sự khác biệt giữa vận
tốc lan truyền của ngọn lửa theo phương nằm ngang và theo phương thằng đứng có thể
chênhh lệch tới 5 đến 6 lần; giữa vận tốc cháy lan từ dưới lên và từ trên xuống có thể tới
10 lần. Vận tốc cháy lan theo phương nằm ngáng thường được sử dụng trong tính toán.

15
e) Vận tốc cháy khối lượng
- Vận tốc cháy khối lượng: Vận tốc cháy khối lượng là khối lượng chất cháy cháy
hết trên một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian.
- Vận tốc cháy khối lượng quy đổi: Là khối lượng chất cháy cháy hết trong một
đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích đám cháy.
- Vận tốc cháy sâu: Là quảng thời gian mà bề mặt chất cháy dịch chuyển được
trong một đơn vị thời gian theo phương vuông góc với ngọn lửa.
f) Cường độ trao đổi khí, I, kg/m2.s
Cường độ trao đổi khí đựoc hiểu là khối lượng không khí xâm nhập vào một đơn
vị diện tích đám cháy trong một đơn vị thời gian.
Tồn tại hai khái niệm cường độ trao đổi khí:
- Cường độ trao đổi khí cần thiết I ctk
- Cường độ trao đổi khí thực tế I ttk
+ Cường độ trao đổi khí cần thiết là lượng không khí cần thiết cho một đơn vị
diện tích đám cháy trong một đơn vị thời gian, đảm bảo cháy hết hoàn toàn các chất
cháy ở diện tích đó.
Trong thực tế sự cháy hoàn toàn chất cháy không thể diễn ra, cho nên cường độ
trao đổi khí cần thiết ở đây chỉ thể hiện đặc trưng cho lưu lượng không khí riêng để đám
cháy có khả năng cháy hoàn toàn ở mức độc cao nhất.
+ Cường độ trao đổi khí thực tế là khối lượng không khí thực tế xâm nhập vào
một đơn vị diện tích đám cháy trong một đơn vị thời gian.
Cường độ trao đổi khí thực tế ảnh hưởng đến mức độ cháy hoàn toàn, cươngf độ
cháy, mức độ khói, khả năng cháy lan cũng như một số thông số khác của đám cháy.
Cường độ trao đổi khí có ý nghĩa quan trọng đối với các đám cháy trong. Có thể
xác định cường độ trao đổi khí của đám cháy trong dựa trên cơ sở diện tích các lỗ mở
trên cấu kiện bao che.
Đối với các đám cháy ngoài cường độ trao đổi khí diễn ra rát mãnh liệt không thể
kiểm soát được.
g) Mật độ khói, z, g/m3
Mật độ khói được hiẻu là khối lượng các phân tử rắn trong một đơn vị thể tích
vùng khói.
Mật độ khói đặc trưng cho mức độ độc hại của khói và mức độ giảm tầm nhìn
trong vùng khói.

16
Dựa vào mật độ khói và tầm nhìn trong khói có thể phân chia khói thành 3 mức
khác nhau:
Mức độ khói Mật độ khói, g/m3 Tầm nhìn xa, m
Đậm đặc Trên 1,5 Dưới 3
Trung bình Từ 0,6 đến 1,5 Từ 3 đến 6
Loãng Từ 0,1 đến 0,6 Từ 6 đến 12

h) Nhiệt lượng của đám cháy, Qc, kJ/s


Nhiệt lượng của đám cháy là số lượng nhiệt mà đám cháy sinh ra trong một đơn
vị thời gian
Qc =  . v m . S c . Q t
Tải trọng cháy, Q c/ , kg/m2s, là số lượng nhiệt mà đám cháy sinh ra trong một đơn
vị thoài gian trên một đơn vị diệnt ích đám cháy.
Q c/ =  . v m/ . Q t
Trong đó :
 - Hệ số cháy hoàn toàn.
v m/ - Vận tốc cháy khối lượng quy đổi, kg/s.m2.
S c - Diện tích đám cháy, m2.
Q t - Nhiệt lượng cháy thấp, kJ/kg.
k) Tải trọng chất cháy, Pc, kg/m2
Là khối lượng chất cháy trên một đơn vị diện tích sàn.
P
P c= S
s

Trong đó:
P- Là khối lượng chất cháy, kg;
S s - Là diện tích sàn, m2;
Về cơ bản, tải trọng chất cháy là nhân tố quyết định các thông số của đám cháy.
l) Hệ số bề mặt cháy, Kbmc
S bmc
Kbmc = S
c

Trong đó :

17
S bmc - Tổng diện tích bề mặt trên đó diễn ra quá trình cháy; m2 ;
s c - diện tích đám cháy; m2;
Hệ số bề mặt cháy là tỷ số giữa tổng bề mặt có diễn ra quá trình cháy và diện tích
của đám cháy. Ngoài những thông số cơ bản đã nêu trên ở đám cháy có một số thông số
khác như: Mặt lửa, chu vi cháy, chiều cao ngọn lửa, cường độ nhiệt bức xạ….
1.3.3.2. Các vùng của đám cháy
a) Vùng cháy
Vùng cháy là khoảng không gian trong đó diễn ra các quá trình đốt nóng,
phân huỷ nhiệt, bốc hơi chất cháy và các phản ứng cháy, sinh nhiệt và sản phẩm
cháy.
Vùng cháy được giới hạn bởi bề mặt chất cháy và bề mặt ngọn lửa, và một
phần cấu kiện xây dựng.
Đối với đám cháy dị thể thì vùng cháy nằm trùng ngay trên bề mặt cháy.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vùng cháy:
- Vùng cháy là nơi sinh ra năng lượng nhiệt của đám cháy, chính nguồn năng
lượng này đã cung cấp cho quá trình phân huỷ bốc hơi các chất cháy, duy trì sự
cháy cũng như tạo điều kiện để đám cháy phát triển ra diện tích lớn hơn.
- Vùng cháy là nơi diễn ra các phản ứng cháy, sinh ra năng lượng nhiệt của
đám cháy, vì vậy muốn dập tắt được đám cháy phải phun chất chữa cháy vào vùng
cháy.
b) Vùng nhiệt tác động
Vùng nhiệt tác động là khoảng không gian liền kề với vùng cháy, mà ở trong
đó dưới tác động của nhiệt độ cao các chất và vật liệu bị đốt nóng, biến dạng mất
khả năng chịu lực, bị phân huỷ nhiệt, con người không thể chịu đựng được nếu
không có các biện pháp bảo vệ.
Các dấu hiệu để xác định vùng nhiệt tác động:
+ Giới hạn bên trong là vùng cháy.
+ Giới hạn bên ngoài là nơi có nhiệt độ 60 – 70 0C hay có cường độ dòng
nhiệt bức xạ là 3500w/m2.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vùng nhiệt tác động:
- Dưới tác động của nhiệt độ các chất và vật liệu bị đốt nóng phân huỷ bốc
hơi tạo điều kiện để đám cháy phát triển ra diện tích lớn hơn.
18
Do bị nhiệt độ cao tác động nên câu kiện xây dựng bị biến dạng mất khả
năng chịu lực dẫn đến sụp đổ.
- Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ở trong vùng nhiệt tác động
cần phải có các biện pháp bảo vệ như: phun nước làm mát, nếu có thể thì bố trí lực
lượng phương tiện chữa cháy ngoài vùng nhiệt tác động.
c) Vùng khói
Vùng khói là khoảng không gian liền kề với vùng cháy mà trong đó chứa đầy
khói và khí độc với nồng độ cao gây tác hại đối với sức khoẻ và tính mạng của con
người.
Giới hạn bên ngoài của vùng khói có thể xác định dựa vào tầm nhìn trong
khói, giới hạn nồng độ ôxy khoảng 12-15%, hay giới hạn nồng độ độc hại của khói.
Độ đậm đặc của khói, thành phần sản phẩm cháy, sản phẩm nhiệt phân và
tốc độ tạo khói phụ thuộc bởi cấu tạo hoá học của chất chát, tải trọng chất cháy và
sự phân bố của chúng trong không gian, cũng như kích thước, cường độ nhiệt bức
xạ tới chất cháy, nhiệt độ cháy, điều kiện cháy và hệ số dư thừa không khí.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vùng khói:
Vùng khói bao giờ cũng là vùng có thể tích lớn nhất ở đám cháy; khói có
nhiệt độ cao và chứa nhiều chất độc nguy hiểm đối với con người. Khói tập trung ở
phía trên, nếu điều kiện thoát khói kém mặt phẳng cân bằng áp suất rất thấp gây trở
ngại rất lớn cho công tác chữa cháy; Do đó lực lượng chữa cháy cần có biện pháp
hợp lý để đảm bảo an toàn cho những người hoạt động trong vùng này.
Khói có nhiệt độ cao và vùng khói có áp suất lớn hơn cho nên khói sẽ
chuyển động theo các hệ thống đường ống điều hoà không khí hoặc đường ống
công nghệ, nếu gặp các chất dễ cháy gây ra các đám cháy khác làm cho diễn biến
của đám cháy thêm phức tạp.
1.3.4. Các chất chữa cháy và cơ chế làm ngừng sự cháy
1.3.4.1. Khái niệm và phân loại chất chữa cháy
a) Khái niệm các chất chữa cháy
- Theo TCVN 5303-1990 An toàn cháy - định nghĩa và thuật ngữ: Chất chữa
cháy là các chất có tính chất lý, hoá tạo ra điều kiện làm ngừng cháy và dập tắt
cháy.

19
- Theo các chuyên gia PCCC: Chất chữa cháy được hiểu đó là các chất và vật
liệu, khi đưa vào vùng cháy sẽ tạo ra các điều kiện để dập tắt các quá trình cháy.
b) Phân loại các chất chữa cháy
Các chất chữa cháy có thể được phân loại theo hai dấu hiệu cơ bản sau: theo
trạng thái và theo cơ chế dập cháy của chúng.
* Theo trạng thái các chất chữa cháy có thể phân thành các loại sau:
- Các chất chữa cháy dạng lỏng như: nước và dung dịch.
- Các chất chữa cháy dạng bọt như: bọt hoà không khí, bọt hoá học.
- Các chất chữa cháy dạng rắn như: bột, các loại hạt nhỏ.
- Các chất chữa cháy dạng khí như: khí trơ, sản phẩm cháy hoàn toàn…
* Theo cơ chế dập cháy của chất chữa cháy, các chất chữa cháy có thể phân
thành 04 nhóm:
- Nhóm các chất dập cháy theo cơ chế làm lạnh vùng phản ứng cháy hay chất
cháy.
Bản chất cơ chế làm lành là hạ nhiệt độ của vùng cháy (đối với đám cháy dị
thể) xuống thấp hơn giá trị nhiệt độ tắt dần; và hạ nhiệt độ của chất cháy (đối với
đám cháy đồng thể) xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó.
- Nhóm các chất dập cháy theo cơ chế cách ly: Bao gồm các chất chữa cháy
có cơ chế dập cháy chủ đạo là cách ly.
Bản chất của cơ chế cách ly là ngăn cách không cho các thành phần tham
gia phản ứng cháy vào vùng cháy.
- Nhóm các chất làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy:
Bao gồm các chất có cơ chế dập cháy chủ đạo là làm giảm nồng độ các thành phần
tham gia phản ứng cháy.
Bản chất của cơ chế làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng
cháy là làm giảm nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giám xuống thấp
hơn giới hạn nồng độ bốc cháy của chúng.
- Nhóm các chất kìm hãm hoá các phản ứng cháy: Bao gồm các chất có cơ
chế dập cháy chủ đạo là kìm hãm hoá học phản ứng cháy.

20
Bản chất của cơ chế kìm hãm hoá học các phản ứng cháy là làm mất khả năng
hoạt hoá các tấm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi ở vùng cháy dẫn đến gián
đoạn phản ứng cháy dây chuyên trong vùng cháy.
1.3.4.2. Cơ chế làm ngừng sự cháy
a) Cơ chế dập cháy của các chất khí không cháy
Khí không cháy là những chất khí không có khả năng cháy ở điều kiện đám
cháy thông thường (không có khả năng tham gia phản ứng ở các đám cháy thông
thường như CO2, hơi nước).
Các loại khí thường được sử dụng để làm chất chữa cháy thông thường là:
nitơ, cacbondioxit, hêli, argông, hơi nước... Khi đưa các chất vào vùng phản ứng
cháy chúng có các tác dụng dập cháy sau:
- Làm giảm nồng độ phân tử các chất cháy và chất ôxy hoá trong một đơn vị
thể tích vùng cháy, tương ứng sẽ làm giảm số lần va đập giữa các phân tử này. Điều
đó làm giảm vận tốc phản ứng, vận tốc sinh nhiệt và nhiệt độ vùng cháy tới nhiệt
tắt dần (Ttd). Như đã biết, sự cháy khuyếch tán sẽ ngừng khi nồng độ ôxy xấp xỉ
14%.
- Hấp thụ một phần nhiệt lượng của vùng cháy. Lượng nhiệt này có thể xác
định theo công thức sau:
Qkt  Vkt . kt .c Pkt .t kt

Trong đó:
Vkt - thể tích khí trơ được phun vào vùng cháy;
kt - khối lượng riêng của khí trơ;
cpkt - nhiệt dung riêng của khí trơ;
tkt - số gia nhiệt độ của khí trơ phun vào vùng cháy.
Do vậy, khí trơ có nhiệt dung riêng càng lớn thì hiệu quả dập cháy càng cao.
- Làm giảm cường độ sinh nhiệt ở vùng cháy, còn có tác dụng làm tăng
cường độ thoát nhiệt từ vùng cháy vào môi trường xung quanh. Tác dụng này là do
tăng hệ số dẫn nhiệt  của hỗn hợp trong vùng cháy, ”hh>>hh.
b) Cơ chế dập cháy của các chất kìm hãm hoá học

21
Trong các cơ chế dập cháy nói chung thì cơ chế dập cháy duy nhất có tác
dụng đơn là: cơ chế kìm hãm hoá học phản ứng cháy. Cơ chế này cũng là cơ chế
phức tạp nhất và cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
- Cốt lõi của cơ chế này là giảm tốc độ phản ứng bằng các chất ức chế hoá
học. Bản thân cơ chế kìm hãm hoá học phản ứng cháy có thể phác hoạ như sau: Từ
lý thuyết cháy chúng ta đã biết khi diễn ra phản ứng hoá học trong quá trình chuyển
hoá các thành phần hỗn hợp cháy thành sản phẩm cuối cùng phải qua các sản phẩm
trung gian (do tác động nhiệt các chất cháy bị nhiệt phân tạo ra các sản phẩm trung
gian, sau đó các phần tử trung gian này bị ôxy hoá không hoàn toàn, sau đó tiếp tục
diễn ra các phản ứng giữa chúng với nhau hoặc với ôxy tạo ra sản phảm cháy). ở
đây các giai đoạn tiếp theo, sau khi đã tạo ra sản phẩm trung gian có khả năng hoạt
hoá nhất định (các nguyên tử và gốc có năng lượng hoá học kích hoạt: H*, OH*,
CH*, CH2*, CH3*…).
+ Nếu ta đưa vào vùng phản ứng cháy một chất khác, có tác dụng làm trung
hoà các tâm hoạt hoá thì phản ứng chuỗi sẽ bị đứt. Sự trung hoà các tâm hoạt tính
càng mạnh thì hiệu xuất tác động của các chất kìm hãm hoá học phứng cháy tới các
thành phần của phản ứng chuỗi càng cao.
+ Các chất có hiệu suất kìm hãm hoá học phản ứng cháy cao là các chất có
chứa halogen hoặc các loại cacbuahalogen. Sự mất đi các tâm hoạt động của phản
ứng cháy xảy ra khi chúng kết hợp các nguyêng tử và gốc của các dẫn xuất halogen
để tạo ra các liên kết hoá học bão hoà hay có khả năng hoạt hoá thấp.
H* + Br2= HBr + Br*
H* + Br*= HBr
Xem xét nguyên tử hidro trong vùng phản ứng cháy là trung tâm hoạt hoá:
Nếu ôxy hoá hoàn toàn tạo ra sản phẩm cháy là H2O, khi ta đưa vào vùng phản ứng
chất kìm hãm hoá học phản ứng cháy là dẫn xuất halogen thì phản ứng sẽ tạo ra
liên kết HBr bão hoà, đây chính là tác động kìm hãm phản ứng cháy.
- Hiện tượng này sẽ làm giảm tốc độ phản ứng cháy. Theo công thức dưới
đây thì hệ số vận tốc k bị giảm đi và năng lượng hoạt hoá E lại tăng lên.

22
E
n m 
vc  K . c A . c B . e RT

Nồng độ các thành phần CA và CB hầu như không đổi. Các thông số lý nhiệt
của hỗn hợp thay đổi không đáng kể như: nhiệt dung riêng, hệ số dẫn nhiệt của hỗn
hợp trong vùng cháy. Bởi vì số lượng chất kìm hãm hoá học phản ứng cháy cần
phun vào vùng cháy để dập cháy rất ít, chỉ khoảng 2  3% thể tích.
Sự phân hủy các chất trong vùng cháy thành cácbon,hydro hay các gốc
cacbuahydro tự do, các thành phần này chính là sản phẩm trung gian của qúa trình
cháy. Các chất kìm hãm hóa học phản ứng cháy khi được phun vào vùng cháy sẽ
lập tức liên kết với các sản phẩm trung gian đó dẫn đến chuỗi phản ứng cháy bị đứt.
- Các chất kìm hãm hoá học phản ứng cháy, được sử dụng để chữa cháy
thường là các liên kết của brôm, flo, clo với mêtan hay êtan.
c) Cơ chế dập cháy của bọt chữa cháy
Một số tính chất của bọt chữa cháy
Bọt là một hệ thống phân tán của hai pha khí và lỏng, tạo nên các bóng bọt
bên trong chứa đầy khí và hơi và được phân cách bằng màng chất lỏng.
Khí hoặc hơi trong bóng bọt được gọi là pha phân tán còn chất lỏng được gọi
là môi trường phân tán.
* Cấu trúc của bọt : Cấu trúc của bọt phụ thuộc bởi tỷ lệ giữa pha khí và pha
lỏng. Nếu tỷ lệ giữa pha khí và pha lỏng từ 10 đến 20 thì các bóng bọt có dạng hình
tròn. Nếu tỷ lệ giữa pha khí và pha lỏng tăng lên thì màng chất lỏng mỏng đi và các
bóng bọt trở thành các khối đa diện. Theo thời gian màng chất lỏng của bóng bọt sẽ
mỏng dần và cấu trúc của bọt sẽ bị phá huỷ.
* Độ nở của bọt: Là tỷ số giữa thể tích bọt Vb và thể tích dung dịch Vl.
V V V
K  b  k dd
b V V
dd dd

Trong đó:
KB- độ nở của bọt;
Vb : thể tích của bọt;
VK : thể tích khí trong bọt;
Vdd : thể tích dung dịch tạo bọt.
- Căn cứ vào độ nở của bọt thì bọt được phân chia thành 3 loại:

23
+ Bọt có độ nở thấp Kb  20.
+ Bọt có độ nở trung bình 20  Kb  200.
+ Bọt có độ nở cao Kb> 200
* Độ phân tán của bọt (độ mịn của bọt): Độ phân tán của bọt được đánh giá
bằng kích thước trung bình của bóng bọt hoặc bằng sự phân bố của các bóng bọt.
Thông thường độ phân tán của bọt được coi là đại lượng tỷ lệ nghịch với kích
thước trung bình của bóng bọt, có nghĩa là:

1
 d .N
i 1
i i
Db  ; d tb 
d tb N i

Trong đó:
di - là đường kính của bóng bọt thành phần i;
 Ni - tổng số bóng bọt của toàn bộ các thành phần;
Ni - số bóng bọt thành phần i có đường kính di .
Vậy đường kính trung bình của bóng bọt càng nhỏ thì độ phân tán càng lớn.
* Độ dẻo của bọt: Độ dẻo của bọt là tính chất lưu biến đặc trưng của nó, hay
nói cách khác là tính đặc trưng cho khả năng chảy loang của bọt, đặc tính này được
đánh giá bằng độ nhớt động học , hay ứng suất trượt.
* Độ bền của bọt: Là khoảng thời gian tồn tại của bóng bọt (tính từ khi bọt
hình thành đến khi 50% dung tịch thoát ra ngoài (bọt nở thấp); 30% dung dịch thoát
ra ngoài (bọt nở cao).
Cơ chế dập cháy của bọt chữa cháy
* Cách ly
- Hình thành lớp bọt cục bộ trên bề mặt chất lỏng do tác dụng dòng khí đối
lưu, nhiệt độ ban đầu bọt bị phá huỷ dẫn đến hình thành từng đám bọt, do tác dụng
của bọt tiếp xúc bề mặt chất lỏng chế độ phá huỷ bọt giảm và hình thành lớp bọt
nhưng chưa đủ khả năng cách ly.
- Hình thành lớp bọt trên toàn bộ diện tích nhưng với độ dày nhỏ hơn độ dày
cần thiết, nếu dừng quá trình cháy sẽ bốc cháy lại.
- Hình thành lớp bọt trên toàn bộ diện tích với độ dày đủ khả năng cách ly
không cho hơi chất lỏng bay lên.
* Làm lạnh bề mặt chất cháy

24
- Bọt hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ bề mặt giảm xuống, cường độ bay hơi và
phân huỷ nhiệt giảm dẫn đến quá trình cháy giảm.... đối với chất lỏng bọt tiếp xúc
với chất lỏng có nhiệt độ lớn bị phá huỷ bọt thẩm thấu qua lớp chất lỏng làm cho
nhiệt độ bề mặt giảm xuống.
* Làm giảm nồng độ thành phần tham gia phản ứng cháy 
- Do dung dịch tạo bọt vào vùng cháy hoá hơi bay vào phản ứng cháy, kìm
hãm phản ứng cháy, hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ vùng phản ứng cháy giảm.
- Ngăn nhiệt bức xạ từ vùng phản ứng cháy tới bề mặt chất cháy.
d) Cơ chế dập cháy của bột chữa cháy
Khái niệm bột chữa cháy:
Bột chữa cháy là loại bột nhỏ mịn của các chất rắn không cháy, thành phần
chủ yếu là các muối và ôxít. Ví dụ như: natricacbonat (xô đa), phèn, kalicacbonat;
silic oxít... kích thước hạt bột khoảng 15  20 m.
Cơ chế dập cháy của bột chữa cháy:
- Giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy
Khi phun bột vào vùng phản ứng cháy, các phần tử bột sẽ chiếm thể tích
trong vùng phản ứng cháy; số lần va đập hiệu quả giữa các thành phần tham gia
phản ứng cháy sẽ giảm đi rất nhiều bởi vì trong vùng phản ứng cháy có thêm các
phần tử bột là chất không tham gia phản ứng cháy, với khối lượng các phân tử bột
1011 – 1012 gần tương đương với số lượng gốc hoạt hoá của phản ứng cháy. Mặt
khác khi phun bột vào vùng phản ứng cháy các hạt bột bay lơ lững trên vùng phản
ứng cháy nó sẽ chiếm thể tích ô xi làm cho thể tích ô xi nhỏ hơn thể tích cần thiết
cho phản ứng cháy (tức là nhở hơn 14%) . Do vậy sự cháy không được duy trì.
- Hấp thụ nhiệt của vùng phản ứng cháy
Tuy khối lượng bột phun vào vùng cháy không lớn, nhưng do kích thước của
hạt bột rất nhỏ (15- 20 m ) nên số lượng hạt là rất lớn. Như vậy, tổng diện tích bề
mặt hấp thụ nhiệt của tất cả các hạt bột sẽ rất lớn; mặt khác bột chữa cháy có nhiệt
dung riêng lớn. Khi phun vào vùng cháy các phần tử bột sẽ được nung nóng, nghĩa
là chúng hấp thụ một lượng nhiệt khá lớn của vùng cháy. Do vậy nhiệt độ của vùng
cháy giảm.
- Kìm hãm phản ứng cháy theo cơ chế "tường lạnh"

25
Khi phun bột vào vùng phản ứng cháy, do các hạt bột có độ phân tán cao,
khoảng cách giữa các phân tử bột trong vùng cháy rất nhỏ và chúng hình thành các
khe hở với kích thước nhỏ hơn kích thước đường kính tới hạn. Chính vì vậy khi
phun bột vào vùng cháy chúng sẽ có tác dụng như bức tường ngăn cản sự tiếp xúc
giữa chất cháy và chất ô xi hoá, tức là nó đã loại bỏ đi một trong các điều kiện để
xảy ra sự cháy. Do vậy phản ứng cháy không được duy trì.
- Kìm hãm hóa học phản ứng cháy
Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình cháy là một phản ứng dây chuyền. Ở
đây xuất hiện các gốc tự do tồn tại trong thời gian rất ngắn, các nguyên tử và các
phân tử hoạt động tạo thành các nhánh của mạch phản ứng cháy. Nhờ đó quá trình
cháy được tiếp tục và duy trì.
Nếu đưa bột vào ngọn lửa nghĩa là đã dựng lên một tường chắn bằng bột
nhân tạo. Như vậy các gốc tự do, các nguyên tử và phân tử hoạt động sẽ truyền
năng lượng vào tường đó. Năng lượng của các phần tử này sẽ giảm đi đến mức
không đủ để tiếp tục xảy ra phản ứng dây chuyền. Do đó phản ứng cháy dây
chuyền sẽ bị bẻ gãy. Ngọn lửa được dập tắt.
- Tác dụng cách ly
Khi phun bột vào vùng cháy. Một phần bột không bị phân hủy hoàn toàn sẽ
rơi xuống phía dưới và phủ lên bề mặt chất cháy một lớp. Mặt khác do bột có thành
phẩn nóng chảy nên dưới tác động của nhiệt độ trong vùng cháy nó sẽ bị nóng chảy
và liên kết với nhau tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ trên bề mặt chất cháy.
Do vậy, nó có tác dụng ngắn cách sử tác động của dòng nhiệt bức xạ từ ngọn lửa
tới bề mặt chất cháy, đồng thời cách ly không khí với sản phẩm nhiệt phân trong
vùng cháy . Vì vậy sự cháy không được duy trì.
Qua nghiên cứu các tác dụng chữa cháy của bột cho thấy, tác dụng chữa cháy
của bột không chỉ dựa trên một tác dụng duy nhất, mà dựa trên nhiều tác dụng khác
nhau. Tùy trường hợp xảy ra cháy và môi trường cháy mà vai trò tác dụng chữa
cháy nào của bột đóng vai trò chủ đạo.
e) Cơ chế dập cháy của nước chữa cháy
- Hấp thụ nhiệt của vùng phản ứng cháy
Khi phun nước dạng sương mù vào vùng cháy thì một phần hoặc toàn bộ
chúng sẽ hấp thụ nhiệt của vùng cháy và hoá thành hơi nước. Giả sử toàn bộ lượng

26
nước hoá hơi thì quá trình hấp thụ nhiệt và cơ chế dập cháy của nước diễn ra như
sau:
Từ khi vào vùng cháy đến khi đạt đến nhiệt độ sôi 100 0C, các hạt nước sẽ
hấp thụ một lượng nhiệt của vùng cháy là q1:
q1  c n .mn .t  c n .mn . t s  t o 

Nước tiếp tục hấp thụ nhiệt của vùng cháy để hoá hơi hoàn toàn:
q 2  r .m m

Hơi nước tiếp tục hấp thụ nhiệt của vùng phản ứng cháy để đạt giá trị bằng
nhiệt độ của môi trường trong vùng phản ứng cháy.

p .m n .t h  c p .m n . t nl  100 
q3  c hn hn

- Làm lạnh vùng phản ứng cháy


Số lượng nước cần thiết đủ để hấp thụ một lượng nhiệt dẫn đến dập tắt ngọn
lửa theo cơ chế làm lạnh vùng cháy được xác định như sau:
Biết rằng số lượng nhiệt được nước hấp thụ ở vùng cháy là:
Qnht = Qnsôi+Qnbh+ Qhnđn; ta có: mh = mn
Qnht= mn.cn.tn + mn rn + mh.chnpt.
Trong đó:
mn - khối lượng nước lấy bằng 1kg;
cn - nhiệt dung riêng của nước: 4,2KJ/kg0C;
tn - gia nhiệt của nước từ nhiệt độ ban đầu 200C đến khi sôi 1000C;
rh - nhiệt hoá hơi của nước: 2270KJ/kg;
chnp - nhiệt dung riêng hơi nước từ 1000C10000C là: 2KJ/kg0C.

th - gia tăng nhiệt độ hơi nước từ 1000C10000C.


Sau khi thay số có được: Qnht = 4400[KJ/kg].
Như vậy, cứ một lít nước phun vào vùng cháy bốc hơi hoàn toàn và hơi nước
được nung nóng tới nhiệt độ bằng giá trị nhiệt độ thấp nhất của ngọn lửa sẽ hấp thụ

27
được 4400KJ. Điều này chứng tỏ để dập tắt ngọn lửa của cacbonhyđrô có nhiệt
lượng cháy cao nhất Qt(40  50).103kJ/kg cần phun vào vùng cháy số lượng nước
là:
Qttr 0 ,1Qt
q rn  n
  1( kg / kg )
Q ht
4400

Tức là cần khoảng 1lít nước cho 1 kg chất cháy lỏng hoặc khí.
Nhưng cũng cần nhớ rằng giá trị lưu lượng nước chữa cháy riêng này chỉ
mang tính lý thuyết. Thực tế không thể thực hiện được việc phun nước vào vùng
cháy và giữ chúng trong vùng cháy suốt thời gian từ khi phun cho đến khi hoá hơi
hoàn toàn và được nung nóng đến 10000C. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho
thấy khi phun nước dạng sương mù, chỉ có khoảng 80% lượng nước được phun vào
vùng cháy và nung nóng đến 1000C, 90% số nước đó hoá hơi và chỉ có 75% số hơi
nước được nung nóng đến 7500C. Bởi vậy, lượng nhiệt được nước hấp thụ sẽ là:
Qhtn  k1 .m1 .C n t n  k1 .k 2 .mn .rn  k1 .k 2 .k 3 .mh .C phn .t h

Trong đó: k1 = 0,8; k2 = 0,9; k3 = 0,75; k4 = 0,75.


Thay các giá trị vào biểu thức trên và kết quả tính toán Qnht 2000kJ/kg. Như
vậy, lưu lượng nước riêng cần thiết để dập tắt ngọn lửa cháy khuyếch tán sẽ là:
0 ,1Qt
q rn   2 kg / kg  .
2200

Giá trị này còn thấp hơn 5 10 lần so với thực tế. Do đó cần phải nghiên cứu
cải tiến biện pháp phun nước vào đám cháy để nâng cao hiệu suất chữa cháy của
nước, tức là phải nâng cao hệ số sử dụng nước trong quá trình chữa cháy.
- Làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng .
Được biết khi cháy khí mêtan trong không khí thì nồng độ tỷ lượng của hỗn
hợp là  10%, tức là cứ 1m3 khí mêtan tạo ra 10m3 hỗn hợp cháy (Mêtan + Không
khí). Ở phần trên đã tính được lưu lượng nước riêng để dập tắt ngọn lửa cháy chất
khí là 2kg/kg. Mặt khác, như đã biết cứ 1lít nước hoá hơi hoàn toàn cho ta 1700 lít
hơi nước.

28
Giả sử trong quá trình chữa cháy toàn bộ lượng nước hoá hơi thì thể tích hơi
nước tạo thành sẽ là:
Vhn= 3,5m3. Có nghĩa là Chn  3,5.100/28+3,5  12%.
Tức là, trong trường hợp này nồng độ hơi nước đạt gần một nửa (50%) giá trị
nồng độ dập cháy cần thiết của hơi nước theo cơ chế làm giảm nồng độ các thành
phần tham gia phản ứng cháy.
- Ngoài cơ chế làm lạnh vùng phản ứng cháy, làm giảm nồng độ thành phần
tham gia phản ứng cháy nước còn có cơ chế làm lạnh chất cháy. Cơ chế làm lạnh
bề mặt chất cháy là cơ chế dập cháy chủ đạo của nước khi chữa các đám cháy chất
rắn và chất lỏng.

Chương 2. Những kiến thức về quản lý PCCC

2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý PCCC


- Luật Phòng cháy và Chữa cháy
- Nghị định 35 hướng dẫn thi hành chi tiết các điều luật PCCC.
- QCVN 06:2010/BXD – An toàn cháy cho nhà và công trình.
- TCVN 2622-1995 – Phòng cháy chống cháy cho nhà, công trình. Yêu cầu thiết
kế.
- TCXDVN 323:2004 – Nhà ở cao tầng. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 6160-1996 – Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5738-1993- Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 5760-1993- Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử
dụng.
- TCVN 3890 : 2009 -Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình
– Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

2.2. Nội dung quản lý nhà nước về PCCC


29
2.2.1. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về
PCCC
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy là
hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lý nhà
nước về phòng cháy và chữa cháy. Vì thông qua việc ban hành văn bản, nó đảm
bảo cho việc cụ thể hoá yêu cầu của Luật PCCC thành các quy định cu thể, đồng
thời thể hiện đầy đủ quyền lực quản lý (quyền lực nhà nước) đối với đối tượng
quản lý, bắt buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh. Ví dụ: để việc thi hành Luật Phòng
cháy và chữa cháy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC; Nghị định số 130/2006/NĐ-CP về
thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC v.v... Bộ Công an ban hành Thông tư số
04/2004/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; UBND cấp
tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị nhằm quán triệt, tổ chức thực hiện Luật
PCCC, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Công
an trong lĩnh vực PCCC.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền và tuân theo những quy định về trình tự,
thủ tục mà pháp luật đã quy định. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2008, các cơ quan hành chính nhà nước được ban hành các loại văn bản sau:
- Chính phủ ban hành Nghị định;
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành Thông tư hoặc phối
hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành Thông tư liên tịch;
- UBND các cấp ban hành các quyết định, chỉ thị.
Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy là hình thức hoạt động chủ yếu của các chủ thể quản lý nhà nước về phòng
cháy và chữa cháy. Nội dung của nó là áp dụng một hay nhiều quy phạm pháp luật
vào một trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể, làm phát sinh, thay đổi
hay chấm dứt những quan hệ pháp luật về phòng cháy và chữa cháy cụ thể.
Các văn bản áp dung pháp luật rất khác nhau về nội dung, tính chất, mục
đích nhưng có thể chia thành hai nhóm lớn sau: những văn bản chấp hành pháp luật
và những văn bản bảo vệ pháp luật.

30
Ban hành văn bản chấp hành pháp luật là việc các chủ thể quản lý áp dụng
hoặc hiện thực hoá phần quy định của pháp luật tương ứng, đây là hoạt động mang
tính tích cực của chủ thể quản lý.
Ban hành các văn bản bảo vệ pháp luật, đây là các văn bản áp dụng hoặc
hiện thực hoá phần chế tài của quy phạm pháp luật tương ứng.
Ví dụ: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tạm đình chỉ,
quyết định đình chỉ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Những văn bản áp dụng quy phạm pháp luật do các chủ thể ban hành có tác
động trực tiếp đến quyền và lợi ích của các đối tượng thuộc diện quản lý nhà nước
về phòng cháy và chữa cháy, nên đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải có kiến
thức pháp lý và chuyên môn cần thiết, xem xét kỹ mọi mặt của vấn đề cần giải
quyết để đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý.
Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý:
Đây là hình thức pháp lý quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy. Hình thức hoạt động này được tiến hành khi phát sinh
những điều kiện tương ứng được định trước trong quy phạm pháp luật nhưng
không cần ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
Đó là những hoạt động như:
- Tiến hành kiểm tra an toàn PCCC (định kỳ, đột xuất), tiến hành kiểm tra
theo chuyên đề, chuyên ngành.
- Lập biên bản kiểm tra an toàn PCCC, biên bản vi phạm quy định an toàn
phòng cháy và chữa cháy, biên bản kiểm tra thi công và biên bản nghiệm thu hệ
thống phòng cháy và chữa cháy, biên bản vụ cháy v.v...
- Cấp các giấy chứng nhận kiểm định chất lượng phương tiện đảm bảo an
toàn PCCC, giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo các điều kiện về phòng cháy và chữa
cháy v.v..
Nghiên cứu các hoạt động này cho thấy nó được tiến hành trên cơ sở các
quy định của pháp luật và gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Để bảo đảm
hiệu quả thực hiện, các chủ thể quản lý phải thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định.
Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp:
Kết quả những hoạt động này không tạo ra những quy tắc bắt buộc chung,
không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật, nhưng là hoạt
động thường xuyên, then chốt nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong quản lý
nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

31
Đó là những hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các mặt công
tác phòng cháy và chữa cháy theo kế hoạch đã vạch ra: phân công trách nhiệm và
phối hợp giữa các bộ phận, giữa các đơn vị, phối hợp hoạt động với các cơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội; thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng và nhân
các điển hình tiên tiến; công tác thi đua, tổng kết, rút kinh nghiệm; đề ra các biện
pháp ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào trong các mặt quản lý công tác
phòng cháy và chữa cháy v.v...
Thực hiện những tác động về mặt nghiệp vụ - kỹ thuật:
Đây là những hoạt động sử dụng kiến thức nghiệp vụ, áp dụng các thành
tựu của khoa học công nghệ vào quá trình quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa
cháy.
Những hoạt động này hết sức đa dạng, đó là:
- Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các cơ sở khoa học để phục vụ cho việc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung, ban hành mới) và văn
bản áp dụng quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về phòng cháy và chữa cháy
vào việc đề ra các giải pháp tổ chức và kỹ thuật trong phòng cháy, chữa cháy phù
hợp với đặc điểm từng cơ sở, từng lĩnh vực cụ thể.
- Ứng dụng các phương tiện hiện đại vào công tác chỉ huy, điều hành, công
tác nắm tình hình, quản lý cơ sở, quản lý hồ sơ tài liệu v.v...
2.2.2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức PCCC
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy là
một biện pháp quan trọng của các chủ thế quản lý về phòng cháy, chữa cháy, đồng
thời còn là trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và hộ gia
đình.
Mục đích của truyên truyền, giáo dục là làm cho mọi người hiểu và nắm
được các quy định của pháp luật, các kiến thức phổ thông về phòng cháy, chữa
cháy từ đó năng cao ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động phòng
cháy, chữa cháy.
Để việc tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng tham gia phong trào
phòng cháy, chữa cháy đạt kết quả tốt, cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Công tác tuyên truyền, giáo dục phải chú ý đến đặc điểm từng loại đối
tượng, khu vực và địa bàn để có nội dung phù hợp; phải nghiên cứu, đề xuất với
cán bộ có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, nghiên cứu soạn thảo phát

32
hành các tài liệu tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng các yêu cầu
của địa phương và từng loại hình cơ sở.
- Chủ động phối hợp với ngành văn hoá thông tin (báo, đài phát thanh,
truyền hình, báo điện tử) tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên và theo từng đợt
trọng điểm.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trong lực lượng Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy, các đơn vị thuộc ngành công an và lực lượng tuyên
truyền viên cơ sở.
- Xây dựng thế trận toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy, triển khai
việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở về phòng cháy, chữa cháy.
- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các xã, phường, các cơ quan, tổ chức triển
khai xây dựng lực lượng phòng cháy và lực lượng dân phòng, và lực lượng phòng
cháy, chữa cháy, tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện về mặt nghiệp vụ đối với các tổ
chức này.
- Gắn việc xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy, chữa
cháy trong nội dung phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc với việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương và từng cơ sở.
- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, xây dựng các điển hình tiên tiến
về phòng cháy, chữa cháy.
2.2.3. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Chủ động nắm tình hình, tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước về PCCC
Nắm tình hình về PCCC
Nắm tình hình về hoạt động phòng cháy và chữa cháy là việc tiến hành điều
tra nghiên cứu, thu thập các tài liệu, số liệu và tin tức mọi mặt có liên quan đến
phòng cháy và chữa cháy, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp làm cơ sở cho việc đề
xuất ban hành các văn bản pháp quy, chủ trương kế hoạch và các giải pháp về
phòng cháy và chữa cháy.
Nội dung nắm tình hình bao gồm:
- Nắm tình hình các mặt có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa
cháy
+ Các chủ trương, chính sách, kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương.
+ Các dữ liệu, số liệu về đơn vị hành chính, dân số đất đai.

33
+ Các số liệu về diễn biến thời tiết, khí hậu từng vùng, từng khu vực.
+ Quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp tập trung và các
công trình trọng điểm cần đảm bảo an toàn PCCC.
- Nắm tình hình các mặt công tác phòng cháy và chữa cháy.
+ Thống kê số liệu các vụ cháy, nổ xảy ra theo tháng, năm, theo mùa, theo
giai đoạn (5 năm, 10 năm) phát triển kinh tế, xã hội; có phân tích theo từng tiêu chí
cụ thể.
+ Tình hình cháy và các vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng về người và tài sản tại các lĩnh vực kinh tế, ngay trong địa
phương và trong phạm vi cả nước.
+ Thực trạng về tình hình hoạt động (tổ chức lực lượng, trang bị, quản lý,
sử dụng phương tiện) của lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở.
+ Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy của các cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình ở các địa phương (bao gồm các khu vực trọng điểm): sự
quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy của chính
quyền các cấp; vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, của các cơ quan ban
ngành; ý thức trách nhiệm của các cá nhân trong PCCC.
+ Mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC với các ngành, các
lực lượng khác trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ PCCC v.v…
Ý nghĩa công tác nắm tình hình:
+ Làm cơ sở cho việc tham mưu, đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về PCCC.
+ Là cơ sở để xây dựng định hướng chiến lược và hoạch định các kế hoạch
công tác của lực lượng cảnh sát PCCC; triển khai việc xây dựng lực lượng Cảnh sát
PCCC trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương.
+ Làm cơ sở để hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia
PCCC, hình thành thế trận PCCC toàn dân ở mỗi địa phương, khu vực và cả nước.
+ Xác định nhu cầu đầu tư về phương tiện, thiết bị kỹ thuật PCCC bảo đảm
yêu cầu an toàn về PCCC.
+ Xây dựng kế hoạch, phương án PCCC tại các địa bàn, khu vực và cơ sở
trọng điểm để chủ động giải quyết kịp thời các tình huống cháy, nổ xảy ra, hạn chế
đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
+ Là cơ sở để từng bước đổi mới các mặt công tác quản lý, bảo đảm tính
thống nhất và đồng bộ trong lực lượng cảnh sát PCCC.

34
+ Là cơ sở để tiến hành phân loại cơ sở và phân cấp quản lý nhà nước về
PCCC.
Để công tác nắm tình hình được tốt, cần chú ý những vấn đề sau:
+ Phải tiến hành tốt công tác điều tra cơ bản, thường xuyên bổ sung, cập
nhật những tin tức, tài liệu đã thu thập được.
Đối với từng cơ sở (đặc biệt là các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ), công
tác điều tra cơ bản phải được tiến hành và thường xuyên bổ sung theo các nội dung
sau:
* Số lượng các hạng mục, bộ phận của cơ sở và mặt bằng của hạng mục, bộ
phận đó;
* Quy mô và đặc điểm hoạt động có liên quan đến công tác PCCC của cơ
sở;
* Tính chất nguy hiểm về cháy, nổ của các hạng mục, bộ phận cơ sở (hệ
thống điện, công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc, số lượng vật tư, nguyên liệu, sản
phẩm, hàng hoá; thực trạng công tác quản lý, sử dụng, bảo quản chúng v.v...);
* Đường giao thông phục vụ chữa cháy trong cơ sở; nguồn nước dự trữ để
chữa cháy v.v....
* Công tác tổ chức, quản lý và tình hình hoạt động của lực lượng PCCC cơ
sở, việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
* Các hệ thống PCCC và phương tiện PCCC được trang bị (số lượng, chủng
loại, chất lượng);
* Các vụ cháy xảy ra tại cơ sở, tính chất, nguyên nhân, mức độ thiệt hại;
những vi phạm quy định về PCCC đã bị xử lý.
Thông qua công tác điều tra cơ bản mà xác định các cơ sở thuộc diện quản
lý nhà nước về PCCC; tiến hành phân cấp quản lý về PCCC giữa phòng Cảnh sát
PCCC với Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xác định các cơ sở
trọng điểm về PCCC từ đó chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các mặt công tác
PCCC.
+ Thông qua các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát PCCC (kiểm tra,
thanh tra, xử lý vi phạm…) để nắm tình hình một cách toàn diện và đi vào chiều
sâu.
+ Phải biết sử dụng kết quả nghiên cứu, tổng hợp của các cơ quan hữu quan
về những vấn đề có liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
+ Thực hiện thống nhất chế độ thông tin báo cáo và thống kê số liệu.

35
+ Công tác nắm tình hình phải bám sát và phục vụ nhiệm vụ trọng tâm của
lực lượng Cảnh sát PCCC trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
+ Phải biết tập hợp, phân tích, tổng hợp các số liệu và ứng dụng các thành
tựu khoa học vào trong việc nắm tình hình và dự báo tình hình.
Tham mưu, đề xuất ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về phòng cháy và chữa cháy
Là chủ thể trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy và
chữa cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có
nhiệm vụ rất quan trọng trong việc tham mưu cho các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và tổ chức chỉ đạo thực hiện các quy định về PCCC. Tham mưu,
đề xuất là chức năng của lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, Cục Cảnh
sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục,
lãnh đạo Bộ Công an về các vấn đề có tầm chỉ đạo công tác PCCC trong phạm vi
cả nước; Sở Cảnh sát PCCC thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham mưu cho
UBND thành phố và lãnh đạo Bộ Công an về các vấn đề liên quan đến công tác
PCCC của thành phố; các phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ có trách
nhiệm tham mưu cho Giám đốc trình UBND cấp tỉnh về các vấn đề liên quan đến
PCCC tại địa phương. Nội dung tham mưu về PCCC bao gồm:
+ Chủ động đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ
sung, ban hành mới) thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Công an và UBND cấp tỉnh, thành phố về công tác phòng cháy và chữa
cháy;
+ Chủ động đề xuất với các cấp có thẩm quyền quyết định các chủ trương,
biện pháp tổ chức công tác phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước cũng
như trong từng địa phương;
+ Kiến nghị những vấn đề có liên quan nhằm tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước về phòng cháy và chữa cháy; nâng cao trách nhiệm trong PCCC của các
cấp, các ngành, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng hợp
của toàn dân trong công tác PCCC.
+ Hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện các quy định của nhà nước về
PCCC và thực hiện các nhiệm vụ PCCC trong các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình:
công tác tuyên truyền, công tác xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, công tác tự kiểm
tra, xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, công tác trang bị, quản lý, sử dụng
phương tiện PCCC v.v...

36
Chương 3. Các biện pháp phòng cháy và chữa cháy

3.1. Các biện pháp phòng cháy


3.1.1. Các biện pháp tổ chức bao gồm:
 Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC: Việc Xây dựng các tiêu chuẩn,
quy chuẩn về PCCC tuân theo quy định trong Luật số 68/2006/QH11 - LUẬT
TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ
10 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. 1. Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy
của Việt Nam là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng gồm tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu
chuẩn ngành có liên quan hoặc chuyên về phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu
chuẩn ngành có liên quan hoặc chuyên về phòng cháy và chữa cháy chỉ ban hành
sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công an.
Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được
phép áp dụng ở Việt Nam trong các trường hợp sau:
a) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong các điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
b) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về phòng
cháy chữa cháy phù hợp hoặc cao hơn so với quy định của tiêu chuẩn Việt Nam và
được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chấp thuận;
c) Khi Việt Nam chưa có quy định về những vấn đề đó mà tiêu chuẩn nước
ngoài, tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam trong hoạt
động phòng cháy và chữa cháy và được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
chấp thuận bằng văn bản.
Đối với những yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy mà trong tiêu chuẩn
chưa quy định hoặc chưa có tiêu chuẩn quy định thì thực hiện theo hướng dẫn của
Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

 Tổ chức các đội PCCC cơ sở:

37
Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm đề xuất thành lập và trực tiếp duy trì
hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Người đứng đầu cơ quan, tổ
chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế
hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để
duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Ban quản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và
chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng,
lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Bộ Công an quy định cụ thể về tổ chức đội dân phòng và đội phòng cháy và
chữa cháy cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, duy trì hoạt động của lực lượng
dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cán bộ, đội
viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành:
Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và
chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
theo các nội dung sau đây:
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với
từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy
và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy;
d) Phương pháp lập và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật,
kỹ thuật chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa
cháy;

38
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
Bộ Công an hướng dẫn chi tiết chương trình và nội dung, thời gian huấn
luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể việc cấp và
mẫu "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" và tổ chức
bồi dưỡng theo nội dung, chương trình cho các đối tượng đã nêu trên.
Chế độ chính sách đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa
cháy cơ sở và chuyên ngành:
Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và
chuyên ngành được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với tính chất
hoạt động.
- Cán bộ, đội viên đội dân phòng được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động
công ích; mỗi ngày huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
được hưởng một khoản tiền tương đương giá trị 1,5 ngày công lao động trung bình
ở từng địa phương.
- Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi trực tiếp tham gia chữa cháy được
hưởng chế độ bồi dưỡng như sau :
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương
đương giá trị một nửa ngày công lao động trung bình ở địa phương;
b) Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một
khoản tiền tương đương giá trị hai phần ba ngày công lao động trung bình ở địa
phương;
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ
4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngày công lao động
trung bình ở địa phương;

- Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy mà bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như đối với công nhân viên chức nhà nước.

39
Kinh phí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đội viên đội dân
phòng do ngân sách địa phương bảo đảm.
Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và
mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng một nửa ngày lương.
Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi
trực tiếp tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau :
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương
đương giá trị một nửa ngày lương;
b) Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một
khoản tiền tương đương giá trị hai phần ba ngày lương;
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ
4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một lương;
Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy mà bị tai
nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Kinh phí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên
đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành do cơ quan, tổ chức
quản lý bảo đảm.
 Kiểm tra kỹ thuật an toàn PCCC:
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo các nội
dung sau đây:
a) Việc thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với
từng đối tượng quy định tại các Điều 9, 10,11, 12 và các điều có liên quan của Nghị
định 35 và các quy định khác của pháp luật;

40
b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng
đối tượng quy định tại các Điều 3, 4, 5, các điều có liên quan của Nghị định 35 và
các quy định khác của pháp luật;
c) Việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháy
và chữa cháy và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan
có thẩm quyền.
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo chế độ
kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
Trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định
như sau:
a) Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng
cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo
chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi quản lý của mình;
c) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng
cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ,
đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về
phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và
kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa
cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu
bảo vệ đặc biệt.
Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và
chữa cháy.

Tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao
thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa
cháy và phục hồi hoạt động trở lại:

41
Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật
phòng cháy và chữa cháy được hiểu như sau:
a) Nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ là trong môi trường nguy hiểm cháy,
nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà
xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy là
những vi phạm nếu không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ trực tiếp
phát sinh cháy, nổ và khi xảy ra cháy, nổ sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
c) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy là vi phạm
có thể dẫn đến cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng đã được cơ quan quản lý nhà
nước về phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền yêu cầu khắc phục và đã bị xử
phạt hành chính mà không khắc phục.
Việc tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ
gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ
nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi
nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình
chỉ hoạt động trong phạm vi đó. Khi hoạt động của bộ phận hoặc của toàn bộ cơ sở,
phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tác động ảnh hưởng mà
xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ thì cũng bị tạm đình chỉ hoạt động.
Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả
năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về
phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày. Hết thời hạn tạm đình
chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi
phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy chưa được khắc phục thì được xem xét
gia hạn tạm đình chỉ tiếp nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt, khi hết
thời gian gia hạn tạm đình chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ
chưa được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa
được khắc phục vì lý do khách quan thì người ra quyết định tạm đình chỉ báo cáo

42
cấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định gia hạn tiếp hoặc xử lý theo quy định
của pháp luật.
Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy,
nổ được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc
phục thì được phép phục hồi hoạt động.
Quyết định tạm đình chỉ hoạt động và quyết định phục hồi hoạt động được
thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời; trường hợp người có thẩm quyền ra quyết
định tạm đình chỉ bằng lời thì trong thời gian ngắn nhất phải thể hiện quyết định
đó bằng văn bản. Trường hợp người có thẩm quyền sau khi ra quyết định tạm đình
chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về
phòng cháy và chữa cháy được loại trừ hay khắc phục nhanh thì có thể ra quyết
định phục hồi hoạt động bằng lời.
Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển
hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm
đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh
cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn
nhất.
Thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục
hồi hoạt động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được uỷ quyền được quyền quyết định
tạm đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới,
hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước; trường hợp đặc biệt thì
báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Chủ tịch UBND các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động
của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động
của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và Trưởng phòng
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền

43
quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện
giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân;
d) Cảnh sát kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quyền tạm
đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ
giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân khi đang có nguy cơ trực tiếp phát sinh
cháy, nổ và phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp có thẩm quyền;
đ) Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có quyền gia
hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại.
Bộ Công an quy định cụ thể mẫu "Quyết định tạm đình chỉ hoạt động",
"Quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động", " Quyết định phục hồi hoạt động trở
lại"; thủ tục tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi
hoạt động trở lại.

3.1.2. Các giải pháp kỹ thuật


a) Chống cháy cho vật liệu và cấu kiện xây dựng
Bảo vệ chống cháy cho gỗ
Nếu như gỗ được bảo vệ bằng cách nào đó tránh tác động của sự nung nóng
thì sẽ loại trừ được sự phân huỷ nhiệt và sự cháy. Dựa trên nguyên tắc đó người ta
sử dụng các loại vật liệu cách nhiệt để bao bọc bên ngoài vật liệu hoặc cấu kiện gỗ.
Tính ưu việt của phương pháp trên thể hiện ở chỗ nó bảo vệ cho gỗ tránh tác động
trực tiếp của ngọn lửa và không bị nung nóng bởi các nguồn nhiệt bên ngoài. Tuy
vậy phương pháp trên vẫn có nhược điểm làm giảm hiệu qủa chống cháy, đó là sự
tróc lớp và hư hỏng cục bộ trên bề mặt.
Trên bề mặt gỗ cần bảo vệ có thể phủ bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, và
nhờ đó tạo nên những tấm màng không cháy hoặc khó cháy có tác dụng ngăn cản
sự tiếp xúc của ôxy trong không khí với bề mặt gỗ. Mặt khác những tấm màng bao
phủ trên bề mặt gỗ có thể bị phân huỷ khi có cháy và toả ra rất nhiều các chất khí
không cháy có tác dụng đẩy ôxy trong không khí ra xa bề mặt gỗ cũng như làm
loãng các chất khí cháy thoát ra từ bề mặt gỗ. Tính chất bảo vệ chống cháy của

44
những loại vật liệu như vậy được xác định bằng những tính chất hoá lý của bản
thân loại vật liệu đó , bằng độ bền và sự bám dính của vật liệu trên bề mặt gỗ.
Những loại vật liệu phủ bề mặt nói trên không chỉ sử dụng để bảo vệ cho gỗ mà
còn bảo vệ được cho cấu kiện thép cũng như các loại vật liệu khác tránh được sự
nung nóng. Các loại vật liệu phủ bề mặt được sử dụng nhằm mục đích làm tăng
giới hạn chịu lửa cho cấu kiện xây dựng.
Hiệu quả bảo vệ chống cháy của các loại vật liệu phủ bề mặt được xác định
bằng khả năng tạo ra lớp bọt than dưới tác động của nhiệt độ. Lớp bọt than này là
hợp chất nóng chảy của một số chất được tạo thành khi các sản phẩm cháy bị nung
nóng. Lớp bọt than có hệ số dẫn nhiệt thấp và có chiều dày đáng kể, nên có tác
dụng bảo vệ cách nhiệt cho vật liệu.
Như vậy bản chất bảo vệ chống cháy là tăng khả năng chống lại tác động của
ngọn lửa bằng cách hạn chế khả năng tự cháy và khả năng lan truyền ngọn lửa.
Điều đó có thể đạt được bằng nhiều biện pháp khác nhau như dùng vật liệu cách
nhiệt bao phủ bề mặt, dùng sơn chống cháy hoặc trát bằng vật liệu chống cháy,
ngâm tẩm trong dung dịch chống cháy.
Vật liệu cách nhiệt bao phủ bề mặt thường là: các tấm phibrôximăng, tấm sợi
thạch cao, tấm amiăng - vecmiculit, perlit, cactông amiăng, các loại vữa xây dựng
vv.... Việc bảo vệ bằng vật liệu cách nhiệt như đã nêu chỉ tiến hành đối với các vật
liệu hoặc cấu kiện trong các phòng kín.
Dùng sơn chống cháy hoặc trát bằng vật liệu chống cháy đối với cấu kiện gỗ
và kim loại là phương tiện bảo vệ tối ưu nhất. Cũng như các loại sơn khác, sơn
chống cháy và vật liệu trát để chống cháy có thành phần như sau: chất kết dính,
chất độn và chất tạo màu. Chất kết dính có tác dụng đảm bảo khả năng tự đông
cứng của hỗn hợp và tạo nên một lớp màng không cháy hoặc khó cháy để bảo vệ bề
mặt cho cấu kiện. Chất độn có tác dụng làm tăng hiệu quả chống cháy, giảm sự co
ngót thể tích vv... , còn chất tạo màu tạo cho hỗn hợp những màu sắc nhất định.

45
Lớp màng sơn chống cháy được tạo thành vừa có tác dụng chống cháy, vừa
có tác dụng trang trí. Việc trát vật liệu chống cháy khác sơn chống cháy ở chỗ độ
bền của màng bảo vệ kém hơn, lớp bảo vệ dày hơn, chất độn có kích thước lớn hơn
và không có chất tạo màu, và như vậy không có lợi cho việc trang trí.
Chất kết dính trong sơn chống cháy và vật liệu trát để chống cháy thường
được sử dụng là: thuỷ tinh lỏng, kiềm sunphít, ximăng, thạch cao, vôi sống, đất sét,
amiăng, nhựa tổng hợp vv.... Các chất tạo màu có thể là: litôpôn (hỗn hợp sun phát
kẽm và sunphát bari), bột trắng, bột đỏ, một số ôxit kim loại vv....
Màng bảo vệ chống cháy trên bề mặt có thể chia ra những loại sau: loại bền
vững với môi trường được sử dụng để bảo vệ bề mặt bên ngoài các cấu kiện của
nhà, công trình. Loại bền nước dùng để bảo vệ các cấu kiện của nhà, công trình
(trừ nhà ở và nhà công cộng) trong vùng có độ ẩm cao (61÷75%). Loại không bền
nước được sử dụng cho các cấu kiện bên trong của nhà, công trình, trong các phòng
có độ ẩm của không khí nhỏ hơn 60%.
Một số loại sơn chống cháy và vật liệu trát để chống cháy đã được nghiên
cứu và sử dụng là sơn MK và CK do CHLB nga sản xuất. Sơn chống cháy
MK trên cơ sở nhựa urêphocmanđêhit bao gồm hai phần khô và ướt. Thực đơn
của phần khô như sau: mônôacmôniphốtphát (NH4)2HPO4 - 61,2%; urê CO(NH2)2 -
24,6%; phocmalin dung dịch 100% - 14,2%; Thực đơn của phần ướt như sau: urê -
12,1%; đisiađiamit - 12,1%; phocmalin dung dịch 30% - 75,8%; Cứ 200g khô trong
dạng bột cần 80g phần nước và trộn thêm với 65÷75g nước.
Sơn chống cháy CK còn được gọi là sơn silicát là một hỗn hợp có thành
phần như sau: thuỷ tinh lỏng natri (có khối lượng thể tích 1,2g/cm3 và môđun n = 3)
- 54%; litôpôn (hỗn hợp sun phát kẽm và sunphát bari) - 39%; vermiculit - 7%.
Vật liệu trát chống cháy phổ biến nhất là xupephốtphát (xupephốtphát khô
70% và nước 30%), hỗn hợp vôi - đất sét (vôi bột 74%, đất sét 4%, muối ăn 11%,
nước 11%).

46
Màng phủ bề mặt bị nở phồng có hiệu quả chống cháy rất cao, có thể sử
dụng cho vật liệu gỗ và kim loại. Cấu kiện gỗ được bảo vệ bằng vật liệu nói trên sẽ
chuyển sang trạng thái khó cháy, có giới hạn chịu lửa cao. Đối với cấu kiện thép
bình thường có giới hạn chịu lửa 0,25 giờ, nhưng khi được bảo vệ bằng vật liệu nở
phồng như đã nêu thì giới hạn chịu lửa có thể tăng đến 0,75 giờ. Thành phần của
loại vật liệu này như sau: thuỷ tinh lỏng natri (có khối lượng thể tích 1,5g/cm3 và
môđun n = 2,5 - 3 ) - 50-60% ; nhựa urêphocmanđêhit - 30-35%; chất độn - 10-
15%; Hỗn hợp này được sơn 3 lần, lượng sơn không nhỏ hơn 750g/m 2. Thời gian
xấy khô sau mỗi lần sơn là 1 - 1,5 giờ. Thời gian xấy khô toàn bộ là 24 giờ. Gỗ sau
khi được sơn loại sơn này sẽ trở nên khó cháy. Đối với cột thép giới hạn chịu lửa
sau khi sơn là 0,52 giờ, tăng 2 lần so với cột thép không được bảo vệ.
Hiện nay rất nhiều loại vật liệu bao phủ bề mặt bị nở phồng khi có cháy được
sản xuất với thành phần chính là thuỷ tinh lỏng.
Khi ngâm tẩm bằng dung dịch chống cháy (tuỳ theo khối lượng và chiều sâu
thấm ướt), gỗ trở nên khó cháy nhiều hoặc ít dưới tác động của nhiệt độ cao. Lúc
đó chỉ quan sát thấy bề mặt gỗ bị hoá than tương tự như một số loại vật liệu hữu cơ
khác và hạn chế diện tích bề mặt chịu tác động của ngọn lửa.
Gỗ đã được ngâm tẩm bằng dung dịch hoá chất chống cháy khi chịu tác động
của nhiệt độ cao sẽ làm hoá chất chống cháy bị phân huỷ, một số axít mạnh được
tạo thành như axít phốtphoric, axít clohyđric. Những axít này có tác dụng làm hoá
than và làm mất nước trên bề mặt gỗ, do vậy ngăn cản sự thoát ra của các chất khí
do gỗ bị nhiệt phân, sự cháy âm ỉ cũng bị hạn chế.
Những hoá chất chống cháy phổ biến nhất hiện nay đối với gỗ là điacmôni
fôtphat (NH4)2HPO4; mônôacmôni fôtphat (NH4)2H2PO4; sun fatacmôni (NH-
4)2SO4; bura Na2B4O7.10H2O và axit boric H3BO3. Các muối acmôni fôtphat có tính
chất chống cháy cao hơn cả. Bura và axit boric nếu để riêng biệt thì tác dụng chống
cháy không cao, tốt nhất nên lấy tỷ lệ giữa chúng là 1:1.

47
Các biện pháp chính để xử lý, đó là ngâm tẩm dung dịch chống cháy trên bề
mặt và theo chiều sâu của thớ gỗ. Để ngâm tẩm trên bề mặt cần sử dụng dung dịch
có thành phần như sau:
- Điacmôni fôtphat ( NH4)2HPO4 - 20 %.
- Sun fatacmôni ( NH4)2SO4 - 5 %.
- Dầu hoả làm chất xúc tác - 3% .
- Nước 72 % .
Dùng chổi để quét hoặc phun dung dịch lên bề mặt gỗ 2 lần , khoảng cách
giữa các lần quét là 12 giờ . Lượng muối khô không ít hơn 100g/m2 bề mặt cần bảo
vệ .
Việc ngâm tẩm dung dịch theo chiều sâu của thớ gỗ được thực hiện dưới áp
suất cao theo phương pháp bể nóng - lạnh.
Để ngâm tẩm dưới áp suất cao, dung dịch chống cháy cần có thành phần như
sau:
- Điacmôni fôtphat (NH4)2HPO4 - 7,5 %.
- Sun fatacmôni (NH4)2SO4 - 7,5 %.
- Floruanatri NaF - 2 %
- Nước 83 %
- Lượng muối: 66 kg/m3 gỗ .
- Gỗ trước khi xử lý phải có độ ẩm < 25 %,áp suất trong bể 2.105-
2.106 Pa.
Lượng dung dịch chống cháy được xác định theo công thức sau:
a.10000
K= C . o

trong đó: K - lượng dung dịch chống cháy tính theo % so với trọng lượng gỗ; a -
lượng hoá chất chống cháy cần thiết, kg/m3 gỗ; C - nồng độ hoá chất chống cháy
trong dung dịch, %; o - khối lượng thể tích của gỗ, kg/m3.

48
Muối acmôni có tác dụng làm giảm nhiệt độ hoá than, bởi vậy trong giai
đoạn đầu của đám cháy lớp than được tạo trên bề mặt gỗ sẽ làm giảm lượng khí
cháy thoát ra và làm giảm nhiệt lượng cháy của gỗ. Biện pháp này có hiệu quả cao
nhưng còn một số nhược điểm sau: phải tiến hành sản xuất công nghiệp và cần có
thiết bị chuyên dùng, chỉ áp dụng cho cấu kiện ngăn cách hoặc cấu kiện chịu tải
trọng nhỏ, mặt khác khi xử lý theo phương pháp trên sẽ làm gỗ giảm độ bền, tăng
độ giòn, tăng độ hút nước...
Bảo vệ chống cháy cho kết cấu kim loại:
- Dùng tấm ốp;
- Dùng sơn chống cháy;
- Dùng vữa chống cháy
- Tạo trần treo chống cháy đối với kết cấu chịu lực mái trong nhà công nghiệp.
Bảo vệ chống cháy cho kết cấu bê tông cốt thép (trường hợp đặc biệt như công
trình ngầm):
Dùng sơn chống cháy; - Dùng tấm ốp; -Sử dụng bê tông chịu lửa.
b) Phòng chống cháy lan
Thiết kế các bộ phận ngăn cháy:
Tác dụng: Các bộ phận ngăn cháy có tác dụng hạn chế sự lan truyền của đám cháy
theo thể tích và theo bề mặt.
Phân loại:
Các bộ phận ngăn cháy chung có tác dụng hạn chế sự lan truyền của đám
cháy theo thể tích, bao gồm: tường ngăn cháy; sàn ngăn cháy; màn ngăn cháy; vùng
ngăn cháy; khoảng cách PCCC giữa các nhà, công trình v.v.
Bảng 1. Phân loại bộ phận ngăn cháy
Bộ phận ngăn Loại bộ phận Giới hạn chịu Loại cửa và Loại khoang
cháy ngăn cháy lửa của bộ van ngăn cháy đệm ngăn
phận ngăn trong bộ phận cháy, không
cháy, không ngăn cháy, thấp hơn
nhỏ hơn không thấp
hơn
49
Tường ngăn 1 RЕI 150 1 1
cháy 2 RЕI 60 2 2
Vách ngăn 1 RЕI 45 2 1
cháy 2 RЕI 15 3 2
Sàn ngăn cháy 1 RЕI 150 1 1
2 RЕI 60 2 1
3 RЕI 40 2 1
4 RЕI 15 3 2
Bảng 2. Giới hạn chịu lửa của cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy
Cửa và van ngăn cháy Loại cửa và van ngăn Giới hạn chịu lửa,
trong bộ phận ngăn cháy cháy trong bộ phận ngăn không nhỏ hơn
cháy
Cửa đi, cổng, cửa nắp, 1 EI 70
van 2 EI 45*
3 EI 15
Cửa sổ 1 E 70
2 E 45
3 E 15
Màn chắn 1 EI 70
Ghi chú: * - Giới hạn chịu lửa của cửa trong giếng thang máy được phép lấy không
nhỏ hơn E 45
Bảng 3. Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm ở các cửa và van
ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy

Loại khoang đệm Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm,
ngăn cháy không nhỏ hơn

Vách ngăn của Sàn của khoang Cửa và van ngăn


khoang đệm đệm cháy của khoang
đệm
1 EI 45 REI 45 EI 30
2 EI 15 REI 15 EI 15

Các bộ phận ngăn cháy cục bộ có tác dụng hạn chế sự lan truyền của đám cháy
theo bề mặt, bao gồm: Bờ ngăn sự chảy loang của chất lỏng; vách ngăn sự lan
truyền của đám cháy theo vị trí rỗng của cấu kiện; van ngăn cháy các loại v.v.
Yêu cầu khi thiết kế các bộ phận ngăn cháy
Việc ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy được thực hiện bằng các biện pháp
50
hạn chế diện tích cháy, cường độ cháy và thời gian cháy. Cụ thể là:
- Sử dụng giải pháp kết cấu và quy hoạch không gian, để ngăn cản sự lan truyền
của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy trong một gian phòng, giữa các gian
phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công
năng khác nhau, giữa các tầng và các đơn nguyên, giữa các khoang cháy, cũng như
giữa các tòa nhà;
- Hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được sử dụng ở các lớp bề
mặt của kết cấu nhà, bao gồm: lớp lợp mái, các lớp hoàn thiện của tường ngoài,
của các gian phòng và của các đường thoát nạn;
- Hạn chế tính nguy hiểm cháy và nguy hiểm cháy nổ công nghệ trong các gian
phòng và nhà;
- Có các thiết bị chữa cháy ban đầu, trong đó bao gồm thiết bị tự động và cầm tay;
- Có thiết bị phát hiện cháy và báo cháy.
Các phần nhà và gian phòng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công
năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các kết cấu ngăn cách với
giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo quy định hoặc ngăn cách
nhau bằng các bộ phận ngăn cháy. Khi đó yêu cầu đối với các kết cấu ngăn cách
và bộ phận ngăn cháy này được xem xét có kể đến tính nguy hiểm cháy theo
công năng của các gian phòng, giá trị tải trọng cháy, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm
cháy kết cấu của nhà.
Khi bố trí các đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua các kết cấu
tường, sàn, vách, thì chỗ tiếp giáp giữa các đường ống, đường cáp với các kết cấu
này phải được chèn bịt hoặc xử lý thích hợp để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ
thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu.
Các trần treo dùng để nâng cao giới hạn chịu lửa của các sàn và mái, xét về
tính nguy hiểm cháy, phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho các sàn và mái đó. Các
vách ngăn cháy trong các gian phòng có trần treo phải ngăn chia cả không gian
phía trên trần treo. Trong không gian bên trên các trần treo không cho phép bố trí

51
các kênh và đường ống để vận chuyển các chất cháy dạng khí, hỗn hợp bụi - khí,
chất lỏng và vật liệu cháy. Các trần treo không được bố trí trong các gian phòng
hạng A hoặc B.
Tại các vị trí giao nhau giữa các bộ phận ngăn cháy với các kết cấu bao che
của nhà, kể cả tại các vị trí thay đổi hình dạng nhà, phải có các giải pháp bảo đảm
không để cháy lan truyền qua các bộ phận ngăn cháy này. Các tường ngăn cháy,
dùng để phân chia nhà thành các khoang cháy, phải được bố trí trên toàn bộ
chiều cao nhà và phải bảo đảm không để cháy lan truyền từ phía nguồn cháy vào
khoang cháy liền kề khi các kết cấu nhà ở phía có cháy bị sụp đổ.
Các lỗ thông trong các bộ phận ngăn cháy phải được đóng kín khi có cháy.
Các cửa sổ trong các bộ phận ngăn cháy phải là các cửa không mở được,
còn các cửa đi, cổng, cửa nắp và van phải có cơ cấu tự đóng và các khe cửa phải
được chèn kín. Các cửa đi, cổng, cửa nắp và van nếu cần mở để khai thác sử dụng
thì phải được lắp các thiết bị tự động đóng kín khi có cháy.
Tổng diện tích các lỗ cửa trong các bộ phận ngăn cháy, trừ kết cấu bao che
của các giếng thang máy, không được vượt quá 25% diện tích của bộ phận ngăn
cháy đó.
Tại các cửa đi trong các bộ phận ngăn cháy dùng để ngăn các gian phòng
hạng A hoặc B với các không gian khác như: phòng có hạng khác với hạng A
hoặc B, hành lang, buồng thang bộ và sảnh thang máy, phải bố trí các khoang
đệm luôn có áp suất không khí dương như yêu cầu nêu trong Phụ lục D – QCVN
06: 2010/BXD. Không được phép bố trí các khoang đệm chung cho hai gian
phòng trở lên cùng có hạng A hoặc B.
Khi không thể bố trí các khoang đệm ngăn cháy trong các bộ phận ngăn
cháy dùng để ngăn các gian phòng hạng A hoặc B với các gian phòng khác hoặc
khi không thể bố trí các cửa đi, cổng, cửa nắp và van trong các bộ phận ngăn cháy
dùng để ngăn các gian phòng hạng C với các gian phòng khác, cần phải thiết lập tổ
hợp các giải pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền của đám cháy và sự xâm nhập

52
vào các phòng và tầng liền kề của các khí, hơi dễ bắt cháy, hơi của các chất lỏng,
bụi và xơ cháy mà các chất này có khả năng tạo thành các nồng độ nguy hiểm nổ.
Trong các lỗ cửa của các bộ phận ngăn cháy giữa các gian phòng liền kề
hạng C, D và E, khi không thể đóng được bằng cửa hoặc cổng ngăn cháy, cho
phép bố trí các khoang đệm hở được trang bị thiết bị chữa cháy tự động. Các kết
cấu bao che của các khoang đệm này phải là kết cấu ngăn cháy.
Cửa và van ngăn cháy trong các bộ phận ngăn cháy phải được làm từ các vật
liệu không cháy.
Cho phép sử dụng các vật liệu thuộc nhóm có tính cháy không thấp hơn
Ch3 được bảo vệ bằng vật liệu không cháy có độ dày không nhỏ hơn 4 mm để làm
các cửa, cổng, cửa nắp và van ngăn cháy.
Cửa của các khoang đệm ngăn cháy, cửa đi, cổng, cửa nắp ngăn cháy
trong các bộ phận ngăn cháy ở phía các gian phòng trong đó không bảo quản và
không sử dụng các chất khí cháy, chất lỏng cháy và vật liệu cháy, cũng như không
có các quá trình công nghệ liên quan tới việc hình thành các bụi cháy, được phép
làm từ vật liệu thuộc nhóm có tính cháy Ch3 với chiều dày không nhỏ hơn 40 mm
và không có hốc rỗng.
Không cho phép bố trí các kênh, giếng và đường ống vận chuyển khí
cháy, hỗn hợp bụi - khí cháy, chất lỏng cháy, chất và vật liệu cháy xuyên qua các
tường và sàn ngăn cháy loại 1. Đối với các kênh, giếng và đường ống để vận
chuyển các chất và vật liệu khác với các loại nói trên thì tại các vị trí giao cắt với
các bộ phận ngăn cháy này phải có thiết bị tự động ngăn cản sự lan truyền của các
sản phẩm cháy theo các kênh, giếng và ống dẫn.
Các kết cấu bao che của các giếng thang máy và các phòng máy của thang
máy (trừ các phòng trên mái), cũng như của các kênh, giếng và hộp kỹ thuật phải
đáp ứng các yêu cầu đặt ra như đối với các vách ngăn cháy loại 1 và các sàn ngăn
cháy loại 3. Không quy định giới hạn chịu lửa của các kết cấu bao che giữa giếng
thang máy và phòng máy của thang máy.

53
Khi không thể lắp các cửa ngăn cháy trong các kết cấu bao che các giếng
thang máy nêu trên, phải bố trí các khoang đệm hoặc các sảnh với các vách ngăn
cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3 hoặc các màn chắn tự động đóng các lỗ cửa đi
của giếng thang khi cháy. Các màn chắn này phải được làm bằng vật liệu không
cháy và giới hạn chịu lửa của chúng không nhỏ hơn EI 45.
Trong các nhà có các buồng thang bộ không nhiễm khói phải bố trí bảo vệ
chống khói tự động cho các giếng thang máy mà tại cửa ra của chúng không có
các khoang đệm ngăn cháy với áp suất không khí dương khi cháy.
Buồng chứa rác, ống và cửa thu rác phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với
tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật quy định riêng cho bộ phận này và các yêu cầu cụ thể
sau:
- Các ống đổ rác và buồng chứa rác phải được cách ly với những phần khác của
ngôi nhà bằng các bộ phận ngăn cháy; cửa thu rác ở các tầng phải có cửa nắp ngăn
cháy tự động đóng kín;
- Không được đặt các ống đổ rác và buồng chứa rác bên trong các buồng thang bộ,
sảnh đợi hoặc khoang đệm được bao bọc ngăn cháy dùng cho thoát nạn.
- Các buồng có chứa ống đổ rác hoặc để chứa rác phải đảm bảo có lối vào
trực tiếp qua một khoảng thông thoáng bên ngoài nhà hoặc qua một khoang đệm
ngăn cháy được thông gió thường xuyên.
- Cửa vào buồng chứa rác không được đặt liền kề với các lối thoát nạn hoặc cửa ra
bên ngoài của nhà hoặc đặt gần với cửa sổ của nhà ở.

c) Thoát nạn an toàn cho người trong điều kiện cháy:


 Đặc điểm chuyển động của người trong điều kiện cháy
Trong đám cháy xuất hiện mối đe doạ trực tiếp và nguy hiểm đối với sức
khoẻ và tính mạng con người. Bởi vậy quá trình thoát nạn bao giờ cũng mang tính
đồng thời và có hướng chuyển động rõ rệt (hướng chuyển động từ trong ra ngoài).
Ví dụ, trong gian khán giả của hội trường khi có cháy hoặc sự cố, tất cả mọi người
đều nhất loạt đứng dậy và chạy theo hướng có cửa ra bên ngoài. Nếu lối và đường
54
thoát nạn có khả năng lưu thông hạn chế sẽ tạo nên mật độ người rất cao trên
đường thoát nạn và cửa đi, mật độ người ở các cửa đi từ có thể đạt 10-12 người/m 2.
Tại những chỗ có mật độ người cao có sự chen lấn xô đẩy rất mạnh của những
người thoát nạn, làm giảm tốc độ chuyển động của dòng người, con người không
thể đi theo hướng mình muốn mà bị cuốn theo cả dòng người. Hiện tượng này có
thể gây thương tích hoặc chết người.
Một mâu thuẫn lại xuất hiện: khi mọi người càng muốn rời khỏi phòng hoặc
nhà bị cháy nhanh bao nhiêu thì thời gian để làm được việc đó cũng càng kéo dài
thêm. Một đặc điểm khác của chuyển động khi thoát nạn, đó là con người chuyển
động trong điều kiện không thuận lợi và có khả năng xuất hiện sự hoảng loạn trong
đám đông. Khi hoảng loạn xảy ra, thiệt hại về người có thể không lường trước
được.
Thực tế đã cho ta thấy trạng thái của từng người hoặc của cả đám đông trong
đám cháy phần lớn thể hiện bằng sự sợ hãi làm tăng thêm mối nguy hiểm .
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn những người thoát nạn khi cháy xảy ra
(tới 90 %) có khả năng đánh giá đánh giá đúng tình thế và hành động có ý thức
nhưng vì sợ hãi và gây nên sợ hãi lẫn nhau nên có thể xuất hiện sự hoảng loạn
trong đám đông. Ngoài ra, trong đám đông thường có khoảng 10 đến 20% có biểu
thị tâm lý rối loạn, gây ảnh hưởng xấu tới những người còn lại. Xu hướng hành
động khi có sự hoảng loạn xuất hiện phụ thuộc vào tính tổ chức của nhóm người,
được đặc trưng bởi trình độ văn hoá, vị trí trong xã hội của từng người trong nhóm
đó. Những người có tính tổ chức thường là cán bộ công chức, công nhân, sinh viên,
học sinh. Những người không có tính tổ chức là những người có mối liên hệ trung
gian giữa những nhóm người trên. Không được phép quên rằng trong nhóm đông
người đó có khoảng 3% người có khuyết tật, 9% ở lứa tuổi vị thành niên, 4% trẻ
em dưới 5 tuổi, 10% số người do sử dụng thuốc tân dược thường xuyên có phản
ứng chậm không đủ khả năng chuyển động và rất dễ bị sốc. Trong nhóm người nêu
trên có đến 26% số người không thể chuyển động so với tốc độ của nhóm chính khi

55
thoát nạn, dẫn đến kìm hãm sự chuyển động, bị ngã, thậm chí làm ngưng trệ
chuyển động, làm tăng khả năng gây hoảng loạn. Kết quả nghiên cứu ở một số
nước cho thấy: hoảng loạn có khả năng xuất hiện với một trong 5 tình huống sau:
- Do hạn chế số lượng lối và đường thoát nạn.
- Yếu tố nguy hiểm xuất hiện bất ngờ, tức thời, chỉ có một biện pháp thoát hiểm
duy nhất là chạy.
- Lối thoát nạn bị hỏng hoặc bị khoá.
- Chuyển động tăng cường của cả dòng người, con người không đủ thông tin về lối
thoát nạn, đường thoát nạn bị bịt kín .
- Cơ sở không có sự chuẩn bị trước về kế hoạch thoát nạn cho người khi có cháy.
Để ngăn ngừa hiện tượng hoảng loạn trong đám đông khi có cháy , các giải pháp về
kết cấu và quy hoạch lối, đường thoát nạn phải đúng, phải có các biện pháp tác
động tâm lý & có kế hoạch tổ chức thoát nạn do cơ sở lập ra. Mặt khác để hiện
tượng hoảng loạn giảm đi, cần thiết phải loại trừ vật cản trên lối, đường thoát nạn,
có chiếu sáng sự cố, duy trì mối liên hệ với người cần thoát nạn. Việc tổ chức thoát
nạn thuận tiện nhất là thông qua hệ thống loa truyền thanh để hướng dẫn và chỉ rõ
lối, trình tự thoát nạn.
 Lối và đường thoát nạn
Trong nhà , công trình có thể có nhiều cửa, lối đi, thang nhưng không phải
bất kỳ cửa, lối đi, thang nào cũng được dùng để thoát nạn.
Các lối ra được coi là để thoát nạn nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Các lối ra có thể là: Cửa đi; hành lang; lối đi; thang bộ.
- Đường thoát nạn: Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục, dẫn từ điểm
xa nhất cần thoát nạn và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công
trình đến đến khu vực an toàn và đảm bảo an toàn cho người trong suốt khoảng
thời gian bằng thời gian thoát nạn cho phép.

56
- Lối thoát dự phòng: Là lối thoát đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về thoát nạn nhưng
trong điều kiện thường không sử dụng, do vậy trong tính toán không được tính vào
số lượng lối thoát nạn vì mọi người không biết về lối thoát này.
- Lối thoát nạn thứ hai.
Khi thiết kế lối và đường thoát nạn cần tuân thủ các điều kiện an toàn sau:
1. Chiều dài thực tế của đường thoát nạn không được vượt quá chiều dài lớn nhất
cho phép:
ltt  lc/p
2. Chiều rộng tổng cộng thực tế của lối thoát nạn không được nhỏ hơn chiều rộng
tổng cộng cho phép:
N
btt  bc/p = K 100

3. Số lượng lối thoát nạn thực tế không được ít hơn số lượng lối thoát nạn nhỏ nhất
cho phép:
ntt  nc/p
4. Chiều rộng của lối thoát nạn cần nằm trong khoảng giữa chiều rộng nhỏ nhất và
lớn nhất cho phép:
bmin  btt  bmax
Nếu các điều kiện an toàn được thực hiện có nghĩa là kích thước lối và
đường thoát nạn trong thiết kế đảm bảo các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn. Nếu như
một trong các điều kiện trên không được tuân thủ, chứng tỏ bản thiết kế không đảm
bảo an toàn cho người, cần được sửa chữa.
 Các giai đoạn thoát nạn
Quá trình thoát nạn của người được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tính từ điểm xa nhất cần thoát nạn đến cửa phòng bị cháy.
Giai đoạn 2: Từ cửa phòng bị cháy đến lối thoát ra khỏi nhà, công trình.
Giai đoạn 3: Từ lối thoát ra khỏi nhà, công trình đến khu vực an toàn.

57
Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn 1 là quan trọng nhất vì con người chịu tác
động trực tiếp của các yếu tố nguy hiểm trong đám cháy. Khu vực an toàn là khu
vực không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố nguy hiểm trong đám cháy.

 Điều kiên an toàn về thoát nạn


t/t  c/p
Trong đó : t/t - thời gian thoát nạn thực tế, phút (thời gian thoát nạn tính từ điểm xa
nhất cần thoát nạn ra đến khu vực an toàn).
c/p - thời gian thoát nạn cho phép, phút (thời gian từ khi cháy xảy ra đến khi xuất
hiện một trong các yếu tố nguy hiểm đối với con người tại vùng làm việc trong điều
kiện cháy).
Để xác định được thời gian thoát nạn cho phép, cần phải biết giá trị giới hạn
của các yếu tố nguy hiểm đối với con người và biết cách xác định thời gian xuất
hiện các giá trị nguy hiểm đó trong điều kiện cháy.
Các yếu tố nguy hiểm đối với con người thường là: nhiệt độ môi trường
trong đám cháy, bức xạ nhiệt, sản phẩm cháy độc hại, mất tầm nhìn do đường thoát
nạn bị nhiễm khói, giảm % ôxy trong phòng bị cháy, do nổ, do sập đổ cấu kiện vv...
+ Nhiệt độ môi trường trong đám cháy: Mối nguy hiểm lớn nhất đối với con
người, đó là hít phải không khí nóng làm tổn thương đường hô hấp trong, dẫn đến
chết người. Khi con người chịu tác động của nhiệt độ trên 100 oC sẽ bị ngất và chết
sau vài phút. Một nguy hiểm khác do nhiệt độ gây ra, đó là bỏng ngoài da. Mặc dù
y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị bỏng , nhưng khi bị bỏng độ II
trên 30% bề mặt cơ thể thì cơ hội sống sót còn rất ít . Trong bảng 4 có nêu sự phụ
thuộc giữa thời gian bị bỏng độ II với nhiệt độ môi trường .

Bảng 4.
Nhiệt độ môi trường , oC 1093 371482 176 100 71
Thời gian bị bỏng độ II 1 3 7 15 26

58
Kết quả nghiên cứu ở Canađa cho thấy, với độ ẩm của môi trường, bỏng độ
II có thể xảy ra ở nhiệt độ 55 oC sau 20 giây và ở 70oC sau 1giây. Như vậy trong
điều kiện cháy, nhiệt độ 6971oC khi tác động trong thời gian vài phút sẽ là mối
nguy hiểm đối với con người.
+ Bức xạ nhiệt:
Trong một số trường hợp, mối nguy hiểm đối với con người lại là bức xạ
nhiệt. Qua nghiên cứu cho thấy trong đám cháy ở khu vực sân khấu, dòng bức xạ
nhiệt có thể gây nguy hiểm đối với những người ngồi ở hàng ghế đầu tiên sau 0,5
phút. Các đám cháy có cường độ bức xạ nhiệt lớn thường xảy ra khi cháy các thiết
bị công nghệ. Trong một số trường hợp, khi con người không có trang thiết bị bảo
vệ thì không thể vào gần các thiết bị trên với khoảng cách 10m . Giá trị cường độ
bức xạ nhiệt có nguy hiểm đối với con người được nêu trong bảng 5.
Bảng 5.
Cường độ 840
bức xạ nhiệt, 1400 2100 2800 3500 7000 8750
w/m2
Thời gian
truyền bức xạ 360 150 4060 3040 1030 511 38
nhiệt, s

+ Sản phẩm cháy độc hại:


Trong các đám cháy ở nhà, công trình có sử dụng vật liệu pôlyme hoặc vật liệu
nhựa tổng hợp thường có nhiều sản phẩm cháy độc hại đối với con người. Mặc dù
trong sản phẩm cháy không ít trường hợp có chứa 50100 loại hoá chất độc hại,
nhưng theo ý kiến của phần lớn các chuyên gia ở nhiều nước khác nhau thì nguyên
nhân chính dẫn đến chết người trong đám cháy là do bị ngộ độc khí ôxit các bon
(CO).

59
Khí ôxit các bon (CO) nguy hiểm ở chỗ nó gây phản ứng với hêmôglôbin của
máu tốt hơn 200300 lần so với ôxy, và như vậy hồng cầu mất đi khả năng nạp ôxy
cho cơ thể. Hiện tượng đói ôxy bắt đầu xảy ra, tế bào bị tê liệt, mất khả năng suy
nghĩ, con người trong trạng thái bất tỉnh không còn khả năng tránh nơi nguy hiểm,
bị suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Cần phải nhấn mạnh rằng giá trị giới hạn của các yếu tố nguy hiểm trong
đám cháy đối với con người không nên chọn giá trị có thể gây chết người ngay, mà
cần chọn giá trị khi con người hấp thụ phải chỉ gây mất khả năng chuyển động.
Giá trị giới hạn của các yếu tố nguy hiểm trong đám cháy đối với con người được
nêu trong bảng 6.
Bảng 6.
STT Yếu tố nguy hiểm trong đám cháy Đơn vị đo Giá trị giới hạn
o
1 Nhiệt độ môi trường C 70
2 Bức xạ nhiệt w/m2 3000
3 Hệ số giảm tầm nhìn m1 0,46
4 Nồng độ các chất trong không khí : g/m3
HCN ( hyđrô xianua ) 0,2
fotgen 0,2
NO ( ôxit nitro ) 1,0
H2S ( sunfuahyđrô ) 1,1
HCl ( cloruahyđrô ) 3,0
CO ( ôxitcácbon ) 3,6
SO2 ( anhyđrit sunfua rơ ) 8,0
CO2 ( điôxitcácbon ) 162
O2 214 (hoặc
15%)

Từ lập luận trên đây cho thấy nồng độ giới hạn của CO trong không khí cần
tiếp nhận giá trị 3,6 g/m3. Với nồng độ như vậy, sau vài phút con người mất khả
năng phối hợp chuyển động và không thể tự thoát nạn được.
Ôxitcácbon có tính nguy hiểm cao không chỉ do độ độc hại lớn, mà còn do
nó chiếm nồng độ rất lớn trong sản phẩm cháy. Theo các chuyên gia của Nhật Bản,

60
ôxitcácbon trong đám cháy được tạo thành cao gấp 1040 lần so với hyđrôxianua
(HCN). Tỷ lệ người bị chết trong đám cháy do ngộ độc ôxitcácbon và không đủ
ôxy chiếm khoảng 5080%.
Mặt khác ta có đủ cơ sở để thấy rằng các sản phẩm cháy khác cũng có mối
nguy hiểm đối với con người. Khi đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê không
được quên rằng trong máu của những nạn nhân bị chết cháy không ít trường hợp đã
tìm thấy hyđrôxianua (HCN) và cloruahyđrô (HCl). Những hợp chất này sau một
khoảng thời gian ngắn có thể bị cơ thể làm trung hoà hoặc đào thải. Hyđrôxianua
(HCN) và cloruahyđrô (HCl) chỉ có thể phát hiện khi tiến hành thực nghiệm xác
định nhanh trên cơ thể người. Ví dụ khi nghiên cứu các xác chết trong đám cháy ở
một cửa hàng thuộc thành phố Ôsak đã xác nhận rằng nồng độ CO trong
hêmôglôbin của máu chiếm khoảng 45% , thấp hơn nồng độ gây chết người là
60%. Tuy vậy, trong hệ thống hô hấp đã phát hiện được có hyđrôxianua và một số
chất độc hại khác và do tác động tổng hợp của chúng mà nồng độ gây chết người
của CO trong hêmôglôbin có thể giảm xuống còn 2030%.
Cloruahyđrô (HCl) ảnh hưởng đến mắt, hệ thống hô hấp và đặc biệt là nó
làm tổn thương các túi niêm dịch của cơ thể người. Khi cơ thể người nhiễm phải
một lượng nhất định HCl sẽ gây nên hiện tượng tức ngực, suy hô hấp dẫn đến tử
vong.
Hyđrôxianua (HCN)- một chất có tính độc hại rất cao thường toả ra trong
đám cháy. Chất này có tác dụng ngăn chặn không cho ôxy thấm vào mô của tế bào
trong cơ thể, làm giảm sự hoạt động của tim và gây khó thở.
Nồng độ ôxy không đủ sẽ làm giảm đi rất nhiều khả năng chuyển động của
con người. Nếu nồng độ ôxy là 9%, sự chết sẽ bắt đầu sau 5 phút. Do vậy, khi xác
định giá trị giới hạn của nồng độ ôxy cần chú ý đến sự giảm đi rất nhiều khả năng
chuyển động của người và việc tăng số lượng lối thoát nạn vì khi chuyển động
chậm sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các chất độc hại. Khi nồng độ ôxy trong không

61
khí còn 15% khả năng chuyển động suy yếu nhiều , cơ thể mất khả năng tập trung
suy nghĩ .
Điôxitcácbon (CO2) có thể gây chết người sau vài phút nếu nồng độ của nó
đạt 810%. Nồng độ này trong đám cháy rất ít gặp. Mặc dù ở nồng độ thấp nhưng
CO2 cũng gây ra sự nguy hiểm nhất định làm tăng tần số thở, ví dụ: khi nồng độ
CO2 là 2%, tần số thở tăng 1,1 lần và nồng độ CO 2 là 6%, tần số thở tăng 1,5 lần.
Việc tăng tần số thở trong điều kiện cháy là rất nguy hiểm vì sẽ làm cho cơ thể hấp
thụ mạnh hơn các chất độc hại khác.
+ Mất tầm nhìn do đường thoát nạn bị nhiễm khói:
Chuyển động thoát nạn của người trong điều kiện cháy được đảm bảo nhanh
chóng và liên tục khi không có bất kỳ một sự cản trở nào. Trong thời gian chuyển
động, con người cần phải nhìn rõ, chính xác biển chỉ dẫn hoặc lối - đường thoát
nạn. Khi mất tầm nhìn, chuyển động có tổ chức của người sẽ bị phá huỷ, hiện
tượng rối loạn xuất hiện, mỗi người theo nhận biết của riêng mình tự do lựa chọn
hướng thoát nạn. Như vậy, quá trình thoát nạn sẽ khó khăn hơn, thậm chí không thể
tiến hành được.
Khói gây tác dụng sinh lý và tâm lý đối với con người. Tác dụng sinh lý của
khói thể hiện ở chỗ trong thành phần khói có các chất khí độc hại làm cơ thể hấp
thụ. Khi hít phải khói đậm đặc có sợi bông hoặc bồ hóng có thể gây nên hiện tượng
tắc phin lọc trong mũi, nếu trong phổi có nhiễm nhiều hạt bụi khói sẽ làm giảm khả
năng hấp thụ ôxy dẫn đến tình trạng đói ôxy trong cơ thể. Ngoài ra khói còn gây
ảnh hưởng xấu tới mắt, làm giảm tầm nhìn, gây khó khăn hoặc loại trừ việc định
hướng của người cần thoát nạn. Điều này gây nên sự sợ hãi, không tin tưởng và
thậm chí có sự hoảng loạn trong đám đông khi thoát nạn.
Tác dụng tâm lý của khói cũng thể hiện tương đối rõ: Khi nhìn thấy khói,
con người sẽ tìm cách thoát khỏi vùng có khói, thậm chí ngay cả trong trường hợp
khói không đậm đặc và mối nguy hiểm không cao.

62
Trong điều kiện cháy, con người không chỉ chịu tác động của một, mà chịu
tác động của nhiều yếu tố nguy hiểm.
Khi con người chịu tác động tổng của các yếu tố nguy hiểm, tác động chung
sẽ là tổng tác động của từng yếu tố riêng biệt, ví dụ: chịu tác động đồng thời của
CO, CO2, không đủ % ôxy và sự gia tăng nhiệt độ. Trong điều kiện nhiệt độ đám
cháy tăng sẽ làm cho tính độc hại của từng chất riêng biệt và mối nguy hiểm của sự
giảm % ôxy cũng tăng theo. Kết quả nghiêm cứu trên động vật cho thấy khi nhiệt
độ tăng quá 2 lần so với mức giới hạn, nồng độ CO ở mức làm cho khả năng định
vị của người suy giảm sẽ tăng 6 lần.
Qua nghiên cứu nguyên nhân gây chết người trong đám cháy đã chứng minh
rằng không ít trường hợp, đặc biệt khi cháy vật liệu tổng hợp, nguyên nhân gây
chết người lại chính là bị ngộ độc do sản phẩm cháy có tính độc hại. Theo số liệu
thống kê cháy của vương quốc Anh, 59% số người bị chết do suy hô hấp và chỉ có
30% chết do bỏng.
Khi nghiên cứu về tính độc hại của sản phẩm cháy, các nhà nghiên cứu đã
chứng minh rằng khi cháy vật liệu tổng hợp và vật liệu pôlyme, thời gian thoát nạn
cho phép cần phải được xác định căn cứ vào dấu hiệu xuất hiện nồng độ độc hại
của sản phẩm cháy.
Như đã phân tích ở phần trên, có thể kết luận rằng việc xác định khách quan
thời gian thoát nạn cho phép đối với người trong điều kiện cháy chỉ có thể được
thực hiện trên cơ sở tính toán tổng hợp tất cả các yếu tố nguy hiểm trong điều kiện
cháy đối với con người như: nhiệt độ, bức xạ nhiệt, nồng độ sản phẩm cháy độc
hại, mất tầm nhìn, sự giảm % ôxy.

Các yêu cầu chung khi thiết kế về thoát nạn trong nhà, công trình:
 Số lượng lối thoát và khoảng cách xa nhất từ nơi tập trung đông người đến lối
thoát gần nhất:

63
Số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn từ các gian phòng, các tầng
và các ngôi nhà được xác định theo số lượng người thoát nạn lớn nhất có thể đi qua
chúng và khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất có thể có người (sinh hoạt,
làm việc) tới lối thoát nạn gần nhất.
Chú thích: Số lượng người thoát nạn lớn nhất từ các không gian khác nhau của nhà
hoặc phần nhà được xác định theo Phụ lục G, mục G.3 – QCVN 06:2010/BXD.

Các phần của ngôi nhà có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau
được ngăn cách bằng các bộ phận ngăn cháy phải có các lối ra thoát nạn riêng.
Các gian phòng sau phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:
- Các gian phòng nhóm F 1.1 có mặt đồng thời hơn 10 người;
- Các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người;
riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt
đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra tuân theo các yêu cầu của 3.2.13 d);
- Các gian phòng có mặt đồng thời hơn 50 người;
- Các gian phòng nhóm F 5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông
nhất lớn hơn 5 người, hạng C - lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1.000
m2;
- Các sàn công tác hở hoặc các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị
trong các gian phòng nhóm F 5 có diện tích lớn hơn 100 m2 - đối với các gian
phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2 - đối với các gian phòng thuộc các
hạng khác.
- Các gian phòng nhóm F 1.3 (căn hộ) được bố trí ở cả hai tầng (2 cao trình –
thường gọi là căn hộ thông tầng), khi chiều cao bố trí của tầng phía trên lớn hơn
18 m thì phải có các lối ra thoát nạn từ mỗi tầng.
Các tầng nhà thuộc các nhóm sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:
- F 1.1; F 1.2; F 2.1; F 2.2; F 3; F 4;

- F 1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các
nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng
diện tích nhỏ hơn 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ

64
mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn phải có một lối ra khẩn
cấp theo 3.2.13;
- F 5, hạng A hoặc B khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người,
hạng C khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người.
- Tầng hầm và nửa hầm phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn khi có diện tích
lớn hơn 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời.
- Trong các nhà có chiều cao không quá 15 m, cho phép có một lối ra thoát nạn từ
mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng
bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F 1.2, F 3,
F 4.3 có diện tích không lớn hơn 300 m2, với số người không lớn hơn 20 người
và khi lối thoát nạn đi vào buồng thang bộ có cửa đi ngăn cháy loại 2 (theo Bảng
2).
Số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít hơn hai nếu tầng này có gian phòng
có yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn hai.
Số lối ra thoát nạn từ một ngôi nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ bất kỳ
tầng nào của ngôi nhà đó.
Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, hoặc từ chỗ
làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất, được đo theo trục của đường thoát
nạn, phải được hạn chế tùy thuộc vào:
- Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng nguy hiểm cháy nổ của gian
phòng và nhà;
- Số lượng người thoát nạn;
- Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn;
- Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà.
- Chiều dài của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng ba lần chiều
cao của thang đó.
Chú thích: Các yêu cầu cụ thể về khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất
đến lối ra thoát nạn gần nhất được nêu trong các Quy chuẩn cho từng loại công
trình. Phụ lục G - QCVN 06: 2010 có nêu một số quy định cụ thể cho các
nhóm nhà thường gặp.

 Bố trí lối thoát nạn


Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán (trừ các lối

65
ra từ hành lang vào các buồng thang bộ không nhiễm khói). Khoảng cách tối
thiểu L (m) giữa các lối ra thoát nạn xa nhất (lối nọ cách lối kia) được xác định
theo các công thức:
P
- Tính cho các lối ra từ gian phòng: L ≥ 1,50 ( n  1)
D
- Tính cho các lối ra từ hành lang: L ≥ 0,33 (n  1)
Trong
đó:
P - chu vi gian phòng, m;
n - số lối ra thoát nạn;
D - chiều dài hành lang, m.
Nếu trong gian phòng, trên một tầng hoặc trong ngôi nhà có từ hai lối ra
thoát nạn trở lên, thì khi tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết
là đám cháy đã ngăn cản không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong
những lối ra đó. Các lối ra còn lại phải đảm bảo khả năng thoát nạn an toàn cho tất
cả số người có trong gian phòng, trên tầng hoặc trong ngôi nhà đó.
Đường thoát nạn không bao gồm các thang máy, thang cuốn và các đoạn
đường được nêu dưới đây:
- Đường đi qua các hành lang có lối ra từ giếng thang máy, qua các sảnh thang
máy và các khoang đệm trước thang máy, nếu các kết cấu bao che giếng thang
máy, bao gồm cả cửa của giếng thang máy, không đáp ứng các yêu cầu như đối với
bộ phận ngăn cháy;
- Đường đi qua các buồng thang bộ khi có lối đi xuyên chiếu tới của buồng thang
là một phần của hành lang, cũng như đường đi qua gian phòng có đặt cầu thang
bộ loại 2, mà cầu thang này không phải là cầu thang để thoát nạn;
- Đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai thác sử dụng hoặc một
phần mái được trang bị riêng cho mục đích thoát nạn;
- Đường đi theo các cầu thang bộ loại 2, nối thông từ ba tầng (sàn) trở lên, cũng
như dẫn từ tầng hầm và tầng nửa hầm, ngoại trừ các trường hợp nêu trong 3.2.2.
Trên đường thoát nạn trong các nhà thuộc tất cả các bậc chịu lửa và cấp nguy
hiểm cháy kết cấu, ngoại trừ các nhà có bậc chịu lửa V và nhà thuộc cấp S3, không

66
cho phép sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn các nhóm dưới đây:
- Ch1, BC1, SK2, ĐT2 - đối với lớp hoàn thiện tường, trần và tấm trần treo trong
các sảnh, trong buồng thang bộ và trong sảnh thang máy;
- Ch2, BC2, SK3, ĐT3 hoặc Ch2, BC3, SK2, ĐT2 - đối với lớp hoàn thiện tường,
trần và tấm trần treo trong các hành lang chung, phòng sử dụng chung và phòng
chờ;
- Ch2, LT2, SK2, ĐT2 - đối với các lớp phủ sàn trong sảnh, buồng thang bộ và
sảnh thang máy;
- BC2, LT2, SK3, ĐT2 - đối với các lớp phủ sàn trong hành lang chung, không
gian chung và phòng chờ.
- Trong các gian phòng nhóm F 5 hạng A, B và C 1, trong đó có sản xuất, sử
dụng hoặc lưu giữ các chất lỏng dễ bắt cháy, các sàn phải được làm bằng các vật
liệu không cháy hoặc vật liệu có tính cháy thuộc nhóm Ch1.
 Biển báo, chỉ dẫn lối thoát nạn
Các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu
của tiêu chuẩn TCVN 3890 : 2009 – Phương tiện Phòng cháy chữa cháy cho nhà
và công trình trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

 Chiếu sáng khẩn cấp


Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị trên lối
thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực sau:
a) Ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người;
b) Ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số
lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người;
c) Theo các lối đi chính và cửa ra của các gian phòng sản xuất, trong đó số
người làm việc lớn hơn 50 người;
d) Ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng;
e) Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công
nghiệp, nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người;
f) Ở các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên.

67
Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm
bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.
Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10lux và
cường độ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường thoát nạn
không được không nhỏ hơn 1 lux.
Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc
chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện chiếu sáng bình
thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).

Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa
ra vào, hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng,
chỉ dẫn lối đi và dễ quan sát. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố, giữa các
đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không
lớn hơn 30m.

d) Chống tụ khói:
Các quy định bảo vệ chống khói cho nhà và công trình
Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình để đảm bảo an toàn cho người
thoát khỏi ngôi nhà khi xảy ra cháy. Hệ thống chống khói phải độc lập cho từng
khoang cháy. Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình bao gồm hút xả
khói (bao gồm cả các sản phẩm cháy) và cấp không khí vào.
Việc hút khói phải được thực hiện từ các khu vực sau:
a) Từ các hành lang và sảnh của các nhà ở, công trình công cộng, các nhà hành
chính – sinh hoạt, các nhà đa năng có chiều cao lớn hơn 28m.
b) Từ các hành lang của tầng hầm, tầng nửa hầm không có chiếu sáng tự nhiên
của các nhà ở, công trình công cộng, nhà hành chính – sinh hoạt, nhà sản xuất và
nhà đa năng khi các hành lang này thường xuyên có người;
c) Từ các hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m không có chiếu sáng tự nhiên
của các nhà sản xuất, nhà kho hạng A, B và C từ 2 tầng trở lên, cũng như của các
công trình công cộng và nhà đa năng từ 6 tầng trở lên;
d) Từ các hành lang và sảnh chung sử dụng các buồng thang bộ không nhiễm

68
khói của các nhà công năng khác nhau;
e) Từ các hành lang không có chiếu sáng tự nhiên của nhà ở có khoảng cách từ
cửa căn hộ xa nhất tới cửa buồng thang bộ hoặc khoang đệm dẫn vào vùng không
khí ngoài trời của thang loại N1 lớn hơn 12m;
f) Từ các sảnh thông tầng của nhà có chiều cao lớn hơn 28m, cũng như từ các
sảnh thông tầng có chiều cao lớn hơn 15m và từ các hành lang có cửa đi hoặc ban
công mở thông với không gian của sảnh thông tầng trên;
g) Từ các buồng thang bộ loại L2 có cửa trời tự động mở khi có cháy ở các cơ sở
chữa bệnh nội trú;
h) Từ mọi gian phòng sản xuất hoặc kho chứa thuộc các hạng A, B, hoặc C, D
hoặc E trong các nhà có bậc chịu lửa IV, có chỗ làm việc ổn định không có chiếu
sáng tự nhiên hoặc có chiếu sáng tự nhiên qua cửa sổ hoặc cửa trời, nhưng không
có dẫn động cơ khí để mở các lỗ thông thoáng của cửa sổ (ở cao độ bằng và lớn
hơn 2,2 m tính từ mặt sàn đến mép dưới của lỗ cửa) và mở các lỗ thông ở cửa mái
(trong cả hai trường hợp, diện tích các lỗ phải đủ để thoát khói khi có cháy);
i) Từ mọi gian phòng không có chiếu sáng tự nhiên sau:
− Các gian phòng công cộng hoặc hành chính – sinh hoạt, có tập trung đông người;

− Các gian phòng với diện tích bằng hoặc lớn hơn 50m2, có người làm việc, dùng
để cất giữ hoặc sử dụng các chất và vật liệu cháy;
− Các gian bán hàng;
− Các phòng thay, gửi đồ (quần áo) có diện tích bằng hoặc lớn hơn 200 m2.

Cho phép hút khói từ các gian phòng sản xuất hạng C có diện tích nhỏ hơn hoặc

bằng 200 m2 qua các hành lang bên cạnh.


Việc hút khói không cần áp dụng cho:

a) Các gian phòng có diện tích tới 200m2, được trang bị các thiết bị chữa cháy
tự động bằng nước hoặc bọt (trừ các gian phòng hạng A và B);
b) Các gian phòng được trang bị thiết bị chữa cháy tự động bằng khí hoặc bột;
c) Các hành lang hoặc sảnh, khi các gian phòng có cửa đi vào hành lang hoặc
sảnh này đã được thoát khói trực tiếp.

69
Chú thích: Không cần có thoát khói riêng cho các gian phòng khác có diện tích
nhỏ hơn hoặc bằng 50m2, khi chúng nằm trong căn phòng chính, mà ở đó đã lắp
đặt hệ thống thoát khói.
Lưu lượng hút khói phải được xác định bằng tính toán trong những trường hợp sau:
a) Từ các hành lang nêu trong D.2 a), b), c), d), e) – cho mỗi đoạn chiều dài không
lớn hơn 45 m;
b) Từ các gian phòng nêu trong D.2 f), g), h), i) – cho mỗi vùng khói có diện tích
không lớn hơn 3000 m2.
Chú thích: Việc tính toán lưu lượng hút khói phải theo các tiêu chuẩn kỹ thuật
hiện hành, có xét đến tải trọng cháy, nhiệt độ, các sản phẩm cháy được tạo ra, các
thông số của không khí bên ngoài, đặc trưng hình học và vị trí của các lỗ mở;

Thiết kế hệ thống hút khói bảo vệ các hành lang phải riêng biệt với hệ
thống hút khói để bảo vệ các phòng.
Cửa thu khói của các giếng hút khói để hút khói từ các hành lang phải đặt ở
dưới trần của hành lang và phải thấp hơn dạ cửa. Cho phép đặt các cửa thu khói
trên các ống nhánh dẫn vào giếng hút khói. Chiều dài hành lang cần lắp một cửa
thu khói không được lớn hơn 45 m.

Khi hút khói trực tiếp từ các gian phòng có diện tích lớn hơn 3.000 m2
thì phải chia thành các vùng khói có diện tích không lớn hơn 3.000 m2 và
phải tính đến khả năng xảy ra cháy ở một trong các vùng đó. Mỗi cửa thu khói
chỉ được tính phục vụ cho một diện tích không quá 1.000 m2.
Việc thoát khói trực tiếp cho các gian phòng của nhà 1 tầng phải bao gồm cả
thoát khói tự nhiên qua các ống có van, cửa nắp hoặc các ô lấy sáng không bịt
kín.
Từ các vùng gần cửa sổ, với chiều rộng tới 15 m, cho phép thoát khói qua
các lỗ cửa nhỏ của cửa sổ (cửa chớp) mà cạnh dưới của lỗ cửa ở độ cao không
nhỏ hơn 2,2m tính từ mặt nền.
Trong các nhà nhiều tầng phải có hệ thống thoát khói cưỡng bức dạng cơ
khí.
Các đường ống và thiết bị của hệ thống hút khói phải được làm từ vật liệu
không cháy, có giới hạn chịu lửa phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan hiện
hành. Khi ống dẫn khói xuyên qua các bộ phận ngăn cháy của khoang cháy phải

70
có các van ngăn cháy.
Khói và sản phẩm cháy phải được xả ở bên ngoài nhà và công trình, điểm xả khói
phải cách miệng lấy không khí của hệ thống cấp không khí ít nhất là 5m. Miệng
xả khói vào không khí phải đảm bảo khoảng cách đến các bề mặt làm bằng vật
liệu cháy và các lỗ mở khác theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.
Cho phép xả khói từ các ống hút khói từ tầng hầm và tầng nửa hầm qua các
khoang được thông gió. Trong trường hợp này, miệng xả khói phải được đặt cách
nền của khoang thông gió ít nhất là 6m (cách kết cấu của một ngôi nhà ít nhất là
3m theo chiều đứng và 1m theo chiều ngang) hoặc đối với thiết bị xả dạng ướt
phải cách mặt sàn ít nhất là 3 m. Không lắp các van khói trên những ống này.
Việc bảo vệ chống khói phải cung cấp không khí từ bên ngoài vào các khu vực sau:
a) Trong giếng thang máy (khi không thể hỗ trợ cấp khí các khoang đệm trong điều
kiện có cháy) ở những nhà có buồng thang không nhiễm khói;
b) Trong giếng thang máy ở chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy”;
c) Trong các cầu thang bộ không nhiễm khói loại N2;
d) Trong các khoang đệm của cầu thang bộ không nhiễm khói loại N3;
e) Trong các khoang đệm trước thang máy (bao gồm cả thang máy) trong các tầng
hầm và tầng nửa hầm;
f) Các khoang đệm ở cầu thang bộ loại 2, dẫn đến các gian phòng của tầng 1 của
tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trong các phòng có sử dụng hoặc cất giữ các vật chất
và vật liệu cháy. Trong các khoang đệm ở các gian xưởng luyện, đúc, cán và các
gian gia công nhiệt khác cho phép cấp không khí vào từ các gian thông khí của
nhà;
g) Trong các khoang đệm ở lối vào sảnh kín và hành lang từ các tầng hầm và
tầng nửa hầm của sảnh kín và hành lang theo D.2 f).
Lưu lượng cấp không khí dùng để bảo vệ chống khói cần được tính toán để
đảm bảo áp suất không khí không thấp hơn 20 Pa ở các vị trí sau:
a) Phần dưới của giếng thang máy khi các cửa vào giếng thang máy đều đóng
kín ở tất cả các tầng (trừ tầng dưới);
b) Phần dưới của mọi khoang của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2, khi
các cửa trên đường thoát nạn từ các hành lang và sảnh trên tầng có cháy vào
buồng thang bộ và từ ngôi nhà ra bên ngoài để mở, khi các cửa từ các hành lang và
71
sảnh trên tất cả các tầng còn lại đều đóng kín;
c) Các khoang đệm trên tầng có cháy trong các nhà có buồng thang bộ không
nhiễm khói loại N3, khi lối vào hành lang hoặc sảnh tại các tầng hầm, phòng chờ
thang máy và các khoang đệm trước thang máy có một cửa mở, còn ở tất cả những
tầng khác cửa đều đóng.
Lưu lượng cấp không khí vào khoang đệm trên một cửa mở phải được tính toán
trong điều kiện gió thổi qua cửa có tốc độ trung bình (nhưng không thấp hơn 1,3
m/s), và phải tính đến hiệu ứng tổ hợp của việc thổi khói ra ngoài. Lưu lượng cấp
không khí vào một khoang đệm kín phải xét đến lượng khí bị thất thoát ra ngoài
từ những lỗ hổng của cửa.
Độ dư của áp suất không khí phải được so sánh với không gian liền kề với gian
phòng được bảo vệ.
Khi tính toán các thông số của hệ thống cấp không khí vào phải kể đến:
a) Độ dư của áp suất không khí không thấp hơn 20 Pa và không lớn hơn 50 Pa
- ở các giếng thang máy, ở các cầu thang bộ không nhiễm khói loại N2, ở các
khoang đệm của cầu thang bộ không nhiễm khói loại N3 trong các không gian liền
kề (hành lang, sảnh);
b) Các cửa hai cánh có diện tích lớn;
c) Các buồng thang máy thông với chiếu tới của thang bộ và khi các cửa thang
máy ở tầng đang xét để mở.
Các đường ống và thiết bị của hệ thống cấp không khí vào phải được làm từ vật
liệu không cháy, có giới hạn chịu lửa phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan
hiện hành.

3.2. Phương tiện chữa cháy ban đầu


Bình chữa cháy bằng bột
a. Cấu tạo
Vỏ bình làm bằng thép hàn, hình trụ đứng, thường được sơn màu đỏ hoặc
màu khác tùy theo các nước sản xuất. Trên vỏ bình có ghi tên, ký hiệu bình, thông
số kỹ thuật, cách bảo quản, sử dụng, tên địa chỉ của hãng sản xuất.

72
Phía trên thân bình là cụm van. Cụm van thường được làm bằng hợp kim
đồng. Van một chiều được nén bằng lò xo, để thắng được lực đẩy của lò xo ta phải
thông qua tay đòn của tay xách - van bóp (hay van vặn).
Gắn với cụm van ở phía trong bình là ống xiphông bằng nhựa dùng để dẫn
bột từ đáy bình ra ngoài.
Ở cụm van, phía ngoài là ống dẫn bột và loa phun. Ống dẫn bột có thể cứng
hay mềm, chiều dài tùy thuộc từng loại bình. Loa phun làm bằng kim loại, nhựa
hoặc cao su; kích cỡ tùy thuộc từng loại bình.
Cụm van gắn liền với nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột và khí sau khi sử dụng.
Chất chữa cháy trong bình được bảo vệ bằng một chốt kẹp chì của nhà sản xuất.

Hình 3.1. Cụm van bình bột chữa cháy


Trong bình có chứa khí đẩy dùng để đẩy chất chữa cháy ra ngoài. Khí đẩy thường
là nito, cacbonic...
Chất chữa cháy trong bình là bột. Thành phần hóa học của bột tùy thuộc vào
chủng loại của từng loại bình, ví dụ bột có thể được tạo thành từ NaHCO 3 (bột BC)
hoặc (NH4)3PO4 (bột ABC).
Bình chữa cháy bằng bột bao gồm hai loại:
- Loại bình có bình khí đẩy riêng. Bình khí đẩy có thể đặt ở trong (loại bình
MF - Trung Quốc) hoặc ở ngoài bình bột (loại bình OPX - Nga).
Khí đẩy là CO2 được chứa trong bình thép đúc. Nếu bình khí đẩy đặt trong
bình chứa bột (loại MF - Trung Quốc) thì cổ bình to và không có đồng hồ đo áp
suất.

73
1. Vá b×nh
CO2
2. è ng xifong dÉn trong
3. Côm van
4. Tay x¸ ch - Van bãp
5. Vßi (è ng xifong ngoµi)
6. § ai èc vßi
7. Loa phun
8. B×nh khÝ®Èy
9. è ng dÉn khÝ®Èy

B×nh bét ch÷a ch¸ y MF


Loại có bình khí đẩy riêng ở phía
ngoài

Hình 3.2. Bình bột chữa cháy có khí đẩy riêng

- Loại không có bình khí đẩy riêng mà nạp khí trực tiếp vào bình bột (loại
bình MFZ, MFZL - Trung Quốc).

1. Vá b×nh
2. è ng xifong dÉn trong
3. Côm van
4. Tay x¸ ch - Van bãp
5. Vßi (è ng xifong ngoµi)
6. § ai èc vßi
7. Loa phun
8. § ång hå

B×nh bét ch÷a ch¸ y MFZ


Loại không có bình khí đẩy riêng

Hình 3.3. Loại bình bột chữa cháy có khí đẩy được nén trực tiếp vào bình

74
Khí đẩy được sử dụng là N2 nạp trong cùng bình bột. Đối với loại bình này,
cổ bình nhỏ, có đồng hồ đo áp suất của bình. Đồng hồ áp kế được chia làm ba vạch
màu cơ bản:
+ Màu đỏ: Áp suất khí đẩy trong bình không đủ để đẩy bột ra ngoài.
+ Màu xanh: Áp suất khí đẩy trong bình đủ để đẩy bột ra ngoài.
+ Màu vàng: Áp suất khí đẩy trong bình vượt quá mức quy định.
- Ngoài ra, hiện nay còn có loại bình bột chữa cháy xe đẩy do nhiều nước
khác nhau sản xuất. Ở Việt Nam sử dụng phổ biến loại bình xe đẩy của Trung
Quốc (MFT, MFZT, MFZLT...).
Đây là loại bình chữa cháy có công suất lớn, dùng để chữa cháy các đám
cháy có diện tích hàng chục m2.
Do có trọng lượng lớn nên bình được gắn vào một giá đẩy gồm hai bánh xe
có thể di chuyển dễ dàng. Bình bột chữa cháy loại xe đẩy có vòi phun dài hơn các
loại bình bột xách tay và được nối với lăng phun.
Các xe đẩy chữa cháy có thể có hai thân bình trên một trục. Các thân bình
chữa cháy có thể chứa cùng một loại chất chữa cháy hoặc các chất chữa cháy khác
nhau miễn là chúng tương thích với nhau.

Hình 3.4. Bình bột chữa cháy loại xe đẩy

b. Nguyên lý làm việc

75
Hình 3.5. Nguyên lý làm việc của bình bột chữa cháy
Sau khi giật chốt kẹp chì và bóp cụm tay xách van bóp, van một chiều sẽ
được mở ra. Dưới áp lực của khí đẩy trong bình cùng khả năng linh động của bột,
bột sẽ được phun ra ngoài qua ống xiphông - van - ống dẫn ngoài rồi qua loa phun
vào đám cháy.
Một số ký hiệu thường gặp ở bình bột chữa cháy:
A - Nhóm đám cháy các loại chất rắn (gỗ, vải, cao su...).
B - Nhóm đám cháy chất lỏng (xăng, dầu...).
C - Nhóm đám cháy chất khí (metan, axetilen...).
D, M - Nhóm đám cháy kim loại.
E, - Nhóm đám cháy thiết bị điện có điện áp đến 100KV.
xB yA: diện tích dập cháy tương ứng nhóm đám cháy.
c. Tác dụng chữa cháy và phạm vi sử dụng:
- Tác dụng chữa cháy
- Kìm hãm hóa học phản ứng cháy. Khi đưa bột vào vùng cháy nghĩa là đã
dựng lên một tường chắn bằng bột nhân tạo. Như vậy các gốc tự do, các nguyên tử
và phân tử hoạt động của phản ứng cháy sẽ truyền năng lượng vào tường đó. Năng
lượng của các phần tử này sẽ giảm đi đến mức không đủ để tiếp tục xảy ra phản
ứng dây chuyền. Do đó phản ứng cháy dây chuyền sẽ bị bẻ gãy. Ngọn lửa được dập
tắt.
- Tác dụng cách ly. Nếu bột không bị phân hủy hoàn toàn, một phần bột rơi
xuống phía dưới và phủ lên bề mặt chất cháy một lớp. Lớp bột này có tác dụng
ngăn cách tác động của các dòng nhiệt bức xạ từ ngọn lửa tới bề mặt chất cháy,
đồng thời cách ly không khí với sản phẩm nhiệt phân trong vùng cháy.
76
- Tác dụng làm lạnh. Khi bột vào vùng cháy, dưới tác động nhiệt của đám
cháy chúng sẽ phân hủy và thăng hoa tạo thành các phần tử khí, đó là quá trình thu
nhiệt nên nó có tác dụng làm lạnh vùng cháy. Ngoài ra, bản thân các phân tử bột
khi được phun vào vùng cháy sẽ hấp thụ nhiệt của vùng cháy. Lượng nhiệt được
hấp thụ tỷ lệ thuận với số phân tử bột được phun vào vùng cháy.
- Các thành phần hơi và khí do bột bị phân hủy và khí đẩy thoát ra có tác
dụng làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy.
- Ứng dụng chữa cháy (phạm vi sử dụng)
Bình chữa cháy chỉ là phương tiện chữa cháy ban đầu được trang bị tại chỗ,
dùng để dập tắt các đám cháy có diện tích nhỏ, một vài m2 trở xuống.
Bình bột chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy chất rắn; đám cháy kim
loại (hiệu quả không cao, thậm chí có thể gây cháy trở lại); đám cháy chất lỏng
(dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ), các đám cháy chất khí.
Bình bột chữa cháy có thể dùng để dập tắt đám cháy các thiết bị điện có điện
lưu < 50 kV.
Không nên sử dụng bình bột chữa cháy để dập tắt đám cháy các thiết bị có độ
chính xác cao (do tính ăn mòn của bột chữa cháy).
d. Cách sử dụng, bảo quản và kiểm tra
- Cách sử dụng
Khi có cháy xảy ra, nhanh chóng đưa bình đến gần đám cháy, lắc xóc bình
cho bột trong bình tơi ra (loại bình chứa khí đẩy chung). Sau đó rút chốt kẹp chì,
chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa. Từ khoảng cách 2 - 1,5 m, bóp
cò hay vặn van (đối với bình Nga thì mở van bình khí đẩy). Khi phun phải đưa loa
phun qua lại, khi lửa đã yếu thì tiến lại gần. Khi lửa tắt hẳn mới ngừng phun.

Hình 3.6. Cách sử dụng bình bột chữa cháy


* Những điểm cần chú ý:

77
- Đọc kỹ hướng dẫn, nắm rõ tính năng, tác dụng của từng loại bình để bố trí
chữa các đám cháy cho phù hợp.
- Đối với từng loại đám cháy mà chọn vị trí và khoảng cách phun cho phù
hợp. Khi phun phải đứng đầu hướng gió (đối với đám cháy ngoài), đứng gần cửa ra
vào (đối với đám cháy trong).
- Khi bóp van phải dứt khoát, không được ngừng phun khi đám cháy chưa
được dập tắt.
- Khi phun phải giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
- Đối với các đám cháy chất lỏng cháy, phải phun bao phủ lên bề mặt, tránh
phun xục trực tiếp xuống chất lỏng làm chúng bắn ra ngoài gây cháy lan.
- Bình bột chữa cháy đã qua sử dụng (dù chỉ một lượng nhỏ) cũng phải nạp
lại. Bình đã qua sử dụng phải để riêng tránh nhầm lẫn.
- Đối với bình bột chữa cháy loại xe đẩy, tốt nhất cần hai người sử dụng: mở
van bình trước, sau đó bóp van ở lăng phun.
- Cách bảo quản
- Để nơi dễ lấy, dễ thấy, không ảnh hưởng đến lối và đường thoát nạn.
- Để bình đứng, ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và thiết bị sinh nhiệt
(tbảoquản < 55ºC), tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu để ngoài nhà phải có
mái che.
- Khi di chuyển bình tránh va đập mạnh.
- Kiểm tra
- Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít
nhất 3 tháng/ lần.
- Cân và ghi trọng lượng bình để đối chiếu với trọng lượng ban đầu. Nhìn áp
kế để theo dõi áp lực khí đẩy trong bình. Nhúng bình vào nước hoặc dung dịch xà
phòng xem bình có rò rỉ không. Chú ý không cho nước vào loa phun. Nếu có hao
hụt phải nạp lại.
- Kiểm tra sự thông suốt của vòi phun, không để vòi phun bị gập, gãy hoặc
vỡ. Nếu vòi phun bị lỏng phải xiết chặt vào cụm van.
- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm
tra thủy lực. Sau khi đạt yêu cầu mới được phép sử dụng (tối thiểu là 3MPa) (Theo

78
TCVN 7435:2004 - ISO 11602:2000 Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách
tay và xe đẩy chữa cháy).

Bình chữa cháy bằng khí cacbonđiôxit (CO2)


a. Cấu tạo
Vỏ bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng, thường được sơn màu đỏ hoặc
màu khác tùy theo các nước sản xuất. Ví dụ bình của Ba Lan được sơn màu trắng
và bình loại CDE của Trung Quốc được sơn màu đen... Trên vỏ bình có ghi tên, ký
hiệu bình, thông số kỹ thuật, cách bảo quản, sử dụng, tên địa chỉ của hãng sản xuất.
Phía trên thân bình là cụm van. Cụm van thường được làm bằng hợp kim
đồng. Cụm van có cấu tạo kiểu van vặn một chiều (bình của Nga, Ba Lan...) hay
kiểu van lò xo nén một chiều thường đóng, có cò bóp phía trên - cò bóp cũng đồng
thời là tay xách (bình của Trung Quốc, Nhật Bản...).
Gắn với cụm van ở phía trong bình là ống xiphông bằng nhựa dùng để xả khí
CO2 ra ngoài khi chữa cháy. Loại này không có đồng hồ áp kế.
Ở trên cụm van có van an toàn, van an toàn làm việc khi áp suất trong bình
tăng quá mức quy định. Van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
Loa phun làm bằng kim loại, nhựa hoặc cao su; kích cỡ tùy thuộc từng loại
bình và thường to hơn so với bình bột chữa cháy. Loa phun được gắn với khớp nối
bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xiphông mềm.
Chất chữa cháy trong bình được bảo vệ bằng một chốt kẹp chì của nhà sản
xuất. Chất chữa cháy trong bình là khí CO2 được nén ở dạng lỏng.

Hình 3.7. Cụm van bình chữa cháy CO2

79
Hiện nay, ngoài việc sử dụng các bình chữa cháy CO 2 loại xách tay ở Việt
Nam còn sử dụng loại bình chữa cháy CO2 xe đẩy. Phổ biến nhất là bình xe đẩy của
Trung Quốc loại MTT.

Hình 3.8. Bình chữa cháy bằng khí CO2 và cấu tạo (loại van bóp)
Do có trọng lượng lớn nên bình được gắn vào một giá đẩy gồm hai bánh xe
có thể di chuyển dễ dàng. Cụm van của bình có cấu tạo kiểu van vặn.

Hình 3.9. Bình chữa cháy bằng khí CO2 loại xe đẩy
b. Nguyên lý làm việc
Sau khi giật chốt kẹp chì và bóp cụm tay xách van bóp hoặc vặn van, van
một chiều sẽ được mở ra. CO2 trong bình được nén với áp suất cao sẽ phun ra ngoài
qua ống xiphông - van - ống dẫn ngoài rồi qua loa phun vào đám cháy.
Khi ra ngoài CO2 ở dạng lỏng sẽ chuyển thành dạng khí.

80
Hình 3.10. Nguyên lý làm việc của bình khí chữa cháy bằng CO2
c. Tác dụng chữa cháy và phạm vi sử dụng
- Tác dụng chữa cháy
Tác dụng đề cập đến ở đây là tác dụng của chất chữa cháy CO2.
- Tác dụng chữa cháy cơ bản của CO2 là tác dụng làm loãng.
Khi đưa CO2 vào vùng cháy, nó không chỉ làm loãng nồng độ chất cháy mà
còn làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá
trị duy trì sự cháy. Do vậy, sự cháy không được duy trì.
- Tác dụng làm lạnh.
Do CO2 trong bình ở thể lỏng, khi được phun vào đám cháy chúng sẽ chuyển
sang trạng thái khí. Đây là quá trình thu nhiệt. Do vậy chúng sẽ làm giảm nhiệt độ
của vùng cháy.
- Ứng dụng chữa cháy (phạm vi sử dụng)
Bình chữa cháy chỉ là phương tiện chữa cháy ban đầu được trang bị tại chỗ,
dùng để dập tắt các đám cháy có diện tích nhỏ, một vài m2 trở xuống.
Bình khí chữa cháy CO2 dùng để dập tắt các đám cháy thiết bị điện tử hay đồ
vật quý vì chúng không lưu lại dấu vết trên chất cháy, do vậy không làm hư hỏng
thêm đồ vật. Bình có thể dập tắt các đám cháy thiết bị điện có hiệu điện thế U <
1000V.
Bình loại này thích hợp cho các đám cháy trong buồng, phòng, hầm, nơi kín
khuất gió; không hiệu quả khi chữa những đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió
vì CO2 khuếch tán nhanh trong không khí.

d. Cách sử dụng, bảo quản và kiểm tra

81
- Cách sử dụng
Khi có cháy xảy ra, nhanh chóng đưa bình đến gần đám cháy. Sau đó rút chốt
kẹp chì, chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa (càng gần gốc lửa càng
tốt). Bóp cò hay vặn van (đối với bình Nga thì mở van) để khí tự phun ra. Khi lửa
tắt hẳn mới ngừng phun.
* Những điểm cần chú ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn, nắm rõ tính năng, tác dụng của từng loại bình để bố trí
chữa các đám cháy cho phù hợp.
- Đối với từng loại đám cháy mà chọn vị trí và khoảng cách phun cho phù
hợp. Khi phun phải đứng đầu hướng gió (đối với đám cháy ngoài), đứng gần cửa ra
vào (đối với đám cháy trong).
- Khi bóp van phải dứt khoát, không được ngừng phun khi đám cháy chưa
được dập tắt. Đối với các đám cháy chất lỏng cháy, phải phun bao phủ lên bề mặt,
tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng làm chúng bắn ra ngoài gây cháy lan.
- Khi phun tùy thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách phun
cho phù hợp.
- Không nên sử dụng bình để dập tắt các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng phải
chọn đầu hướng gió.
- Khi phun chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun, đề
phòng bị bỏng lạnh.
- Trong phòng kín, trước khi phun phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng,
phải dự trù lối thoát ra sau khi phun. Nếu có mặt nạ nên sử dụng.
- Khi chữa cháy các thiết bị điện lưu phải sử dụng găng tay và ủng cách điện
mặc dù CO2 không dẫn điện.
- Bình đã qua sử dụng phải để riêng tránh nhầm lẫn.
- Khi phun phải giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
- Đối với bình CO2 chữa cháy loại xe đẩy, tốt nhất cần hai người sử dụng.

Hình 3.11. Cách sử dụng bình khí CO2

82
Cách bảo quản:
- Để nơi dễ lấy, dễ thấy, không ảnh hưởng đến lối và đường thoát nạn.
- Để bình đứng, ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và thiết bị sinh nhiệt
(tbảoquản = -3050ºC), tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu để ngoài nhà phải
có mái che.
- Khi di chuyển bình tránh va đập mạnh.
Kiểm tra:
- Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít
nhất 3 tháng/lần. Nếu lượng CO 2 giảm quá 1/4 thì nạp bù. Mùa hè cần rút ngắn thời
gian kiểm tra.
- Cân và ghi trọng lượng bình để đối chiếu với trọng lượng ban đầu. Nhúng
bình vào nước hoặc dung dịch xà phòng xem bình có rò rỉ không. Chú ý không cho
nước vào loa phun. Nếu có hao hụt phải nạp lại.
- Kiểm tra sự thông suốt của vòi phun, không để vòi phun bị gập, gãy hoặc
vỡ. Nếu vòi phun bị lỏng phải xiết chặt vào cụm van.
- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm
tra thủy lực. Sau khi đạt yêu cầu mới được phép sử dụng (Theo TCVN 7435:2004 -
ISO 11602:2000 Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa
cháy).
3.3. Hệ thống báo cháy và chữa cháy
3.3.1. Hệ thống báo cháy tự động
Sơ đồ khối hệ thống báo cháy tự động
a. Sơ đồ cấu tạo- Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động theo vùng
Tủ điều khiển (trung tâm báo cháy)
Đầu báo Đầu báo Modul Nút ấn Đầu báo
nhiệt khói giám sát báo cháy khói

Modul điều khiển

Loa, đèn báo cháy

83
8 9

4
kª n h 1
2
5
12 kª nh n
1 3 6
13 e

7
10
11
Hình 3.12. Sơ đồ cấu tạo- nguyên lý hệ thống báo cháy tự động theo vùng.
1 – Trung tâm báo cháy ; 2 – Cáp tín hiệu; 3 – Hộp kỹ thuật; 4 – Các đầu báo cháy;
5 – Trở kháng cuối dây; 6 – Dây tín hiệu; 7 – Nút ấn báo cháy ; 8 – Chuông, đèn
báo cháy chung; 9 – Chuông, đèn báo cháy khu vực; 10 - Đội chữa cháy; 11 –
Thiết bị ngoại vi ; 12, 13 – Nguồn điện AC, DC.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy tự động theo vùng:
Các trạng thái làm việc của hệ thống báo cháy tự động:
+ Trạng thái thường trực.
+ Trạng thái báo cháy.
+ Trạng thái sự cố.
Nguyên lý hoạt động:
+ Bình thường hệ thống báo cháy ở chế độ thường trực. Ở chế độ này luôn có
dòng tín hiệu Io chạy trong mạch để kiểm tra sự làm việc bình thường của các thiết
bị trong hệ thống nhằm phát hiện ra các sự cố, hư hỏng nếu có.
+ Khi xảy ra cháy ở các khu vực được bảo vệ, các yếu tố môi trường cháy
(nhiệt độ, nồng độ khói, ngọn lửa) thay đổi sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Nếu
các yếu tố này đạt một giá trị nhất định (ngưỡng làm việc của các đầu báo cháy) thì
sau một khoảng thời gian nhất định (thời gian kích hoạt của đầu báo cháy) các đầu
báo cháy sẽ làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm báo cháy qua hệ thống
dây và cáp tín hiệu. Tại trung tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý tín hiệu
truyền về để tự động chuyển đổi chế độ hoạt động của hệ thống sang chế độ báo

84
cháy. Ở chế độ này trung tâm báo cháy sẽ phát ra tín hiệu báo động, chỉ thị tương
ứng như chuông, còi, đèn và các tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi khác.
Sơ đồ - Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ
12 6

e
14 5
1 3 11 ad ad
15
2 4 ad
11 4

13 4
ad
10
ad ad
11

8
Hình 3.13. Sơ đồ - nguyên lý hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ.
1 – Trung tâm báo cháy địa chỉ; 2 – Cáp tín hiệu; 3 – Hộp kỹ thuật; 4 –
Đầu báo cháy có địa chỉ; 5 – Môdul địa chỉ thiết bị ngoại vi; 6 – Chuông, đèn báo
cháy khu vực; 7 – Môdul địa chỉ cho đầu báo thường; 8 – Đầu báo cháy thường;
9 – Trở kháng cuối dây; 10 – Dây tín hiệu mạch chính; 11 – Môdul cách ly sự cố
ngắn mạch; 12 - Chuông, đèn báo cháy chung; 13 - Các thiết bị ngoại vi; 14, 15 -
Nguồn điện AC, DC.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy tự động địa chỉ:
Hệ thống báo cháy tự động địa chỉ có 4 trạng thái làm việc:
+ Trạng thái thường trực
+ Trạng thái báo cháy
+ Trạng thái sự cố
+ Trạng thái báo thiết bị cần giám sát thay đổi trạng thái
Nguyên lý hoạt động:
+ Bình thường toàn bộ hệ thống ở chế độ thường trực. Ở chế độ này trung tâm
lần lượt phát tín hiệu kiểm tra đến các thiết bị trong hệ thống đồng thời các đầu báo
cháy địa chỉ, môdul địa chỉ ... cũng có tín hiệu hồi đáp về trung tâm. Định kỳ, theo

85
thời gian (tuỳ đặt) trung tâm sẽ in tình trạng hệ thống và thông tin về các thiết bị
cần bảo dưỡng.
+ Trong chế độ giám sát nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo lỗi từ các thiết bị
hoặc không nhận được tín hiệu hồi đáp từ các thiết bị thì trung tâm sẽ chuyển sang
chế độ sự cố. Mọi thông tin về sự cố sẽ được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng
LCD. Khi lỗi được khắc phục chế độ sự cố sẽ kết thúc và tự động đưa hệ thống về
chế độ giám sát bình thường.
+ Khi xảy ra cháy ở các khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường sự cháy (nhiệt
độ, khói, ánh sáng ) thay đổi sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Khi các yếu tố này
đạt tới ngưỡng làm việc thì các đầu báo sẽ làm việc tạo ra tín hiệu truyền về trung
tâm (gồm tín hiệu báo cháy và tín hiệu báo địa chỉ của thiết bị báo cháy). Tại trung
tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý tín hiệu truyền về theo chương trình đã
cài đặt để đưa ra tín hiệu thông báo khu vực cháy qua loa tại trung tâm và màn hình
tinh thể lỏng LCD. Đồng thời các thiết bị ngoại vi tương ứng sẽ được kích hoạt
hoạt động để phát tín hiệu báo động cháy hoặc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
+ Trong trường hợp trung tâm báo cháy có cài đặt thêm chức năng giám sát các
thiết bị khác, thì khi có sự thay đổi về trạng thái của thiết bị (Ví dụ: bơm chữa cháy
hoạt động, công tắc dòng chảy hoạt động ...) thì hệ thống sẽ chuyển sang chế độ
thông báo thiết bị cần giám sát thay đổi trạng thái. Thông tin về sự thay đổi này sẽ
được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng của trung tâm. Chế độ này cũng sẽ tự kết
thúc nếu các thiết bị cần giám sát trở về vị trí bình thường.

Các loại đầu báo cháy


 Đầu báo cháy nhiệt
Đầu báo cháy nhiệt là đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ
và tốc độ biến đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh.
Dựa vào các nguyên lý trên có các loại đầu báo cháy nhiệt sau:
- Đầu báo cháy nhiệt dễ chảy (ứng dụng sự thay đổi trạng thái của kim loại);

86
- Đầu báo cháy nhiệt lưỡng kim (ứng dụng sự thay đổi kích thước của kim
loại);
- Đầu báo cháy nhiệt ứng dụng sự thay đổi thể tích của không khí;
- Đầu báo cháy pin nhiệt điện (ứng dụng sự thay đổi thông số của các cặp pin
nhiệt điện);
- Đầu báo cháy nhiệt điện trở (ứng dụng sự biến đổi giá trị của các nhiệt điện
trở khi nhiệt độ thay đổi).
Đầu báo cháy nhiệt dễ chảy:

Hình 3.14. Đầu báo cháy nhiệt dễ chảy


1 – Hợp chất dễ chảy; 2 – Các thanh
kim loại; 3 - Đế đầu báo cháy; 4 – Dây
tín hiệu.

a) Cấu tạo
Đầu báo cháy nhiệt dễ chảy được cấu tạo từ hai thanh kim loại, một đầu của
hai thanh kim loại được gắn chặt vào đế đầu báo cháy để nối vào đường dây tín
hiệu, đầu còn lại của hai thanh kim loại được hàn chặt vào nhau bởi hợp chất dễ
chảy.
Hợp dễ chảy của đầu báo là yếu tố quyết định ngưỡng làm việc của đầu báo.
Nó thường là các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp và được cấu tạo từ những
thành phần chính là Bít mút (bi); Thiếc (Sn); Kẽm (Zn); Cadimi (Cđ) … Tuỳ thuộc
vào thành phần phần trăm của chúng trong các hợp kim mà nhiệt độ nóng chảy của
nó thay đổi (từ 55oC đến 120oC).
b) Nguyên lý làm việc
- Bình thường, hai lá kim loại của đầu báo cháy được hàn chặt vào nhau bằng
hợp chất dễ chảy nên đầu báo cháy cho phép dòng điện I o chạy qua. Dòng điện này

87
thường không quá một vài mA tuỳ theo loại đầu báo cháy và tạo ra một mạch điện
kín đối với trung tâm báo cháy
- Khi xảy ra cháy, nhiệt độ môi trường tăng lên tác động lên hợp chất dễ
chảy. Khi nhiệt độ hợp chất dễ chảy đạt đến nhiệt độ nhất định thì lực đàn hồi của
hai thanh kim loại sẽ lớn hơn lực liên kết phân tử của hợp chất dễ chảy, khi đó dưới
tác dụng của lực đàn hồi hai thanh kim loại tách khỏi nhau, do đó dòng điện đi qua
đầu báo lúc đó sẽ là I = 0 ngắt mạch tín hiệu báo cháy, tạo ra tín hiệu điện truyền về
trung tâm báo cháy.
c) Các thông số kỹ thuật cơ bản
- Ngưỡng làm việc: là ngưỡng nhiệt độ cực đại, nhiệt độ t o = 55÷120oC tuỳ
chọn.
- Thời gian tác động: 90÷120 giây.
- Diện tích bảo vệ: khoảng 16m2.
d) Nhận xét chung về đầu báo nhiệt dễ chảy
- Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt, sử dụng; giá thành rẻ.
- Nhược điểm: + Độ ỳ lớn, thời gian làm việc lâu.
+ Không có khả năng hồi phục sau khi đã làm việc.
- Khả năng áp dụng thực tế: Trong hệ thống chữa cháy tự động được áp dụng
làm cảm biến cho các vòi phun nước Sprinkler, các khoá nhiệt dễ chảy trong
phương pháp khởi động hệ thống chữa cháy tự động bằng hệ dây dẫn động có khoá
nóng chảy.
Đầu báo cháy nhiệt lưỡng kim:
a) Cấu tạo
Đầu báo cháy nhiệt lưỡng kim gồm 2 thanh kim loại có độ dài khác nhau gắn
liền vào nhau. Thanh kim loại 1 (KL1) dài hơn thanh kim loại 2 (KL2) và thanh
kim loại 1 có hệ số giãn nở vì nhiệt (  1 ) lớn hơn hệ số giãn nở vì nhiệt của thanh
kim loại 2 (  2 ). Tiếp điểm 1 (tiếp điểm động) được gắn vào thanh kim loại 1, còn

88
tiếp điểm 2 (tiếp điểm tĩnh) được gắn vào đế đầu báo cháy sao cho bình thường hai
tiếp điểm này tiếp xúc với nhau, hai tiếp điểm này sẽ nối với dây tín hiệu báo cháy.
b) Nguyên lý làm việc
- Bình thường (khi không cháy) thì tiếp điểm 1 tiếp xúc với tiếp điểm 2. Đầu
báo cháy cho phép dòng điện Io chạy qua.
- Khi xảy ra cháy, dưới tác động nhiệt của đám cháy cả hai thanh kim loại
đều giãn dài ra theo phương trình: L = L 0(1 +  T). Nhưng thanh kim loại 1 sẽ giãn
dài hơn so với thanh kim loại 2 do  1 >  2 . Khi đó tiếp điểm 1 tách khỏi tiếp điểm 2.
Dòng điện trong mạch bị triệt tiêu tạo thành tín hiệu điện truyền về trung tâm báo cháy.

Hình 3.15. Đầu báo nhiệt lưỡng


kim.
1 – Tiếp điểm động (gắn vào
thanh kim loại 1); 2 – Tiếp điểm tĩnh
(gắn vào đế đầu báo cháy); 3 - Đế đầu
báo cháy; 4 – Dây tín hiệu.

c) Các thông số
- Ngưỡng làm việc: là ngưỡng cực đại, to = 60 ÷120oC.
- Thời gian tác động: 90÷120 giây.
- Diện tích bảo vệ: < 25 m2.

Đầu báo pin nhiệt điện:


a) Cấu tạo
Đầu báo cháy pin nhiệt điện được chế tạo nhờ ứng dụng hiện tượng vật lý
của các cặp nhiệt ngẫu. Đầu báo cháy pin nhiệt điện được cấu tạo từ nhiều cặp pin
nhiệt điện mắc nối tiếp nhau (thường từ 20 đến 50 cặp). Mỗi cặp pin nhiệt điện
gồm hai thanh kim loại đồng chất được gắn với nhau ở hai đầu. Một đầu thường có
tấm kim loại thu nhiệt để tạo ra nhiệt độ tại đó cao hơn so với nhiệt độ ở đầu còn

89
lại. Thực tế đã chứng tỏ rằng, trong một cặp pin nhiệt điện nếu nhiệt độ của hai đầu
cặp pin t và to khác nhau thì trong mạch khép kín có một dòng điện chạy qua. Đây
là dòng nhiệt điện, chiều của dòng điện này phụ thuộc vào nhiệt độ tương ứng của
mối hàn, nghĩa là nếu t > to thì dòng điện sẽ chạy theo hướng ngược lại. Nhiệt độ chênh lệch
giữa hai đầu càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn. Thông thường giá trị cường độ dòng điện
chỉ khoảng vài mili Ampe. Khi lấy điện áp ra ở hai điểm A, B sẽ được điện áp cực đại. Ngoài ra
ta có thể lấy điện áp đồng thời với điện áp AB ở hai điểm A và C để tạo ra điện áp kích thích
mạch điều khiển điện tử dạng vi sai.

Hình 3.16. Sơ đồ mạch điện - đầu


báo cháy pin nhiệt địên
1 - Tấm kim loại thu nhiệt;2 - Dây tín
hiệu;3 - Cặp pin nhiệt điện.

b) Nguyên lý làm việc


- Bình thường không cháy thì điện áp giữa các điểm A, B là bằng không.
- Khi xảy ra cháy, dưới tác động nhiệt của đám cháy các cặp nhiệt ngẫu sẽ
sinh ra trong mạch một suất điện động nhiệt động  nđ nhất định, suất điện động
này sinh ra một dòng nhiệt điện inđ. Do trong đầu báo cháy người ta ghép nối tiếp
nhiều cặp nhiệt ngẫu với nhau nên suất điện động mà nó tạo ra sẽ là đáng kể trong
hệ thống báo cháy tự động. Suất điện động này sẽ làm cho điện áp U AB  0, do đó
tạo thành tín hiệu điện truyền về trung tâm.
c) Các thông số
+ Ngưỡng tác động: Tuỳ chọn
+ Thời gian tác động: 70 giây
+ Diện tích bảo vệ: < 25 m2.
d) Phạm vi áp dụng

90
Trong hệ thống báo cháy tự động loại đầu báo cháy này được sản xuất theo
các công nghệ cũ. Hiện nay, hầu như các nhà sản xuất không áp dụng nguyên lý
này để chế tạo làm thiết bị báo cháy mà chỉ sử dụng để chế tạo các thiết bị đo nhiệt
độ cho một quá trình điều khiển tự động nào đó.

Đầu báo cháy nhiệt điện trở:


a) Cấu tạo
Đầu báo cháy nhiệt địên trở là một đầu báo cháy dạng thụ động trong đó có
sử dụng các linh kiện điện tử như Tranzisto, IC ... nên có thông số kỹ thuật tốt nhất
trong các đầu báo cháy nhiệt. Trong đầu báo cháy nhiệt điện trở có điốt, Tranzisto,
điện trở ... Nhưng phần tử cảm biến trong đầu báo cháy loại này chính là các nhiệt
điện trở. Đặc tính quan trọng của loại điện trở này là có độ nhạy về giá trị điện trở
đối với nhiệt độ môi trường bao quanh nó rất cao. Nhiệt điện trở được chế tạo dưới
dạng bột ôxit, trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định sau đó được nén định dạng ở nhiệt
độ 1000oC. Có hai loại nhiệt điện trở là: nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở dương
và nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở âm. Trong các đầu báo cháy thường sử
dụng các nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở âm, tức là các điện trở nhiệt có giá trị
điện trở giảm khi nhiệt độ tăng. Giới hạn làm việc của các nhiệt điện trở trong dải
nhiệt độ từ 0oC đến vài trăm oC.

Hình 3.17. Sơ đồ mạch điện - đầu báo


cháy nhiệt điện trở
R1,R2 - Các điện trở thường; T -
Tranzisto; Rt - nhiệt điện trở âm; P -
Rơle.

b) Nguyên lý làm việc

91
- Bình thường người ta phải tính toán các giá trị R 1, R2, RT sao cho để tạo ra
U BE < U lamviec , khi đó Tranzito không làm việc, rơ le P không làm việc tương
đương như việc rơ le P bị hở mạch với cực dương nguồn nên mạch tín hiệu nối với
trung tâm báo cháy ở trạng thái bình thường. Lúc này người ta có thể coi Tranzisto
là một khoá điện tử để tự động đóng, mở điện áp cho rơle P.
- Trên diện tích bảo vệ của đầu báo cháy, nếu xảy ra cháy, nhiệt độ môi
trường đặt đầu báo cháy tăng dần lên làm cho giá trị điện trở âm R T giảm xuống,
dẫn đến điện áp UBE tăng dần lên, nhưng Tranzisto vẫn không làm việc. Chỉ đến khi
nhiệt độ môi trường đạt giá trị nhiệt độ làm việc của đầu báo cháy (giá trị này do ta
đặt có thể từ 60oC đến 135oC tuỳ theo mục đích sử dụng) thì sau một thời gian nhất
định (thường không quá 55 giây) thì điện áp của U BE đến giá trị Umở khi đó Tranzito
làm việc, khi đó điện áp ở trên rơ le sẽ đạt giá trị điện áp định mức và rơle sẽ làm
việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm thông qua các cặp tiếp điểm.
Khi nhiệt độ đám cháy giảm xuống, giá trị điện trở âm R T lại tăng dần về giá
trị ban đầu dẫn đến giá trị điện áp UBE giảm và làm cho Tranzisto trở lại trạng thái
khoá.
c) Các thông số
- Ngưỡng tác động: Tuỳ chọn
- Thời gian tác động: 15 giây
- Diện tích bảo vệ: < 50 m2.
Đánh giá chung về đầu báo cháy nhiệt:
- Đầu báo cháy nhiệt chủ yếu thuộc loại đầu báo cháy chủ động, có cấu tạo
đơn giản, dễ sử dụng và lắp đặt. Bộ phận cảm biến chủ yếu là cảm biến kiểu cơ khí.
- Đầu báo cháy nhiệt có độ tin cậy cao, hầu như không có hiện tượng báo
cháy giả do các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, thời gian làm việc tương đối lớn,
diện tích bảo vệ nhỏ và thời gian kể từ khi cháy phát sinh đến khi nhiệt độ môi
trường đạt ngưỡng làm việc của đầu báo cháy nhiệt là rất lâu (vài giờ, ngày) vì thế
hạn chế rất lớn đến hiệu quả phát hiện cháy của đầu báo cháy nhiệt.

92
- Trong các loại đầu báo cháy nhiệt thì đầu báo cháy nhiệt dễ chảy có nhược
điểm lớn nhất vì khi đầu báo này hoạt động, nó không có khả năng hồi phục. Do đó
ta sẽ phải thay thế bằng đầu báo khác sau khi một đầu báo nào đó đã làm việc.

 Đầu báo cháy khói


Đầu báo cháy khói ion:
a) Cấu tạo
Mạch điện đơn giản nhất của đầu báo khói ion được trình bày ở hình 2.21, gồm có một
đèn điện tử Thyratron, một buồng phóng xạ và các điện trở.

Hình 3.18. Sơ đồ mạch điện -đầu


báo cháy khói ion
1 - Đèn Thyratron; 2 - Buồng
phóng xạ; R1,R2 - Các điện trở.

Nguyên lý làm việc của buồng phóng xạ:


+ Bình thường các tia phóng xạ chiếu vào vùng không khí giữa Anốt và
Katốt làm ion hoá không khí giữa hai bản cực thành các Ion âm và Ion dương.
Dưới tác dụng của điện trường E, các e + và e- chuyển động về K và A tạo thành
dòng điện Io chạy trong mạch. Dòng điện chạy qua buồng phóng xạ từ vài chục A
đến không quá 1mA.
+ Khi có khói hay bụi lọt vào vùng không khí giữa Anốt và Katốt, các hạt
khói, bụi sẽ làm suy giảm cường độ tia phóng xạ nên mức độ ion hoá sẽ bị giảm
dẫn đến số lượng các Ion giảm kéo theo dòng điện đi qua buồng phóng xạ giảm. Ở
góc độ điện trở có thể nói buồng phóng xạ có đặc điểm tương đương như điện trở
dương (khi càng nhiều khói, bụi trong buồng phóng xạ thì giá trị điện trở càng
tăng).

93
- Nguyên lý làm việc của đèn điện tử Thyratron: Thyratron là đèn điện tử 3
cực có khí nên để Thyratron làm việc đòi hỏi điện áp ở lưới G phải dương vài vôn
đến vài chục vôn (tuỳ theo giá trị điện áp anốt). Khi làm việc dòng điện qua
Thyratron đạt giá trị từ 40÷80 mA.
Thông thường đầu báo khói Ion có hai loại:
+ Loại đầu báo khói Ion chỉ dùng hai dây: dây nguồn cung cấp cho đầu báo
cháy làm việc cũng chính là dây tín hiệu truyền về trung tâm.
+ Loại đầu báo khói Ion dùng bốn dây: hai dây nguồn cung cấp cho đầu báo
cháy làm việc và hai dây tín hiệu truyền về trung tâm.
b) Nguyên lý làm việc đầu báo cháy Ion
- Trong điều kiện bình thường dòng điện đi qua buồng phóng xạ rất nhỏ (cỡ
vài chục micrô ampe), người ta chọn giá trị điện trở R 1, R2 sao cho cùng với điện
trở của buồng phóng xạ làm cho Thyratron không làm việc (điện áp ở cực lưới rất
nhỏ). Khi đó mạch điện đi qua Thyratron hở, nên cường độ dòng điện đi qua
Thyratron IĐ = 0 . Vì vậy, cường độ dòng điện trên dây tín hiệu sẽ là: I 0 = IĐ + I12 =
I12 (cỡ vài chục micrô ampe). Tại trung tâm báo cháy không có tín hiệu báo cháy.
- Khi xảy ra cháy, các hạt khói lọt vào buồng phóng xạ làm điện trở buồng
phóng xạ (RPX) tăng lên, làm cho cường độ dòng điện I 12 giảm làm cho điện áp cực
lưới UG tăng đến Umở,, khi đó đèn Thyratron sẽ làm việc IĐ  0. Thường cường độ
dòng điện đi qua đèn Thyratron cỡ vài chục mA (lớn gấp hàng trăm lần cường độ
dòng điện đi qua buồng phóng xạ). Ta có dòng điện chạy trong mạch lúc này sẽ là:
I0= I12 + IĐ (cỡ vài chục mA). Sự thay đổi đột ngột giá trị dòng điện trong mạch tạo
thành tín hiệu điện kích thích trung tâm báo cháy làm việc và phát ra tín hiệu báo
cháy.
c) Các thông số
- Ngưỡng làm việc: độ che mờ của khói > 10%/m
- Thời gian tác động: < 15 giây.
- Diện tích bảo vệ: < 100 m2.

94
- Nguồn phóng xạ: Americium – 241.

Đầu báo cháy khói quang học:


a) Cấu tạo
Đầu báo cháy khói quang học được cấu tạo gồm hai phần chính là: phần điện
và phần quang.
* Phần điện: Bản chất là khoá điện tử, tương tự như đầu báo nhiệt điệt trở.
* Phần quang:
Các phần tử quan trọng trong phần quang chủ yếu được chế tạo từ các linh kiện quang điện tử.
Đây là các linh kiện có tính chất biến đổi quang năng thành điện năng hoặc ngược lại biến đổi
điện năng thành quang năng. Nhóm các linh kiện biến đổi điện năng thành quang năng (nói đơn
giản là cho dòng điện chạy qua thì nó phát sáng) như đi ốt phát quang (Light Emitting Diode viết
tắt là LED) … được sử dụng làm thiết bị phát tia hồng ngoại trong đèn phát hồng ngoại của đầu
báo cháy.
2 4
1 5
Hình 3.19. Sơ đồ cấu tạo phần
quang của đầu báo cháy khói quang
học
1 - Mạch phát hồng ngoại; 2 -
Đèn phát; 3 – Vùng nhạy cảm;4 -
Đèn thu; 5 - Mạch khoá điện tử ; 6 -
Đế đầu báo cháy;  = 90 –135o.
6
3
Nhóm các linh kiện biến đổi quang năng thành điện năng (cho ánh sáng
chiếu vào thì dòng điện chạy qua nó thay đổi) như phôto điốt, quang trở, transistor
quang … Trong đầu báo cháy phôto điốt được sử dụng làm phần tử cảm biến trong
đầu thu của mạch điện tử.
b) Nguyên lý làm việc
- Bình thường đèn phát luôn phát ra các chùm tia hồng ngoại, chùm tia này
đi thẳng và không tới được đèn thu do đó mạch tín hiệu không làm việc.

95
- Khi có cháy, khói lọt vào vùng nhạy cảm sẽ làm cho các tia hồng ngoại
thay đổi hướng đi, trong đó có một số tia hồng ngoại đi thẳng, một số tia bị lệch
sang phải, sang trái ... Số lượng các tia đi theo các hướng phụ thuộc vào nồng độ
hạt khói nằm trong vùng nhạy cảm. Khi nồng độ khói trong vùng nhạy cảm đạt giá
trị ngưỡng làm việc của đầu báo cháy thì khi đó số lượng tia hồng ngoại lệch sang
trái đi về phía đèn thu đủ lớn để kích thích mạch khoá điện tử làm việc, qua đó đầu
báo cháy sẽ khởi động trung tâm báo cháy làm việc và phát tín hiệu báo cháy. Giá
trị nồng độ khói của môi trường khu vực nhạy cảm sẽ tuỳ thuộc vào từng loại đầu
báo cháy do nhà sản xuất quy định (thường có giá trị từ 10%/m đến 17%/m. Trong
trường hợp đối với đầu báo khói quang học kiểu tia chiếu giá trị nồng độ này có thể
từ 20%/m đến 100%/m).
c) Các thông số
+ Ngưỡng tác động: Nồng độ khói > 10%/m
+ Thời gian tác động: 7÷15 giây
+ Diện tích bảo vệ: <100 m2 phụ thuộc vào độ cao đặt đầu báo cháy
Đầu báo cháy địa chỉ:
Đặc điểm chung của đầu báo cháy địa chỉ
- Đầu báo cháy địa chỉ là loại thiết bị cảm biến thông minh được áp dụng
trong công tác phòng cháy chữa cháy nhờ có độ chính xác cao, khả năng thông tin
lớn, tác động nhanh và tính ổn định cao đồng thời có thể hạn chế được các yếu tố
ảnh hưởng đến độ chính xác và tin cậy của hệ thống.
- Phạm vi áp dụng của đầu báo cháy địa chỉ là dùng lắp đặt trong hệ thống
báo cháy theo địa chỉ mà không thể dùng đầu báo cháy địa chỉ để lắp đặt cho hệ
thống báo cháy thông thường.
Đầu báo cháy địa chỉ bao gồm hai phần:
+ Phần cảm biến: là thiết bị nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi
trường khi cháy để tạo ra các tín hiệu báo cháy truyền về trung tâm. Phần cảm biến
của đầu báo cháy địa chỉ tương tự như các đầu báo cháy thường khác đã nêu ở trên.

96
+ Phần đế địa chỉ: là bộ phận qui định mã số, địa chỉ cụ thể cho từng đầu
báo cháy.
Đầu báo cháy địa chỉ ngoài các tính năng kỹ thuật của đầu báo cháy chung, nó
còn có khả năng chọn lọc để báo hiệu các yêu cầu kiểm tra của trung tâm về các
thông số như nhiệt độ, nồng độ khói tại nơi đặt đầu báo cháy … Đây chính là chức
năng tự động kiểm tra của đầu báo cháy (Automatic testing funtion).

Thiết kế hệ thống báo cháy tự động


Lựa chọn đầu báo cháy
Việc lựa chọn đầu báo cháy tự động phải căn cứ vào tính chất của các chất cháy,
đặc điểm của môi trường bảo vệ, và theo tính chất của cơ sở theo qui định như
sau:

Bảng 5
STT Đầu báo cháy Tính chất cơ sở được trang bị
A. Cơ sở sản xuất
I. Cơ sở sản xuất và bảo quản
1a Đầu báo cháy Gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt, quần áo may sẵn, giày da,
nhiệt hoặc khói hàng lông thú, thuốc lá, giấy, xenlulô, bông.
quang điện
1b Đầu báo cháy Nhựa tổng hợp, sợi tổng hợp, vật liệu pôlime, cao su,
nhiệt hoặc khói sản phẩm cao su, cao su nhân tạo, phim ảnh và phim X
i-on hoá quang dễ cháy.
2 Đầu báo cháy - Dầu lỏng, sơn, dung môi, chất lỏng dễ cháy, chất lỏng
nhiệt hoặc lửa. cháy, chất bôi trơn, hoá chất hoạt động mạnh, rượu và
các sản phẩm của rượu.
3 Đầu báo cháy lửa. - Kim loại kiềm, bột kim loại, cao su tự nhiên.
4 Đầu báo cháy - Bột ngũ cốc, thức ăn tổng hợp và thực phẩm khác, vật
nhiệt. liệu toả bụi.
II. Cơ sở sản xuất:
5 Đầu báo cháy - Giấy, các tông, giấy bồi, thức ăn gia súc và gia cầm.
nhiệt hoặc lửa.
III. Cơ sở bảo quản:
6 Đầu báo cháy - Vật liệu không cháy đựng trong bao bì bằng vật liệu
nhiệt hoặc khói. cháy được, chất rắn cháy được.

97
B. Công trình chuyên dùng:
7 Đầu báo cháy - Phòng đặt dây cáp, phòng máy biến thế, thiết bị phân
nhiệt hoặc khói i- phối và bảng điện.
on hoá.
8 Đầu báo cháy khói - Phòng máy tính, thiết bị điều khiển điện tử, máy điều
i-on hoá. khiển, trạm điện thoại tự động, buồng phát thanh, các
phòng đầu dây, chuyển mạch.
9 Đầu báo cháy - Phòng để thiết bị và ống dẫn chất lỏng dễ cháy, chất
nhiệt hoặc lửa. dầu mỡ, phòng thử động cơ đốt trong, phòng thử máy
nhiên liệu, phòng nạp khí cháy.
10 Đầu báo cháy - Xưởng bảo dưỡng ôtô.
nhiệt hoặc khói i-
on hoá.
C. Nhà và công trình công cộng:
11 Đầu báo cháy khói - Phòng biểu diễn, phòng tập, giảng đường, phòng đọc
quang điện. và hội thảo, phòng diễn viên, phòng hoá trang, phòng để
quần áo, nơi sửa chữa, phòng đợi, phòng nghỉ, hành
lang, phòng đệm, phòng bảo quản sách, phòng lưu trữ.
12 Đầu báo cháy - Kho đạo cụ, phòng hành chính quản trị, phòng máy,
nhiệt hoặc khói phòng điều khiển.
quang điện.
13 Đầu báo cháy - Phòng ở, phòng bệnh nhân, kho hàng hoá, nhà ăn công
nhiệt. cộng, bếp.
14 Đầu báo cháy khói - Phòng trưng bày, phòng lưu trữ hiện vật của viện bảo
quang điện hoặc tàng, triển lãm.
lửa.
Chú ý  Trong một phòng có nhiều dấu hiệu cháy khác
nhau ở giai đoạn đầu, khi lắp đầu báo cháy tự động cần
xác định trên cơ sở kinh tế kỹ thuật.

Yêu cầu lắp đặt đầu báo cháy

 Số lượng đầu báo cháy tự động cần phải lắp đặt cho một khu vực bảo vệ phụ
thuộc vào mức độ cần thiết để phát hiện cháy trên toàn bộ diện tích của khu vực
đó và phải đảm bảo yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật.

Nếu hệ thống báo cháy tự động dùng để điều khiển hệ thống chữa cháy tự động
thì mỗi điểm trong khu vực bảo vệ phải được kiểm soát bằng 2 đầu báo cháy tự
động thuộc 2 kênh khác nhau.

98
Trường hợp nhà có trần treo giữa các lớp trần có lắp đặt các hệ thống kỹ thuật,
cáp điện, cáp tín hiệu thì phải lắp bổ sung đầu báo cháy ở trần phía trên.
 Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt được lắp trên trần nhà hoặc mái
nhà. Trong trường hợp không lắp được trên trần nhà hoặc mái nhà cho phép lắp
trên xà và cột, cho phép treo các đầu báo cháy trên dây dưới trần nhà nhưng các
đầu báo cháy phải cách trần nhà không quá 0,3m tính cả kích thước của đầu báo
cháy tự động.

 Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt phải lắp trong từng khoang của
trần nhà được giới hạn bởi các cấu kiện xây dựng nhô ra về phía dưới (xà, dầm,
cạnh panel) lớn hơn 0,4m.

Trường hợp trần nhà có những phần nhô ra về phía dưới từ 0,08m đến 0,4m thì
việc lắp đặt đầu báo cháy tự động được tính như trần nhà không có các phần nhô
ra nói trên nhưng diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy tự động giảm 25%.

Trường hợp trần nhà có những phần nhô ra về phía dưới trên 0,4m và độ rộng
lớn hơn 0,75m thì phải lắp đặt bổ sung các đầu báo cháy ở những phần nhô ra
đó.
 Trường hợp các đống nguyên liệu, giá kê, thiết bị và cấu kiện xây dựng có
điểm cao nhất cách trần nhà nhỏ hơn hoặc bằng 0,6m thì các đầu báo cháy tự
động phải được lắp ngay phía trên những vị trí đó.
 Số đầu báo cháy tự động mắc trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc
vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy nhưng diện tích bảo vệ của mỗi
kênh không lớn hơn 2000m 2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500m 2 đối với khu
vực kín. Các đầu báo cháy tự động phải sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu
chuẩn và lý lịch kỹ thuật của đầu báo cháy tự động có tính đến điều kiện môi
trường nơi cần bảo vệ.

99
 Khoảng cách từ đầu báo cháy đến mép ngoài của miệng thổi của các hệ thống
thông gió hoặc hệ thống điều hoà không khí không được nhỏ hơn 0,5m. Không
được lắp đặt đầu báo cháy trực tiếp trước các miệng thổi trên.

 Trường hợp trong một khu vực bảo vệ được lắp đặt nhiều loại đầu báo cháy thì
khoảng cách giữa các đầu báo cháy phải đảm bảo sao cho mỗi vị trí trong khu
vực đó đều được bảo vệ bởi ít nhất là một đầu báo cháy. Trường hợp trong một
khu vực bảo vệ được lắp đặt đầu báo cháy hỗn hợp thì khoảng cách giữa các đầu
báo cháy được xác định theo tính chất của chất cháy chính của khu vực đó.

Yêu cầu lắp đặt đối với đầu báo khói


 Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy khói, khoảng cách tối đa giữa các đầu
báo cháy khói với nhau và giữa đầu báo cháy khói với tường nhà phải xác định
theo bảng 2, nhưng không được lớn hơn các trị số ghi trong yêu cầu kỹ thuật và
lý lịch kỹ thuật của đầu báo cháy khói.
Bảng 6
Độ cao lắp đặt Diện tích bảo vệ Khoảng cách tối đa, m
đầu báo cháy của một đầu báo Giữa các đầu báo Từ đầu báo cháy đến
m cháy, m2 cháy tường nhà
Dưới 3,5 nhỏ hơn 100 10 5,0
Từ 3,5 đến 6 nhỏ hơn 70 8,5 4,0
Lớn hơn 6,0 đến
nhỏ hơn 65 8,0 4,0
10
Lớn hơn 10 đến
nhỏ hơn 55 7,5 3,5
12

 Trong những căn phòng có chiều rộng dưới 3 m thì khoảng cách cho phép giữa
các đầu báo cháy khói là 15m.
 Đầu báo cháy khói i on hoá không được lắp đặt ở những nơi có vận tốc gió tối
đa lớn hơn 10m/s.
 Đầu báo cháy khói quang điện không được lắp đặt ở những nơi mà chất cháy
khi cháy tạo ra chủ yếu là khói đen.

100
Yêu cầu lắp đặt đối với đầu báo nhiệt
 Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy nhiệt, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo
cháy nhiệt với nhau và giữa đầu báo cháy nhiệt với tường nhà cần xác định theo
bảng 3 nhưng không lớn hơn các trị số ghi trong điều kiện kỹ thuật và lý lịch kỹ
thuật của đầu báo cháy nhiệt.

Bảng 7
Độ cao lắp đặt Diện tích bảo vệ Khoảng cách tối đa, m
đầu báo cháy của một đầu báo Giữa các đầu báo Từ đầu báo cháy đến
m cháy, m2 cháy tường nhà
Dưới 3,5 nhỏ hơn 50 7,0 3,5
Từ 3,5 đến 6 nhỏ hơn 25 5,0 2,5
Lớn hơn 6,0 đến
nhỏ hơn 20 4,5 2,0
9,0
 Ngưỡng tác động của đầu báo cháy nhiệt cố định phải lớn hơn nhiệt độ tối đa cho
phép trong phòng là 200C.
Yêu cầu lắp đặt đối với hộp nút ấn báo cháy
 Hộp nút ấn báo cháy được lắp bên trong cũng như bên ngoài nhà và công trình,
được lắp trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao từ 0,8 m đến 1,5 m tính
từ mặt sàn hay mặt đất.
 Hộp nút ấn báo cháy phải lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị
trí dễ thấy. Trong trường hợp xét thấy cần thiết có thể lắp trong từng phòng.
Khoảng cách giữa các hộp nút ấn báo cháy không quá 50 m.
 Nếu hộp nút ấn báo cháy được lắp ở bên ngoài toà nhà thì khoảng cách tối đa
giữa các hộp nút ấn báo cháy là 150 m và phải có ký hiệu rõ ràng. Hộp nút ấn
báo cháy lắp ngoài nhà phải là loại chống thấm nước hoặc phải có biện pháp
chống mưa hắt. Chỗ đặt các hộp nút ấn báo cháy phải được chiếu sáng liên tục.
Yêu cầu kỹ thuật của trung tâm báo cháy
 Trung tâm báo cháy tự động phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các
kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Cho phép sử dụng các trung tâm
101
báo cháy tự động không có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu trong trường hợp
sử dụng các đầu báo cháy có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu. Không được
dùng các trung tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự
động.

 Phải đặt trung tâm báo cháy ở những nơi luôn có người trực suốt ngày đêm.
Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải
có chức năng truyền các tín hiệu về cháy và về sự cố đến nơi trực cháy hay nơi
có người thường trực suốt ngày đêm và có biện pháp phòng ngừa người không
có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.

Nơi đặt các trung tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đội chữa
cháy hay nơi nhận tin báo cháy.
 Trung tâm báo cháy phải được lắp đặt trên tường, vách ngăn, trên bàn tại những
nơi không nguy hiểm về cháy và nổ.
 Nhiệt độ và độ ẩm tại nơi đặt trung tâm báo cháy phải phù hợp với lý lịch kỹ
thuật và hướng dẫn sử dụng của trung tâm báo cháy.
Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, dây dẫn nguồn
 Việc lựa chọn dây dẫn và cáp cho các mạch của hệ thống báo cháy phải thỏa
mãn tiêu chuẩn, qui phạm lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn hiện hành có liên quan
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này và tài kiệu kỹ thuật đối với
từng loại thiết bị cụ thể.
 Cáp tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải đặt chìm trong tường, trần
nhà ...và phải có biện pháp bảo vệ dây dẫn chống chập hoặc đứt dây (luồn trong
ống kim loại hoặc ống bảo vệ khác). Trường hợp đặt nổi phải có biện pháp
chống chuột cắn hoặc các nguyên nhân cơ học khác kàm hỏng cáp. Các lỗ xuyên
trần, tường sau khi thi công xong phải được bịt kín bằng vật liệu không cháy

 Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy đến đường cáp trục
chính phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 0,75mm 2 (tương đương với lõi

102
đồng có đường kính 1 mm). Cho phép dùng nhiều dây dẫn tết lại nhưng tổng
diện tích tiết diện của các lõi đồng được tết lại đó không được nhỏ hơn 0,75
mm2. Diện tích tiết diện từng lõi đồng của đường cáp trục chính phải không nhỏ
hơn 0,4 mm2 . Cho phép dùng cáp nhiều dây dẫn trong một lớp bọc bảo vệ chung
nhưng đường kính lõi đồng của mỗi dây dẫn không được nhỏ hơn 0,4 mm.

Tổng điện trở của mỗi kênh liên lạc báo cháy không được lớn 100 Ôm nhưng
không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loai trung tâm báo cháy.

 Không cho phép lắp đặt chung các mạch điện của hệ thống báo cháy tự động
với mạch điện áp trên 60V trong cùng một đường ống, một hộp, một bó, một
rãnh kín của cấu kiện xây dựng.

Cho phép lắp đặt chung các mạch trên khi có vách ngăn dọc giữa chúng bằng vật
liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không dưới 15 phút.

 Trường hợp trong công trình có nguồn phát nhiễu hoặc đối với hệ thống báo
cháy địa chỉ thì bắt buộc phải sử dụng dây dẫn và cáp chống nhiễu. Nếu dây dẫn
và cáp không chống nhiễu thì nhất thiết phải luồn trong ống hoặc hộp kim loại
có tiếp đất.

Đối với hệ thống báo cháy thông thường khuyến khích sử dụng dây dẫn và cáp
chống nhiễu hoặc không chống nhiễu nhưng được luồn trong ống kim loại hoặc
hộp kim loại có tiếp đất.

3.3.2. Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler


Cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Hệ thống chữa cháy sprinkler là hệ thống chữa cháy với đầu phun kín luôn ở
chế độ thường trực, các vòi phun chỉ làm việc khi nhiệt độ môi trường tại đó đạt
đến một giá trị làm việc nhất định. Vì vậy hệ thống Sprinkler chỉ có khả năng chữa
cháy theo điểm (chữa cháy cục bộ) trên một diện tích bảo vệ nhất định.
Phân loại:

103
- Theo phương pháp duy trì áp lực, có 2 loại: Duy trì áp lực bằng bể nước có khí
nén; Duy trì áp lực bằng bơm bù.
- Theo đặc điểm của hệ thống, gồm 2 loại:+ Hệ thống chứa đầy nước; + Hệ thống
gồm nước và khí nén.
Sơ đồ - nguyên lý hoạt động của hệ thống Sprinkler duy trì áp lực bằng bể nước có
khí nén
a) Sơ đồ - nguyên lý
4

6 6

3 5

1
8
2

15 9 10
11
11 10

13
12
14

Hình 3.20. Sơ đồ - nguyên lý của hệ thống chữa cháy Sprinkler


duy trì áp lực bằng bể nước có khí nén.
1-Trung tâm điều khiển; 2- Thiết bị báo động (chuông, còi); 3- Cụm van kiểm tra
mở máy; 4- Đường ống phân chia; 5- Vòi phun nước kín (Sprinkler) ; 6- Đường
ống dẫn nước nhánh; 7- Đường ống dẫn nước chính; 8- Van mở bình thường; 9-
Van một chiều; 10- Máy bơm; 11-Động cơ máy bơm; 12- Nguồn cấp nước chữa
cháy; 13- Bể nước có khí nén; 14- Máy nén khí; 15- Công tắc áp lực.

b) Một số thành phần cơ bản của hệ thống


- Trung tâm điều khiển hệ thống chữa cháy tự động

104
+ Trung tâm điều khiển hệ thống chữa cháy tự động có nhiệm vụ nhận các
tín hiệu từ các thiết bị kiểm tra mở máy để điều khiển máy nén khí, các máy bơm
chữa cháy và các thiết bị báo động làm việc.
- Vòi phun nước (sprinkler)
+ Vòi phun của hệ thực hiện đồng thời hai chức năng vừa là cảm biến nhiệt
vừa là vòi phun nước.
+ Đối với hệ thống chữa cháy sprinkler đầu phun là loại kín (có khóa hãm) là
bộ phận nhạy cảm với nhiệt độ và chỉ mở ở nhiệt độ nhất định, người ta phân bố
chúng theo tuyến ống và số lượng đã quy định trên một diện tích thiết kế.
+ Cấu tạo của vòi phun nước bao gồm các bộ phận chính sau: Đầu phun:
đường kính; Cơ cấu hãm: Có 2 kiểu khóa hãm: Khóa hãm làm bằng hợp kim dễ
nóng chảy và khóa hãm là bầu thủy tinh đựng chất lỏng. Tán vòi phun: là tấm kim
loại dùng để va đập nước, trên đó có ghi ngưỡng làm việc của khoá nóng chảy.
+ Ngưỡng làm việc của vòi phun nước:
Ngưỡng làm việc của vòi phun nước là giá trị nhiệt độ xác định mà tại giá trị
đó thì cơ cấu hãm của vòi phun được mở ra. Giá trị ngưỡng làm việc của vòi phun
nước thường được ghi ở tán của vòi phun hoặc được phân biệt bằng màu sắc bên
trong bầu thuỷ tinh.
+ Diện tích bảo vệ của mỗi vòi phun phụ thuộc vào áp lực làm việc của vòi
phun. Trong tính toán thường lấy trong khoảng: 9-12 m2.
+ Khi vòi phun làm việc, dòng chảy qua vòi phun hoạt động theo nguyên tắc
va đập. Khi nhiệt độ đám cháy tăng đến giá trị của ngưỡng làm việc, dưới tác dụng
của nhiệt độ làm cho khoá van nóng chảy tự chảy ra và giải phóng cánh tay đòn,
khi đó tấm bịt van bị bung ra. Nước từ mạng đường ống dưới áp lực thoát ra ngoài
qua miệng lỗ phun đập vào tán hình phễu toả ra xung quanh tạo thành dòng hạt
nước có diện tích đáy khoảng 9 đến 12 m2.

Để dễ nhận biết khi lắp đặt vòi phun, người ta quy ước màu sơn của vòi phun
như sau:
105
Khi to môi trường  40oC, nhiệt độ khoá nóng chảy tokhóa=72oC  2 – không
sơn;

Hình 3.21. Sơ đồ cấu tạo vòi phun nước


Khi to môi trường từ 41- 60oC, tokhóa = 93oC  2 – Sơn mầu trắng hồng;
Khi to môi trường từ 61 – 100oC, tokhóa = 141oC  3 – Sơn mầu xanh;
Khi to môi trường từ 101 – 140oC, tokhóa = 182oC  3 – Sơn mầu đỏ.
Việc chọn vòi phun theo nhiệt độ nóng chảy của khoá van phải được tiến hành
dựa vào nhiệt độ lớn nhất có thể trong phòng bảo vệ. Ví dụ nếu nhiệt độ của không
khí trong phòng là dưới 40oC thì nhiệt độ nóng chảy của van bằng 72o  2; từ 56
đến 70oC thì nhiệt độ nóng chảy 93oC; từ 71 đến 100oC thì nhiệt độ nóng chảy
182oC.

- Máy bơm chữa cháy


+ Máy bơm chữa cháy có nhiệm vụ cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống
vòi phun thông qua đường ống khi hệ thống chữa cháy làm việc.
+ Khi chọn máy bơm và tính năng tác dụng của nó phải dựa trên 2 giá trị đặc
trưng của hệ thống tự động là lưu lượng nước và cột áp cần thiết (theo tính toán)
của hệ thống đối với cơ sở bảo vệ. Trong thực tế thường hay sử dùng máy bơm ly
tâm do loại máy bơm này dễ sử dụng, có độ tin cậy và hiệu suất làm việc cao.

106
Ngoài ra cần lưu ý là đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước thì bao giờ
cũng phải lắp đặt từ hai máy bơm trở lên với ít nhất có hai nguồn cấp điện riêng
biệt.
- Cụm van kiểm tra mở máy
Cụm van kiểm tra mở máy có nhiệm vụ:
+ Cho dòng nước chảy qua khi các vòi phun làm việc.
+ Tạo ra tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển khi hệ thống chữa cháy.
+ Kiểm tra áp lực làm việc bình thường của hệ thống.
Về nguyên lý làm việc: van kiểm tra mở máy phát tín hiệu nhờ có sự liên kết
với các đường ống mà ở đó đặt các van khoá, vòi nước, các thiết bị đo và thiết bị
tín hiệu.
- Thiết bị duy trì áp lực đường ống
Thiết bị duy trì áp lực đường ống được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy
sprinkler thường là các bình (bể) nước có khí nén. Các bình này có nhiệm vụ bù
nước để đảm bảo áp suất thường trực của hệ thống đường ống và cấp nước chữa
cháy ban đầu cho các vòi phun. Thể tích của bình phụ thuộc vào từng hệ thống
chữa cháy của từng cơ sở và vào yêu cầu chữa cháy của cơ sở ở giai đoạn đầu. Lư-
ợng nước chứa ở trong bình chiếm không quá 75% thể tích bình, phần còn lại là khí
nén; khí nén này được tạo nên nhờ máy nén khí nối trực tiếp với bình để tạo áp suất
cần thiết cho hệ thống. áp suất trong bình thường không quá 10 at. Trong hệ thống
chữa cháy sprinkler thường sử dụng các loại bình có thể tích 0,5 - 1 m 3. Trong
trường hợp cần lượng nước lớn người ta sẽ liên kết nhiều bình với nhau.

c) Nguyên lý làm việc của hệ thống

- Bình thường trong mạng đường ống luôn được duy trì một áp lực làm việc
nhất định nhờ bình nước có khí nén. Nếu hệ thống đường ống có sự rò rỉ nước, thì
lúc này áp lực trong hệ thống sẽ giảm chậm, nước từ bình nước có khí nén sẽ bù lại
sự hao hụt. Sau nhiều lần bù hao hụt, áp suất bể nước có khí nén giảm đến giá trị

107
nhất định sẽ làm cho công tắc áp lực làm việc. Sau khi tiếp nhận tín hiệu từ công
tắc áp lực trung tâm sẽ điều khiển rơ le đóng điện cấp điện cho máy nén khí làm
việc. Khí nén từ máy nén khí sẽ được đẩy sang bình nước có khí nén để bù lại áp
lực bị suy giảm. Khi áp lực trong bình nước có khí nén đạt giá trị ban đầu thì công
tắc áp lực không làm việc, điều đó dẫn tới trung tâm sẽ điều khiển ngắt điện cho
máy nén khí.
- Khi xảy ra cháy do tác dụng nhiệt của đám cháy, khoá nóng chảy của vòi
sprinkler tự mở, nước từ mạng đường ống phân chia phun vào gốc lửa. Nước cung
cấp cho mạng vòi phun ở giai đoạn chữa cháy ban đầu được lấy từ bình khí nén,
các máy nén khí làm việc đẩy nước từ bình truyền tới mạng vòi chữa cháy (thời
gian cấp nước của các bể không quá 10 phút), trong thời gian này sẽ xảy ra quá
trình trung tâm điều khiển chữa cháy điều khiển máy bơm chữa cháy làm việc, cụ
thể là: trong quá trình nước chảy tới vòi phun sẽ làm cho van tín hiệu vạn năng áp
lực (van tín hiệu này nằm trong thiết bị kiểm tra mở máy) làm việc, tạo tín hiệu
kích thích trung tâm chữa cháy làm việc. Trung tâm sẽ điều khiển các rơ le đóng
điện cho các máy bơm chữa cháy làm việc. Nước từ đường ống cấp nước chữa
cháy sẽ được bơm lên tới mạng vòi phun đang phun nước chữa cháy. Ở giai đoạn
đầu, sau khi máy bơm chữa cháy làm việc, nước cấp cho vòi phun chữa cháy bao
gồm nước từ đường ống cấp nước chữa cháy và nước từ bình nước có khí nén đi
tới. Sau khi máy bơm chữa cháy làm việc ổn định, áp suất của mạng đường ống cấp
nước từ máy bơm chữa cháy lớn hơn áp suất đường ống từ bình nước có khí nén tới
thì lượng nước chữa cháy tới các vòi phun chữa cháy được cấp từ đường ống cấp
nước chữa cháy. Máy nén khí khi đó không làm việc.
- Sau khi kết thúc chữa cháy phải tiến hành khôi phục trạng thái thường trực
cho hệ thống bằng cách: thay thế các vòi phun đã làm việc; bảo dưỡng các thiết bị
cần thiết; bổ sung nước vào các bình nước có khí nén.
Sơ đồ - nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy Sprinkler duy trì áp lực bằng
bơm bù

108
a) Sơ đồ - nguyên lý
4

6 5
6

5
3
3
7

1
8
2
13
9 10 14
11
10
11

12

Hình 3.22. Sơ đồ - nguyên lý của hệ thống chữa cháy Sprinkler


duy trì áp lực bằng bơm bù
1-Trung tâm điều khiển; 2- Hệ thống báo động (chuông, còi); 3- Cụm van
kiểm tra mở máy; 4- Đường ống phân chia; 5- Vòi Sprinkler (kiêm cảm biến);
6- Đường ống dẫn nước nhánh; 7- Đường ống dẫn nước chính; 8- Van mở bình
thường; 9- Van một chiều; 10- Máy bơm;11-Động cơ máy bơm; 12- Nguồn
nước; 13- Bơm bù; 14 - Động cơ bơm bù.
b) Một số thành phần cơ bản của hệ thống
- Hệ thống chữa cháy Sprinkler duy trì áp lực bằng bể nước có khí nén có
nhược điểm là: thể tích các bình khí nén thường rất cồng kềnh; thường xuyên phải
bổ sung nước cho bình nước có khí nén; áp suất duy trì trên đường ống bị giới hạn
không quá 10at. Nhờ sự phát triển của công nghệ chế tạo máy bơm đã chế tạo ra
các máy bơm có cột áp lớn hơn 10at nên đã hình thành các hệ thống chữa cháy
Sprinkler duy trì áp lực bằng máy bơm bù để khắc phục các nhược điểm của hệ
thống cũ.
- Hệ thống chữa cháy Sprinkler duy trì áp lực bằng bơm bù gồm các thiết bị
tương đương như hệ thống chữa cháy sprinkler duy trì áp lực bằng bình nước khí
nén, nhưng có một số điểm khác như: không có máy nén khí và bình nước có khí
109
nén mà thay vào đó người ta sử dụng một máy bơm bù và các công tắc áp lực khởi
động bơm chữa cháy và bơm bù.
* Bơm bù:
- Bơm bù có nhiệm vụ duy trì áp lực nước làm việc trên toàn bộ hệ thống
đường ống cấp nước chữa cháy cho vòi phun.
- Bơm bù được điều khiển tự động từ trung tâm điều khiển hệ thống chữa
cháy tự động thông qua sự làm việc của công tắc áp lực khởi động bơm bù.
- Cột áp của bơm bù thường lớn hơn cột áp của bơm chữa cháy. Lưu lượng
của bơm bù thường không quá 1 l/s để đảm bảo bù lưu lượng nước hao hụt.
- Bơm bù thường là các bơm điện, hầu như không sử dụng bơm bù động cơ
xăng hoặc diezel.
* Công tắc áp lực:
- Công tắc áp lực có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm điều
khiển khi áp lực trong đường ống giảm xuống một giá trị nào đó, giá trị này thay
đổi tuỳ theo từng vị trí lắp đặt công tắc áp lực.
- Công tắc áp lực thường được bố trí ở điểm đầu và điểm cuối của mạng
đường ống. Ngoài ra để tăng độ tin cậy cho hệ thống ở mỗi mạng ở độ cao khác
nhau người ta thường bố trí thêm các công tắc áp lực.
- Đặc điểm của công tắc áp lực:
+ Bản chất của công tắc áp lực là sự đóng, mở các tiếp điểm của công tắc áp
lực là nhờ áp suất của khí nén hoặc nước.
+ Mỗi công tắc áp lực làm việc trong một dải giá trị áp lực nhất định và độ
chênh lệch giữa các giá trị tuỳ thuộc vào nhà chế tạo.
+ Ngưỡng làm việc của công tắc áp lực, phụ thuộc vào vị trí lắp đặt của các
công tắc áp lực nằm trong mạng đường ống; vào độ chính xác của công tắc áp lực;
vào quan điểm thiết kế.

110
+ Ngưỡng làm việc của công tắc áp lực điều khiển bơm bù khác ngưỡng làm
việc của công tắc áp lực điều khiển bơm chính và thường ngưỡng làm việc công tắc
áp lực của bơm chính nhỏ hơn bơm bù (thường từ 0,5  1at).
+ Trong thực tế đã chế tạo được các công tắc áp lực có ngưỡng tác động kép
để điều khiển sự khởi động và ngắt điện bơm chính, bơm bù.

c) Nguyên lý làm việc


- Bình thường trong mạng đường ống luôn được duy trì một áp lực làm việc
nhất định, áp lực này có được là do bơm bù tạo ra. Do điều kiện khách quan, luôn
luôn có sự thất thoát nước từ mạng đường ống về nguồn cấp nước do độ kín của
các van. Khi đó áp lực trong hệ thống sẽ giảm chậm đến giá trị ngưỡng áp lực khởi
động của công tắc áp lực điều khiển bơm bù, khi đó công tắc áp lực điều khiển bơm
bù làm việc tạo tín hiệu điện truyền về trung tâm điều khiển, trung tâm điều khiển
sẽ điều khiển các rơle cấp điện cho bơm bù hoạt động bù vào lượng nước bị hao
hụt trên đường ống, đồng thời tạo ra tín hiệu báo chế độ làm việc của bơm bù. Khi
áp lực trong đường ống đạt đến giá trị áp lực làm việc ban đầu, công tắc áp lực đạt
ngưỡng ngắt, tạo tín hiệu điện truyền về trung tâm điều khiển và qua các rơle sẽ cắt
nguồn điện cung cấp cho bơm bù, bơm bù sẽ tự ngắt.
- Khi có cháy nhiệt độ tại nơi cháy tăng lên và đạt đến nhiệt độ làm việc của
vòi phun. Vòi phun làm việc và nước trong đường ống dưới áp lực qua đầu phun sẽ
phun vào đám cháy, khi đó bơm bù làm việc. Do lưu lượng nước chữa cháy lớn, áp
lực trong hệ thống giảm rất nhanh, bơm bù làm việc nhưng không bù đủ lượng
nước chữa cháy, nên áp lực trong hệ thống đường ống tiếp tục giảm. Khi áp lực
nước trong đường ống giảm đến mức ngưỡng làm việc của công tắc áp lực điều
khiển bơm chữa cháy, thì công tắc áp lực của máy bơm chữa cháy sẽ làm việc,
thông qua trung tâm điều khiển sẽ khởi động máy bơm chữa cháy hoạt động tiếp
tục cấp nước cho hệ thống chữa cháy. Khi đó trung tâm điều khiển sẽ điều khiển

111
rơle ngắt điện bơm bù, máy bơm bù sẽ không làm việc, đồng thời trung tâm cũng
phát ra các tín hiệu báo động và báo trạng thái làm việc của các bơm.
Trong trường hợp máy bơm chữa cháy chính không hoạt động vì hư hỏng thì
sau một thời gian nhất định, trung tâm điều khiển chữa cháy tự động sẽ điều khiển
rơle khởi động máy bơm chữa cháy dự phòng hoạt động cung cấp nước cho quá
trình chữa cháy.
- Sau khi chữa cháy xong cần phải tắt bơm, thay các vòi phun đã làm việc,
bảo dưỡng các thiết bị chính và đưa hệ thống vào trạng thái trực.
Các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế
 Cường độ phun nước và dung dịch tạo bọt, diện tích bảo vệ bởi 1 đầu phun hoặc
diện tích kiểm soát của 1 khoá dễ chảy, khoảng cách giữa các đầu phun hoặc các
khoá dễ chảy và thời gian hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước phải lấy
theo bảng 1 – TCVN 7336 :2003- Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler – Yêu cầu
thiết kế và lắp đặt.
 Khoảng cách gần nhất giữa các đầu phun sprinkler của các hệ thống chữa cháy
bằng nước lắp đặt dưới trần phẳng là 1,5 m.

 Các đầu phun của hệ thống chữa cháy bằng nước cần phải lắp đặt trong các
phòng có nhiệt độ không khí cực đại:
đến 55oC với nhiệt độ tác động của khoá là 72oC;
từ 56 đến 70oC với nhiệt độ tác động của khoá là 93oC;
từ 71 đến 100oC với nhiệt độ tác động của khoá là 141oC;
từ 101 đến 140oC với nhiệt độ tác động của khoá là 182oC;

 Tính toán thủy lực mạng ống tuân theo hướng dẫn trong TCVN

3.3.3. Hệ thống chữa cháy vách tường

112
Hình 3.23. Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy vách tường

Các yêu cầu khi thiết kế:


- Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà và lượng nước của mỗi
họng được quy định trong bảng 14- TCVN 2622-1995.
- Áp lực yêu cầu của các họng chữa cháy bên trong nhà phải đảm bảo có tia nước
dày đặc với chiều cao cần thiết quy định trong bảng 15- TCVN 2622-1995.
- Khi trong nhà bố trí trên mười hai họng nước chữa cháy hoặc có trang bị hệ thống
chữa cháy tự động thì hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà, dù thiết kế riêng
hay kết hợp phải thiết kế ít nhất hai ống dẫn nước vào nhà và phải thực hiện nối
thành mạng vòng.
- Các họng chữa cháy bên trong nhà phải bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ
buồng thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng.
- Tâm của họng chữa cháy phải đặt ở độ cao 1,25m so với mặt sàn.
- Mỗi họng chữa cháy trong nhà phải có đặt van khoá, lăng phun nước và cuộn vòi
mềm có đủ độ dài theo tính toán.

113
- Trong mỗi nhà, đường kính ống, chiều dài cuộn vòi mềm, đường kính lăng phải
sử dụng cùng loại.
- Máy bơm dùng để cấp nước sinh hoạt, sản xuất và chữa cháy dù riêng biệt hay kết
hợp đều phải có máy bơm dự bị, có công suất tương đương với công suất của máy
bơm chính.
Số lưu lượng máy bơm dự bị được quy định như sau:
a) Khi số lượng máy bơm vận hành theo tính toán từ một đến ba thì cần có một
máy bơm dự bị;
b) Khi số lượng máy bơm vận hành từ bốn máy trở lên thì cần hai máy bơm dự bị.
Máy bơm chữa cháy chính phải được nối với hai nguồn điện riêng biệt, hoặc nguồn
điện dự bị trạm phát điện, hoặc động cơ dự bị ở trạm máy bơm. Cho phép dùng
máy bơm để cấp nước chữa cháy mà không cần máy bơm dự bị và máy bơm chữa
cháy chính, chỉ nối với một nguồn điện khi lượng nước chữa cháy bên ngoài dưới
20lít/giây hoặc trong các xí nghiệp hạng sản xuất E, D mà công trình có bậc chịu
lửa I, II hoặc trong nhà sản xuất khi lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài không
quá 20 lít/giây.
- Máy bơm cấp nước chữa cháy có thể điều khiển bằng tay tại chỗ hoặc điều khiển
tự động từ xa.

114
Tài liệu tham khảo

1. TCVN 2622-1995. Phòng cháy chống cháy cho nhà, công trình. Yêu cầu thiết
kế.
2. TCVN 5065-1990. Khách sạn. Yêu cầu thiết kế.
3. TCVN 5738-1993. Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật.
4. TCVN 5760-1993. Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử
dụng.
5. TCVN 4513-1998. Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
6. TCVN 6160-1996. Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng. Yêu cầu thiết kế.
7. TCVN 6161-1996. Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại.
8. Phòng cháy trong xây dựng. TS Ngô Văn Xiêm; Th.S Trịnh Thế Dũng. Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội 2002.
9. TCXDVN 323-2004. Nhà ở cao tầng. Tiêu chuẩn thiết kế.
10. TCXDVN 46-2007. Chống sét. Tiêu chuẩn thiết kế.
11. TCXDVN 365-2007. Bệnh viện đa khoa. Tiêu chuẩn thiết kế.
12. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
13. СНиП 31-01-2003 – Здания жилые многоквартирные.
14. НПБ 57-97- Приборы и аппаратура автоматических установок
пожаротушения и пожарной сигнализации. Помехоустойчивость и
помехоэмиссия. Общие технические требования. Методы испытаний.
15. НПБ 65-97 - Извещатели пожарные оптико-электронные. Общие
технические требования. Методы испытаний.
 16. НПБ 75-98 - Приборы приемо-контрольные пожарные. Приборы
управления пожарные. Общие технические требования. Методы испытаний.
 17. НПБ 77-98 - Технические средства оповещения и управления эвакуацией
пожарные. Общие технические требования. Методы испытаний.

115
18. НПБ 169-2001- Техника пожарная. Самоспасатели изолирующие для
защиты органов дыхания и зрения людей при эвакуации из помещений во
время пожара. Методы испытаний.
19. НПБ 167-97 - Веревки пожарные спасательные. Общие технические
требования. Методы испытаний.
20. ГОСТ 12.1.004—91- Пожарная безопасность. Общие требования.
21. ГОСТ 12.1.010-76- Взрывобезопасность. Общие требования.
 

116
Mục lục

Trang
Chương 1. Một số kiến thức cơ bản về cháy, nổ 2

1.1. Một số khái niệm về cháy, nổ (Sự cháy, Đám cháy, An toàn cháy, An
toàn nổ, Phòng cháy, Chữa cháy)
1.2. Nh÷ng yÕu tè vµ ®iÒu kiÖn cÇn thiÕt cho sù ch¸y 4
1.3. Cơ sở lý hóa sự phát triển và dập tắt đám cháy 5
Chương 2. Những kiến thức về quản lý PCCC 29

2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý PCCC


2.2. Nội dung quản lý nhà nước về PCCC 30
Chương 3. Các biện pháp phòng cháy và chữa cháy 37

3.1. Các biện pháp phòng cháy


3.2. Phương tiện chữa cháy ban đầu 72
3.3. Hệ thống báo cháy và chữa cháy 83

Tài liệu tham khảo 115


Mục lục 117

117

You might also like