You are on page 1of 147

1

LỜI NÓI ĐẦU


Khi thiết kế lò hơi, việc đầu tiên là phải tiến hành tính nhiệt. Dựa trên các số
liệu từ kết quả tính nhiệt để thực hiện các bài tính khác như: tính khí động, thủy
động, động lực học và điều chỉnh tự động các quá trình xảy ra trong lò hơi, độ tin
cậy hệ thống chuẩn bị nhiên liệu để đốt trong lò, tính sức bền các bộ phận và chi tiết
chịu áp lực. Vì vậy tính toán nhiệt là khâu quan trọng nhất có tính quyết định toàn
bộ bản thiết kế.

Để tính nhiệt phải ứng dụng một cách tổng hợp các kiến thức khoa học cơ
bản, các môn cơ sở kỹ thuật như truyền nhiệt, nhiệt động học và các môn chuyên
môn của ngành nhiệt cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực nghiệm.

Khi biên soạn cuốn sách này các tác giả đã tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn
tính nhiệt lò hơi của các nước như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa kỳ, Cộng Hòa
Sec v.v. . . kết hợp với kinh nghiệm thu được trong nhiều năm giảng dạy sinh viên
chuyên ngành nhiệt – lạnh tại các trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đà Nẵng.

Trong cuốn sách này chúng tôi chỉ tập trung trình bày những phần cơ bản
nhất về lý thuyết ứng dụng vào tính toán nhiệt, phương pháp giải bài tính nhiệt, các
công thức và toán đồ thực nghiệm dùng cho tính toán, các bảng, biểu cần thiết để tra
các thông số cho quá trình tính toán. Ngoài ra cần phải tra cứu thêm một số thông số
về nhiệt động và truyền nhiệt từ các tài liệu khác. Phân công biên soạn như sau:
PGS.TS. Hoàng Ngọc Đồng là Chủ biên và viết các chương 1, 2, 5, 7 và phần phụ
lục; PGS.TS. Đào Ngọc Chân viết các chương 3, 4 và 6.

Cuốn tài liệu này dùng cho sinh viên chuyên ngành nhiệt – lạnh khi làm các
bài toán về thiết kế lò hơi. Đồng thời sách cũng dùng làm tài liệu tham khảo cho các
cán bộ kỹ thuật các cơ quan nghiên cứu thiết kế, chế tạo và sử dụng lò hơi.

Các tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp khoa Nhiệt –Điện
lạnh, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý
kiến quí báu.

Chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi có các sai sót, các tác giả rất mong
nhận được các ý kiến đóng góp quí báu từ đọc giả và các bạn đồng nghiệp để bổ
sung trong lần tái bản sau. Các ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Công nghệ
Nhiệt-Điện lạnh, trường Đại học bách khoa, Đại học Đà Nẵng, số 54 Nguyễn Luơng
Bằng, Quận Liên chiểu, TP Đà Nẵng.

CÁC TÁC GIẢ

2
CHƢƠNG 1

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH

1.1. Nhiệm vụ thiết kế.

Nhiệm vụ thiết kế lò hơi là nhiệm vụ đặt ra đối với người thiết kế, dựa vào đó người
thiết kế lựa chọn phương án, tính toán thiết kế lò hơi nhằm đảm bảo được các yêu cầu mà
nhiệm vụ thiết kế đặt ra như: thông số hơi ra khỏi lò, sản lượng hơi, hiệu suất nhiệt của lò
hơi tính toán trên cơ sở một hay một số loại nhiên liệu sẽ được sử dụng trong quá trình vận
hành. Những yêu cầu đó là nội dung của nhiệm vụ thiết kế lò hơi.

Ví dụ : Thiết kế một lò hơi có các thông số:

Sản lượng hơi quá nhiệt D, (T/h)

Áp suất hơi quá nhiệt pqn, (bar)

Nhiệt độ hơi quá nhiệt tqn, (0C)

Nhiệt độ nước cấp vào lò hơi tnc, (0C)

Hệ số xả lò hơi p, (%)

Nhiên liệu được dùng: than cám Antraxit với các đặc tính sau:

Clv, Hlv, Slv, Olv, Nlv, Wlv, Alv, Vc, t1, t2, t3.

Nhiệt trị của nhiên liệu Qlvt, ( KJ/kg)

Nhiệt độ không khí trong gian lò hơi lấy bằng nhiệt độ môi trường: t kkl = 300C.

1.2. Các bƣớc thiết kế tổng quát.

Từ nhiệm vụ thiết kế đã cho, chúng ta tiến hành các bước công việc theo trình tự
sau:

1/ Chọn phương án lò hơi, xác định sơ bộ dạng lò hơi.

2/ Tính toán thể tích, entanpi của sản phẩm cháy, không khí lạnh và không khí
nóng. Lập thành bảng hoặc thành đồ thị I - t.

3/ Tính cân bằng nhiệt cho lò và tính lượng tiêu hao nhiên liệu.

4/ Tính toán nhiệt buồng lửa.

5/ Tính dãy pheston.

3
6/ Phân bố nhiệt giữa các cấp của bộ quá nhiệt.

7/ Phân bố nhiệt giữa các bề mặt đốt đối lưu và lập cân bằng nhiệt toàn lò.

8/ Tính bộ quá nhiệt.

9/ Tính bộ hâm nước và bộ sấy không khí.

1.3. Xác định sơ bộ dạng lò hơi.

Căn cứ vào công suất và loại nhiên liệu đã cho để tiến hành chọn phương pháp đốt
cháy nhiên liệu, chọn dạng và cấu trúc lò hơi. Lò hơi thường được thiết kế theo nhiều dạng
khác nhau, nhiều phương pháp đốt nhiên liệu khác nhau.

1.3.1. Chọn phƣơng pháp đốt và cấu trúc buồng lửa

1.3.1.1. Lò hơi buồng lửa phun:

Lò hơi buồng lửa phun được dùng để đốt cả 3 loại nhiên liệu, đối với nhiên liệu
lỏng và nhiên liệu khí thì có thể dùng cho lò hơi có công suất bất kỳ, còn nhiên liệu rắn tốt
nhất là dùng cho những lò hơi có công suất từ 25 T/h trở lên.

Ở buồng lửa phun khi đốt loại nhiên liệu rắn nhiều tro, tro dễ chảy (có nhiệt độ
chảy lỏng t3 thấp) và nhiên liệu khó cháy thì nên dùng phương pháp thải xỉ lỏng vì khi đó
vùng trung tâm ngọn lửa có nhiệt độ cao nằm ở vị trí thấp, gần đáy thải xỉ làm cho xỉ dễ
chảy hơn, ngược lại thì chọn phương pháp thải xỉ khô. Khi hai phương án có cùng độ tin
cậy thì lựa chọn dạng lò hơi cần phải dựa trên cơ sở so sánh kinh tế-kỹ thuật.

Phương pháp thải xỉ khô trước hết dùng trong trường hợp đốt nhiên liệu rắn có tro
khó chảy lỏng (khi nhiệt độ bắt đầu chảy lỏng của tro t3>14000C). Cũng có thể dùng
phương án này khi đốt nhiên liệu có nhiệt độ t3 vừa phải nhưng có độ tro không lớn (Aqd<
0,01kg/MJ) và có nhiều chất bốc (Vch >25%), vì khi khối lượng tro bay theo khói không
lớn sẽ không hạn chế tốc độ khói lưu động trong đường khói đuôi lò và không yêu cầu thiết
bị khử bụi quá đắt tiền, đồng thời khi than nhiều chất bốc thì tổn thất nhiệt q4 sẽ nhỏ.

Buồng lửa thải xỉ khô có nhiệt thế thấp và nhiệt độ trung tâm cháy không cao lắm,
điều này đảm bảo giảm được sự hình thành các chất khí độc hại, đặc biệt là các Nitơ oxyt.

Phạm vi phụ tải làm việc của buồng lửa thải xỉ khô thùy thuộc khả năng phản ứng
của nhiên liệu thể hiện qua chất bốc Vch, (%). Phụ tải làm việc tối thiểu của buổng lửa thải
xỉ khô thường là Dmin = (30 50)%Dđm.

Phương pháp thải xỉ lỏng được dùng khi đốt các loại than kém phản ứng (than
antraxit, nửa antraxit, than gầy và than đá có tính thiêu kết yếu khi hàm lượng chất bốc

4
Vch<25%). Phuơng án này được kiến nghị dùng khi than có nhiệt độ chảy lỏng của tro t3 =
1150 13000C.

Khi thải xỉ lỏng thì nhiệt độ trong vùng cháy nhiên liệu có giá trị cao đảm bảo khi
đốt nhiên liệu ít chất bốc sẽ giảm đáng kể tổn thất nhiệt q4. Khi đốt nhiên liệu có nhiều tro
sẽ giảm nhẹ biện pháp chống đóng xỉ và chống mài mòn các bề mặt đốt phần đuôi lò. Kết
quả là nâng cao được mức độ làm việc tin cậy và kinh tế của lò hơi, nhưng phải có biện
pháp để giảm sự hình thành các khí độc hại như NOx, SO3, . . . trong vùng cháy có nhiệt độ
cao.

Buồng lửa thải xỉ lỏng đảm bảo xỉ ở trạng thái chảy lỏng trong phạm vi phụ tải
bằng:

(60 100)%Dđm khi đốt than nâu và than đá;

(70 100)%Dđm khi đốt than kém phản ứng (có ít chất bốc).

Khi đốt nhiên liệu rắn có tro dính kết cần phải chọn buồng lửa thải xỉ lỏng (kiểu hở,
nửa hở hoặc xyclon . . ). Đối với than đá, than nâu có lượng chất bốc lớn hơn 15% thì nên
chọn buồng lửa xyclon đứng, còn buồng lửa kiểu có buồng đứng phía trước buồng lửa có
thể dùng cho tất cả các loại nhiên liệu rắn.

Nhiệt thế diện tích tiết diện ngang buồng lửa qr (vị trí ngang vòi phun) phải không
được vượt quá các giá trị sau đây:

- Với buồng lửa thỉ xỉ lỏng khi đốt than antraxit và nửa antraxit là 5.233kW/m2,
đốt than đá, than nâu là 6.395kW/m2.

- Với buồng lửa thải xỉ khô, nhiệt thế diện tích phụ thuộc vào loại nhiên liệu,
cách bố trí vòi phun, được chọn theo bảng 4.1a.

1.3.1.2. Buồng lửa ghi:

Buồng lửa ghi (nhiên liệu cháy theo lớp) thường được dùng cho những lò hơi có
sản lượng dưới 35T/h (trường hợp đặc biệt có thể dùng cho lò hơi có sản lượng lớn hơn)
được dùng để đốt các loại nhiên liệu đã được sàng lọc với cỡ hạt tương đối đồng đều
(thường hàm lượng than cám có kích thước 0-6mm không quá 60% khối lượng đốt tổng).
Đối với than cám Antraxít và những than quá ẩm (Wqd > 14) thì không nên dùng buồng lửa
đốt theo lớp.

Tất nhiên khi chọn loại buồng lửa người ta cần phải so sánh kinh tế kỹ thuật của các
phương án như chi phí đầu tư cho việc nghiền than khi đốt than bột, yêu cầu về tính ổn
định và tin cậy của thiết bị trong sản xuất, ngoài ra còn căn cứ vào khả năng cung cấp
nhiên liệu một cách lâu dài.

5
Sau khi chọn được loại buồng đốt thì tiến hành chọn sơ bộ dạng, cấu trúc của các
bộ phận khác để có thể thiết lập được dạng cấu tạo chung của toàn bộ lò hơi.

Để xây dựng dạng cấu trúc sơ bộ của lò ta cần nghiên cứu các ưu khuyết điểm của
các dạng bố trí lò hơi.

Lò hơi kiểu hình tháp (ống khói nằm trên đỉnh lò) có ưu điểm là sự mài mòn của tro
đối với bề mặt đốt đối lưu giảm, chiếm diện tích mặt bằng ít, nhưng khung đỡ cồng kềnh,
phức tạp, tốn kém và ống khói thường bố trí trên đỉnh lò do đó phải được làm bằng kim
loại để giảm khối lượng nên giá thành cao. Mặt khác sẽ rất khó khăn cho việc bố trí thiết bị
khử bụi.

Lò hơi kiểu chữ д, có chiều cao khá lớn vì bộ quá nhiệt, bộ sấy không khí, quạt
khói và ống khói đều đặt ở trên buồng lửa do vậy tường lò và khung lò sẽ rất nặng nề do
vậy giá thành lò hơi sẽ cao và độ bền kém.

Lò hơi kiểu chữ N có quạt khói, quạt gió và ống khói đều ở đỉnh lò. Bề mặt phần
đuôi chia thành hai đoạn: bộ quá nhiệt và bộ hâm nước có dòng khói đi từ trên xuống, còn
ở bộ sấy không khí thì khói nóng lại đi từ dưới lên.

Lò hơi bố trí theo kiểu chữ П là loại lò hơi phổ biến nhất hiện nay. Ở loại này các
thiết bị nặng như: quạt khó, quạt gió, bộ khử bụi, ống khói đều đặt ở vị trí thấp nhất.

1.3.2. Chọn dạng cấu trúc của các bộ phận khác của lò hơi.

1.3.2.1. Dạng cấu trúc của pheston.

Cấu tạo của pheston gắn liền với cấu tạo dàn ống tường sau của buồng lửa vì các
ống của cụm pheston chính là các ống của dàn ống tường sau buồng lửa. Chiều cao của
pheston tức cửa ra buồng lửa phụ thuộc vào kích thước đường khói khi đi vào bộ quá nhiệt.
Vì vậy kích thước cụ thể của pheston sẽ được xác định sau khi đã xác định cấu tạo cụ thể
của buồng lửa và các dàn ống xung quanh nó. Nếu lò hơi có bố trí bộ quá nhiệt nửa bức xạ
hoặc bức xạ thì cấu tạo của pheston cũng sẽ phụ thuộc việc bố trí các bộ phận này.

Nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa (trước cụm pheston) được lựa chọn theo 1.3.3.3.

1.3.2.2. Dạng cấu trúc của bộ quá nhiệt.

Tuỳ thuộc vào thông số hơi quá nhiệt yêu cầu và việc sử dụng hơi sau này (gắn liền
với tuabin trong chu trình nhiệt) mà quyết định phương án chọn bộ quá nhiệt sau :

- Có đặt bộ quá nhiệt trung gian không, hay chỉ đặt một bộ quá nhiệt sơ cấp.

- Đối với bộ quá nhiệt sơ cấp thì chọn loại hoàn toàn đối lưu hay loại tổ hợp đối
lưu - nửa bức xạ hay bức xạ).

6
- Đối với loại hoàn toàn đối lưu thì chọn một cấp hay hai cấp. Điều này phụ thuộc
vào nhiệt độ hơi và phương án đặt bộ giảm ôn hơi quá nhiệt.

1.3.2.3. Bố trí bộ hâm nước và bộ sấy không khí.

Việc bố trí bộ hâm nước và bộ sấy không khí sẽ có liên quan chặt chẽ với nhau.
Nhiệt độ không khí nóng ra khỏi bộ sấy sẽ quyết định việc bố trí bộ sấy thành một hay hai
cấp và do đó bộ hâm nước cũng sẽ được bố trí cho phù hợp.

Nhiệt độ không khí nóng cấp cho lò sẽ được lựa chọn dựa vào loại nhiên liệu đốt và
loại buồng lửa (phương pháp đốt cháy nhiên liệu). Nhiệt độ không khí nóng càng cao thì
nhiên liệu càng dễ cháy và dễ cháy kiệt nhiên liệu. Tuy nhiên, nhiệt độ không khí nóng
càng cao thì yêu cầu chất lượng kim loại chế tạo bộ sấy phải càng tốt và diện tích bề mặt
nhận nhiệt càng lớn do đó giá thành bộ sấy càng cao. Nhiệt độ không khí nóng được lựa
chọn theo 1.3.3.3.

- Đối với các buồng lửa đốt dầu, khí: đây là các loại nhiên liệu dễ cháy nên nhiệt độ
không khí nóng không cần cao lắm, thường chọn khoảng 150-2000C.

- Đối với các buồng lửa ghi xích đốt than antraxít: Không khí nóng phải có nhiệt độ
không được vượt quá 1500C vì ngoài việc cung cấp oxy cho quá trình cháy, khi đó không
khí còn có nhiệm vụ làm mát ghi lò. Nếu nhiệt độ không khí nóng quá cao thì ghi không
được làm mát và phần ghi ở vùng cháy cốc tiếp xúc với các hạt than đang cháy đỏ có thể sẽ
bị cháy. Như vậy diện tích bề mặt nhận nhiệt của bộ sấy không khí không lớn và chỉ cần bố
trí một cấp là đủ hoặc có thể không có bộ sấy không khí.

- Đối với các buồng lửa phun đốt antraxít: để quá trình cháy dễ xẩy ra và có thể
cháy kiệt thì không khí nóng cần có nhiệt độ từ 350 - 4200C. Khi yêu cầu nhiệt độ không
khí nóng cao như vậy thì đòi hỏi bộ sấy không khí phải có diện tích bề mặt nhận nhiệt lớn
và một phần của nó phải được đặt vào vùng khói có nhiệt độ tương đối cao.

Như vậy ở các loại lò hơi nhỏ, đốt theo lớp hoặc lò hơi đốt dầu, khí người ta chỉ đặt
bộ sấy không khí 1 cấp và đương nhiên cũng chỉ có bộ hâm nước 1 cấp mà thôi. Bộ hâm
nước nhận lượng nhiệt nhiều hơn và có nước chảy phía trong làm mát các ống nên thường
được đặt trước bộ sấy không khí (ở vùng khói có nhiệt độ cao hơn). Khi đốt than bột đòi
hỏi nhiệt độ không khí nóng cao thì phải bố trí bộ hâm nước thành hai cấp và bộ sấy không
khí cũng hai cấp đặt xen kẽ nhau theo thứ tự:

Bộ hâm nước cấp 2 → Bộ sấy không khí cấp 2 → bộ hâm nước cấp 1 và bộ sấy
không khí cấp 1 (theo chiều đường khói đi ra).

Sau khi chọn xong phương án đốt và dạng cấu trúc các bộ phận khác, ta tiến hành
lập dạng cấu tạo sơ bộ của lò hơi.

7
1.3.2.4. Đáy buồng lửa

Đối với những buồng lửa đốt nhiên liệu lỏng, nhiên liệu khí hoặc đốt bột than thải
xỉ lỏng thì đáy buồng lửa có dạng đáy bằng hoặc hơi nghiêng, lỗ thải xỉ có thể đặt giữa hay
ở cạnh bên.

Đối với buồng lửa đốt bột than thải xỉ khô, đáy làm lạnh tro có dạng hình phễu,
cạnh bên nghiêng so với mặt phẳng ngang một góc bằng 550.

1.3.3. Nhiệt độ khói và không khí.

1.3.3.1. Nhiệt độ khói thoát ra khỏi lò (th).

Nhiệt độ khói ra khỏi lò hơi th (nhiệt độ khói ra khỏi bộ sấy không khí cấp 1 để
vào khử bụi) khi đốt nhiên liệu rắn hoặc lỏng được chọn tuỳ theo loại nhiên liệu, sản lượng
hơi, nhiệt độ nước cấp, độ ẩm và giá thành của nhiên liệu, lấy theo bảng 1.1 trong đó b là
nhiên liệu đắt tiền, chất lượng cao; a là nhiên liệu rẻ tiền.

Nhiệt độ ở đây đã được chọn nhằm tránh hiện tượng ăn mòn bề mặt đốt bộ sấy
không khí ở nhiệt độ thấp khi nhiệt độ kim loại thấp hơn nhiệt độ đọng sương của axit
trong khói.

Nhiệt độ đọng sương tđs phụ thuộc vào nhiệt độ ngưng đọng ẩm ts ứng vơi phân áp
suất của nó trong khói và nồng độ lưu huỳnh Sqd trong nhiên liệu, và được tính: tđs = ts +
p ds . Giá trị p ds phụ thuộc vào độ tro và lượng lưu huỳnh qui đổi trong nhiên liệu, được
tính theo công thức:

pds  125 3 Sqd /1, 05a bS ,


qd
(1-1)

Để đảm bảo an toàn, nhiệt độ khói thoát cần lớn hơn nhiệt độ đọng sương 100C.

Nhiệt độ khói thoát ra khỏi lò hơi có sản lượng hơi D từ 75t/h được đưa ra trong
bảng 1.1.

Bảng 1.1. Nhiệt độ khói thoát khỏi lò hơi có D từ 75t/h.

nhiệt độ khói thải ra khỏi lò θth, 0C


Nhiên liệu tnc = 1500C tnc = 215-2350C tnc = 2650C
a b a b a b

Khô, Wqd  3 110-120 110 120-130 110 130-140 110-120

8
Ẩm, Wqd = 4 20 120-130 110-120 140-150 120-130 150-160 130-140

Rất ẩm, Wqd  20 130-140 - 160-170 - 170-180 -

Chú thích: a-nhiên liệu rẻ tiền, b- nhiên liệu đắt tiền

Nhiệt độ vách kim loại có thể chọn trong khoảng: ts + 25 < tv < 1050C thì tốc độ ăn
mòn không vượt quá 0,02mm/năm.

Đối với các lò hơi có sản lượng nhỏ hơn 75 t/h, áp suất thấp, nhiệt độ khói thải
được chọn theo độ chênh nhiệt độ ở đầu “lạnh” của bộ hâm nước (giữa nhiệt độ khói và
nước cấp) và đầu “nóng” của bộ sấy không khí. Độ chênh nhiệt độ của bộ hâm nước được
chọn dựa vào số giờ vận hành và giá nhiên liệu.

Đối với các lò hơi áp suất thấp, sản lượng dưới 75t/h, nhiệt độ khói thoát chọn
không nhỏ hơn các gía trị trong bảng 1.2.

Bảng 1.2. nhiệt độ khói thải ra khỏi lò hơi áp suất thấp.

Nhiên liệu nhiệt độ khói thải θth, 0C


Than có Wqd ≤ 3 và khí thên nhiên 120 -130
Than có Wqd = 4 ÷20 140 – 150
Mazut 150 – 160
các khí khác 170 – 190

1.3.3.2. Nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa (”bl) .

Nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa ”bl (nhiệt độ khói trước cụm pheston) được chọn
tuỳ theo loại nhiên liệu, nhiệt độ biến dạng của tro, lấy như sau :

- Đối với than antraxít không quá 10500C.

- Các loại than khác phải nhỏ hơn giá trị: t2 - (50 ~ 1000C).

- Đối với dầu: chọn theo phân tích kinh tế kỹ thuật (không lớn hơn 1150 0C).

1.3.3.3. Nhiệt độ không khí nóng.

Nhiệt độ không khí nóng ra khỏi bộ sấy không khí được chọn dựa trên loại nhiên
liệu, phương pháp đốt và phương pháp thải xỉ như sau:

* Buồng lửa thải xỉ khô với hệ thống nghiền than kiểu kín, dùng không khí làm môi
chất sấy:

9
- Than đá, than nâu: 300 - 3500C.

- Than Antraxit: 360-380 0C.

* Buồng lửa thải xỉ lỏng: 380 - 4000C

* Buồng lửa đốt dầu và khí: 250 - 3000C

* Buồng lửa ghi: 25 - 2500C

Trên hình 1.1 trình bày dạng cấu tạo tổng thể của một lò hơi phổ biến trong
các nhà máy điện hiện nay ở nước ta.

Hình 1.1 lò hơi buồng lửa phun phổ biến trong các nhà máy điện

10
CHƢƠNG 2

TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH CHÁY CỦA NHIÊN LIỆU

2.1. Tính thể tích không khí lý thuyết.

Khi tính thể tích không khí lý thuyết thì thường tính cho 1kg nhiên liệu rắn, lỏng
hoặc 1m3 tiêu chuẩn nhiên liệu khí ở điều kiện tiêu chuẩn (ở t = 00C và p = 760 mmHg).
Các công thức tính toán được xây dựng trên cơ sở các phương trình phản ứng hoá học xẩy
ra khi cháy nhiên liệu với điều kiện tổn thất q3 = 0, đây hoàn toàn là điều kiện lý tưởng nên
ta gọi lượng không khí tính được là lượng không khí lý thuyết, tất nhiên nó cũng đủ chính
xác khi q3 không quá lớn.

2.1.1. Đối với nhiên liệu rắn hoặc lỏng (theo mẫu làm việc)

Thể tích không khí lý thuyết ( = 1):

V0kk = 0,0889(Clv + 0,375 Slv) + 0,265 Hlv - 0,033 Olv; m3tc/kg. (2-1a)

2.1.2. Đối với nhiên liệu khí (khô).

Thể tích không khí lý thuyết:

V0kk = 0,0476[0,5CO + 0,5H2 + 1,5H2S +  (m  n / 4)C m Hn - O2], m3tc/m3tc. (2-2)

2.2. Tính thể tích sản phẩm cháy.

Khi quá trình cháy xẩy ra hoàn toàn, sản phẩm cháy của nhiên liệu sẽ chỉ bao gồm
các khí: CO2, SO2, N2, O2 và H2O.

Trong tính toán người ta thường tính chung thể tích các khí 3 nguyên tử vì chúng có
khả năng bức xạ rất mạnh: CO2, SO2, ký hiệu V0RO2 = V0CO2 + V0SO2.

ở trạng thái lý thuyết ta tính hệ số không khí thừa  = 1 nhưng trong thực tế quá
trình cháy luôn xẩy ra với hệ số không khí thừa  > 1.

2.2.1. Thể tích sản phẩm cháy lý thuyết.

2.2.1.1. Khi cháy 1 kg nhiên liệu rắn hoặc lỏng .

V0RO2 = V0CO2 + V0SO2 = 0,01866(Clv + 0,375.Slv) , m3tc/kg, (2-3)

V0N2 = 0,79.V0kk + 0,008.Nlv ≈ 0,79.V0kk, m3tc/kg, (2-4)

VH0 2O  0,111H lv  0,0124W lv  0,0161Vkk


0
+ 1,24Gph, m3tc/kg, (2-5)

11
trong đó Gph là lượng hơi để phun dầu vào lò, thường lấy 0,3-0,35kghơi/kgdầu.

Thể tích khói khô lý thuyết:

V0kkho = V0RO2 + V0N2 = 0,01866(Clv + 0,375.Slv) + 0,79V0O2 , m3tc/kg, (2-6)

Thể tích khói lý thuyết:

V0K = V0kkho + V0H2O, m3tc/kg, (2-7)

2.2.1.2. Khi cháy 1m3 nhiên liệu khí.

VR2O  0,01CO2  CO  H2S  mCmHn  , m3tc/kg; (2-8)

VN0 2  0,79Vkk0  0,008N2 , m3tc/kg, (2-9)

 n 
VH0 2O  0,01H 2S  H 2   C m H n  0,124d K   0,0161Vkk
0
, m3tc/kg.
 2 
(2-10)

Trong đó: dk - hàm lượng ẩm trong nhiên liệu khí tính ứng với 1m3tc nhiên liệu khí
khô.

2.2.2. Thể tích thực tế của sản phẩm cháy.

Từ thể tích sản phẩm cháy lý thuyết ta tính thể tích thực tế của sản phẩm cháy theo
các công thức hoàn toàn giống nhau đối với nhiên liệu rắn, lỏng và khí (khi đó  > 1).

2.2.2.1. Thể tích hơi nước .

VH 2O  VH0 2O  0,0161  1Vkk


0
, m3tc/kg hoặc (m3tc/m3tc). (2-11)

2.2.2. 2. Thể tích khói thực.

VK  VKkho  VH 2O  VKkho
0
   1VKK
0
 VH 2O , m3tc/kg hoặc m3tc/m3. (2-12)

Hay VK  VRO2  VN 2    1VKK


0
 VH 2O , m3tc/kg hoặc m3tc/m3tc. (1.13)

2.2.2.3. Phân thể tích các khí.

- Khí 3 nguyên tử:

rRO2 = VRO2/Vk, (2-14)

- Hơi nước:

12
rH2O = V0H2O/Vk. (2-15)

2.2.2.4. Nồng độ tro bay theo khói

+ Nồng độ tro bay trong khói tính theo thể tích khói:

tr = 10.(Alv.ab)/Vk, g/m3tc (2-16)

Trong đó, ab tỉ lệ tro bay, xác định theo đặc tính tính toán của các loại buồng lửa
(bảng 5-PL2).

2.2.3. Xác định hệ số không khí thừa.

Hệ số không khí thừa ra khỏi buồng lửa được xác định theo bảng đặc tính tính toán
của buồng lửa (bảng 2., 3. và từ bảng 4. đến bảng 8. PL2), tuỳ thuộc loại nhiên liệu,
phương pháp đốt. Lượng không khí lọt vào trong đường khói được xác định theo (bảng 1.
PL2).

2.2.4. Lập bảng đặc tính thể tích của không khí.

Trước hết chọn hệ số không khí thừa ở cửa ra buồng lửa α’’bl. Hệ số không khí thừa
buồng lửa phụ thuộc vào loại nhiên liệu đốt, phương pháp đốt và điều kiện vận hành.

Hệ số không khí thừa tại các vị trí tiếp theo được xác định bằng tổng của hệ số
không khí thừa buồng lửa với lượng lọt vào đường khói giữa buồng lửa với tiết diện đang
xét ∆ α. Giá trị lượng không khí lọt vào đường khói ∆ α được chọn theo (bảng 1. PL2).

Hệ số không khí thừa đầu ra: ’’ = ’+ ∆ α .

Bảng2.1. bảng hệ số không khí thừa


Hệ số không khí thừa
TT Tên bề mặt đốt
Đầu vào ’ Đầu ra ”

1 Buồng lửa

2 Cụm pheston

3 Bộ quá nhiệt

4 Bộ hâm nước

5 Bộ sấy không khi

13
Thể tích không khí và khói ở các hệ số không khí thừa khác nhau được lập thành
bảng đặc tính sản phẩm cháy (bảng 2.3). Khi ấy hệ số không khí thừa của các bộ phận được
tính theo hệ số không khí thừa trung bình (là trung bình cộng giữa trị số vào và ra khỏi bể
mặt đốt đó).

Lượng không khí ra khỏi bộ sấy không khí:

’’ = ”bl - 0 - n = 1,1 - 0,05 = 1,05,

0: lượng không khí lọt vào buồng lửa,

n: lượng không khí lọt vào hệ thống nghiền.

2.3. Tính entanpi của không khí và khói.

Entanpi của không khí lý thuyết cần thiết cho quá trình cháy bằng:

I0KK  Vkk0 .(Cp )KK , kJ/m3tc hay kJ/kg. (2-17)

Cp: nhiệt dung riêng của không khí, kJ/m3tc.

Cp = 1,2866 + 0,0001201.t .

Bảng 2.2. Entanpi của 1m3 không khí (khói ẩm) và 1kg tro
NhiÖt ®é Entanpi
0
C của các chất khí, kJ/m3 của tro, kJ/kg
( )kk ( )CO2 ( )N2 ( )O2 ( )H2O Itr
100 132 169 130 132 151 80,8
200 266 357 260 267 304 169,1
300 403 559 392 407 463 263,7
400 542 772 527 552 626 360,0
500 684 996 664 699 794 458,5
600 830 1222 804 850 967 560,6
700 979 1461 946 1005 1147 662,9
800 1130 1704 1093 1160 1335 767,6
900 1281 1951 1243 1319 1524 874,0
1000 1436 2202 1394 1478 1725 984,0
1100 1595 2457 1545 1637 1926 1096,0
1200 1754 2717 1695 1800 2131 1206,0
1300 1913 2976 1850 1963 2344 1358,0
1400 2076 3240 2009 2127 2558 1582,6

14
1500 2239 3504 2164 2294 2779 1755
1600 2403 3767 2323 2461 3001 1875
1700 2566 4035 2482 2629 3227 2065
1800 2729 4303 2642 2796 3458 2185
1900 2897 4571 2805 2968 3688 -
2000 3064 4843 2964 3139 3926 -
2100 3232 5115 3127 3307 4161 -
2200 3399 5387 3290 3483 4399 -

Entanpi của khói lý thuyết được tính theo (2-19) và được lập thành bảng 2.4:

I 0K  VRO2 (C) RO2  VN0 2 (C) N 2  VH0 2O .(C) H 2O , kJ/kg hay kJ/m3 tc. (2-18)

Trong đó: C là nhiệt dung riêng, kJ/kgđộ,

 - nhiệt độ của các chất khí (0C).

Entanpi của tro bay:

a b .Alv
I tr  Ctro . , kJ/kg, (2-19)
100

Entanpi của khói thực tế:

Ik = I0k+( - 1)I0kk +Itro , kJ/kg, (2-20)

103.a b .Alv
Trong đó Itr được kể đến khi Itr   6.
Qlvt

Cần chú ý rằng nhiệt độ khói sẽ giảm dần và hệ số không khí thừa tăng dần theo
chiều đường khói đi, do đó mỗi bộ phận lò hơi có hệ số không khí thừa và vùng nhiệt độ
làm việc khác nhau. Vì vậy, không cần tính entanpi suốt giải nhiệt độ 100 - 22000C cho tất
cả các bộ phận mà với mỗi bộ phận chỉ cần tính entanpi trong phạm vi nhiệt độ tương ứng
mà bộ phận đó làm việc thôi. Các vùng nhiệt độ cho các bộ phận của lò hơi có thể chọn
như sau:

Buồng lửa: 11000C - 22000C

Cụm pheston: 900 - 13000C

Bộ quá nhiệt: 600 - 11000C

Bộ hâm nước cấp 2: 400 - 7000C

15
Bộ sấy không khí cấp 2: 300 - 6000C

Bộ hâm nước cấp 1: 200 - 5000C

Bộ sấy không khí cấp 1: 100 - 3000C

Các trị số Entanpi cần tính theo từng mức 1000C và lập thành theo mẫu ghi ở bảng 2.5.

16
Bảng 2.3 Bảng đặc tính sản phẩm cháy

ST Ký BL &
Tên đại lượng Công thức tính Đơn vị pheston
BQN2 BQN1 BHN2 BSKK2 BHN1 BSKK1
T hiệu

1 Hệ số kk thừa đầu ra α’’


2 Hệ số kk thừa trung bình Α (α’’+ α’)/2
3 Lượng không khí thừa Vthừa (α-1)V0kk m3tc/kg
4 Thể tích hơi nước VH2O VoH2O+0,0161(α-1)Vokk m3tc/kg
5 Thể tích khói VK VH2O+VoN2+VRO2+(α-1)Vokk m3tc/kg
6 Phân thể tích hơi nước rH2O VoH2O/VK -
Phân thể tích khí 3
7 rRO2 VRO2/VK -
nguyên tử
8 Phân thể tích của các khí rn rH2O+ rRO2 -
9 Nồng độ tro bay theo khói µtr 10.Alv.ab/VK g/m3tc
10 Thể tích kk lý thuyết Vokk - m3tc/kg
Thể tích khí 3 nguyển tử lý
11 VRO2 - m3tc/kg
thuyết
12 Thể tích hơi nước lý thuyết VoH2O - m3tc/kg
13 Thể tích N2 lý thuyết VoN2 - m3tc/kg
14 Tỷ lệ tro bay ab - %
15 Độ tro làm việc Alv - %
Bảng 2.4 Entanpi của khói và không khí lý thuyết
Nhiệt độ (C)RO2 (C)N2 (C)H2O (C)KK IoRO2 IoN2 IoH2O IoK IoKK
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1100
1200
1300
1400
1500
1600
1700
1800
1900
2000
2100
2200
Bảng 2.5 Entanpi của sản phẩm cháy
Hệ số không khí thừa α
Thông số BL và Ph BQN2 BQN1 BHN2 BSKK2 BHN1 BSKK1
ENTANPI IKK0 IK0 IK
Nhiệt độ kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg
100 - - - - - -
200 - - - - -
300 - - - -
400 - - - -
500 - - - -
600 - - - -
700 - - -
800 - - - - -
900 - - - -
1000 - - - - -
1100 - - - - -
1200 - - - - - -
1300 - - - - - -
1400 - - - - - -
1500 - - - - - -
1800 - - - - - -
1900 - - - - - -
2000 - - - - - -
2100 - - - - - -
2200 - - - - - -
CHƢƠNG 3
CÂN BẰNG NHIỆT LÒ HƠI
Việc lập cân bằng nhiệt thiết bị lò hơi là thiết lập sự cân bằng giữa lượng nhiệt cấp
vào (đưa vào) lò Qđv với tổng nhiệt lượng sử dụng hữu ích Q1 và các tổn thất nhiệt Q2, Q3,
Q4, Q5 ,Q6 . Dựa vào cân bằng nhiệt tính được hiệu suất và lượng nhiên liệu tiêu hao của lò
hơi.
3.1. Xác định lƣợng nhiệt đƣa vào lò
Cân bằng nhiệt được thực hiện đối với trạng thái nhiệt ổn định của thiết bị lò hơi và
tính cho 1 kg nhiên liệu rắn hay lỏng hoặc 1m3 nhiên liệu khí ở điều kiện tiêu chuẩn (00C
và 760mmHg):
Phương trình tổng quát của cân bằng nhiệt lò hơi có dạng :
Qđv = Q1 + Q2+Q3 +Q4 +Q5 +Q6, kJ/kg hay kJ/m3tc. (3-1)
trong đó:
 Qđv, [kJ/kg] hay [kJ/m3tc] là nhiệt lượng đưa vào lò;
 Q1, [kJ/kg] hay [kJ/m3tc] là nhiệt lượng sử dụng hữu ích;
 Q2, [kJ/kg] hay [kJ/m3tc] là tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi;
 Q3, [kJ/kg] là tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hóa học;
 Q4, [kJ/kg] là tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học;
 Q5, [kJ/kg] hay [kJ/m3tc] là tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt ra môi trường xung
quanh lò hơi;
 Q6, [kJ/kg] là tổn thất nhiệt vật lý của xỉ.

Phương trình cân bằng nhiệt có thể được viết dưới dạng phần trăm so với nhiệt
lượng đưa vào:
qi = . 100, %.
đ

tức là q1 + q2 + q3 + q4 + q5 + q6 = 100, %. (3-2)


3
Nhiệt lượng đưa vào lò tính cho 1kg nhiên liệu rắn hay lỏng hoặc 1m tc nhiên liệu
khí được xác định theo công thức:
Qđv = + + inl + Qph – Qcacb, kJ/kg hay kJ/m3tc ; (3-3 )
Qđv = + + inl, kJ/kg hay kJ/m3tc.
trong đó:
Qtlv và Qtk, [kJ/kg] hay [kJ/m3tc] là nhiệt trị thấp của nhiên liệu làm việc (đối với
nhiên liệu rắn và lỏng) và nhiệt trị thấp của nhiên liệu khí khô.
Nhiệt lượng do không khí được sấy nóng sơ bộ bên ngoài lò phía trước bộ sấy
không khí bằng nguồn nhiệt khác (hơi trích, nhiệt thải,...) mang vào thiết bị lò hơi được
tính theo công thức:
= β’[( )’ - ], kJ/kg hay kJ/m3tc. ( 3-4)
trong đó:
 β’ là tỷ số giữa lượng không khí ở chỗ vào lò hơi (vào bộ sấy không khí) và
lượng không khí lý thuyết cần thiết:

20
β’= αbl”- ∆αbl - ∆αng + ∆αskk
 ( )’ và [kJ/kg] hay [kJ/m3tc] là entanpi của lượng không khí lý thuyết cần
thiết ở chỗ vào thiết bị lò hơi (vào bộ sấy không khí) và entanpi của không khí
lạnh, các đại lượng này được xác định theo bảng I-θ.

Nhiệt độ của không khí lạnh khi không có những chỉ dẫn riêng thì quy ước lấy bằng
30 C (tkkl = 300C).
0

Khi đặt quạt thổi cao áp có giáng áp toàn phần trên đường dẫn ∆Hq > 1000 mm
H2O (10000 Pa) cần phải kể đến nhiệt lượng do không khí được đốt nóng trong quạt mang
vào. Mức độ đốt nóng không khí trong quạt được tính theo công thức:
- tkkl = 10-2.∆Hq, 0C ( 3-5 )
ở đây và tkkl là nhiệt độ không khí ở sau và trước quạt, [0C].
Nhiệt vật lý của nhiên liệu inl được tính theo công thức:
inl=Cnl.tnl, kJ/kg hay kJ/m3tc ( 3-6)
trong đó: tnl, [ C, K] là nhiệt độ của nhiên liệu; đối với nhiên liệu rắn có thể lấy tnl = 200C;
0

Nhiệt độ của mazut phải đủ cao để đảm bảo phun sương nhiên liệu trong các vòi phun,
thường lấy = 90÷1400C;
Cnl, [kJ/kgK] hay [kJ/m3tcK] là nhiệt dung riêng của nhiên liệu làm việc.
Nhiệt dung riêng của nhiên liệu rắn làm việc được tính theo biểu thức:
= CH2O + . , kJ/kgK. (3-7)
Trong công thức trên: Nhiệt dung riêng của nhiên liệu rắn khô lấy theo bảng (3.1)
Bảng 3.1 Nhiệt dung riêng của khối lượng nhiên liệu khô, kJ/kg độ
Nhiệt độ,0C
Nhiên liệu 0 100 200 300 400
Antraxit và than gầy 0,921 0,962 1,046 1,13 1,213
Than đá 0,962 1,088 1,255 1,423
Than nâu 1,088 1,255 1,465 - -
Đá phiến 1,046 1,13 1,297 - -
Than bùn cắt nhỏ 1,297 1,51 1,799 - -

[kJ/ kg độ] là nhiệt dung riêng của nước;


Biểu thức (3-7)có thể viết lại như sau:
= 0,042.Wlv + .(1 - 0,01 Wlv), kJ/kgK. (3-7)
Nhiệt dung riêng của mazut:
= 1,74 + 0,0025 , kJ/kgK. (3-8)
Nhiệt dung riêng của nhiên liệu khí khô:
( )

21
(3-9)
trong đó:CO2, CO, H2, CH4 [%] là hàm lượng thể tích tính theo phần trăm của các khí thành
phần trong nhiên liệu khí.
3
, , , , [kJ/m K] là nhiệt dung riêng của các chất khí tương ứng có trong

thành phần của nhiên liệu khí;


dkh, [g/m3] là hàm lượng ẩm ( dung ẩm ) của nhiên liệu khí.

Bảng 3.2 Nhiệt dung riêng của các chất khí cháy
0
Nhiệt độ, [ C] Nhiệt dung, [ kJ/m3độ ]
CO H2 CH4 H2S C2H6 C3H8 C4H10 C5H12
0 1,297 1,276 1,548 1,506 2,210 3,047 4,127 5,12
100 1,301 1,289 1,640 1,532 2,494 3,507 4,705 5,83
200 1,306 1,297 1,758 1,561 2,775 3,946 5,253 6,41
300 1,314 1,297 1,883 1,595 3,043 4,370 5,772 7,13
400 1,326 1,297 2,017 1,632 3,306 4,759 6,266 7,73
500 1,343 1,306 2,139 1,670 3,553 5,094 6,689 8,25
600 1,356 1,306 2,260 1,707 3,775 5,429 7,112 8,78
700 1,373 1,310 2,377 1,745 3,985 5,722 7,484 9,23
800 1,385 1,314 2,494 1,783 4,181 5,985 7,806 9,62
900 1,397 1,322 2,603 1,816 4,361 6,228 8,112 9,98
1000 1,410 1,326 2,699 1,850 4,529 6,458 8,401 10,34

 Nhiệt dung trung bình của không khí, các chất khí, hơi nước và tro trong khoảng
nhiệt độ từ (0 ÷ t) 0C được cho trong bảng (3.3), đơn vị là [kJ/m3K].

Bảng 3.3 Nhiệt dung riêng trung bình của không khí, các chất khí, hơi nước và tro.

100 1,32 1,70 1,30 1,49 0,81 1300 1,47 2,28 1,43 1,80 1,04
300 1,34 1,86 1,31 1,54 0,88 1500 1,49 2,33 1,44 1,85 1,16
500 1,37 1,98 1,33 1,59 0,92 1700 1,50 2,37 1,46 1,90 1,21
700 1,40 2,08 1,35 1,64 0,95 1900 1,52 2,41 1,47 1,94 1,23
900 1,43 2,17 1,38 1,69 0,97 2100 1,54 2,44 1,48 1,98 1,26
1100 1,46 2,23 1,41 1,74 1,0 2300 1,55 2,46 1,50 2,02 -

22
 Entanpy của 1m3 các chất khí, không khí ẩm và của 1kg tro cho trong bảng (3.4).

Bảng 3.4 Entanpi của 1m3 khí ẩm và 1kg tro


Entanpi
của các chất khí, kJ/m3 của tro, kJ/kg

( )CO2 ( )N2 ( )O2 ( )H2O ( )kk Itr

100 169 130 132 151 132 80,8


200 357 260 267 304 266 169,1
300 559 392 407 463 403 263,7
400 772 527 552 626 542 360,0
500 996 664 699 794 684 458,5
600 1222 804 850 967 830 560,6
700 1461 946 1005 1147 979 662,9
800 1704 1093 1160 1335 1130 767,6
900 1951 1243 1319 1524 1281 874,0
1000 2202 1394 1478 1725 1436 984,0
1100 2457 1545 1637 1926 1595 1096,0
1200 2717 1695 1800 2131 1754 1206,0
1300 2976 1850 1963 2344 1913 1358,0
1400 3240 2009 2127 2558 2076 1582,6
1500 3504 2164 2294 2779 2239 1755
1600 3767 2323 2461 3001 2403 1875
1700 4035 2482 2629 3227 2566 2065
1800 4303 2642 2796 3458 2729 2185
1900 4571 2805 2968 3688 2897 -
2000 4843 2964 3139 3926 3064 -
2100 5115 3127 3307 4161 3232 -
2200 5387 3290 3483 4399 3399 -

Chú thích: Entanpi của không khí ẩm được tính khi hàm lượng ẩm (dung ẩm)
. Khi có hàm lượng khác thì tính ( ) ; trong đó và
là entanpi của không khí khô và của hơi nước.

23
Lượng nhiệt do hơi dùng để phun sương mazut trong các vòi phun mang vào buồng lửa
được xác định theo công thức:
Qph = Gph(iph-2500), kJ/kg. (3-10)
trong đó:
Gph, [kg/kg] là lượng hơi dùng để phun 1 kg mazut thành sương, các thông số của
hơi dùng phun sương là ph = 0,3÷0,6[MPa], th = 280 350[ ], suất tiêu hao hơi ở phụ tải
định mức Gph = 0,3÷0,35[kghơi/kgmazut]; ở các vòi phun hơi cơ khí kiểu mới Gph =
0,05÷0,1[kg/kg]; iph, [kJ/kg] là entanpi của hơi dùng phun sương mazut được xác định theo
bảng hơi nước.
2500kJ/kg là giá trị lấy quy ước của entanpi của hơi nước chứa trong khói thải. Khi
đốt đá phiến (đá dầu) cần chi phí (tiêu tốn) một lượng nhiệt để phân hủy các cabonat và
lượng nhiệt này được xác định từ biểu thức sau:
Qcac = 40,6k(CO2)lvcac, kJ/kg. (3-11)
trong đó:
k là hệ số phân hủy các cacbonat,
k = 0,7 khi đốt đá dầu trên ghi,
k = 1,0 khi đốt đá dầu trong buồng lửa phun,
lv
(CO2) cac, % là hàm lượng phần trăm của CO2 được tạo ra khi phân hủy các cacbonat.
Như vậy nhiệt lượng đưa vào lò khi đốt các dạng nhiên liệu khác nhau được xác
định như sau:
Đối với antraxit, than đá và than nâu có độ ẩm và độ lưu huỳnh không cao:
Qđv = ,
Đối với than nâu có độ ẩm cao, than và mazut có độ lưu huỳnh cao:
Qđv = + inl + ,
Đối với mazut khi dùng hơi nước để phun mazut thành sương mịn:
Qđv = + inl + + Qph.
Đối với khí thiên nhiên:
Qđv = .
Đối với đá dầu:
Qđv = - Qcac.
Đối với lò hơi đốt bột than, không có sấy sơ bộ không khí ở ngoài lò (phía trước bộ sấy
không khí) lấy Qđv = [kJ/kg ].

3.2. Xác định các tổn thất nhiệt của lò hơi


3.2.1. Tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi q2[%]
Tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi được xác định qua hiệu số giữa
entanpi của sản phẩm cháy ở chỗ ra khỏi lò hơi và entanpi của không khí lạnh, tổn thất
nhiệt này phụ thuộc vào nhiêt độ khói thải đã chọn θth và hệ số không khí thừa αth, được
xác định theo công thức:
( )( )
q2= .100 = ,% (3-12)
đ

24
trong đó:
Ith, [kJ/kg] hay [kJ/m3tc] là entanpi của khói thải ứng với αthvà θth;
[kJ/kg] hay [kJ/m3tc] là entanpi của không khí lạnh ở nhiệt độ tkkl và α = 1,
= Ckk tkkl , kJ/kg hay kJ/m3tc.
q4, [%] là tổn thất nhiệt do cháy nhiên liệu không hoàn toàn về cơ khí.
Giá trị của q2 = (4 ÷ 8) %.
Khi sấy nhiên liệu trong sơ đồ hệ thống nghiền than kiểu hở bằng khói trích sau
một bề mặt truyền nhiệt đối lưu đặt ở phần đuôi lò hơi với số lượng Vktr [kJ/kg] hay
[kJ/m3tc], thì tính tổn thất nhiệt q2 theo công thức sau:
[ ( ) α ]( )
,% (3-13)
đ
trong đó:
 r = Vktr/Vk là phần khói được trích ra để sấy nhiên liệu;
 Vk, [m3/kg] hay [m3/m3tc] là thể tích khói ở phía trước chỗ trích khói ra;
 Itr, [kJ/kg] hay [kJ/m3tc] là entanpy của khói ở chỗ trích ra;
 Qđv, [kJ/kg] là nhiệt trị của 1kg nhiên liệu đã được sấy khô mang vào lò.

3.2.2. Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hóa học
.100 , %. (3-14)
đ

( )
Hay q3 = (126,4CO +108 H2 +358,2CH4 +…) ,%
đ
Giá trị của q3 được tìm trong các bảng giới thiệu các đặc tính buồng lửa; q3 phụ
thuộc vào loại nhiên liệu, biện pháp đốt và kết cấu của buồng lửa. Khi đốt mọi dạng nhiên
liệu trong buồng lửa phun q3 ≤ 0,5%.
3.2.3. Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học q4 [%]
Tổn thất nhiệt này được xác định qua lượng nhiên liệu (carbon) chưa cháy lẫn trong
xỉ , trong lượng lọt qua ghi lò (đối với lò có ghi), trong khói bay ra khỏi buồng lửa. Giá trị
của q4 được tính theo công thức:
ỉ ọ
( ỉ ọ )
ỉ ọt
q4 = .100 = , % (3-15)
đ đ
trong đó:
 là phần tro của nhiên liệu trong xỉ, trọng lượng lọt qua ghi;
 là phần tro của nhiên liệu bay theo khói ra ngoài, ( );
 và [%] là hàm lượng chất cháy có trong xỉ, lọt qua ghi và bay theo khói ra
ngoài;
 [%] là độ tro của nhiên liệu làm việc.

Khi thiết kế có thể sử dụng giá trị của q4 cho trong các bảng của PL2 tùy thuộc loại
nhiên liệu đốt và kiểu buồng lửa. Khi có các số liệu chính xác của đại lượng trong công
thức (3-15) thì tính q4 theo công thức này.

25
Khi đốt bột than trong hỗn hợp với nhiên liệu khí hay mazut tổn thất nhiệt do cháy
không hoàn toàn về cơ khí bằng a.q4; các giá trị của a và q4 lấy theo bảng. Khi đốt nhiên
liệu rắn trong buồng lửa phun q4 = (0,5 ÷ 5)%. Đối với nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí
q4<0,5% và trong tính toán thường không kể đến.
3.2.4. Tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt ra môi trƣờng xung quanh lò hơi q5 [%]
100, %. (3-16)
đ

Hình 3.1 Tổn thất nhiệt ra môi trường bên ngoài


1. Lò hơi có bề mặt đốt phần đuôi.
2. Lò hơi không có bề mặt đốt phần đuôi.

Đối với các lò hơi tĩnh tại lấy q5 theo hình 3.1 tùy thuộc vào công suất lò hơi và có
hay không có bề mặt truyền nhiệt đuôi lò. Khi công suất hơi của lò hơi (hay của một thân
lò đối với lò hai thân) >900t/h lấy q5 = 0,2%.
Khi phụ tải khác phụ tải định mức trên 25% giá trị của q5 tăng lên và được tính lại
theo công thức sau:
đ
đ (3-16a)
Tổn thất tỏa nhiệt từ hệ thống nghiền than vào môi trường xung quanh là không
lớn, tổn thất nhiệt này được bù ở mức độ đáng kể bởi nhiệt lượng sinh ra khi máy nghiền
làm việc, do vậy không kể đến.
Việc phân phối tổng tổn thất nhiệt q5 cho các bề mặt truyền nhiệt đặt trong lò hơi
(buồng lửa, chùm ống lò, bộ quá nhiệt…) được tiến hành theo tỷ lệ lượng nhiệt do khói
truyền cho các bề mặt truyền nhiệt đặt trong đường khói. Tổn thất nhiệt này được tính qua
hệ số giữ nhiệt φ:
φ . (3-17)
ò
Bề mặt ngoài lò hơi và các bộ phận của nó phải được bọc vật liệu cách nhiệt để
đảm bảo nhiệt độ mặt ngoài thường không lớn hơn 550C.
3.2.5. Tổn thất nhiệt vật lý của xỉ thải ra ở đáy buồng lửa [%]

26

Tổn thất nhiệt vật lý của xỉ [%] khi đốt nhiên liệu trong buồng lửa thải xỉ khô
rất nhỏ và chỉ được tính cho nhiên liệu có nhiều tro khi Alv>2,5 , trong đó có đơn vị
là MJ/kg.
Khi đốt nhiên liệu trong buồng lửa phun thải xỉ lỏng và trong buồng lửa ghi phải
tính đối với tất cả các loại nhiên liệu rắn.
Tổn thất nhiệt được tính theo công thức:
( θ)
(3-18)
đ đ

trong đó:
 axỉ = 1 – ab là phần xỉ thu được trong buồng lửa;
 ( θ) là entanpi của xỉ, khi thải xỉ khô lấy θxỉ = 600 ÷ 7000C, với θxỉ = 6000C ta có
( θ) = 560 kJ/kg.

Trong trường hợp thải xỉ lỏng nhiệt độ xỉ ở trạng thái chảy lỏng lấy bằng θ xỉ = t3 +
100 C, với t3 [0C] là nhiệt độ bắt đầu chảy lỏng của tro của nhiên liệu, trung bình θ xỉ =
0

1400 ÷16000C.
Entanpi của xỉ chảy lỏng được tìm theo nhiệt độ tính toán của xỉ θxỉ:
0
θxỉ [ C] 1300 1400 1500 1600
(Cθ)xỉ [kJ/kg] 1380 1590 1760 1890

Khi đốt đá dầu trong buồng lửa ghi thay vì Alv trong công thức (3-18) đưa vào đại
lượng Alv + 0,3( ) để hiệu chỉnh cho hàm lượng CO2 của cacbonat. Khi đốt đá dầu
trong trong buồng lửa phun không cần đưa hệ số hiệu chỉnh này vào công thức trên.

3.3. Nhiệt lƣợng sử dụng hữu ích trong thiết bị lò hơi:


Nhiệt lượng sử dụng hữu ích trong thiết bị lò hơi trong trường hợp tổng quát được
xác định từ biểu thức sau :
Qhi = Dqn(iqn- inc) + Dbh(ibh- inc) + ∑Dtg(i’’tg – i’tg) + Dxả (ixả - inc), kJ/kg (3-19)
trong đó:
 Dqn, [kg/s] là lưu lượng hơi quá nhiệt do lò hơi sản ra;
 Dbh, [kg/s] là lưu lượng hơi bão hòa lấy từ bao hơi đem đi sử dụng không đi qua bộ
quá nhiệt;
 Dtg, [kg/s] là lưu lượng hơi đi qua bộ quá nhiệt trung gian (bộ tải quá nhiệt);

∑ ký hiệu được dùng khi có nhiều hơn 1 lần quá nhiệt trung gian.
 Dxả, [kg/s]là lưu lượng nước xả lò hơi (đối với lò hơi trực lưu có bộ phận phân ly
thì Dxả là lượng xả của bộ phận phân ly);
 iqn, [kJ/kg] là entanpy của hơi quá nhiệt được tìm theo áp suất và nhiệt độ ở van hơi
chính đặt sau bộ quá nhiệt cuối cùng;
 inc, [kJ/kg] là entanpy của nước cấp ở chỗ vào lò hơi (vào bộ hâm nước);
 ibh, [kJ/kg] là entanpy của hơi nước bão hòa ở áp suất trong bao hơi;

27
 ixả, [kJ/kg] là entanpy của nước xả ở trạng thái sôi tính theo áp suất trong bao hơi
(trong bộ phận phân ly ở lò hơi trực lưu);
 i’tg và i’’tg, [kJ/kg] là entanpy của hơi ở chỗ vào và chỗ ra khỏi bộ quá nhiệt trung
gian;

Dxa
Khi hệ số xả liên tục của lò hơi p xa  .100 2% , ta có nhiệt lượng chứa trong nước xả
Dqn
nhỏ hơn 0,4% lượng nhiệt sinh ra hữu ích do đó có thể bỏ qua đại lượng Dxả(ixả - inc).
Khi tính cho 1kg nhiên liệu rắn hay lỏng hoặc 1m3tc nhiên liệu khí ta có:

( ) ( ) ( )

( ), kJ/kg . (3-20)
Đối với các lò hơi công suất nhỏ và bỏ qua lượng xả thì lấy:
( ) ( ), kJ/kg . (3-21)

3.4. Hiệu suất lò hơi và lƣợng tiêu hao nhiên liệu


3.4.1. Hiệu suất nhiệt lò hơi
Tổng tổn thất nhiệt lò hơi là :
∑ = q2 + q3 + q4 + q5 + q6, %, (3-22)
Hiệu suất thô của thiết bị lò hơi được xác định theo phương pháp cân bằng nghịch:
∑ ,%, (3-23a)
= 100 – (q2 + q3 + q4 + q5 + q6), %, (3-23b)
Đối với các lò hơi nhỏ hiệu suất thô của lò hơi tính theo cân bằng thuận:
, (3-24)
Đối với lò hơi chỉ sản xuất hơi quá nhiệt và không tính lượng nhiệt của nước xả lò,
công thức tính hiệu suất thô của lò hơi có dạng:
( )
, (3-25a)
( )
(3-25b)

3.4.2. Lƣợng nhiên liệu tiêu hao của lò hơi


3.4.2.1. Lƣợng nhiên liệu tiêu hao thực tế của lò hơi
, kg/s hay kg/h (3-26)
+ Khi đốt hỗn hợp hai nhiên liệu cùng loại (ví dụ hai nhiên liệu rắn) theo công
thức(3-26) ta tìm được lưu lượng (tiêu hao) tổng của cả hai nhiên liệu. Lượng tiêu hao của
từng nhiên liệu được tính theo các chỉ dẫn trước đây.
+ Khi đốt hỗn hợp của nhiên liệu rắn(hay lỏng) với nhiên liệu khí dùng công thức
(3-26) xác định được lượng tiêu hao nhiên liệu rắn (hay lỏng). Tiêu hao nhiên liệu khí
được tính theo các chỉ dẫn trước đây.

28
3.4.2.2. Lƣợng nhiên liệu tiêu hao tính toán
+ Để tính tổng thể tích của sản phẩm cháy, của không khí và nhiệt lượng do khói
truyền đi trong các bề mặt truyền nhiệt, ta đưa vào đại lượng gọi là lượng tiêu hao nhiên
liệu tính toán, đại lượng này có kể đến sự cháy không hoàn toàn về cơ khí và được tính
theo công thức:
q4
Btt B (1 ), kg/s hay kg/h. ( 3-27)
100
trong đó: B, [kg/s] hay [kg/h] là toàn bộ lượng nhiên liệu cấp vào lò hơi, tính theo công
thức (3-26).
Sau này trong tất cả các công thức tính tổng thể tích khói, không khí và lượng nhiệt
truyền từ khói cho môi chất trong các bề mặt truyền nhiệt của lò hơi phải dùng tiêu hao
nhiên liệu tính toán Btt.
Khi tính hệ thống nghiền than, đường dẫn nhiên liệu phải lấy toàn bộ lượng nhiên
liệu tiêu hao B; khi tính toán khí động lò hơi (đường gió, đường khói, quạt gió, quạt khói,
ống khói) phải lấy lượng nhiên liệu tiêu hao tính toán Btt.

29
Chƣơng 4
TÍNH NHIỆT BUỒNG LỬA

4.1. Xác định các kích thƣớc của buồng lửa và bố trí vòi phun nhiên liệu
Nhiệm vụ tính nhiệt của buồng lửa là xác định lượng nhiệt hấp thu trong buồng lửa,
diện tích bề mặt các dàn ống hấp thu nhiệt bằng bức xạ và thể tích buồng lửa đảm bảo làm
giảm được nhiệt độ của sản phẩm cháy đến giá trị quy định.
4.1.1. Thể tích buồng lửa Vbl [m3] (hình 4.1)
Thể tích buồng lửa được giới hạn bởi mặt phẳng đi qua trục của các ống sinh hơi
đặt xung quanh tường và trần buồng lửa, bề mặt (mặt phẳng) đi qua trục của dãy ống thứ
nhất của pheston hoặc mành ống, mặt phẳng nằm ngang tách một nửa chiều cao của phễu
tro lạnh, hoặc mặt phẳng đáy buồng lửa (ở buồng lửa thải ra xỉ lỏng, buổng lửa đốt dầu và
nhiên liệu khí).

Hình 4.1. Để xác định thể tích buồng lửa và chiều dài được
chiếu sáng của dàn ống sinh hơi

4.1.2. Tiết diện ngang của buồng lửa fbl[m2]

Tiết diện ngang của buồng lửa tính theo đường trục các ống của các dàn sinh hơi
được xác định trên cơ sở toàn bộ lượng nhiệt sinh ra khi cháy nhiên liệu và nhiệt thế
2
tiết diện ngang của buồng lửa [kW/m ]:
fbl = , m2 (4-1)

Nhiệt thế tính toán phụ thuộc vào dạng nhiên liệu, phương pháp đốt và công
suất nhiệt của buồng lửa. Giá trị giới hạn của nhiệt thế tiết diện ngang buồng lửa qf cho
trong bảng 4.1a và 4.1b.
Đối với lò hơi công suất lớn (D>950 ⁄ ) lấy .
Các trường hợp khác lấy ( )

30
Hình 4.2. Xác định kích thước buồng lửa

Bảng 4.1a. Các giá trị giới hạn của nhiệt thế diện tích tiết diện ngang buồng lửa
đối với buồng lửa thải xỉ khô
Việc bố trí Nhiên liệu Nhiệt thế tiết diện ngang qf, kW/m2
vòi phun Bố trí vòi bố trí vòi phun bố trí vòi phun ở
theo chiều phun ở tường trên các tường góc buồng lửa
cao trước đối diện kiểu tiếp tuyến
Một tầng Than đá tạo xỉ và than 1750 2300 _
nâu
Than đá không tạo xỉ 2900 3500 2900
Than bùn cắt vụn 2900 _
Hai- ba tầng Than đá tạo xỉ và than 3500 3500 2500
nâu
Than đá không tạo xỉ 4700 6400 6400
Đá phiến (đá dầu) 1750 2300 2300

Bảng 4.1b. Các giá trị giới hạn của nhiệt thế tiết diện ngang buồng lửa đối với
buồng lửa thải xỉ lỏng và buồng lửa đốt khí - mazut
Nhiện liệu Nhiệt thế qf, kW/m2
Than antraxit, nửa antraxit, than gầy 5200
Than đá và than nâu 6400
Khí thiên nhiên và mazut 9300
Giá trị càng cao thì tiết diện ngang buồng lửa càng nhỏ nhưng buồng lửa
sẽ cao hơn.
Giá trị của buồng lửa khi đốt than thải xỉ khô và bố trí vòi phun thành
nhiều tầng theo chiều cao được lấy cao hơn so với bố trí vòi phun một tầng.

31
4.1.3. Kích thƣớc buồng lửa
4.1.3.1. Chiều sâu buồng lửa b
Chiều sâu tối thiểu của buổng lửa (b) tham khảo bảng 4.2b. Khi thải xỉ lỏng, đốt khí
và mazut, cũng như khi bố trí vòi phun một tầng trong trường hợp thải xỉ khô lấy
bằng:
( ) (4-2a)
Khi bố trí vòi phun nhiều tầng ở buồng lửa thải xỉ khô, chiều sâu buồng lửa phụ
thuộc vào số tầng vòi phun và có giá trị như sau:
( ) (4-2b)
trong đó:
Dv là đường kính lỗ đặt vòi phun trên tường buồng lửa, cho trong bảng (4-2). Giá
trị nhỏ lấy cho trường hợp đốt khí và mazut;

là hệ số hiệu chỉnh cho số tầng vòi phun:


Số tầng Hệ số
2 1,2
3 1,3
4 1,45

Bảng 4.2. Số lượng và cách bố trí vòi phun.


Cách bố trí và số lượng vòi Đường kính Vòi phun dòng
Công suất định
phun xoáy miệng ra của thẳng đặt ở góc
mức của lò hơi
ở tường trước, ở 2 tường đối lỗ đặt vòi phun buồng lửa, chiếc
Dđm, t/h
chiếc diện, chiếc Dv, mm (1) (2)
120 – 220 3–4 4–6 850 4–8
320 – 420 6–8 6–8 950 8 – 12
1150
500 – 640 8 – 12 8 – 12 1150 12 – 16
-- 1350
950 – 1200 -- 12 – 16 1350 16 – 24
1600 (445) -- 12 – 16 1350 24 – 32
-- 1600 --
2500(700) -- 24 - 32 1600 24 – 32
Ghi chú: Số lượng nhỏ vòi phun dùng cho lò hơi đốt khí và mazut. Số lượng lớn vòi
phun dùng cho lò hơi đốt nhiên liệu rắn.
(1)- Đối với vòi phun khí, mazut Dv giảm 1,3 – 1,4 lần; (2)- Chỉ dùng cho nhiên
liệu rắn.

32
Hình 4.3. Các kích thước tính toán của buồng lửa
a, b-Buồng lửa đốt nhiên liệu rắn thải xỉ khô;
c, d-Buồng lửa đốt khí và ma zut; e-buồng lửa đốt nhiên liệu rắn thải xỉ lỏng;
hbl, hlt, hpl -chiều cao tính toán của buồng lửa, phần lăng trụ và phễu tro lạnh;
hph, hm, hr -chiều cao của pheston, mành ống và cửa khói ra khỏi buồng lửa;
Cm-chiều sâu của mành ống (theo đường khói đi); hbc, hbl-chiều cao buồng cháy
và buồng làm lạnh ngọn lửa ở buồng lửa hai buồng;
lm -chiều dài của mành ống nằm ngang

Bảng 4.2b. Chiều sâu tối thiểu (b) của buồng lửa khi đặt vòi phun ở tường trước
Sản lượng hơi D(t/h) ≤50 75 120 230 420 ≥670
Buồng lửa đốt than 4,5 5,5 6,0 7,0 7,5 8,0
Buồng lửa đốt dầu 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 7,5

4.1.3.2. Chiều rộng buồng lửa a


Sau khi xác định tiết diện ngang và chiều sâu buồng lửa, ta tìm được chiều rộng
buồng lửa:
,m (4-3)
Chiều rộng buồng lửa sẽ tăng lên khi tăng công suất hơi của lò hơi, có thể xác định
theo các công thức sau:
 Đối với lò hơi có Dđm ≤ 185 kg/s ta có:

a  mD0,5
dm
(4-4a)
trong đó: m=1,1 đối với lò hơi có Dđm=35÷45kg/s và

33
m=1,3 với lò có Dđm=55÷185kg/s.
 Đối với lò hơi công suất lớn (Dđm≤185kg/s) chiều rộng buồng lửa được xác
định theo công thức sau :

a  mD0,1
dm
(4-4b)
trong đó:m=12,6 khi đốt nhiên liệu rắn và 10,7 khi đốt khí thiên nhiên và mazut.
Các công thức (4-4a) và (4-4b) đúng đối với buồng lửa có dạng lăng trụ, khi a >b.
a
Khi bố trí vòi phun dòng thẳng ở các góc buồng lửa thì tỷ số  1,3 .
b
Ở các thiết bị lò hơi công suất lớn có chiều rộng buồng lửa (tường trước) lớn cần
đặt dàn ống trong giữa buồng lửa để nhận bức xạ từ hai phía (thường là đặt một dàn ống).
4.1.3.3. Xác định chiều cao buồng lửa
Chiều cao buồng lửa được lựa chọn trên cơ sở bảo đảm chiều dài ngọn lửa để cho
nguyên liệu cháy kiệt trước khi ra khỏi buồng lửa.Chiều dài ngọn lửa tạo nên trong quá
trình cháy tùy thuộc vào loại nguyên liệu đốt, phương pháp đốt và công suất lò hơi.
Trên hình 4.4 trình bày cách xác định chiều dài ngọn lửa.
Chiều dài ngọn lửa lnl được tính:

(4-5)
Chiều dài ngọn lửa được chọn theo các giá trị sau:
+ Đối với buồng lửa ghi:
Khi D = 4 - 10T/h thì lnl = 2,5~ 4m.
D = 20 - 35T/h thì lnl không nhỏ hơn 4m.
+ Đối với buồng lửa phun:
D = 20 - 50T/h thì lnl = 5 - 7m.
D = 50 - 70T/h thì lnl = 7 - 10m.
D = 75 - 120T/h thì lnl = 11 - 13m.
D = 150 - 230T/h thì lnl = 14 - 16m.
Hình 4.4. Xác định chiều dài ngọn lửa
D = 400 T/h thì lnl không nhỏ hơn 18m.
Khi đốt than antraxit và than gầy nên chọn giới hạn trên.
Sau khi xác định được chiều dài ngọn lửa, ta xác định được chiều cao buồng lửa hbl,
từ đó xác định diện tích tiết diện ngang của buồng lửa theo hbl và thể tích buồng lửa Vbl.
Diện tích tiết diện ngang của buồng lửa:
(4-6)

4.1.4. Cách bố trí vòi phun trên tƣờng buồng lửa


Các vòi phun (vòi đốt) dạng xoáy được đặt đối diện nhau trên hai tường trước và
sau của buồng lửa hoặc ởtường trước. Ở lò hơi công suất lớn khi đặt 6÷12 vòi phun ở
tường trước thì phải đặt làm hai tầng (dãy).
Việc đặt vòi phun thành 2 tầng chỉ được phép khi khoảng cách từ vòi phun trên
cùng đến cửa cho khói ra khỏi buồng lửa đạt 8 10m. Khi số vòi phun bằng 12-16 chiếc và
34
nhiều hơn thì bố trí vòi phun trên hai tường đối diện nhau ở tường trước và tường sau
buồng lửa thành một hoặc hai tầng.
Trong bảng (4.3) giới thiệu khoảng cách giữa các vòi phun và từ vòi phun ngoài
cùng đến tường buồng lửa khi đốt nhiên liệu rắn. Đối với buồng lửa đốt khí mazut các
khoảng cách trên cho trong bảng (4.4) và (4.5).

Bảng 4.3. Khoảng cách giữa các vòi phun và từ vòi phun ngoài cùng đến tường
buồng lửa khi đốt nhiên liệu rắn
Đặc điểm bố trí vòi phun Khoảng cách tương đối
a. Vòi phun xoáy khi bố trí trên hai tường đối diện nhau
và trên tường trước
 Từ trục tầng vòi phun dưới cùng đến bắt đầu mặt
nghiêng của phễu tro lạnh
+Khí thải xỉ lỏng:
-Bố trí vòi phun song song 1,8-2,0
-Khi bố trí vòi phun ở hai tường bên theo hình tam giác có 0,8-1,0
đỉnh quay xuống dưới
+Khi thải xỉ khô 2,0-2,5
 Từ trục vòi phun ngoài cùng đến tường liền kề
+Khi thải xỉ lỏng:
-Khi bố trí vòi phun một tầng 1,6-1,8
-Khi bố trí vòi phun thành hai tầng 2,0-2,2
+Khi thải xỉ khô Lấy bằng khoảng cách giữa
các trục vòi phun theo đường
nằm ngang
 Giữa các trục vòi phun theo đường nằm ngang
+Khi bố trí một tầng 2,2-2,4
+Khi bố trí vòi phun song song (hai tầng và nhiều hơn) và 2,5-3,0
thải xỉ lỏng
+Như trên, khi thải xỉ khô 3,0-3,5
 Giữa trục các vòi phun theo đường thẳng đứng:
+Khi bố trí song song Bằng bước theo phương nằm
ngang
+Khi bố trí ở hai tường bên theo hình tam giác đỉnh quay Bằng 0,7 bước theo phương
xuống dưới ngang
b. Vòi phun dòng thẳng bố trí ở các góc buồng lửa l/b’
 Từ mép dưới của dãy vòi phun dưới cùng đến bắt
đầu phễu tro lạnh:
+khi thải xỉ lỏng ( đến đáy buồng lửa ) 1,5-2,5*
+khi thải xỉ khô 4-5

35
Chú thích: l là khoảng cách;
Dv là đường kính lỗ ở tường đặt vòi phun;
b’ là chiều rộng vòi phun.
* giá trị nhỏ dùng cho nhiên liệu dễ phản ứng.

Năng suất của vòi phun khí–mazut ở buồng lửa lò hơi có công suất trung bình
(D≤420t/h) được cho như sau:
Năng suất vòi phun mazut, t/h 1,0 1,25 1,5 2,0 2,5
Năng suất vòi phun khí thiên nhiên, m3/h 1100 1350 1650 2200 3000

Bảng 4.4. Bố trí vòi phun khí-mazut ở buồng lửa lò hơi công suất
trung bình (D≤420t/h)
Đặc điểm bố trí vòi phun Khoảng cách giữa các vòi phun, [m]
Giữa trục các vòi phun theo phương thẳng đứng 1,5 – 2,0
Giữa trục các vòi phun theo phương nằm ngang 1,2 – 2,5
Từ trục vòi phun ngoài cùng đến tường liền kề 1,2 – 2,0
Từ tầng vòi phun dưới cùng đến đáy buồng lửa 1,5 – 2,5

Chú thích: các giá trị lớn thuộc về các vòi phun có năng suất mazut bằng
2,5t/h (hay 3000m3/h khí thiên nhiên).

Năng suất các vòi phun khí –mazut ở các buồng lửa lò hơi công suất lớn
(D≥500t/h) được giới thiệu dưới đây:
Năng suất vòi phun mazut, t/h 3 5 7,5 12
Năng suất vòi phun khí thiên nhiên, m3/h 3500 5500 8500 13000

Bảng 4.5. Bố trí vòi phun khí-mazut ở buồng lửa lò hơi có công suất lớn (D≥500 t/h)
Đặc điểm bố trí vòi phun Khoảng cách giữa các vòi phun, [m] *
Giữa trục các vòi phun đặt liền nhau 1,75 2,2 2,5 3,0
theo phương thẳng đứng và phương
nằm ngang, không nhỏ hơn
Từ trục vòi phun ngoài cùng đến tường 2,0 2,6 2,8 3,0
bên của buồng lửa, không nhỏ hơn
Từ trục của tầng vòi phun dưới cùng 1,8 2,2 2,6 3,2
đến đáy buồng lửa, không nhỏ hơn

Ghi chú: *Tùy thuộc vào năng suất vòi phun khí-mazut đã nêu ở phần trên.

36
Phần dƣới của buồng lửa: được làm dưới dạng phễu tro lạnh khi thải xỉ khô hoặc
dưới dạng đáy hơi nghiêng và được bọc vật liệu chịu lửa và cách nhiệt khi thải xỉ lỏng.
Phễu tro lạnh được tạo ra bởi các dàn ống tường trước và tường sau nghiêng vào trong với
góc nghiêng 30-35o so với phương thẳng đứng nhằm bảo đảm cho xỉ dễ trôi theo vách
nghiêng xuống dưới. Lỗ thu xỉ ở phần dưới của phễu tro lạnh có kích thước bằng axb*,
trong đó: a là chiều rộng buồng lửa, b* là cạnh ngắn của lỗ thu xỉ hình chữ nhật, b* =
(0,8÷1,2) mét. Ở lò hơi công suất lớn hơn 400 t/h người ta làm hai phễu tro lạnh chia theo
chiều rộng buồng lửa.
Khi thải xỉ lỏng phần dưới của các tường trước và sau của buồng lửa được uốn một
góc khoảng 900 và chúng được nối với nhau ở tâm buồng lửa để tạo ra đáy buồng lửa hơi
nghiêng (~100) so với phương nằm ngang nhằm mục đích cho xỉ dễ chảy. Người ta bọc vật
liệu chịu lửa cho phần dàn ống đứng ở gần đáy và dàn ống ở đáy để tạo ra nhiệt độ cao ở
vùng này giúp tro dễ chảy lỏng. Ở trung tâm của đáy buồng lửa theo chiều rộng buồng lửa
người ta làm một đến hai lỗ có tiết diện hình chữ nhật hay tròn để thải xỉ lỏng, kích thước
lỗ bằng 500x500mm hoặc 800x800mm.
Khi đốt khí thiên nhiên và mazut phần dưới của buồng lửa được làm dưới dạng đáy
hơi nghiêng (hay nằm ngang) không có lỗ tháo xỉ.
Chiều cao cửa khói ra ở tƣờng sau của buồng lửa: hr (phía sau các mành ống)
khi bố trí lò hơi dưới dạng hình chữ П lấy bằng hoặc nhỏ hơn một ít so với chiều sâu của
buồng lửa hrb , khi bố trí lò hơi dưới dạng chữ T lấy h rb =(0,6 )b. Chiều cao của
mành ống đặt đứng có kể đến độ nghiêng của mặt dưới đường khói nằm ngang bằng 40
450C và khi có “ mũi khí động học” (chỗ nhô ra) trên tường sau của buồng lửa lấy bằng:
hm=(1,1 )hrb
Ở những buồng lửa không có “mũi khí động học” thì có thể đặt mành ống sâu hơn
vào buồng lửa, tuy vậy chiều cao của mành không lớn hơn (0,30 ) tổng chiều cao
của buồng lửa.Khi chiều sâu buồng lửa bằng b các mành ống một dãy có thể được đặt sâu
vào buồng lửa một khoảng bằng (0,2 )b, các mành ống hai dãy đặt sâu một khoảng
bằng (0,4 )b
Thể tích buồng lửa: phụ thuộc vào công suất của lò hơi và giá trị cho phép của
nhiệt thế thể tích buồng lửa qv (bảng 4.6).
Vì vậy trước hết cần xác định thể tích tối thiểu cho phép của buồng lửa trên cơ sở
đảm bảo nhiên liệu cháy kinh tế:
Vblmin = , (4-7)
Thể tích tính toán của buồng lửa luôn luôn lớn hơn thể tích tối thiểu và tùy thuộc
vào nhiệt độ khói ở chỗ ra khỏi buồng lửa đã chọn . Để giảm cần phải tăng bề mặt
các tường và thể tích buồng lửa. Có thể sơ bộ xác định thể tích tính toán của buồng lửa
theo các công thức sau:
Đối với nhiên liệu rắn:

( )√ , (4-8)

37
Đối với khí và mazut:
( ) , ; (4-9)
Từ những số liệu thu được trên đây ta xác định được nhiệt thế thể tích tính toán của
buồng lửa
, ⁄ . (4-10)

Khi thỏa mãn điều kiện tính từ các công thức (4-8) và (4-9) thì sẽ
nhỏ hơn qv cho trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Các đặc tính tính toán của buồng lửa
A. Nhiên liệu rắn (lấy q3 = 0)
Kiểu buồng Nhiên liệu Giá trị cho phép Tổn thất nhiệt Phần tro trong
lửa của qv, [kW/m3] q4, [%] nhiên liệu bay theo
khói, ab
Antraxit 110 140 6 0,95

Nửa antraxit 160 4 0,95

Than gầy 160 2 0,95


Than đá 175 1-1,5* 0,95
Buồng lửa Chất thải sau khi 160 2-3* 0,95
phun thải xỉ làm giàu than
khô (tuyển khoáng)
Than nâu 90 150 0,5-1* 0,95

Than bùn cắt nhỏ 160 0,5-1 0,95


Diệp thạch 115 0,5-1 0,95
Antraxit 110 145 3-4 0,85

Nửa antraxit 151 186 0,85


Buồng lửa Than gầy 185 1,5 0,80
phun thải xỉ
Than đá 185 0,5 0,80
lỏng
Than nâu 186 0,5 0,70-0,80

Buồng lửa ghi 291-466 đến13,5; 10-20


=0,5÷1,0

Ghi chú: * Trị số nhỏ dùng cho nhiên liệu có độ tro quy dẫn Aqd< 1,4.

38
B. Nhiên liệu khí và mazut
Nhiên liệu Nhiệt thế thể tích cho phép của Các tổn thất
buổng lửa, qV, [ kW/m3] nhiệt q3 + q4, [%]
Mazut 290 0,1-0,5
Khí thiên nhiên, khí đồng 350 0,1-0,5
hành và khí cốc
Ghi chú: 1. Đối với lò hơi có công suất bằng 120-420 t/h đốt bằng mazut, có
thể tăng qV đến 350 kW/m3.
2. khi α”bl > 1,02 thì tổn thất nhiệt (q3 + q4) được xác định chủ yếu là q3. Đối
với lò hơi công suất lớn (D>420 t/h) lấy tổn thất nhiệt (q3 +q4) = 0,1 %.

Để tính tiếp phải chia buồng lửa theo chiều cao thành 3 vùng: vùng phễu tro lạnh
(đối với buổng lửa thải xỉ khô), vùng có hình dạng lăng trụ: từ miệng phễu tro lạnh đến các
mành ống nhô vào buồng lửa, vùng trên cùng bằng chiều cao của các mành ống nhô vào và
phần có tiết diện ngang nhỏ lại. Ở các buồng lửa có đáy nằm ngang hoặc đáy hơi nghiêng
(nghiêng ít) và không có các mành ống nhô vào thì bản thân phần lăng trụ là thể tích buồng
lửa.
Thể tích nửa trên của phễu tro lạnh (hình 4.1) được xác định như sau:
 b  b '  h pl
Vpl   b   4 a, m
3
(4-11)
 2 
ở đây: hpl là chiều cao của phễu tro lạnh, [m].
Khi tường phễu tro lạnh nghiêng một góc bằng α so với đường nằm ngang ta có:
hpl = 0,5.(b-b’).tgα, m (4-12)
Tiếp đó xác định được thể tích vùng trên cùng của buồng lửa như sau:
Vvt = a.b”.hm, m3 (4-13)
trong đó: b” là chiều sâu vùng trên của buồng lửa đã trừ phần nhô vào của các
mành ống, m.
Thể tích vùng lăng trụ của buồng lửa được xác định từ hiệu số sau:
(4-14)
Chiều cao phần lăng trụ của buồng lửa được xác định theo thể tích và tiết diện
ngang của lăng trụ:
,m (4-15)
Như vậy chiều cao tính toán của buồng lửa là:
,m (4-16)
Trong các công thức trên ký hiệu: Vvt, hvt là thể tích, chiều cao vùng trên của buồng
lửa.
Bề mặt giới hạn thể tích hoạt động của buồng lửa (hình 4.1) được lấy làm bề mặt
tính toán của các tường buồng lửa Fvtt:

39
, m2 (4-17)
Bề mặt tính toán của phễu tro lạnh bao gồm diện tích của hai dàn ống nghiêng (đến
nửa chiều cao của dàn ống), mặt phẳng ngang quy ước và hai hình thang của hai tường
bên. Chiều dài tính toán của mặt nghiêng của các dàn ống nghiêng là:
Lng = 0,5.hpl/sinα
Khi không có phễu tro lạnh thì ta lấy diện tích đáy buồng lửa để thay vào: Fđáy=fbl.
Bề mặt tính toán của phần lăng trụ Fltr bao gồm các tường trên toàn bộ chiều cao hltr của
phần lăng trụ. Bề mặt phần trên của buồng lửa Fvt bao gồm diện tích các tường ở độ cao
hm, mặt phẳng ở chỗ vào bộ quá nhiệt kiểu mành và bề mặt (diện tích) trần buồng lửa bằng
axb”. Khi có đặt dàn ống trong buồng lửa để nhận nhiệt bức xạ cả từ hai phía của ống thì
Fc được xác định như là hai lần diện tích của dàn ống tường bên.
Nếu biết thể tích tính toán của buồng lửa Vbltt thì tổng diện tích các tường buồng
lửa (không có dàn ống đặt trong giữa buồng lửa để nhận nhiệt cả hai phía của ống) có thể
xác định theo công thức sau:

√( ) , m2 (4-18)
Trên cơ sở các kích thước hình học thu được trên đây có thể phác thảo hình dạng
buồng lửa và dùng để tiến hành tính toán nhiệt.

4.2. Các đặc tính nhiệt của buồng lửa


Sự truyền nhiệt cho các dàn ống sinh hơi đặt trong buồng lửa chủ yếu là do bức xạ
của tâm ngọn lửa có nhiệt độ cao, của các hạt tro nóng và các khí 3 nguyên tử choán đầy
buồng lửa (chứa đầy trong thể tích buồng lửa).
Lượng nhiệt truyền trong buồng lửa được xác định bởi hiệu giữa nhiệt lượng sinh
ra hữu ích trong vùng cháy và entanpi của khói ở cửa ra khỏi buồng lửa.
Nhiệt lượng sinh ra hữu ích trong buồng lửa (tính cho 1kg nhiên liệu rắn hay lỏng
hoặc 1 m3 nhiên liệu khí) Qbl bao gồm nhiệt lượng tàng trữ của nhiên liệu trừ đi lượng
nhiệt tổn thất của buồng lửa (q3, q4, q6), nhiệt lượng do không khí nóng mang vào buồng
lửa, nhiệt lượng chứa trong khói tái tuần hoàn về buồng lửa (nếu có), trừ đi lượng nhiệt của
không khí được sấy sơ bộ trước khi vào bộ sấy không khí của lò hơi (nếu có):
(4-19a)

Thường lấy - nhiệt trị thấp của nhiên liệu làm việc, do vậy có công thức
sau:
(4-19b)
Nhiệt lượng do không khí mang vào buồng lửa gồm nhiệt lượng của không khí
nóng và một phần không lớn nhiệt lượng do không khí lạnh từ bên ngoài lọt vào buồng
lửa:
( ) ( ) (4-20)
Trong đó: αbl và Δαng là lượng lọt không khí vào buồng lửa và hệ thống nghiền than
(bảng 2.1).
40
là nhiệt lượng chứa trong không khí được sấy sơ bộ bằng nguồn nhiệt khác
(chẳng hạn như caloriphe hơi nước) trước bộ sấy chính trong lò hơi, kJ/kg.
là nhiệt lượng của khói tái tuần hoàn mang vào buồng lửa, chỉ kể đến khi có
trích một phần khói ở đường khói đuôi lò đưa về buồng lửa, kJ/kg.
Nhiệt độ cháy đoạn nhiệt (nhiệt độ cháy lý thuyết) θa[0C] tương ứng với trường hợp
toàn bộ nhiệt lượng sinh ra trong buồng lửa được sản phẩm cháy hấp thu (không có sự
nhận nhiệt của các dàn ống sinh hơi). Nhiệt độ này tương ứng với nhiệt độ tính toán cực
đại của khói và thực tế không đạt được. Do nhiệt lượng sinh ra cực đại được đặc trưng bởi
giá trị Qbl nên biểu thức xác định θa có dạng sau:


, 0C (4-21)
trong đó: là tích số của thể tích và nhiệt dung riêng của thành phần thứ i của sản
phẩm cháy tại nhiệt độ θa, kJ/kgK.
Khi tính toán buồng lửa lò hơi có thể xác định trực tiếp được nhiệt độ θa khi sử
dụng số liệu trong bảng I-θ theo giá trị đã biết bằng cách nội suy trong vùng nhiệt độ
khói cao ứng với giá trị αbl và lấy Ik = Qbl.
Trong trường hợp có tái tuần hoàn khói từ đuôi lò đưa vào buồng lửa qua vòi phun
hoặc phía dưới vòi phun, nhiệt độ đoạn nhiệt sẽ thấp hơn khi không có tái tuần hoàn khói
do tăng thể tích khói trong vùng cháy và nhiệt độ cháy bị giảm. Có thể xác định theo
công thức (4-21) bằng phương pháp gần đúng như sau:
Đầu tiên cho giá trị nhiệt độ tính toán và tìm entanpi tương ứng:
( ) (4-22)
trong đó: , [kJ/kg] là entanpi của khói không có tái tuần hoàn, được xác định
theo bảng I-θ tại giá trị nhiệt độ .
Tiếp đó tìm nhiệt dung trung bình của khói:
( ) (4-23)
Đặt ∑ ( ) vào (4-21) để tìm .
Giá trị tìm được này so với chọn không được sai khác nhau quá 200C, nếu
không đạt được điều kiện này phải lấy giá trị mới của gần với và tiến hành tính lặp
lại.
Khi đưa khói tái tuần hoàn vào buồng lửa ở mức cao hơn vùng cháy (vào phần trên
của buồng lửa) việc xác định nhiệt độ đoạn nhiệt trong vùng cháy được thực hiện không kể
đến tái tuần hoàn khói và việc tính trao đổi nhiệt trong buồng lửa cần tiến hành bằng
phương pháp tính cho từng vùng dọc theo chiều cao buồng lửa khi giả thiết rằng một trong
các biên của vùng được coi là chỗ đưa khói tái tuần hoàn vào.
Nhiệt độ khói ở cửa ra khỏi buồng lửa được lựa chọn theo đặc tính của nhiên
liệu. Đối với nhiên liệu rắn nhiệt độ khói ở cửa ra khỏi buồng lửa được chọn sao cho đảm
bảo ngăn ngừa đóng xỉ các bề mặt truyền nhiệt đặt phía sau. Khi bố trí bộ quá nhiệt kiểu
mành (nửa bức xạ) ở cửa ra buồng lửa thì lấy nhiệt độ theo bảng 4.7. Đối với các nhiên
liệu tạo xỉ, các mành ống (bộ quá nhiệt mành) đặt ở cửa ra buồng lửa phải có bước không
nhỏ hơn 700mm để tránh hiện tượng đóng xỉ.
41
Bảng 4.7. Nhiệt độ trung bình cho phép ở phía trước bộ quá nhiệt mành và bộ
quá nhiệt đối lưu trong đường khói nằm ngang, 0C
Nhiên liệu Các mành ống Các mành ống Bộ quá nhiệt
trơn hàn màng đối lưu

Than đá có khả năng tạo xỉ lớn 1100 1100 1000

Than nâu 1050 - 1100 1050 - 1100 900 - 1000

Than bùn cắt nhỏ, đá phiến 1000 1000 900

Than đá ít tạo xỉ 1250 1250 1100

Than đá có khả năng tạo xỉ trung bình 1150 1200 1000

Khi đốt mazut và khí thiên nhiên, xuất phát từ tỷ lệ tối ưu giữa trao đổi nhiệt bức xạ
0
và trao đổi nhiệt đối lưu, đối với lò hơi lớn ( ) lấy C, đối
0
với các trường hợp khác lấy C. Nhiệt độ khói trong buồng ngoặt phía
trước các bề mặt (đốt) truyền nhiệt đối lưu của hầm khói đuôi lò (đường khói đi xuống)
phải không được cao hơn 950 10000C.
Theo giá trị của lấy từ bảng I-θ xác định được entanpi của khói ở cửa ra buồng
lửa
Trong trường hợp có tái tuần hoàn khói về buồng lửa ta xác định được entanpi của
khói ở cửa ra buồng lửa như sau:
( ) (4-24)
Nhiệt lượng hấp thu riêng (suất nhiệt lượng hấp thu) của buồng lửa bằng:
( ) (4-25)
trong đó: là hệ số giữ nhiệt, kể đến phần nhiệt lượng của khói được bề mặt đốt
hấp thu:
(4-26)

4.3. Tính trao đổi nhiệt trong buồng lửa một buồng
4.3.1. Diện tích bề mặt các tƣờng buồng lửa
Bề mặt các tường buồng lửa hấp thu một lượng nhiệt bằng Qbx.Btt và đảm bảo làm
giảm nhiệt độ khói đến được xác định từ phương trình trao đổi nhiệt giữa sản phẩm
cháy có nhiệt độ cao choán đầy buồng lửa và bề mặt các dàn ống sinh hơi đặt trên tường,
cụ thể là:

F √ ( ) (4-27)

trong đó:
Ta và [K] là nhiệt độ cháy đoạn nhiệt và nhiệt độ khói ở cửa ra buồng lửa;

42
là độ đen của môi trường buồng lửa (hệ số bức xạ của môi trường trong buồng
lửa);
là hệ số hiệu quả nhiệt trung bình của dàn ống;
M là hệ số kể đến vị trí tương đối của tâm ngọn lửa theo chiều cáo buồng lửa. Giá
trị của M khi đốt các dạng nhiên liệu khác nhau bằng vòi phun được lấy như sau:
-Khi đốt nhiên liệu rắn dễ phản ứng trong các vòi phun (than đá và than nâu, đá
phiến ,than bùn) và khi đốt nhiên liệu rắn theo lớp (trên ghi):
, (4-28a)
-Khi đốt nhiên liệu rắn kém phản ứng (khó phản ứng) như antraxit, nửa antraxit,
than gầy, than đá có độ tro cao:
, (4-28b)
-Khi đốt khí và mazut:
, (4-28c)
-Khi bố trí (đặt) vòi phun ở đáy buồng lửa lấy M = 0,4.
Giá trị cực đại của M trong mọi công thức nói trên không lấy lớn hơn 0,5 không
phụ thuộc và Xbl. Đối với đa số nhiên liệu, điểm đạt nhiệt độ cực đại trong buồng lửa trùng
với mức bố trí vòi phun (xem hình 4.5), tức là:
, (4-29)
trong công thức trên ký hiệu :
hvp là chiều cao bố trí vòi phun, đó là khoảng cách từ đáy buồng lửa hoặc từ giữa
phễu tro lạnh đến trục vòi phun;
Hbl là khoảng cách từ đáy buồng lửa hay từ giữa phễu tro lạnh đến giữa cửa ra
buồng lửa (gọi là chiều cao chung của buồng lửa) hay đến các mành ống trong trường hợp
đặt toàn bộ mành ống ở phần trên của buồng lửa.
Khi bố trí để ngọn lửa phát triển theo phương ngang và đặt vòi phun ở các tường
bên, trên trần hay ở đáy buồng lửa thì Hbl là khoảng cách từ tường trước đến cửa ra buồng
lửa.
Khi bố trí vòi phun thành nhiều tầng ta có :
,
trong đó:
B1, B2, B3 [kg/s] là lượng nhiên liệu cấp qua mỗi tầng vòi phun thứ nhất, thứ hai,
thứ ba;
là chiều cao bố trí trục vòi phun của tầng thứ nhất, thứ hai, thứ ba;
là số vòi phun trong tầng thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

43
Hình 4.5. Cách xác định trung tâm cháy

Các công thức tính M nói trên thuộc về trường hợp cực đại nhiệt độ của ngọn lửa là
ở mức trục vòi phun Xbl=Xvp.
Trong trường hợp nhiệt độ cực đại của ngọn lửa ở cao hơn hay thấp hơn mức trục
vòi phun thì phải đưa vào hệ số hiệu chỉnh ∆X cho Xvp:
Xbl = Xvp + ∆X = ∆X, (4-30a)
Giá trị của ∆X lấy như sau:
Khi đốt bột than và bố trí vòi phun dòng đi thẳng ở tường trước và hai tường đối
diện, bố trí vòi phun xoáy ở tường trước và hai tường đối diện thành một số tầng lấy ∆X =
0,1 đối với lò hơi có D>420t/h.
Khi đốt khí và mazut với hệ số không khí thừa ở vòi phun lấy:
( ),
khi đó:
Xbl = + 2(1- ). (4-30b)
Đối với lò hơi có D≤35 t/h khi đốt khí và mazut lấy ∆X = 0,15.
Khi đặt vòi phun quay được một góc 200, khi quay xuống thì làm giảm Xbl và khi
quay lên làm tăng Xbl một lượng ∆X = 0,1. Khi góc quay nhỏ hơn 200 tìm ∆X bằng nội
suy.
Khi đốt nhiên liệu theo lớp (buồng lửa ghi) với lớp nhiên liệu mỏng lấy Xbl = 0.
Khi đốt một lớp nhiên liệu dày trên ghi chuyển động (cơ khí) hay ghi cố định lấy X bl =
0,14.
4.3.2. Hệ số hiệu quả nhiệt của dàn ống sinh hơi
Hệ số hiệu quả nhiệt của dàn ống sinh hơi bằng tích của hệ số bám bẩn quy ước ζ
với hệ số góc của dàn ống
ψ =ζ.x. (4-31)
Hệ số góc của dàn ống x được xác định theo công thức:
x = 1 - 0,2( ) (4-32)
trong đó là bước ống tương đối của các dàn ống đặt trên tường.
44
Giá trị của hệ số góc x được xác định theo toán đồ 1.
Nếu các tường buồng lửa được đặt các dàn ống có hệ số góc x khác nhau hay hệ số
bám bẩn khác nhau thì ta xác định hệ số hiệu quả nhiệt trung bình:

, (4-33)

trong đó :
là hệ số hiệu quả nhiệt của phần dàn ống thứ i, nó được xác định theo công thức
(4-31);
là bề mặt tường phần thứ i có x hay ζ khác với các phần tường khác.
Đối với những phần tường không có đặt dàn ống thì
4.3.3. Hệ số bám bẩn quy ƣớc của bề mặt truyền nhiệt (bề mặt đốt)
Hệ số bám bẩn quy ước của bề mặt truyền nhiệt (bề mặt đốt) ζ đặc trưng cho phần
nhiệt lượng do môi trường hấp thu so với nhiệt lượng truyền (rơi) lên bề mặt dàn ống. Khi
độ bám bẩn các ống dàn sinh hơi tăng lên thì hệ số ζ giảm xuống. Giá trị của hệ số bám
bẩn tùy thuộc vào đặc điểm của dàn ống và dạng nhiên liệu đốt (bảng 4.8).

Bảng 4.8. Hệ số bám bẩn của các dàn ống sinh hơi trong buồng lửa.
Đặc điểm của dàn ống và Dạng nhiên liệu Hệ số ζ
đáy buồng lửa
Nhiên liệu khí ở các buồng lửa khí-mazut 0,65

Các dàn ống trên tường


Mazut ở buồng lửa khí-mazut 0,55
dạng ống trơn hở và ống
có màng (cánh) Than đá, than nâu, than bùn cắt nhỏ 0,45÷0,50*
Than antraxit, nửa antraxit, than gầy 0,4÷0,45*
Than đá không tạo xỉ khi R90≤15% 0,35÷0,40**
Đá phiến 0,25
Mọi dạng nhiên liệu khi cháy theo lớp 0,60
(buồng lửa ghi)
Các dàn ống có hàn gai, Mọi dạng nhiên liệu 0,2
đắp chất bột chịu lửa ở
buồng lửa thải xỉ khô
Các dàn được bọc gạch Mọi dạng nhiên liệu 0,1
chịu lửa ở đáy buồng lửa
Ghi chú:
*giá trị nhỏ được sử dụng cho buồng lửa có các dàn ống được thổi sạch bụi bám
một cách thường xuyên.
** giá trị nhỏ được lấy khi qF<3,5MW/ , giá trị lớn dùng cho trường hợp
qF≥5MW/m2. Khi > 15% lấy giá trị ζ như đối với than đá.
45
Đối với các dàn ống có hàn gai đắp bột chịu lửa ở buồng lửa thải xỉ lỏng xác định ζ
theo công thức sau:
ζ = b(0,53 – 0,25 ).
Trong công thức trên ký hiệu:
txl3, [0C] là nhiệt độ bắt đầu nóng chảy của xỉ;
b là hệ số thực nghiệm; đối với buồng lửa phun kiểu 1 buồng và buồng lửa 2 buồng
b = 1,0; đối với buồng lửa nửa hở b = 1,2 (buồng lửa có chỗ thắt lại).
Khi không có số liệu của txl3 có thể lấy:

trong đó t3 là nhiệt độ trung bình của trạng thái chảy lỏng tro của nhiên liệu.
Khi đốt than cám antraxit có hàm lượng chất cháy trong tro bay theo khói Gb<12%
và đốt than gầy có Gb< 8% lấy ζ = 0,35.
Khi đốt trong buồng lửa các loại nhiên liệu khác nhau ta chọn hệ số bám bẩn ζ theo
nhiên liệu nào bám bẩn nhiều nhất.
Đối với các dàn ống nhận nhiệt cả hai phía và các mành ống đặt sâu trong thể tích
hoạt động của buồng lửa, giá trị của ζ giảm đi 0,1 so với giá trị của ζ đối với dàn ống trên
tường và giảm đi 0,05 đối với các dàn hàn màng cánh liền và mành ống.
Đối với bề mặt ngăn cách thể tích buồng lửa với các mành ống, giá trị của ζm bằng
tích của ζ lấy trong bảng 4.8 và hệ số β kể đến sự trao đổi nhiệt tương hỗ giữa buồng lửa
và các mành ống:
ζm = ζ.β (4-34)
Giá trị của hệ số β được xác định theo hình 4.6 tùy thuộc vào nhiệt độ khói ở cuối
buồng lửa và loại nhiên liệu đốt hoặc theo công thức sau:
A
  ,,
bl
trong đó:
A là hệ số nhiệt độ,
A = 1000° - đối với nhiên liệu rắn;
A = 900° - đối với mazut;
A = 700° - đối với khí thiên nhiên.

Hình 4.6. Toán đồ 5 xác định hệ


số β.
1-Nhiên liệu rắn; 2-Ma dút;
3- nhiên liệu khí

Khi đốt hỗn hợp nhiên liệu ta tính hệ số ζ và M theo các công thức kể đến nhiệt
lượng sinh ra của từng nhiên liệu:
ζ = q'ζ ' + (1 - q')ζ " (4-35a)
46
M = q'M' + (1 - q')M" (4-35b)
Đại lượng Xbl được xác định theo công thức:
Xbl = Xvp + ΔX (4-36a)
Với
Xvp = q'X'vp + (1 - q')X"vp (4-36b)
4.3.4. Độ đen của buồng lửa
Độ đen của buồng lửa (hay hệ số bức xạ nhiệt của buồng lửa) abl có ảnh hưởng đến
kích thước bề mặt các dàn ống hấp thu nhiệt. Độ đen của buồng lửa abl được xác định bởi
sự bức xạ của ngọn lửa anl choán đầy buồng lửa và hiệu quả nhiệt của các bề mặt dàn ống
ψtbvà được xác định theo các công thức sau:
Đối với buồng lửa phun:
a nl
a bl  (4-37)
a nl  (1  a nl ) tb
Đối với buồng lửa đốt nhiên liệu theo lớp (buồng lửa ghi):
( )
abl = (4-38)
( )( )( )
trong đó:
(4-39)
Với R[ là diện tích mặt cháy của lớp nhiên liệu nằm trên mặt ghi.
Độ đen abl có thể xác định theo toán đồ 6.
Độ đen của ngọn lửa (hệ số bức xạ của ngọn lửa)
Độ đen của ngọn lửa được xác định như sau:
4.3.4.1. Khi đốt nhiên liệu rắn
Độ đen của ngọn lửa được tính theo công thức dưới đây hoặc theo toán đồ 2
(4-40)
trong đó:
k, [1/m.MPa] là hệ số làm yếu bức xạ bởi môi trường buồng lửa;
p, [MPa] là áp suất của khói trong buồng lửa; đối với buồng lửa làm việc với áp
suất âm (nhỏ hơn áp suất khí quyển xung quanh) và buồng lửa có áp suất dương nhưng
không lớn hơn 5000Pa (500mmH2O) lấy p = 0,1MPa;
s, [m] là chiều dày hiệu quả của lớp bức xạ trong buồng lửa, được xác định bởi tỷ
số giữa thể tích buồng lửa và bề mặt các tường buồng lửa:
s = 3,6Vbl/FV, m. (4-41)
trong đó:
Vbl, [ ] là thể tích buồng lửa;
FV, [ ] là bề mặt các tường buồng lửa.
Khi có các mành ống bố trí sâu vào thể tích buồng lửa, chiều dày hiệu quả của lớp
bức xạ được xác định có kể đến bề mặt của Fmtheo công thức sau:
s= (1+ ), m (4-42)
trong đó:

47
Vtd, [ là phần thể tích buồng lửa không có mành ống;
Ftd, [ là diện tích tường vùng buồng lửa không đặt mành;
Fkl, [ là diện tích tường tiếp giáp các mành ống;
Fm, [ là diện tích bề mặt các mành ống.
Hệ số làm yếu bức xạ bởi môi trƣờng buồng lửa k được xác định bởi hệ số làm
yếu bức xạ bởi các khí 3 nguyên tử SO2, CO2 và H2O (kKrn), bởi các hạt tro (ktrµtr) và bởi
các hạt cốc đang cháy (kcϰ1ϰ2):
k = kkrn+ktrµtr+kcϰ1ϰ2 (4-43)
Hệ số làm yếu bức xạ bởi môi trƣờng khói (các khí 3 nguyên tử) được xác định
theo trạng thái của khói ở cửa ra buồng lửa theo công thức sau hoặc theo toán đồ 3.
Kkrn = ( )( ) (4-44)

trong đó:
T”bl, [K] là nhiệt độ tuyệt đối của khói ở cửa ra buồng lửa,
rn= là phần thể tích của các khí 3 nguyên tử.
Hệ số làm yếu bức xạ bởi các hạt tro bay lơ lửng trong môi trường buồng lửa
được xác định theo công thức:
ktrµtr = , 1/m.MPa (4-45)

trong đó:
dtr, [µm] là đường kính trung bình của các hạt tro, được xác định bởi dạng nhiên
liệu đốt và kiểu máy nghiền than (bảng 4.9)

Bảng 4.9. Đường kính trung bình của các hạt tro dtr
Thiết bị buồng lửa Nhiên liệu Đường kính trung bình của
các hạt tro dtr, [µm]
Buồng lửa phun, máy nghiền bi Tất cả các loại nhiên liệu 13
Buồng lửa phun, máy nghiền Mọi loại nhiên liệu trừ 16
trung tốc và máy nghiền búa than bùn
Buồng lửa phun Than bùn 24
Buồng lửa xoáy Cám (bột) 10
Buồng lửa xoáy Nhiên liệu đập nhỏ 20
Buồng lửa ghi Mọi loại nhiên liệu 20

= 1,3 kg/ là khối lượng riêng của khói;


µtr là nồng độ không thứ nguyên của tro trong khói, tính theo công thức 2-16.
Có thể xác định ktr theo toán đồ 4.
Hệ số làm yếu bức xạ bởi các hạt cốc đang cháy k c: lấy tùy thuộc vào dạng
nhiên liệu đốt.
48
Đối với nhiên liệu có ít chất bốc (antraxit, nửa antraxit, than gầy) lấy kc = 1; đối với
than đá, than nâu, than bùn, đá phiến lấy kc = 0,5. Các đại lượng không thứ nguyên ϰ1 và
ϰ2 kể đến ảnh hưởng của nồng độ các hạt cốc trong ngọn lửa, tùy thuộc loại nhiên liệu (ϰ1)
và biện pháp đốt (ϰ2). Đối với nhiên liệu kém phản ứng (antraxit, nửa antraxit, than gầy) ϰ1
= 1; đối với nhiên liệu dễ phản ứng (than đá, than nâu, than bùn, đá phiến, gỗ) ϰ1 = 0,5.
Khi đốt nhiên liệu trong buồng lửa phun lấy ϰ2 = 0,1; khi đốt nhiên liệu trong buồng lửa
ghi lấy ϰ2 = 0,03.
Theo công thức (4-40) người ta đã xây dựng được toán đồ 2 và dựa vào giá trị kps
tìm được để xác định độ đen (hệ số bức xạ) của môi trường buồng lửa.

4.3.4.2. Khi đốt nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí


Độ đen của ngọn lửa (hệ số bức xạ nhiệt của ngọn lửa) được xác định theo công
thức:
an1 = mas + ( )aks, (4-46)
trong đó:
as, aks là độ đen (hệ số bức xạ nhiệt) của phần ngọn lửa sáng và của các khí không
sáng (độ đen phần sáng và phần không sáng của ngọn lửa).
Hệ số aks khi lấy k = kKrn được xác định theo công thức:
aks = 1 – , (4-47)
Hệ số as khi lấy k = kKrn + kmh là:
( )
= . (4-48)
ở đây kmh là hệ số làm yếu tia bức xạ bởi các hạt mồ hóng hình thành trong ngọn
lửa khi đốt khí và mazut:
kmh = 0,3(2 – αbl)(1,6.10-3 ) , [1/mMPa ], (4-49)

trong đó: là tỷ số giữa hàm lượng cacbon và hydro có trong thành phần làm việc
của nhiên liệu; khi đốt khí thiên nhiên ta có:
∑ (4-50)
Trong công thức trên ký hiệu là hàm lượng các hợp chất hydro cacbon trong
thành phần khí thiên nhiên (mêtan, êtan, butan), %;
m và n là số nguyên tử cacbon và hydro trong hợp chất.
Khi αbl>2 lấy kmh = 0.
Giá trị của hệ số m trong công thức (4-46) đặc trưng cho phần thể tích buồng lửa
được choán đầy bởi phần ngọn lửa sáng được lấy tùy thuộc nhiệt thế thể tích của buồng lửa
qv từ bảng (4.10).

Bảng 4.10. Phần thể tích buồng lửa choán đầy bởi phần sáng của ngọn lửa.
Nhiên liệu và nhiệt thế thể tích của buồng lửa qv, kW/m3 Hệ số, m

Ngọn lửa khí sáng khi qv≤400 0,1

49
Ngọn lửa khí sáng khi qv ≥1000 0,6

Ngọn lửa mazut khi qv≤400 0,55

Ngọn lửa mazut khi qv≥1000 1,0

Ghi chú: khi 400< qv≤1000 kW/m3 xác định giá trị của hệ số m bằng cách
nội suy tuyến tính.

Có thể kiểm tra giá trị của Fv tính theo công thức (4-27) bằng cách tra toán đồ 7.
Khi đó dựa vào các giá trị đã biết của θa, , M và anl, ψtb để xác định giá trị bằng số của
tổ hợp BttQbl/FV, sau đó xác định được Fv. Lượng nhiệt sinh ra hữu ích trong buồng lửa Qbl
đã xác định trước đây (công thức 4-19). Sự trùng khít hoặc sai lệch nhỏ giữa hai giá trị của
Fv (dưới 10%) thể hiện sự đúng đắn của việc tính toán theo công thức (4-27).
Toán đồ 7 cũng cho phép đánh giá kiểm tra nhiệt độ khói ở cửa ra buồng lửa nếu
biết kích thước buồng lửa và các thông số cần thiết khác.
Giá trị của Fv được tính theo công thức (4-27) được so sánh với giá trị đã lấy sơ
bộ trước đây theo công thức (4-17).
Cuối cùng xác định được nhiệt thế thể tích của buồng lửa:
, kW/m3, (4-51)
Nhiệt thế bề mặt truyền nhiệt trung bình của buồng lửa:
, kW/m2. (4-52)
Bề mặt hấp thu nhiệt bức xạ của dàn ống trên tường và dàn ống hấp thụ nhiệt cả từ
hai phía ống Hbx được xác định qua độ đặt ống trên các tường buồng lửa, cụ thể là:
Hbx = Fv.χ, [m2]. (4-53)
Độ đặt ống trên các tường buồng lửa χ của lò hơi lớn hiện đại gần bằng 1. Phần bề
mặt tường buồng lửa không đặt dàn ống chỉ là một phần nhỏ bề mặt tường ở những chỗ có
đặt vòi phun, cửa quan sát, cửa người chui và chiếm khoảng 2÷3% của toàn bộ diện tích
tường buồng lửa, như vậy có thể lấy χ = 0,975.
Đối với buồng lửa có các phần tường không đặt dàn ống sinh hơi, độ đặt ống sẽ
bằng:
( ) . (4-54)
trong đó:
Fkt, [m2] là bề mặt của phần tường buồng lửa không đặt dàn ống bao gồm các lỗ đặt
vòi phun, các cửa quan sát, cửa người chui.
Nhiệt thế của các dàn ống buồng lửa thay đổi theo chiều cao tùy theo sự thay đổi
nhiệt độ ngọn lửa trong buồng lửa và đặc điểm của hiện tượng bám bẩn. Điều này được kể
đến qua hệ số hấp thu nhiệt không đồng đều theo chiều cao buồng lửa cao (bảng 4.11)
hoặc theo toán đồ 10.

50
Bảng 4.11. Hệ số phân phối nhiệt lượng hấp thu bằng bức xạ không đồng đều
theo chiều cao buồng lửa
Đặc tính buồng lửa Tên bộ phận ηcao
Phần buồng lửa có dàn ống hàn gai để đắp vật liệu chịu 1,0
lửa và cách nhiệt
Buồng lửa đốt bột Phần dàn ống không có hàn gai (1/3 chiều cao ở giữa) 1,3
than thải xỉ lỏng
1/3 chiều cao phía trên buồng lửa 0,7
Trần buồng lửa 0,6
1/3 chiều cao phía dưới của buồng lửa 1,0
Buồng lửa đốt bột 1/3 chiều cao ở giữa buồng lửa 1,2-1,3*
than thải xỉ khô,
không có đai cháy 1/3 chiều cao phía trên buồng lửa 0,8
Trần buồng lửa 0,6-0,7*
Đai cháy 1,0
Buồng lửa đốt bột Phía trên đai cháy, 1/3 chiều cao ở giữa buồng lửa 1,2
than thải xỉ khô có
đai cháy 1/3 chiều cao phía trên buồng lửa 0,8
Trần buồng lửa 0,6
2/3 chiều cao phía dưới của buồng lửa 1,3
Buồng lửa đốt mazut 1/3 chiều cao phía trên buồng lửa 0,6
Trần buồng lửa 0,5
Buồng lửa đốt nhiên 2/3 chiều cao phía dưới của buồng lửa 1,1
liệu khí
1/3 chiều cao phía trên buồng lửa 0,8
Trần buồng lửa 0,6

Ghi chú: * giá trị nhỏ dùng cho than nâu.

Nhiệt thế của phần (vùng) buồng lửa tính theo chiều cao được xác định qua hệ số
cao phụ thuộc và nhiệt thế trung bình:
qbx.v = qbx. cao, (4-55)
Giá trị của qbx.v cho phép đánh giá toàn bộ lượng nhiệt hấp thu của dàn ống
trong buồng lửa trong phạm vi của vùng nếu như cho biết diện tích tường của vùng khảo
sát:
Btt.Qbxv = qbxv.Fvv , kJ/s (4-56)
trong đó:
 Qbxv, [kJ/kg] là lượng nhiệt hấp thu bằng bức xạ của vùng buồng lửa được
khảo sát;

51
 Fvv, [m2] là diện tích bề mặt tường của vùng buồng lửa được khảo sát.

Khi đốt hỗn hợp nhiên liệu, hệ số làm yếu bức xạ bởi môi trường buồng lửa được
xác định theo công thức:
k = kk.rn + (ktrμtr)hh+ (kcϰ1ϰ2)hh + , 1/m.Mpa. (4-57)
trong đó: kk.rn là hệ số làm yếu bức xạ bởi các khí 3 nguyên tử trong sản phẩm cháy
của hỗn hợp nhiên liệu.
Hệ số làm yếu bức xạ của các hạt tro được xác định theo phương trình:
(ktrμtr)hh = ∑qi(ktrμtr)i, 1/mMPa, (4-58)
trong đó:
qi là phần nhiệt lượng sinh ra bởi từng nhiên liệu trong tổng lượng nhiệt sinh ra của
hỗn hợp;
(ktrμtr)i được tính theo công thức (4-45).
Hệ số làm yếu bức xạ bởi các hạt cốc xác định theo công thức:
(kcϰ1ϰ2)hh = ∑ qi(kcϰ1ϰ2)i, 1/mMPa. (4-59)
Hệ số làm yếu bức xạ của các hạt mồ hóng xác định theo biểu thức:
∑ , 1/mMPa. (4-60)
trong công thức trên là hệ số làm yếu bức xạ bởi các hạt mồ hóng của nhiên
liệu thứ i trong hỗn hợp, được xác định theo công thức (4-49).
Đối với nhiên liệu rắn lấy = 0. Khi đốt nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí không
kể đến sự bức xạ của các hạt cốc và tro.
4.3.4.3. Khi đốt đồng thời nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí (mazut)
Tính k theo công thức:
k = kkrn + q’ktrμtr+ q’kcϰ1ϰ2 + (1-q’)kmh, 1/mMPa, (4-61)
trong đó q’ là nhiệt lượng do nhiên liệu rắn sinh ra trong tổng lượng nhiệt sinh ra
khi cháy.
Đối với trường hợp đốt hai nhiên liệu rắn khác nhau ta có:
k = kkrn + +( ) ϰ ϰ ( ) ϰ ϰ , 1/mMPa; (4-
62)
Khi đốt đồng thời nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí độ đen của ngọn lửa anl được
tính theo công thức (4-46) khi hệ số m được tính trung bình:
m= ( ) , (4-63)
các hệ số và tương ứng của mazut và của khí đốt (gas).

4.4. Tính toán buồng lửa nửa hở hay buồng lửa hai buồng
Buồng lửa nửa hở do có chỗ thắt ở phần dưới mà tạo ra buồng cháy và buồng làm
lạnh khói (hình 4.7).

52
Hình 4.7. Xác định thể tích buồng lửa

Chỗ thắt được tạo ra do các ống của dàn ống tường trước và tường sau lồi vào (nhô
vào) trong buồng lửa, mỗi bên lồi vào bằng khoảng 0,25b. Thường cạnh dưới của chỗ lồi
có chiều dài bằng 0,3b, cạnh trên bằng (0,7 – 0,8)b để khi cần dễ tính diện tích và thể tích
của phần lồi (phần nhô ra).
Ở các buồng lửa đốt bột than thải xỉ lỏng, các dàn ống của buồng cháy được phủ
kín hoàn toàn bằng chất chịu lửa cho đến tận tiết diện hẹpnhất của chỗ thắt, đôi khi phủ kín
cả cạnh trên của phần nhô ra. Giới hạn trên của buồng cháy là tiết diện co hẹp của chỗ thắt.
Thể tích buồng cháy Vbch xác định dựa vào nhiệt thế thể tích (bảng 4.12)

Bảng 4.12. Đặc tính tính toán của buồng lửa nửa hở thải xỉ lỏng
Tên đại lượng Than antraxit, Than đá Than nâu
nửaantraxit, than gầy
Hệ số không khí thừa ở cửa ra 1,2 – 1,25* 1,2 1,2
buồng lửa,

Nhiệt thế thể tích trung bình của 170 200 230
toàn buồng lửa hai buồng (nửa hở)
, kW/m3
Nhiệt thế thể tích của buồng 580 – 700 750 - 900 700 - 930
3
cháy , kW/m
Tổn thất nhiệt q4, % 3 – 4** 0,5 0,5
Phần xỉ thu được ở buồng lửa axỉ 0,15 – 0,2 0,2 – 0,25 0,3 – 0,4

Ghichú: * Trị số lớn của ” được sử dụng khi vận chuyển bột than vào buồng lửa bằng
không khí nóng;
**Khi đốt than gầy lấy q4 = 1%.

Trị số nhỏ của lấy khi nhiên liệu có tro dễ chảy (t3≤12000C), trị số lớn lấy khi
nhiên liệu có tro khó chảy (t3>13500C). Thể tích tính toán của cả buồng lửa nửa hở (có chỗ

53
thắt) được xác định theo nhiệt thế thể tích trung bình của toàn buồng lửa (bảng 4.12).
Tiết diện của buồng lửa tìm được khi sử dụng trị số nhiệt thế thể tích tiết diện ngang gần
với trị số tối đa cho phép. Việc tính toán diện tích tường của toàn buồng lửa hai buồng
được thực hiện theo công thức (4-27) sau đó làm chính xác chiều cao buồng lửa và kiểm
tra lại nhiệt thế thể tích tính toán của buồng lửa. Khi sử dụng công thức (4-27) thay M =
0,48 nếu đốt nhiên liệu rắn dễ phản ứng, nhiên liệu khí và mazut; thay M = 0,46 khi đốt
nhiên liệu rắn khó phản ứng như than antraxit, nửa antraxit, than gầy. Dựa vào công thức
(4-33) xác định hệ số hiệu quả nhiệt trung bình tính toán. Đối với các dàn ống có gai phủ
chất chịu lửa ở buồng cháy lấy hệ số góc x = 1; hệ số bám bẩn qui ước khi đốt nhiên liệu
rắn xác định theo công thức (4-34).
Ngoài việc tính toán trao đổi nhiệt chung cho cả buồng lửa hai buồng cần tính nhiệt
của buồng cháy. Khi đốt nhiên liệu rắn dùng công thức sau để tính nhiệt độ khói ra khỏi
buồng cháy:
= – 273, oC (4-64)
Trong đó:
Bo là tiêu chuẩn Boltzmann đối với buồng cháy, xác định theo công thức sau:
( )
Bo = , (4-65)
Với các kí hiệu sau:
Fbch [m2] là diện tích tường và đáy buồng cháy;
(VC)bch là tổng nhiệt dung trung bình của sản phẩm cháy trong khoảng nhiệt độ
( ) và được tính theo công thức:

(VC)bch = . (4-66)

Để tính (VC)bch cần phải cho sơ bộ nhiệt độ khói ở chỗ ra khỏi (cửa ra) buồng
cháy và có thể lấy theo giá trị giới thiệu sau:
= (0,8 0,85) . (4-67)
Dựa vào giá trị xác định theobảng I –𝜃.
Vì nhiệt dung riêng của khói ít phụ thuộc vào nhiệt độ nên nếu trị số giả thiết
0
(chọn) và tính theo công thức (4-64) nhỏ hơn 50 C thì không cần tính lại.
Khi đốt ma zut và khí thiên nhiên trong buồng lửa có chỗ thắt (hai buồng) có thể
xác định 𝜃 theo công thức sau:
( )
= (4-68)
( ) ( )
Trong đó:
βch là phần nhiên liệu đã cháy trong buồng cháy, lấy các giá trị dưới đây:
Khi hệ số không khí thừa ở vòi phun αvp 1,05 lấy βch = 0,96 ÷ 0,98;
Khi αvp = 1,0 ÷ 1,02 lấy βch = 0,9.
( ) là tổng nhiệt dung trung bình của sản phẩm cháy tại nhiệt độ và hệ số
không khí thừa :

54
( ) = , (4-69)

có thể lấy = (0,75 ÷ 0,8)θa


Ψ.Fch là tích số giữa hệ số hiệu quả nhiệt và diện tích tường buồng cháy:
Ψ.F = Ψtb.Fbch+ .Fra , (4-70)
trongđó:
Ψtb là hệ số hiệu quả nhiệt trung bình của tường và đáy buồng cháy;
là hệ số đặc trưng cho sự tỏa nhiệt bằng bức xạ từ buồng cháy qua tiết
diện cửa
ra khỏi buồngcháy Fra để vào buồng làm lạnh khói.
abch là độ đen của môi trường trong buồng cháy, chú ý lấy m = 1 khi đốt mazut và
m = 0,6 khi đốt khí thiên nhiên.
Chiều dày cần thiết của lớp bức xạ s được tìm theo công thức:
s =3,6 (4-71)
trong đó: Vbch, [m3] và Fvbch, [m2] là thể tích và diện tích tường của buồng cháy.

4.5. Tính nhiệt buồng lửa theo từng vùng (từng khu vực)
Việc tính toán nhiệt buồng lửa theo từng khu vực để xác định nhiệt độ khói và phụ
tải nhiệt (nhiệt thế) khu vực của các dàn ống trong một số vùng (khu vực) dọc theo chiều
cao buồng lửa. Ở đây phải xác định nhiệt độ khói ở chỗ ra khỏi mỗi vùng của buồng lửa
trên cơ sở giải các phương trình lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt tỏa đi trong phạm vi của
vùng.
Các kết quả của việc tính nhiệt theo vùng được dùng để xác định lượng nhiệt hấp
thu của các bề mặt dàn ống đặt trong buồng lửa và nhiệt độ của kim loại các ống của dàn
ống, điều này cần trước hết đối với các buồng lửa có nhiệt thế cao ở lò hơi trực lưu. Việc
tính nhiệt của toàn buồng lửa và tìm ra nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa phải được thực hiện
trước khi tính nhiệt buồng lửa theo từng vùng.

4.5.1. Chia thể tích buồng lửa thành các vùng và phƣơng pháp tính
Để xác định phụ tải nhiệt theo chiều cao buồng lửa phải chia buồng lửa thành một
số vùng. Vùng đầu tiên bao gồm khu vực bố trí vòi phun. Khối lượng chủ yếu của nhiên
liệu được cháy trong phạm vi vùng này, vì vậy vùng này được gọi là vùng có nhiệt lượng
sinh ra lớn nhất. Đối với buồng lửa một buồng thải xỉ lỏng thì giới hạn (biên) trên của vùng
này là mặt phẳng nằm ngang ở giữa phần dàn ống có gai và ống trơn, giới hạn (biên) dưới
của vùng này là đáy buồng lửa nằm ngang hoặc hơi nghiêng.Ở buồng lửa có chỗ thắt
(buồng lửa hai buồng) thì vùng có phụ tải nhiệt lớn nhất được giới hạn ở tiết diện của chỗ
thắt lại.Đối với buồng lửa thải xỉ khô giới hạn dưới của vùng có lượng nhiệt sinh ra lớn
nhất là mặt phẳng nằm ngang ở miệng phễu tro lạnh và giới hạn trên là tiết diện nằm cao
hơn trục vòi phun của dãy (hàng) trên cùng khoảng 1,5m.

55
Đối với buồng lửa đốt khí-mazut thì vùng thứ nhất (có lượng nhiệt sinh ra lớn nhất)
được giới hạn bởi mặt phẳng đáy buồng lửa và tiết diện nằm cao hơn trục của hàng vòi
phun trên cùng khoảng 1,5m.
Vùng buồng lửa ở phía trên vùng thứ nhất được chia thành 3÷6 vùng có chiều cao
gần bằng nhau, mỗi vùng cao khoảng 4m. Nếu ở cửa ra buồng lửa có đặt bộ quá nhiệt nửa
bức xạ kiểu mành ống đứng thì thể tích phần trên buồng lửa được chia thành hai vùng ,
giới hạn (biên) giữa các vùng đi qua chính giữa chiều cao của mành ống. Nhiệt độ khói ở
biên này tương ứng với nhiệt độ tính toán trung bình ở cửa ra buồng lửa . Ở những
buồng lửa mà phần trên có đặt bộ quá nhiệt nửa bức xạ kiểu mành ống nằm ngang thì nhiệt
độ tính toán trung bình của khói ở cửa ra buồng lửa sẽ tương ứng với nhiệt độ tại biên (giới
hạn) trên của vùng cuối cùng (ở phía trước chỗ vào mành ống).
Việc tính nhiệt của các vùng của buồng lửa bao gồm xác định giá trị nhiệt độ khói
ở chỗ ra khỏi mỗi vùng và được thực hiện bằng phương pháp gần đúng liên tiếp khi so
sánh giá trị nhiệt độ tính toán với giá trị nhiệt độ chọn sơ bộ. Giá trị nhiệt độ khói ở chỗ ra
khỏi vùng khảo sát thu được bằng tính toán không được khác giá trị chọn sơ bộ ban đầu
quá 300C.
Nhiệt độ khói ở tiết diện tương ứng với nhiệt độ khói ở chỗ ra khỏi buồng lửa trung
bình theo tính toán cũng không được sai lệch quá 300C. Khi sai lệch của các giá trị nhiệt độ
khói quá 300C thì phải phân phối lại mức độ cháy kiệt nhiên liệu cho các vùng nằm phía
dưới và phải lặp lại việc tính toán.

4.5.2. Tính toán vùng buồng lửa có lƣợng nhiệt sinh ra lớn nhất
Nhiệt độ khói ở chỗ ra khỏi (cửa ra) vùng thứ nhất (có lượng nhiệt sinh ra lớn nhất)
0
( C) được xác định bằng phương pháp gần đúng theo phương trình sau:
= . , 0C (4-72)
( ) ( )
trong đó:
βch là mức độ cháy kiệt nhiên liệu trong vùng khảo sát, chọn theo bảng 4.13;
Qkkn và r.Iktr là nhiệt lượng do không khí nóng và khói tái tuần hoàn mang
vào buồng lửa;
Q6 là tổn thất nhiệt do xỉ thải ra khỏi vùng khảo sát;
(VC)” là tổng nhiệt dung trung bình của sản phẩm cháy 1 kg nhiên liệu ở

và :
(V.C)" = ; (4-73)
Có thể chọn sơ bộ = (0,75÷0,85) và đưa vào công thức trên để tính (V.c)";
Ti" = + 273;
là tích của hệ số hiệu quả nhiệt và diện tích tường buồng lửa thuộc
vùng khảo sát:
= + ' + . (4-74)
trong đó:

56
Fv là diện tích tường của vùng khảo sát, m2;
tb là hệ số hiệu quả nhiệt trung bình của tường thuộc vùng khảo sát;

, là diện tích tiết diện giới hạn vùng khảo sát ở phía trên và phía dưới, m2;
là hệ số đặc trưng cho sự tỏa nhiệt bằng bức xạ từ vùng khảo sát vào vùng nằm
phía trên, lấy = 0,1 – đối với buồng lửa bột than thải xỉ khô và buồng lửa đốt nhiên liệu
khí; = 0,2 đối với buồng lửa thải xỉ lỏng và buồng lửa đốt mazut.
là hệ số đặc trưng cho sự tỏa nhiệt bằng bức xạ vào phía đáy buồng lửa hoặc
phễu tro lạnh, lấy = ;
abl là độ đen của buồng lửa trong vùng có lượng nhiệt sinh ra lớn nhất.

Bảng 4.13. Mức độ cháy nhiên liệu βch theo chiều cao buồng lửa
Chiều cao tương đối của biên trên

Nhiên liệu của vùng khảo sát hi/hbl

0,20 0,30 0,40 0,50

Antraxit, nửa antraxit, than gầy 0,86-0,92 0,92-0,95 0,93-0,96 0,94-0,97

Than đá 0,92-0,96 0,95-0,97 0,96-0,98 0,98-0,99


Than nâu, than bùn cắt nhỏ 0,93-0,97 0,96-0,98 0,97-0,99 0,98-0,99

Mazut và khí khi 1,05 0,94-0,97 0,96-0,98 0,97-0,99 0,98-1,0

Mazut và khí khi =1,02 _ 0,90 0,94 0,97


Mazut và khí khi đặt vòi phun
0,72-0,75 0,75-0,80 0,85-0,90 0,92-0,95
ở đáy buồng lửa.

Dựa vào công thức (4-72) xác định được nhiệt độ khói ở biên (giới hạn) trên của
vùng có nhiệt lượng sinh ra lớn nhất (vùng thứ nhất). Có thể đánh giá nhiệt độ khói ở giới
hạn dưới của vùng khi sử dụng quan hệ giữa hệ số hiệu quả nhiệt của biên trên và biên
dưới, tức là:
= ( )0,25, (4-75)
Có thể xác định gần đúng nhiệt độ cực đại của ngọn lửa ở trong vùng thứ nhất theo
công thức sau:
0,25
= βchTa(1 1) (1 r1+n.r), (4-76)
trong đó:
1 là hệ số hiệu quả nhiệt trung bình của các tường thuộc vùng khảo sát.

1 = ; F = Fv + F' + F", (4-77)


n là hệ số kể đến ảnh hưởng của chỗ đưa khói tái tuần hoàn vào buồng lửa, lấy các
giá trị sau:
Khi đưa khói vào buồng lửa qua các rãnh ở đáy n = 8;

57
Khi đưa khói vào qua các rãnh ở phía dưới vòi phun n = 6;
Khi đưa khói vào các rãnh hình vành khăn xung quanh vòi phun n = 4;
Khi hòa lẫn khói với không khí nóng ở phía trước vòi phun n = 2.

4.5.3.Tính toán các vùng ở phía trên vùng có nhiệt lƣợng sinh ra lớn nhất
Việc tính toán nhiệt độ khói ở chỗ ra khỏi các vùng ở phía trên vùng có nhiệt
lượng sinh ra lớn nhất cũng được tiến hành theo phương pháp gần đúng liên tiếp theo
phương trình sau:
8
 β Q lv c'  T "  5, 67.10 .a bl .T' [ψtb Fv  Fc (ψ' ψ")]
4 4
 "  v t  θ '  [1    ]. , (4-78)
(V.c)" c "  T'  2B tt (V.c)"
trong đó:
Δβv là hệ số đặc trưng cho phần nhiên liệu đã cháy trong phạm vi vùng khảo sát,
được đánh giá theo số liệu cho trong bảng 4.13
Δβv = ( - ) ; (4-79)
và T'; và T" là nhiệt độ khói ở chỗ vào và chỗ ra khỏi vùng khảo sát, 0C và K
' và C" là nhiệt dung riêng trung bình của khói ở nhiệt độ và ,
Fv là diện tích tường của vùng khảo sát – đối với vùng cuối cùng (trên cùng) Fvbao
gồm cả diện tích tiết diện cửa ra khỏi buồng lửa. Đối với vùng có bộ quá nhiệt nửa
bức xạ kiểu mành ống thì Fv bao gồm diện tích của mành ống Fm; khi xác định Fv
không kể đến hệ số chiếu sáng không đồng đều,
Ψtb là hệ số hiệu quả nhiệt trung bình của các tường thuộc vùng khảo sát; giá trị của
hệ số bám bẩn các dàn ống sinh hơi làm bằng ống trơn để hở (không phủ chất chịu
lửa) lấy theo bảng, nhưng đối với ⁄ chiều cao phía dưới của buồng lửa phải tăng
lên 10%, đối với ⁄ chiều cao phía trên buồng lửa giảm đi 10%. Đối với vùng
cuối cùng của buồng lửa khi xác định Ψtb phải kể đến diện tích của cửa ra khỏi
buồng lửa Fr,
̅ = 0,5(F' + F") là diện tích trung bình của tiết diện buồng lửa ở vùng khảo sát,
m2 ;
là hệ số đặc trưng cho sự truyền nhiệt bằng bức xạ từ vùng ở dưới vùng đang
khảo sát,
là hệ số đặc trưng cho sự truyền nhiệt bằng bức xạ vào vùng ở trên vùng đang
khảo sát,
Hiệu số ( ) được tính như sau:
Đối với vùng ở tiếp sau vùng thứ nhất (vùng có lượng nhiệt sinh ra lớn nhất) trong
buồng lửa đốt bột than thải xỉ khô và buồng lửa đốt nhiên liệu khí ( ) = 0; đối với
buồng lửa hở và nửa hở (có chỗ thắt lại) thải xỉ lỏng và buồng lửa đốt mazut ( )=
0,1; đối với vùng cuối cùng của buồng lửa ( ) = 0,05; đối với vùng cuối cùng bị giới
hạn bởi trần buồng lửa hay mành ống thì ( ) = 0. Trường hợp vùng cuối cùng có
giới hạn trên nằm ở giữa cửa ra của buồng lửa thì ( ) = 0,05.

58
4.5.4.Tính toán phụ tải nhiệt của bề mặt đốt hấp thu bức xạ trong các vùng của buồng
lửa
Sau khi tính nhiệt độ khói ở tiết diện vào và tiết diện ra của từng vùng ta tìm được
phụ tải nhiệt của bề mặt hấp thu bức xạ của vùng theo công thức sau:
qbxi = 5,67.10-8.ψi.abl. Ti4 , [kW/m2]; (4-80)
trong đó:
̅ = 0,5(T' + T") là nhiệt độ trung bình của khói trong vùng, K.
Nhiệt độ trung bình của khói trong vùng có lượng nhiệt sinh ra lớn nhất là:
̅ = 0,5(Tnlmax + Ti”). (4-81)
Phụ tải nhiệt khu vực tối đa trong vùng thứ nhất (vùng có nhiệt lượng sinh ra lớn
nhất) phụ thuộc vào nhiều ẩn số như cường độ cháy, độ bám bẩn không đồng đều, (hệ số
bức xạ nhiệt của ngọn lửa) độ đen của ngọn lửa ở trung tâm cháy, … nên việc tính toán đại
lượng này gặp khó khăn, vì thế có thể đánh giá phụ tải nhiệt này một cách gần đúng khi sử
dụng nhiệt độ tối đa kỳ vọng của ngọn lửa trong buồng lửa:
= 5,67.10-8.ψi.abl.( )4. (4-82)
Dựa vào các kết quả tính toán có thể xây dựng đồ thị thể hiện sự thay đổi nhiệt độ
khói và phụ tải nhiệt của các dàn ống trong buồng lửa, kể cả tỷ số giữa q bxi và phụ tải nhiệt
trung bình của buồng lửa, tỷ số này đặc trưng cho hệ số hấp thu nhiệt không đồng đều theo
chiều cao buồng lửa .

59
Chƣơng 5

TÍNH NHIỆT VÀ KẾT CẤU

CÁC BỀ MẶT TRUYỀN NHIỆT CỦA LÒ HƠI

5.1. Thứ tự tính toán nhiệt cho từng bề mặt đốt:

* Phân phối lượng nhiệt hấp thu cho các bề mặt truyền nhiệt;
* Tính toán các dàn ống bố trí trong buồng lửa;
* Tính toán bộ quá nhiệt kiểu mành;
* Tính pheston, cụm ống treo (cụm ống lò);
* Tính bộ quá nhiệt đối lưu;
* Đặc điểm tính bộ quá nhiệt trung gian;
* Tính bộ hâm nước;
* Tính bộ sấy không khí;
* Cân bằng nhiệt cho các bề mặt truyền nhiệt của lò hơi;
* Tính toán hệ số truyền nhiệt;
* Tính toán hệ số tỏa nhiệt đối lưu, bức xạ;
* Các hệ số bám bẩn, hiệu quả nhiệt, sử dụng của các bề mặt đốt của lò hơi;
* Tính độ chênh lệch nhiệt độ trong các bề mặt đốt.
5.2. Những chỉ dẫn chung về tính toán các bề mặt nhận nhiệt của lò hơi.

5.2.1. Các phƣơng trình cơ bản cho các bề mặt truyền nhiệt

Để tính trao đổi nhiệt trong các bề mặt đối lưu và nửa bức xạ thường dùng phương
trình truyền nhiệt và phương trình cân bằng nhiệt.

5.2.1.1. Phương trình truyền nhiệt trong các bề mặt đối lưu được biểu thị:

k.H.t
Q , kJ / kg; (5-1)
Bt

Trong đó, Q - nhiệt lượng bề mặt đốt hấp thu, KJ/kg;

k - hệ số truyền nhiệt, kJ/m2.0C;

t - độ chênh lệch nhiệt độ trung bình;

H - diện tích bề mặt hấp thụ nhiệt tính toán, m2.

Trong các chùm ống đối lưu bề mặt hấp thụ nhiệt lấy bằng toàn bộ diện tích bề mặt
ngoài ống. Đối với bộ sấy không khí kiểu ống thì lấy diện tích bề mặt ống trung bình (theo
đường kính trung bình của ống).

60
Bề mặt đốt của bộ quá nhiệt nửa bức xạ (bộ quá nhiệt kiểu bình phong, kiểu tấm)
được lấy bằng 2 lần bề mặt của mặt phẳng đi qua các trục của các ống của bộ quá nhiệt và
được giới hạn bởi các ống ở ngoài biên, nhân với hệ số góc .

Bề mặt đốt nửa bức xạ nằm giữa buồng lửa và các chùm ống đối lưu: Khi bề mặt
đốt đó được tạo thành với s1/d > 4 và s2/d < 1,5 thì được tính như kiểu tấm.

Bề mặt hấp thụ nhiệt của bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt được tính bằng tổng các
bề mặt hai phía của tất cả các tấm trong bộ sấy.

5.2.1.2. Phương trình cân bằng nhiệt.

Phương trình cân bằng nhiệt dựa trên cơ sở nhiệt lượng do khói truyền đi cân bằng
với lượng nhiệt do hơi nước hoặc không khí nhận được.

* Nhiệt lượng khói truyền đi được xác định bằng công thức:

Q  I 'k  I "k  I 0kkl  , kJ/kg; (5-2)

Trong đó,

 - hệ số bảo ôn, tính đến tổn thất nhiệt do toả ra môi trường xung quanh;

I'k, I"k - entanpi của khói ở đầu vào và đầu ra từng bề mặt đốt, kJ/kg’

 - hệ số không khí lọt ở từng bề mặt đốt’

Iokkl - entanpi không khí lạnh, được tính theo nhiệt độ t0kkl và theo bảng I-.

Đối với bộ sấy không khí thì Iokkl là entanpi của không khí trong bộ sấy lọt ra phía
khói nên được tính theo nhiệt độ trung bình của không khí trong phần đang tính của bộ sấy.

t 'kk  t"kk 0
t , C;
2

5.2.2. Nhiệt lƣợng do môi chất (hơi, nƣớc hoặc không khí) nhận đƣợc:

* Đối với bộ quá nhiệt đối lưu và nửa bức xạ.

D
Q (i ' i")  Qbx , kJ / kg ; (5-3)
Bt

Ở đây Qbx là lượng nhiệt bức xạ từ buồng lửa (kJ/kg).

* Đối với bộ quá nhiệt, bộ hâm nước nằm trong đường khói đối lưu.

D
Q (i ' i"), kJ / kg ; (5-4)
Bt

61
Trong đó: D - lưu lượng hơi đi qua, kg/h;

i", i' - entanpi của môi chất ra và vào các phần tử, kJ/kg.

Khi tính các cụm ống lò, với nhiệt độ của môi chất bên trong không đổi thì phương
trình nhận nhiệt của môi chất đó không thành lập được.

* Đối với bộ sấy không khí:

  
Q   "kk   th   I0"
kk  Ikk  , kJ / kg;
0'
(5-5)
 2 

Trong đó:

"kk - tỉ số giữa lượng không khí sau bộ sấy không khí và lượng không khí lý
thuyết;

th - là phần không khí tái tuần hoàn về bộ sấy không khí;

Io’kk, Io”kk - entanpi không khí lý thuyết ở đầu ra và đầu vào bộ sấy không khí;

kk - hệ số không khí lọt ra khỏi bộ sấy.

*Xác định Qbx của bộ quá nhiệt nửa bức xạ và cụm ống pheston.

Qbx dùng để tính sự trao đổi nhiệt lẫn nhau giữa buồng lửa, các cấp của bộ quá
nhiệt nửa bức xạ và các bề mặt đốt sau bộ quá nhiệt nửa bức xạ, nó được xác định theo
công thức:

Qbx  Qbx
vao
 Qrabx , kJ / kg; (5-6)

Trong đó: Qvàobx và Qrabx là lượng nhiệt hấp thụ bằng bức xạ ở đầu vào và ra.

t vao
q bx .Hbx
vao
Qbx  , kJ / kg; (5-7)
Bt

Với qtbx phụ tải nhiệt của các tấm quá nhiệt ở đầu ra buồng lửa được xác định theo các
bước sau:

qtbx =  . qbx (5-8)

Khi ấy, qbx = 5,67.10-8 .abl.T4tb, kW/m2, (5-9)

Trong đó:

Ttb - nhiệt độ trung bình của khói trong buồng lửa.

 - hệ số sử dụng nhiệt hữu ích của bề mặt đốt bức xạ được xác định theo công
thức (4.32),  = .ζ.
62
 - hệ số tính toán, xác định theo toán đồ 5.

Hvàobx - bề mặt hấp thụ nhiệt bức xạ đầu vào xác định theo hình 5.1b.

a: Tiết diện đường b: Bề mặt tiết diện


khói ở cụm ống xiên khi cụm ống lưu động.
Hình 5.1 Cách xác định bề mặt bức xạ đầu ra, đầu vào bộ quá nhiệt nửa bức xạ.

Qrabx - nhiệt lượng bức xạ từ buồng lửa, bộ quá nhiệt kiểu tấm đến các bề mặt đốt
phía sau bộ quá nhiệt nửa bức xạ.

Q rabx 
vao
Q bx 1  a  t  5,67.108.a.H rabx .Ttb . p (5-10)
 Bt

Trong đó:

a-độ đen của khói trong khu vực bộ quá nhiệt nửa bức xạ, được xác định theo nhiệt
độ trung bình tính theo toán đồ 2.

p-hệ số hiệu chỉnh phụ tuỳ thuộc vào loại nhiên liệu, được xác định như sau:

Đối với than và nhiên liệu lỏng: p = 0,5

Đối với nhiên liệu khí thiên nhiên: p = 0,7

t-hệ số góc từ tiết diện vào đến tiết diện ra của bộ quá nhiệt kiểu tấm.

2
1 1
t     1  (5-11)
 s1  s1

Trong đó: s1,m - bước ống ngang của bộ quá nhiệt kiểu tấm;

l - chiều dài của tấm theo đường khói.

Nếu bố trí liên tiếp nhiều bộ quá nhiệt kiểu tấm thì đối với cấp quá nhiệt kiểu tấm
thứ hai, thứ 3 ... lại được tính lặp lại như trên.

5.2.3. Tính vùng quá độ của lò hơi trực lƣu áp suất gần tới hạn.

63
Khi tính chế tạo thì cho trước entanpi của hỗn hợp hơi và nước đầu vào vùng quá
độ và entanpi hơi ở đầu ra. Khi tính kiểm tra thì entanpi đầu vào cũng được giả thiết cùng
với tính kiểm tra và quá trình chuẩn xác nó.

Tính toán vùng quá độ đối lưu của lò hơi trực lưu thì không khác gì sự tính toán bộ
quá nhiệt đối lưu với hơi đi vào có độ ẩm cao tức là bộ giảm ôn đặt ở phía hơi bão hoà. Khi
độ gia nhiệt của hơi ở trong vùng quá độ nhỏ hơn 400C thì độ chênh nhiệt độ trung bình lấy
bằng hiệu nhiệt độ khói và nước sôi.

Nếu độ gia nhiệt hơi vượt quá 400C ở trong vùng quá độ thì nó được tính theo chỉ
dẫn (5-2).

Hệ số toả nhiệt từ tường ống tới hơi 2 dọc theo chiều cao của nó có thể bỏ qua.

Tính toán vùng quá độ bức xạ cũng tương tự như bộ quá nhiệt bức xạ.

5.2.4. Tính buồng lửa

Khi tính chế tạo (thiết kế) lò hơi có công suất lớn thì thể tích buồng lửa được
xác định bởi bề mặt hấp thu nhiệt của buồng lửa nhằm đảm bảo cho nhiệt độ khói ra
khỏi buồng lửa (trước bộ quá nhiệt nửa bức xạ kiểu mành ống hoặc trước dây pheston)
có giá trị nhất định. Nhiệt độ này được chọn với điều kiện đảm bảo không xảy ra hiện
tượng đóng xỉ (theo số liệu trong bảng 4.7). Nhiệt thế thể tích của buồng lửa lò hơi qv
không được lớn hơn giá trị cho phép theo điều kiện cháy và được chọn theo bảng 4-6.
Khi xác định qv thì thể tích bộ quá nhiệt nửa bức xạ kiểu mành ống ở phần trên buồng
lửa được tính vào thể tích buồng lửa nếu S1 ≥ 700mm, các kích thước của buồng lửa
được tính theo qv đã được chọn theo bảng 4.1a.
Đối với lò hơi công suất nhỏ, thể tích buồng lửa tìm được dựa theo nhiệt thế thể
tích cho phép qv, tiếp đó xác định được nhiệt độ khói ở cửa ra khỏi buồng lửa θbl’’ và so
sánh với trị số nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa cho phép. Hoặc dựa vào trị số θ bl’’ đã
cho để tính kích thước của tường lò Fv và độ đặt ống trung bình ψTB. Đối với các lò hơi
có công suất nhỏ thì không yêu cầu phải phủ toàn bộ dàn ống sinh hơi trên các tường
buồng lửa.
Tính nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa của lò hơi một buồng hoặc buồng lửa nửa
hở khi đã chọn sơ bộ cấu tạo thì dựa vào công thức hay toán đồ 7.
Để tính nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa θbl’’ phải dựa vào hình vẽ xác định thể
tích tác dụng và diện tích tường buồng lửa theo mục 4.1.2, tìm hệ số M theo mục 4.3.1,
tính độ đen buồng lửa theo mục 4.3.4, tính hệ số hiệu quả nhiệt của dàn ống theo mục
4.3.2, tính antanpi của không khí và sản phẩm cháy theo mục 2.3. Khi xác định anl và
(VC)tb chọn sơ bộ giá trị nhiệt độ khói ra khỏi buồn lửa. Nếu trị số tìm được của θ bl’’
theo toán đồ 7 hay công thức (4-27) khác với trị số đã chọn sơ bộ quá ±100oC thì phải
lấy giá trị tính toán được làm giả thiết để tính lại Vctb và anl và lặp lại việc tính θbl’’.
Diện tích buồng lửa FV ở nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa cho trước θbl’’ có thể
tìm được theo toán đồ 7. Cần phải xác định hệ số hiệu quả nhiệt trung bình của dàn
64
ống, hệ số M và độ đen của ngọn lửa anl. Sau khi tính được bề mặt (diện tích) tường
buồng lửa và làm chính xác kích thước của buồng lửa cần phải kiểm tra sự phù hợp của
hệ số hiệu quả nhiệt. Sai khác giữa tính toán và chọn không được quá ±5%.
Khi tính toán buồng lửa hai buồng thì lần lượt tính riêng từng buồng một.
Nhiệt độ không thứ nguyên ở cửa ra khỏi buồng lửa thứ nhất được tính theo công thức
(4-64). Căn cứ vào hình vẽ để xác định thể tích buồng lửa và bề mặt hấp thu nhiệt. dựa
vào công thức (4-65) tính số Bo. Độ đen ngọn lửa được tìm theo mục 4.3.4 tính theo
công thức:

( )
Đối với buồng lửa xoáy (xyclon) và buồng lửa đứng đặt trước thì nhiệt lượng
được truyền bằng đối lưu được tính theo công thức:
( )

trong đó:
ablqd là độ đen quy dẫn của buồng cháy kiệt hoặc buồng làm lạnh khói:

( )
với: abx là khả năng hấp thu bức xạ hiệu quả của bề mặt hấp thu nhiệt bằng bức xạ; χ là
độ đặt ống; anl là độ đen hiệu quả của ngọn lửa.
Tmxl là nhiệt độ lớp ngoài của màng xỉ lỏng, K; Bttblt là lượng nhiên liệu tiêu hao
tính toán trong buồng lửa đặt trước, kg/h.
Để xác định Vctb và abl cần phải giả thiết θbl’’, sau đó tính toán. Nếu kết quả thu
được từ tính toán sai khác với giả thiết lớn hơn 100oC thì phải lặp lại việc tính toán.
Để xác định nhiệt độ bề mặt màng xỉ lỏng Tmxl cũng cần giả thiết nhiệt độ θbl’’
và tính lặp cho đến khi nào sự sai khác giữa trị số tính toán và trị số giả thiết nhỏ hơn
50oC.
Nhiệt lượng truyền cho cụm ống thu xỉ đặt giữa buồng cháy và buồng làm lạnh
khói được xác định theo công thức:
( ) ( )

Dựa vào công thức (2-21) tính được entanpi khói đầu vào buồng làm lạnh khói
và qua đó tính được nhiệt độ khói đầu vào. Nhiệt độ khói đầu ra buồng lửa được tính
toán theo toán đồ 7. Dựa vào việc xác định độ đen của ngọn lửa anl theo mục 4.3.4, tính
được độ đen buồng lửa abl theo công thức (4-37), tính số Bo, θmxl. Để xác định anl, VCtb
Tmxl cần phải giả thiết nhiệt độ đầu ra của buồng lửa θbl”. Dựa vào công thức Qbx + QđL
= φ (Qbl – Ibl’’) tìm được trị số Qbx và dựa vào công thức sau ta tính được Tmxl:

( )

65
Nếu sự sai khác giữa θbl’’ tính toán và trị số θbl’’ chọn sơ bộ vượt quá 100oC và
ΔQbx > 10% thì phải tính lại.
Sau khi xác định tổng lượng nhiệt hấp thu của buồng lửa, khi cần có thể phải
phân phối lượng nhiệt hấp thu theo chiều cao buồng lửa. muốn vậy phải tiến hành tính
buồng lửa theo vùng.
Trong trường hợp không tính buồng lửa theo vùng thì phụ tải nhiệt của các phần
tường theo chiều cao buồng lửa được xác định theo công thức sau:
;
Đối với các mành ống đặt ở cửa ra buồng lửa tính:
.
Trong các công thức trên ký hiệu:
cao là hệ số phân phối lượng nhiệt hấp thu theo chiều cao buồng lửa, xác định theo
toán đồ 10 hoặc bảng 4.11;
β là hệ số kể đến sự trao đổi nhiệt qua lại giữa buồng lửa và mành ống, được xác
định theo toán đồ 5.

5.2.5. Tính toán bộ quá nhiệt kiểu mành

+ Khi buồng lửa có đặt bộ quá nhiệt nửa bức xạ hoặc dàn ống truyền nhiệt từ
hai phía thì bề mặt tổng cộng của tường lò bằng tổng của bề mặt tường buồng lửa tự
do (không có các tấm) Ftd, bề mặt của các tấm bộ quá nhiệt nửa bức xạ Fqn và các
tường dàn ống kề các tấm Fk.

Ft = Ftd + Fqn Zqn + Fk Zk, m2 (5-12)

Trong đó: Zqn, Zk các hệ số đặc trưng cho sự không đồng đều về chiều sáng các bề
mặt tấm quá nhiệt nửa bức xạ và các dàn ống kề bên và được xác định theo toán đồ.

Bề mặt bức xạ hữu hiệu của các tường sẽ là:

Hbx = Ft., m2;

Hbx. bp = Fbp..Zqn;

Hbx.k = Fk..

Trong đó  là hệ số góc, Hbx.bp, Fbx.bp diện tích bề mặt nhận nhiệt và tường bộ quá
nhiệt bình phong (nửa bức xạ).

5.2.6. Tính cụm ống lò và dãy pheston.

Nhiệt độ khói và entanpi của khói đầu vào cụm ống được xác định từ tính toán
nhiệt của buồng lửa.
66
Khi tính chế tạo thì dựa vào chọn nhiệt độ sau cụm ống mà xác định diện tích bề
mặt hấp thụ nhiệt cần thiết. Nhiệt độ này được chọn với điều kiện bảo đảm sự làm việc an
toàn của bộ quá nhiệt.

Còn khi tính kiểm tra thì ra giả thiết nhiệt độ sau cụm ống rồi tiến hành tính toán
theo phương pháp thử, chuẩn hoá dần lượng nhiệt hấp thụ của cụm ống lò hơi được tính
toán theo phương trình cân bằng nhiệt (5-02).

Độ chênh nhiệt độ trung bình được tính toán theo công thức (5-71), (5-72) và (5-
73). Nhiệt độ môi chất trong ống là ổn định và lấy bằng nhiệt độ sôi tương ứng với áp suất
trong bao hơi.

Nhiệt độ trung bình của khói được tính theo công thức: tb = 0,5(’+”). Căn cứ
vào nhiệt độ của dòng ta xác định được tốc độ của dòng lưu động dọc và ngang qua cụm
ống.

Thể tích sản phẩm cháy ứng với 1 kg hoặc 1m3 nhiên liệu được tính toán với hệ số
không khí thừa trung bình của cụm ống. Khi hệ số không khí lọt của cụm ống coi bằng
không thì hệ số không khí thừa lấy bằng hệ số không khí thừa đầu ra buồng lửa.

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu đl khi dòng bao phủ dọc được xác định theo toán đồ
13. Để xác định nó cần phải tính đường kính tương đương khói theo công thức (5-60).

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu đl khi dòng khí bao phủ ngang qua cụm ống song song
và so le được xác định theo toán đồ 11 và 12. Khi dòng không chuyển động vuông góc với
trục ống mà phương của dòng làm thành 1 góc nhỏ hơn 800 so với trục của ống thì căn cứ
vào toán đồ 11 hoặc 12 để xác định đl sau đó nhân thêm hệ số 1,07 (hình 5.1).

Cụm ống pheston được tạo thành từ các ống tường sau buồng lửa, nó được tính như
1 cụm ống so le thông thường.

Để xác định hệ số trao đổi nhiệt bức xạ trong không gian giữa các cụm ống, trước
hết dựa vào mục 5.3.3 xác định chiều dày hữu hiệu lớp bức xạ. Bước ống lấy bằng khoảng
cách giữa hai trục ống ở phần chính không tính đến những phần lồi ra lõm vào cục bộ.

Bức xạ của thể tích khói trong cụm ống có thể bỏ qua. Hệ số trao đổi nhiệt bức xạ
được xác định giống như của bộ quá nhiệt. Nhiệt độ bề mặt bám bẩn tính như công thức
(5-53).

Hệ số truyền nhiệt xác định theo công thức (5-28). Khi số dãy ống bằng hoặc lớn
hơn 5 thì lượng nhiệt bức xạ từ buồng lửa ra đã được hấp thụ hoàn toàn. Khi số dãy ống bé
hơn thì có 1 phần nhiệt bị các bề mặt đốt phía sau hấp thụ.

Để tính toán lượng nhiệt đó cần phải xác định hệ số góc của cụm ống co theo toán
đồ 1 và tính lượng nhiệt hấp thụ của cụm ống.

67
 co .q1bx .H co
Q bx  bx , kJ/kg (5-13)
Bt

Trong đó: qlbx - suất phụ tải nhiệt ở phần trên buồng lửa xác định dựa vào tính;
toán nhiệt theo vùng. Trong trường hợp không có thì dựa vào hệ số
phân bố nhiệt;

Hbxcô - diện tích bề mặt hấp thụ bức xạ của dàn ống.

Khi tính chế tạo thì dựa vào công thức (5-1) để tính diện tích bề mặt đốt của cụm
ống.

Khi tính toán kiểm tra thì cũng dựa vào (5-1) để tính lượng nhiệt của bề mặt hấp
thụ nhiệt cụm ống tương ứng với 1kg nhiên liệu. Nếu như sai số giữa lượng nhiệt tính ra từ
phương trình truyền nhiệt không quá 2% cho cụm ống lò và không quá 5% cho dãy
pheston thì tính toán coi như kết thúc. Nếu sai số vượt quá giá trị trên thì phải tính lại.

5.2.7. Tính bộ quá nhiệt đối lƣu.

Bộ quá nhiệt của lò hơi có công suất lớn và hiện đại rất phức tạp, có thể tạo thành
từ nhiều phần có cấu trúc khác nhau: bức xạ, nửa bức xạ, đối lưu. . . .

Trình tự tính toán bộ quá nhiệt đối lưu và nửa bức xạ là giống nhau. Tổng lượng
nhiệt hấp thụ của bộ quá nhiệt dựa vào thông số hơi đã cho có thể xác định được theo công
thức (5-3).

Q qn 
Bt

D ,, ,

i  i  Q bx  Q tr , kJ/kg; (5-14)

Trong đó: Qtr - lượng nhiệt mà hơi mới truyền cho hơi thứ cấp trong thiết bị trao đổi
nhiệt ứng với 1 kg nhiên liệu.

Khi tính kiểm tra thì ta chọn nhiệt độ khói đầu ra, dựa vào công thức (5-2) tính
lượng nhiệt do khói truyền cho bộ quá nhiệt, và dựa vào công thức trên để tính lượng nhiệt
hấp thụ của bộ quá nhiệt.

Nhiệt lượng bức xạ từ buồng lửa tới bộ quá nhiệt nửa bức xạ xác định theo công
thức (5-6). Nhiệt lượng bức xạ buồng lửa tới bộ quá nhiệt đối lưu phụ thuộc vào bề mặt
phân chia buồng lửa với bộ quá nhiệt.

Nếu giữa buồng lửa và bộ quá nhiệt có đặt cụm ống đối lưu hay dãy pheston thì Qbx
được xác định theo công thức (5-13). Còn nếu như giữa bộ quá nhiệt và buồng lửa có bố trí
bộ quá nhiệt nửa bức xạ (kiểu tấm) thì Qbx được tính theo công thức (5-7).

68
Khi xác định Qbx thì trong tất cả các trường hợp đều phải xét đến hệ số phân phối
nhiệt theo chiều cao buồng lửa y. Thông thường đầu vào của bộ quá nhiệt là hơi bão hoà
khô (độ ẩm bằng 0) nên i'qn = i'bh .

Khi tính các cấp của bộ quá nhiệt thì lượng nhiệt hấp thụ của từng cấp tương ứng
được xác định trên cơ sở nhiệt độ hơi đã cho hoặc đã chọn ở đầu ra và vào của nó. Để xác
định áp suất trung gian giữa các cấp thì phải tiến hành tính gần đúng liên tiếp để tìm các
giá trị đó ở đầu ra bộ quá nhiệt. Nếu các giá trị áp suất trung gian tính toán được sai khác
so với áp suất giả thiết quá 3% thì phải tính lại từ đầu.

Độ chênh nhiệt độ trung bình của khói và hơi quá nhiệt phụ thuộc vào cấu tạo của
bộ quá nhiệt, phương chuyển động của dòng khói và hơi xác định theo (mục 5.2).

Hệ số bám bẩn xác định theo mục 5.6, hệ số hữu hiệu nhiệt xác định theo mục 5.6.

Nhiệt độ vách có bám bẩn của bộ quá nhiệt được xác định theo công thức (5-53) và
(5-54). Khi sử dụng công thức (5-53) thì cần chú ý nếu Q > 15% thì nhiệt độ vách bám
bẩn tn phải tính lại.

Hệ số trao đổi nhiệt bức xạ bx của bộ quá nhiệt xác định theo toán đồ 18.

Dựa vào chỉ dẫn mục 5.5.3 để tính chiều dày hữu hiệu lớp khói. Thể tích không
gian khói trước hoặc trong bộ quá nhiệt đối lưu dựa vào công thức (5-50) để xác định.
Thông thường bức xạ của thể tích khói trong bộ quá nhiệt đối lưu có thể bỏ qua.

Vì hệ số trao đổi nhiệt từ vách đến hơi ảnh hưởng không lớn lắm đến hệ số truyền
nhiệt chung cho nên khi tính  ta có thể đơn giản hoá như sau: Để tính 2 ta phải chọn thể
tích riêng của hơi nước theo nhiệt độ trung bình. Áp suất hơi trung bình của bộ quá nhiệt
hay của từng phần được lấy bằng giá trị trung bình cộng áp suất hơi đầu ra và đầu vào.

Hệ số 2 xác định theo toán đồ 14.

Đối với lò hơi siêu cao áp thì trở lực nhiệt 1/2 rất nhỏ có thể bỏ qua.

Hệ số truyền nhiệt của bộ quá nhiệt phụ thuộc vào loại nhiên liệu cháy và cấu tạo
của bộ quá nhiệt, được xác định theo công thức (5-30), (5-31), (5-32). khi cháy hỗn hợp
nhiên liệu và có khói bao phủ ngang và dọc thì được tính theo chỉ dẫn mục 5.3.6.

Khi tính chế tạo bộ quá nhiệt thì diện tích của nó được xác định từ công thức (5-1).
Còn khi tính kiểm tra thì cũng dựa vào (5-1) xác định phụ tải nhiệt của bộ quá nhiệt.

Nếu như lượng nhiệt hấp thụ của nó tính được sai khác so với lượng cân bằng nhiệt
tính từ các phương trình (5-2), (5-3) mà nhỏ hơn 2% (khi không có bộ giảm ôn là 3%) thì
việc tính bộ quá nhiệt coi như xong và lượng nhiệt hấp thụ được tính theo công thức (5-2)
hoặc (5-3).

69
Nếu sai số vượt quá trị số nói trên ta phải tính lại theo chỉ dẫn. Khi đó hệ số truyền
nhiệt cần phải tính lại nếu nhiệt độ của khói ở đầu cuối chênh lệch trên 500C. Còn độ
chênh nhiệt độ trung bình trong tất cả các trường hợp đều phải tính lại. Nếu sau lúc tính lại,
sai số giữa trị số thu được và trị số giả thiết lớn hơn trị số cho phép thì nhiệt độ khói đầu ra
phải tính lại. Dựa vào nhiệt độ đó từ công thức (5-2) xác định lượng nhiệt hấp thụ của bộ
quá nhiệt và từ (5-3) tính lại nhiệt độ hơi quá nhiệt.

Nếu như lượng nhiệt do khói toả ra có tính đến sự hấp thụ nhiệt của bề mặt phụ thì
sau khi tính kiểm tra cần phải tính thêm:

H'.k.(  t)
Q'  , kJ / kg; (5-15)
Bt

ở đó H' - diện tích bề mặt phụ thêm, m2;

θ, t - nhiệt độ khói và môi chất ở bề mặt quá nhiệt phụ, 0C.

Trình tự tính bộ quá nhiệt bức xạ như sau:

Nhiệt hấp thụ của nó (giống như dàn ống sinh hơi) được tính dựa vào diện tích của
tường Ft và hệ số hữu hiệu.

Suất phụ tải nhiệt bức xạ của bộ quá nhiệt bức xạ được tính toán do tính toán nhiệt
theo vùng hoặc nhờ các hệ số phân bố nhiệt y hoặc . Khi đó nhiệt hấp thụ ứng với 1kg
nhiên liệu sẽ là:

Hqn
bx .q qn Ftqn . qqn
Q 
qn
bx  , kJ / kg; (5-16)
Bt Bt

Sau khi có Qbxqn dựa vào entanpi hơi đầu vào bộ quá nhiệt xác định entanpi hơi và
nhiệt độ hơi đầu ra bộ quá nhiệt.

Nếu bộ quá nhiệt có đặt bộ giảm ôn thì khi bộ quá nhiệt cần lưu ý một số điểm sau
đây:

Khi đặt bộ giảm ôn bề mặt ở phía đầu hơi bão hoà thì entanpi hơi đầu vào bộ quá
nhiệt sẽ là:

i' = ibh - r (1 - x), kJ/kg (5-17).

Trong đó: r - nhiệt hoá hơi ứng với áp suất trong bao hơi.

x - độ ẩm của hơi trước bộ quá nhiệt

Nếu như nhiệt lượng hấp thụ của bộ giảm ôn ứng với 1 kg hơi được nước làm lạnh
là ∆igo thì entanpi đầu vào sẽ là:

70
i' = ibh - igo, kJ/kg (5-18)

Trong tính toán cho phép xác định độ chênh nhiệt độ trung bình của bộ quá nhiệt
mà không kể đến độ ẩm ban đầu.

Nếu đặt bộ giảm ôn bề mặt hoặc bộ giảm ông kiểu phun vào giữa 2 cấp của bộ quá
nhiệt thì độ chênh nhiệt độ trung bình phải tính riêng hai đoạn và có tính đến độ giảm nhiệt
độ và entanpi khi hơi đi qua bộ giảm ôn.

Hệ số truyền nhiệt có thể tính chung cho toàn thể các phần dọc theo chiều đường
khói và có cấu trúc giống nhau của bộ quá nhiệt.

Khi đặt bộ giảm ôn kiểu phun ở giữa thì lưu lượng hơi quá nhiệt ở phần trước sẽ
nhỏ hơn phần sau một lượng:

igo
D  D  D,  D. , kg/h (5-19)
i  ip
"
I

Trong đó: igo = i"I - i'II

ip - entanpi nước phun vào bộ giảm ôn.

Khi tính chế tạo bộ quá nhiệt có bộ giảm ôn đặt giữa thì thường người ta cho trước
nhiệt độ hơi đầu ra và igo. Còn các đại lượng khác xác định theo các phương trình cân
bằng nhiệt (5-2), (5-3).

Khi tính kiểm tra thì trước hết ta tính phần bộ quá nhiệt đặt trước (theo đường
khói). Nếu bộ giảm ôn đặt trước (theo đường hơi) thì cần cho trước D, còn nếu nó đặt sau
(theo đường hơi) thì cần cho trước igo.

Khi dùng lưu lượng khói đi qua bộ quá nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt
thì khi tính cấu tạo cần phải tiến hành như sau: chia lượng khói đi qua bộ quá nhiệt, tính
entanpi và nhiệt độ khói sau bộ quá nhiệt và tính diện tích bề mặt nhận nhiệt của nó. Dựa
vào công thức (5-2) xác định entanpi và nhiệt độ của khói vào cấp tiếp theo. Phải tính toán
bề mặt hấp thụ nhiệt đặt ở phần chính và ở phần khói điều chỉnh đi qua. Sự phân bố thực tế
của lượng khói được xác định theo phương pháp liên tiếp gần đúng.

Đối với bộ quá nhiệt trung gian có sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt hơi nước hoặc khí
để điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt của nó thì cần phải sơ bộ đánh giá lượng nhiệt mà bộ
quá nhiệt sơ cấp cho. Sau khi tính toán cần phải tính chính xác lượng nhiệt hấp thụ của
thiết bị trao đổi nhiệt và phần nhiệt do bộ quá nhiệt sơ cấp cung cấp cho nó.

5.2.8. Tính bộ quá nhiệt trung gian.

Tính bộ quá nhiệt trung gian không có gì khác so với tính bộ quá nhiệt sơ cấp cả,
phải dựa vào lưu lượng và thông số hơi quá nhiệt trung gian để tính.

71
Khi có trang bị thêm thiết bị trao đổi nhiệt hơi nước hoặc thiết bị trao đổi nhiệt khí.
Thì nhiệt lượng do khói toả ra cho bộ quá nhiệt trung gian sẽ là.

Dtg
Q (i" i ')  Qt , kJ / kg; (5-20)
Bt

Trong đó: Dtg - lượng hơi quá nhiệt trung gian (kg/h)

Qt - lượng nhiệt hơi quá nhiệt trung gian hấp thu trong bộ trao đổi
nhiệt.

Trong bộ trao đổi nhiệt thì hệ số truyền nhiệt được xác định dựa vào phía khói và
cũng giống như các cụm ống thông thường được khói bao phủ.

Độ chênh nhiệt độ trung bình giữa hai môi chất được tính toán cùng với lượng nhiệt
hấp thụ của nó bằng phương pháp tính gần đúng liên tiếp.

5.2.9. Tính bộ hâm nƣớc.

Khi tính chế tạo bộ hâm nước thì nhiệt độ đầu vào của khói và nước là đã biết.
Lượng nhiệt hấp thụ tính được từ phương trình cân bằng nhiệt là:

100
Qhn  Qdv .l .  Qbx  Qco  Qqd  Qqn  Qqn
t
(5-21)
100  q4

trong đó: Qbx, Qco, Qqd, Qqn - lượng nhiệt hấp thụ ứng với 1 kg nhiên liệu của các bề mặt
hấp thụ nhiệt: bức xạ buồng lửa, của cụm ống lò, của vùng quá đô, của bộ quá nhiệt và bộ
quá nhiệt trung gian (trừ bộ quá nhiệt bức xạ).

Hệ số truyền nhiệt bộ hâm nước được xác định theo công thức (5-33). Trị số nhiệt
trở 1/2 phía nước có thể bỏ qua.

Khi tính toán bộ hâm nước cần dựa vào lượng nước thực tế đi qua bộ hâm nước Dh
có tính đến lượng xả lò và lượng nước đi qua thiết bị trao đổi nhiệt phụ. Enatnpi nước đầu
vào bộ hâm khi có tái tuần hoàn nước từ bộ giảm ôn về bộ hâm được xác định:

Dqn
i '  i nc  igo , kJ / kg; (5-22)
Dhn

Trong đó: i', inc là entanpi đầu vào bộ hâm và entanpi nước cấp;

igô - độ giảm ôn của hơi quá nhiệt đã được tính khi tính bộ quá nhiệt;

Dqn - lưu lượng hơi đi qua bộ quá nhiệt;

Dhn – lưu lượng nước qua bộ hâm nước.

72
Độ chênh nhiệt độ trung bình của bộ hâm nước được xác định có tính đến phương
chuyển động của dòng khói và nước. Đối với bộ hâm nước kiểu sôi thì sẽ có một phần hơi
ở đầu ra, do đó nhiệt độ đầu ra lấy bằng nhiệt độ bão hoà của nước. Ta có thể xác định
được nhiệt độ trung bình của nước dùng để tính nhiệt độ vách ống như sau:

i" i bh
t  t bh  khi độ sôi x  30%. (5-23)
2

Nhiệt độ vách bám bẩn của bộ hâm nước được tính theo công thức (5-40). Nhiệt độ
của khói ở đầu ra bộ hâm nước và tốc độ của nó được xác định trong quá trình tính toán
lượng khói đi qua bộ hâm nước.

Đối với bộ hâm nước kiểu có cánh và kiểu tấm thì hệ số truyền nhiệt được xác định
dựa vào toán đồ 19.

Bề mặt hấp thụ nhiệt của bộ hâm nước kiểu có cánh được tính về phía khói và xác
định theo toán đồ 19. Bề mặt hấp thu của bộ hâm nước kiểu tấm được tính như sau:

H = dl + 4ht.lt , m2;

Trong đó: ht, lt - chiều cao và chiều dài của cánh.

5.2.10. Tính bộ sấy không khí.

Khi tính cấu tạo bộ sấy không khí ta chọn nhiệt độ không khí đầu ra và đầu vào và
nhiệt độ khói ở một đầu của nó.

Khi tính kiểm tra thì entanpi của khói và không khí ở đầu vào đã biết.

Dựa vào công thức (5-2) và (5-5) để tính cân bằng nhiệt về khói và về phía không
khí.

Lưu lượng không khí tính toán là lưu lượng không khí thực tế đi qua bộ sấy không
khí có tính đến lượng không khí lọt.

Trong trường hợp toàn bộ không khí đều được sấy trong bộ sấy không khí thì trị số
skk được xác định như sau (kể cả bộ sấy không khí 1 cấp và cấp 2 của bộ sấy 2 cấp).

"skk   bl   bl   ng , % (5-24)

Trong đó: bl - hệ số không khí thừa ở đầu ra buồng lửa

bl, ng - hệ số không khí lọt ở trong buồng lửa và ở trong hệ thống
nghiền than.

Trị số "1 của bộ sấy cấp 1 thuộc bộ sấy không khí hai cấp được xác định
như sau:

73
”1 + ”skk + 2;

Trong đó: 2-độ xì không khí từ bộ sấy không khí cấp 2, lấy bằng hệ số lọt
không khí phía khói.

Trong trường hợp chỉ có một phần không khí đi qua bộ sấy không khí cấp 2 thì khi
tính toán ta lấy lưu lượng thực tế của nó.

Khi tái tuần hoàn một phần không khí nóng về bộ sấy để nâng cao nhiệt độ không
khí ở đầu vào thì tỷ số giữa lượng không khí tái tuần hoàn so với lượng không khí lý thuyết
được xác định từ phương trình:

 t kkl
 t
'
 th  "skk   skk . skk
(5-25)
t kkn  t skk
'

ở đây: skk- hệ số lọt không khí

tkkl, tkkn, t’skk - nhiệt độ không khí lạnh không khí nóng và nhiệt độ
đầu vào bộ sấy không khí sau khi đã hoà trộn vơi không khí tái tuần hoàn.

Do có không khí tái tuần hoàn nên khi tính cân bằng nhiệt, độ chênh nhiệt độ trung
bình và tốc độ trung bình đều phải tính theo lưu lượng thực tế, và nhiệt độ của không khí
thực tế. Cần bổ sung th vào trị số skk .

Nhiệt độ trung bình của khói và không khí được xác định bằng trung bình cộng
giữa nhiệt độ của nó ở đầu vào và đầu ra bộ sấy không khí.

Tốc độ trung bình của không khí được xác định dựa vào lưu lượng trung bình của
nó trong bộ sấy không khí, dựa vào nhiệt độ trung bình và công thức (5-37).

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của bộ sấy không khí kiểu ống đến môi chất làm việc
chảy trong ống được xác định theo toán đồ 13 tương ứng với hệ số hiệu chỉnh về đặc tính
vật lý và nhiệt độ của môi trường Cvl. Đối với khói đi trong ống Cvl không phụ thuộc vào
nhiệt độ vách ống. Khi không khí nóng đi trong ống Cvl phụ thuộc vào nhiệt độ, lấy bằng
nhiệt độ trung bình của khói và không khí. Đối với ống tương đối dài thì có thể bỏ qua hệ
số hiệu chỉnh .

Khi môi chất làm việc chuyển động giữa các ống, hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của
nó khi khói bao phủ ngang thuần tuý được xác định theo toán đồ 11 và 12, phụ thuộc vào
sự phân bố ống trong cụm, bố trí so le hay song song.

Trong bộ sấy không khí hồi nhiệt thì hệ số trao đổi nhiệt đối lưu được xác định theo
toán đồ 17.

Đối với bộ sấy không khí kiểu tấm thì hệ số trao đổi nhiệt đối lưu từ phía khói đến
tường và tường đến không khí khi Re < 104 được xác định theo toán đồ 13. Khi đó hệ số

74
trao đổi nhiệt đối lưu không phụ thuộc vào chiều rộng của các kẽ hở mà chỉ phụ thuộc vào
tốc độ và nhiệt độ môi chất.

Đối với bộ sấy không khí bằng gang kiểu có cánh và kiểu cánh răng thì hệ số trao
đổi nhiệt phía khói xác định theo toán đồ 20, còn phía không khí xác định theo toán đồ 21.

Hệ số trao đổi nhiệt bức xạ của sản phẩm cháy chỉ dùng cho bộ sấy không khí cấp 2
kiểu ống và kiểu hồi nhiệt.

Hệ số truyền nhiệt của bộ sấy không khí được tính theo công thức 5-35.

Bề mặt hấp thụ nhiệt của bộ sấy không khí kiểu ống được tính theo đường kính
trung bình. Đối với bộ sấy kiểu quay thì lấy diện tích bề mặt sấy hai phía của cánh. Đối với
bộ sấy có cánh xác định theo diện tích mặt ngoài của ống có cánh.

5.2.11. Phân phối nhiệt lƣợng cho từng bề mặt đốt

Mục đích:

- Xác định lượng nhệt hấp thụ của từng bề mặt đốt.

- Xác định nhiệt độ sau của từng bộ đốt.

5.2.11.1. Tổng lượng nhiệt hấp thụ hữu ích trong lò hơi.

Qhi = ( ), kW.

5.11.2. Tổng lượng nhiệt hấp thụ của cụm feston.

Trong đó:

y: Hệ số kể đến sự hấp thụ nhiệt không đều theo chiều cao của buồng lửa.

Hpbx: Diện tích bề mặt chịu nhiệt bức xạ.

qtb: phụ tải nhiệt trung bình của bề mặt truyền nhiệt bức xạ của buồng lửa.

Hbx: tổng diện tích truyền nhiệt bức xạ của buồng lửa.

Qblbx : Nhiệt lượng hấp thu của buồng lửa.

Tổng lượng nhiệt hấp thụ của dãy feston:

75
5.2.11.3. Lượng nhiệt hấp thụ bức xạ từ buồng lửa của bộ quá nhiệt đối lưu cấp II.

( )

5.2.11.4. Lượng nhiệt hấp thụ bức xạ của dàn ống sinh hơi.

( ),

5.2.11.5. Lượng nhiệt hấp thụ bằng đối lưu của bộ quá nhiệt cấp II.

Trong đó:

+ Qqn = (i”qn – i”bh)D, kW

Với: i”qn; i”bh là entanpi đầu ra và đầu vào của hơi quá nhiệt;

+ lượng nhiệt thu được của bộ giảm ôn.

5.2.11.6. Tổng lượng nhiệt hấp thụ của bộ hâm nước.

( )

5.2.11.7. Độ sôi của bộ hâm nước.

Entanpi nước cấp khi đi vào bộ hâm nước.

Lượng nhiệt hấp thụ của bộ hâm nước.

( )

5.2.11.8. Tổng lượng nhiệt hấp thụ của bộ sấy không khí.

Qskk = βtbskk Btt (Inkk - Ilkk), kW

Trong đó:

βtbskk = β”skk + 0,5Δαskk - lượng không khí đi vào bộ sấy không khí

β”skk = αbl –Δαbl - Δαng - lượng không khí ra khỏi bộ sấy không khí

5.2.11.9. Xác định lượng nhiệt hấp thụ của bộ hâm nước cấp I, cấp II.

*. Nhiệt độ không khí đầu ra bộ sấy không khí cấp I.

t’’sI = tnc + (10  15)0C

76
*. Nhiệt độ nước đầu vào bộ hâm nước cấp II.

Đối với bộ hâm nước kiểu sôi thì nhiệt độ đầu ra lấy bằng nhiệt độ sôi của nước
còn đối với bộ hâm nước kiểu chưa sôi thì lấy thấp hơn 400C ở áp suất tương ứng.

*. Nhiệt độ khói trước bộ sấy không khí cấp II.

Phân bố nhiệt lượng phần hấp thụ giữa hai cấp của bộ hâm nước được xác định bởi
việc xác định nhiệt độ khói trước bộ sấy không khí cấp II. Nhiệt độ khói trước bộ sấy
không khí cấp II chọn theo điều kiện đảm bảo chống ăn mòn bộ sấy không khí ở nhiệt độ
cao vì vậy nhiệt độ phải nhỏ hơn 5500C.

tbh – t’hnI  400C

*. Nhiệt độ nước ra khỏi bộ hâm nước cấp I: t’’hnI = t’hnII

*. Nhiệt lương hấp thụ của bộ hâm nước cấp I.

QhnI = D (i’’hnI - inc), kW

*. Nhiệt lương hấp thụ của bộ hâm nước cấp II.

QhnII = Qhn - QhnI, kW.

5.2.11.10. Nhiệt lượng hấp thụ của bộ sấy không khí cấp I.

QskkI = Btt.( Iskk+ skkI/2).(i’’sI – i’sI), kW.

5.2.11.11. Nhiệt lượng hấp thụ của bộ sấy không khí cấp II.

QskkII = Qskk – QskkI, kW

5.2.11.12. Nhiệt độ khói sau các bề mặt đốt.

*. Nhiệt độ khói sau bộ quá nhiệt.

*. Nhiệt độ khói sau bộ hâm nước cấp II.

*. Nhiệt độ khói sau bộ sấy không khí cấp II.

*. Nhiệt độ khói sau bộ hâm nước cấp I.

77

*. Nhiệt độ khói sau bộ sấy không khí cấp I.

5.3. Tính toán hệ số truyền nhiệt.

5.3.1. Hệ số truyền nhiệt đối với vách phẳng có nhiều lớp được biểu thị bằng công
thức sau:

1
k , W/m2.0C; (5-26)
1 t kl c 1
   
1  t  kl c  2

Trong đó:

1, 2-hệ số trao đổi nhiệt từ khói tới vách và từ vách tới môi chất làm việc
20
(W/m . C);

t, t-chiều dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp tro hoặc là mồ hóng bám trên mặt ngoài
ống (m, W/m.0C);

kl, kl-chiều dày và hệ số dẫn nhiệt của vách kim loại (m, W/m.0C);

c, c-chiều dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp cáu cặn nước bám trên mặt
trong ống (m, W/m.0C);

t
 t
-nhiệt trở của lớp tro bụi mặt ngoài ống được gọi là hệ số bám bẩn

(m2.0C/W).

Nếu như một hoặc hai môi chất trao đổi nhiệt là khói hoặc không khí thì 1/1 hoặc
1/2 sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với kl /kl và khi đó có thể bỏ qua số hạng kl /kl lúc tính
toán.

Khi tính cho các bộ phận trao đổi nhiệt bằng ống và môi chất trong đó là hơi nước
thì phần nhiệt trở kim loại vẫn phải tính vào.

Trong các lò hơi nhà máy điện từ trung áp trở lên yêu cầu chế độ vận hành phải
đảm bảo sao cho không có cáu đóng trên vách ống. Nên khi đó trong tính nhiệt có thể bỏ
qua đại lượng c /c.

Hệ số bám bẩn  phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: loại nhiên liệu, tốc độ khói, đường
kính ống, cách bố trí ống và được xác định bằng toán đồ 8.

78
Ngoài ra có lúc người ta còn dùng hệ số sử dụng  là tỷ số giữa các hệ số truyền
nhiệt của bề mặt có bám bẩn không bám bẩn để đánh giá độ bám bẩn.

Trong lò hơi các ống thẳng, dài, mỏng nên coi là vách phẳng để tính.

5.3.2. Hệ số truyền nhiệt trong chùm ống đối lưu.

Hệ số 1 được xác định theo công thức sau:

1 = . (đl + bx), W/m2.0C; (5-27)

Trong đó:

 - hệ số sử dụng tính đến sự làm giảm bề mặt truyền nhiệt do sự bao phủ của khói
không đồng đều khi khói lưu động ngang qua các ống, ở các lò hơi hiện đại  = 1. Đối với
bộ quá nhiệt kiểu tấm và các trường hợp lưu động phức tạp thì  được xác định theo các
qui định cụ thêể (sẽ trình bày ở phần sau);

đl - hệ số trao đổi nhiệt đối lưu (W/m2.0C);

bx - hệ số tính đổi trao đổi nhiệt bức xạ (W/m2.0C).

5.3.3. Hệ số truyền nhiệt đối với bề mặt đốt nửa bức xạ.

Hệ số k lúc này được xác định theo công thức sau:

1
k , W/m2.0C; (5-28)
 Q   1 
1  1  bx      1
 Q   2 

Trong đó:

 Q bx  - thừa số tính đến nhiệt lượng hấp thụ từ buồng lửa tới bề mặt đốt nửa bức
1  
 Q 
xạ.

1-hệ số trao đổi nhiệt từ khói tới vách và được xác định:
 d 
1    dl .   bx  , W/m2.0C ; (5-29)
 2s 2  

Trong đó:

đl - hệ số truyền nhiệt đối lưu theo toán đồ 11, 12;

 - hệ số bám bẩn xác định theo toán đồ 8.;

 - hệ số góc xác định theo toán đồ 1;

79
Q-lượng nhiệt tổng cộng mà các tấm thu được tính theo công thức (5-1) hoặc (5-2);

Qbx - nhiệt lượng hấp thụ bằng bức xạ từ buồng lửa xác định theo công thức (5-10).

5.3.4. Hệ số truyền nhiệt trong các chùm ống bố trí so le khi đốt nhiên liệu rắn.

Đối với bộ quá nhiệt:

1
k , W/m2.0C. (5-30)
1 1

1 2

Đối với bộ hâm nước, bề mặt ống sinh hơi và bộ quá nhiệt có áp suất trên tới hạn
thì 2  (5-25).103W/m2.0C, còn 1  100 W/m2.0C nên có thể bỏ qua 1/2, do đó hệ số
truyền nhiệt là:

1
k , W/m2.0C. (5-31)
1  1

5.3.5. Hệ số truyền nhiệt trong các chùm ống bố trí song song khi đốt nhiên liệu
rắn.

Trong các chùm ống sole cũng như song song khi đốt dầu ma dút hoặc nhiên liệu
khí:

Đối với bộ quá nhiệt, bộ sấy không khí thì:

 1 2
k , W/m2.0C, (5-32)
1   2

Đối với bộ hâm nước, bề mặt sinh hơi, cụm ống đối lưu, bộ quá nhiệt ở áp suất trên
tới hạn thì:

k = . 1 , W/m2.0C (5-33)

Hệ số truyền nhiệt của các cụm ống lò, công suất nhỏ, dãy ống pheston cũng được
tính theo công thức trên (5-33).

ở đây: - hệ số sử dụng kể đến độ bao phủ ống và hệ số bám bẩn.

 = 0,75 khi đốt nhiên liệu rắn,

 = 0,65 khi đốt nhiên liệu lỏng,

 = 0,7 khi đốt khí thiên nhiên.

5.3.6. Hệ số truyền nhiệt khi có lưu động hỗn hợp ngang và dọc.

80
Lúc đó phải xác định hệ số truyền nhiệt riêng từng phía kng (ngang), kd (dọc) tương
ứng có bề mặt truyền nhiệt Hng, Hd ta có:

k ng .Hng  k d .Hd
k , W/m2.0C (5-34)
Hng  Hd

5.3.7. Hệ số truyền nhiệt ở bộ sấy không khí kiểu ống và tấm.

Đối với bộ sấy không khí người ta thường sử dụng hệ số sử dụng  kể đến đồng
thời ảnh hưởng của sự bám bẩn ống, độ bao phủ không đồng đều của không khí và khói....
nó được xác định theo công thức sau:

12
k (5-35)
1  2

Hệ số  tra theo toán đồ 8.

5.4. Tính toán hệ số tỏa đổi nhiệt đối lƣu.

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu phụ thuộc vào tốc độ và nhiệt độ của dòng, vị trí của
ống trong cụm, dạng bề mặt (trơn hay có cánh) và đặc tính của dạng lưu động (ngang, dọc,
chéo) các tính chất vật lý của môi chất lưu động. Có lúc còn phụ thuộc vào nhiệt độ của
vách ống.

5.4.1. Tốc độ khói đi qua cụm ống đối lưu được xác định bằng công thức:

B t .Vk t  273
k  , m/s; (5-36)
3600.F.273

Trong đó: F - tiết diện lưu thông của khói, f=ab-z1ld, m2;

Vk - thể tích khói của 1 kg nhiên liệu hoặc 1m3 nhiên


liệu khí ở điều kiện tiêu chuẩn 750 mmHg và 00C.
Hình 5.3. xác định
tiết diện khói đi qua
- Tốc độ không khí được xác định:

B t . kk .Vkk0 t  273
kk  , m/s; (5-37)
3600.F.273

Trong đó:

 kk
kk  ,,kk    th
2 .

81
th-lượng không khí tái tuần hoàn về bộ sấy không khí.

- Tốc độ của nước và hơi nước được xác định theo công thức sau:

D.v tb
h  , m/s; (5-38)
3600.f

Trong đó: D - sản lượng hơi trong 1 giờ (kg/h);

vtb - thể tích riêng trung bình của hơi nước (m3/kg),;

f - tiết diện lưu thông của hơi nước, m2.

5.4.2. Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu khi lưu động ngang qua chùm ống song song và
các bề mặt nửa bức xạ.

Hệ số đl được xác định trong trường hợp này sẽ là:

  d 
0, 6

 dl  0,2.C z .Cs .   . Pr 0,33 , W/m2.0C. (5-39)


d  

Công thức này được ứng dụng trong phạm vi:

Re = (1,5 + 100).103.

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu cũng được xác định bằng toán đồ 11 (đl =
H.Cz2.CS.Cф W/m2.0C).

5.4.3. Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu khi lưu động ngang của các chùm ống so le:

Hệ số trao đổi nhiệt đối khi được xác định theo công thức sau:

  d 
0, 6

 dl  C z .Cs .   . Pr 0,33 , W/m2.0C; (5-40)


d  

Hệ số trao đổi nhiệt này cũng có thể xác định theo toán đồ 12 (đl = H.Cz.CS.Cф
20
W/m . C).

5.4.4. Khi các chùm ống có bước ống khác nhau

Khi các chùm ống có bước ống khác nhau ta phải lấy bước ống trung bình, và được
xác định như sau:

S1.H1  S2 .H2  ... 


Stb  , m. (5-41)
H1  H2  ... 

5.4.5. Khi các ống có đường kính khác nhau:

82
Khi các ống có đường kính khác nhau, thì đường kính trung bình được xác định
như sau:

H1  H 2  ... 
d tb  , m. (5-42)
H1 H 2
  ... 
d1 d 2

5.4.6. Khi trong 1 chùm ống vừa bố trí so le vừa bố trí song song:

Khi trong 1 chùm ống vừa bố trí so le vừa bố trí song song thì hệ số trao đổi nhiệt
phải tính riêng cho từng loại riêng biệt, sau đó tính đổi thành giá trị chung và xác định theo
công thức.

sole Hsole  soso Hsoso


dl  , W/m2.0C. (5-43)
Hsole  Hsoso

5.4.7. Đối với chùm ống có lưu động nghiêng:

Đối với chùm ống có lưu động nghiêng, tốc độ tính toán được xác định theo tiết
diện Ftt như hình 5.1a. Và hệ số trao đổi nhiệt được xác định như công thức tính trong
trường hợp lưu động ngang, nếu độ lớn của góc  < 800. Đối với cụm ống song song cần
thêm vào hệ số hiệu chỉnh là 1,07. Còn đối với cụm ống so le thì không có hệ số hiệu
chỉnh.

5.4.8. Hệ số trao đổi nhiệt lúc lưu động dọc:

Hệ số trao đổi nhiệt lúc lưu động dọc đl được xác định trong vùng chảy rối hoặc
với bộ sấy không khí kiểu tấm có Re < 104 và được xác định như sau:

0 ,8
  d td 
 dl  0,023   Pr 0, 4 C t C d C l , W/m2.0C. (5-44)
d td   

Hệ số dl cũng được xác định theo toán đồ.

Đối với khói, không khí theo toán đồ 34,

Đối với hơi (trừ khu vực tới hạn) theo toán đồ 14,

Đối với nước chưa sôi ở nhiệt độ cao theo toán đồ 15.

83
Hình 5.2. Để xác định các bề mặt đối lưu có dòng lưu động phức tạp.

5.4.9. Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của bộ sấy không khí kiểu tấm khi Re < 104:

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của bộ sấy không khí kiểu tấm khi Re < 104 được xác
định như sau:


dl  0,00365  Pr 0,4 , W/m2.0C. (5-45)

Hệ số này cũng có thể được xác định theo toán đồ 17.

Khi Re  104 thì tính theo công thức (5-44) hoặc xác định theo toán đồ 13.

Đối với hệ số đl của bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt được chỉ dẫn cách tính ở mục
riêng.

5.5. Hệ số trao đổi nhiệt bức xạ của sản phẩm cháy.

5.5.1. Khi tính trao đổi nhiệt bức xạ của khói, người ta tính bức xạ của khí ba
nguyên tử và của các hạt tro, mồ hóng. Lượng nhiệt bức xạ đến 1m2 bề mặt đốt (qbx ,
KW/m2) được xác định nhờ hệ số trao đổi nhiệt bức xạ của sản phẩm cháy.

84
q bx
bx  , W/m2.0C; (5-46)
tk  tv

Trong đó:

tk, tv - nhiệt độ của khói và vách ngoài của ống có kể đến sự bám bẩn.

5.5.2. Hệ số trao đổi nhiệt bức xạ của sản phẩm cháy được xác định theo công thức
sau:

Đối với dòng khí có chứa bụi tro:


4
T 
1  t 
at 1 3  T  , W/m2.0C.
 bx  5,672.10 8 aT (5-47)
2 T
1 t
T

Đối với dòng khói không chứa tro (đốt nhiên liệu khí):

3, 6
T 
1  t 
at 1 3 T , W/m2.0C.
 bx  5,672.10 8 aT (5-48)
2 T
1 t
T

Trong đó,

at - độ đen của vách có bám bẩn của bề mặt nhận nhiệt bức xạ. Khi tính toán trao
đổi nhiệt bức xạ bề mặt đốt của lò ta lấy at = 0,8; đối với các chùm ống có bám xỉ at = 0,68.

a- độ đen của khói có nhiệt độ T có thể được xác định bằng toán đồ 2 hoặc được
xác định theo công thức sau:

a = 1 - e-kps

Trong đó :

kps - tổng chiều dày bức xạ hữu hiệu của sản phẩm cháy;

Tt, T - nhiệt độ của vách bám bẩn, và nhiệt độ của sản phẩm cháy, 0K.

Hệ số trao đổi nhiệt bức xạ của dòng có tro có thể xác định theo toán đồ 18 (bx =
ak.tbx, W/m2.0C) đối với dòng có bụi và (bx = ak.tbx.Ck, W/m2.0C) đối với dòng không có
bụi.

5.5.3. Tổng chiều dày bức xạ hữu hiệu của dòng khói có bụi tro được tính theo
công thức:

kps = (kkrk + kt.t).ps (5-49)

85
Trong đó:

kkrk được xác định theo công thức (4-44) hoặc toán đồ 3.

Còn kt.t được xác định theo công thức (4-45) hoặc toán đồ 4.

Chiều dày hữu hiệu của lớp bức xạ được giới hạn từ tất cả các phía của thể tích
khói được xác định theo công thức:

V
s  3,6. ,m (5-50)
Ft

Khi đó:

V - thể tích không gian lớp bức xạ, m3

Ft - diện tích bề mặt tường giới hạn, m2

Đối với chùm ống trơn thì :

 4 s .s 
s  0,9.d. . 1 2 2  1 , m. (5-51)
 d 

Đối với bề mặt đốt nửa bức xạ thì:

1,8
s , m. (5-52)
1 1 1
 
A B C

Trong đó:

A, B, C là chiều cao, chiều rộng, chiều sâu của không gian do 2 tấm quá nhiệt cạnh
nhau tạo thành;

s1, s2 - bước ống ngang và dọc.

Đối với các chùm ống có cánh thì đại lượng s trong công thức trên được tính như
chùm ống trơn theo công thức (5-51) và cần nhân thêm hệ số 0,4.

Đối với bộ sấy không khí đặt ở phía trên thì s được chọn như sau:

Bộ sấy không khí kiểu ống s = 0,9d;

Bộ sấy không khí kiểu tấm s = 1,8b;

(d-đường kính trong của ống, b-khoảng cách giữa các tấm).

5.5.4. Hệ số trao đổi nhiệt bức xạ của bộ quá nhiệt nửa bức xạ và đối lưu:

86
Nhiệt độ vách được xác định như sau:

Đối với bề mặt sinh hơi, nửa bức xạ và dàn ống ở tường khi đốt nhiên liệu rắn, lỏng
thì nhiệt độ vách ống lấy bằng nhiệt độ mặt ngoài lớp tro bám trên mặt ống và được xác
định như sau:

 1 B
t t  t     t  Qcb  Qbx  , 0C (5-53)
 2  H

Trong đó:

Qcb - lượng nhiệt bề mặt đốt hấp thụ được, xác định theo công thức (5-2), (5-3),
kJ/kg;

Qbx - lượng nhiệt mà bề mặt đốt nhận được từ nguồn bức xạ của buồng lửa, hoặc từ
thể tích khói trước bề mặt đốt;

t - nhiệt độ trung bình của môi chất, 0C;

2 - hệ số trao nhiệt từ vách ống tới hơi, W/m2.0C;

 - hệ số bám bẩn , m2.0C/W.

* Đối với các trường hợp khác, nhiệt độ của tường có bám bẩn thì được xác định
như sau :

tt = t + t , 0C. (5-54)

* Đối với dãy pheston t = 800C.

* Đối với bộ hâm nước 1 cấp khi tk > 4000C, cấp hai của bộ hâm nước 2 cấp, vùng
chuyển tiếp của lò trực lưu, các cụm ống ối lưu lò công suát nhỏ khi đốt nhiên liệu rắn,
lỏng thì:

t = 600C.

* Đối với cấp một của bộ hâm nước 2 cấp, đối với bộ hâm nước một cấp khi t K
0
400 C thì:

t = 250C Khi đốt nhiên liệu rắn, lỏng.

* Đối với nhiên liệu khí thì tất cả các bề mặt đốt đều lấy t = 250C.

* Đối với cấp hai bộ sấy không khí nhiệt độ của vách ống lấy bằng trung bình cộng
của nhiệt độ khói và không khí.
lv1

87
lv2 lcọ1
ọ2
Hình 5.3 : Xác định chiều sâu đường khói.

5.5.5. Nhiệt lượng bức xạ của thể tích khói các bề mặt đốt treo, các chùm ống và
các hàng ống đứng riêng lẻ được tính theo công thức :

  TK   l v   , W/m2.0C
0, 25 0, 07

 '
bx   bx 1  A  .   (5-55)
  1000   l co  

Trong đó:

lcô, lv - chiều sâu theo đường khói của cụm ống và của thể tích khói, (xem hình vẽ);

TK - nhiệt độ của khói trong thể tích khói, 0K;

Hệ số A = 0,3 khi đốt khí và ma dút ;

A = 0,4 khi đốt than đá và antraxít;

A = 0,5 khi đốt than nâu, than bùn, đá dầu.

Nhiệt bức xạ tới các chùm ống của thể tích khói đặt sau chùm ống không lớn lắm
và có thể bỏ qua. Cũng có thể không tính đến bức xạ tới các tấm bề mặt nửa bức xạ của các
thể tích khói đặt giữa chúng hoặc sau chúng, bởi vì độ đen trong các thể tích ấy và của các
tấm gần bằng nhau. Với cụm feston cũng tương tự.

5.6. Hệ số trao đổi nhiệt trong các bề mặt đốt có cánh.

5.6.1. Đối với bộ hâm nước có cánh bằng gang kiểu ЦKKБ và BTИ hệ số trao đổi
nhiệt được xác định theo toán đồ 19. Khi thiết bị không được thổi bụi thì hệ trao đổi nhiệt
được lấy giảm đi 20%.

5.6.2. Đối với các bộ sấy không khí bằng gang kiểu có cánh, để tăng cường khả
năng trao đổi nhiệt thường người ta làm cánh ngoài ống còn răng trong ống, thì hệ số trao
đổi nhiệt ứng với toàn bộ bề mặt ngoài phía khói Hn và mặt trong phía khí Ht được xác
định theo công thức:

88
 , W/m2.0C
k (5-56)
1 1 Hn
 .
1qd  qd
2 Ht

Trong đó:

 - hệ số sử dụng,

1qd, 2qd - hệ số trao đổi nhiệt qui dẫn của các ống sạch từ phía khói và phía không
khí, W/m2.0C.

Hn/Ht - tỷ số giữa bề mặt toàn bộ về phía khói ở ngoài và bề mặt toàn bộ về phía
không khí ở trong.

Hệ số trao đổi nhiệt qui dẫn về phía khói (mặt ngoài) được xác định theo toán đồ
20 hoặc theo công thức sau:

0, 72
  S c 
 qd
 0,355   , W/m2.0C;
 
1
Sc 

Với :  - hệ số dẫn nhiệt ở nhiệt độ trung bình của dòng, W/m0C;

 - độ nhớt động học của dòng, m2/s;

 - tốc độ của khói, m/s;

Sc - bước của cánh, m.

Hệ số trao đổi nhiệt qui dẫn về phía không khí, ứng với bề mặt phía trong:

Đối với ống có cánh dọc phía trong:

0,84
 6    d td 
 qd
 0,01091     , W/m2.0C. (5-57)
  
2
 l c / d td  d td

Đối với các ống có răng ở bề mặt bên trong thì:

Khi Re  104 .

0, 66
 1,7    d td 
 qd
 0,09231     , W/m2.0C. (5-58)
  
2
 l c / d td  d td

Khi Re < 104 .

0, 77
 2,4    d td 
 qd
 0,03311     , W/m2.0C. (5-59)
  
2
 l c / d td  d td

89
Trong các công thức trên:

lc - chiều dài phần ống có cánh, m.

dtd -đường kính tương đương, m.

4F
d td  , m. (5-60)
U

5.6.3. Đối với bộ hâm nước khi đốt dầu và khí thì hệ số truyền nhiệt ứng với bề mặt
ống từ phía khói được xác định theo công thức:

k = . 1qd , W/m2.0C. (5-61)

Trong đó:

 - hệ số hiệu quả sử dụng nhiệt xem bảng 5.1;

1qd - hệ số trao đổi nhiệt qui dẫn (xem phần tiếp theo).

5.6.4. Phương pháp tổng quát để tính truyền nhiệt trong các phần tử có cánh không
tiêu chuẩn.

Khi đốt nhiên liệu rắn:

Đối với ống có cánh từ một hoặc 2 phía, hệ số truyền nhiệt ứng với bề mặt toàn bộ
về phía khói được xác định:

1 , W/m2.0C
k (5-62)
1 1 H
 qd n
1
,qd
2 Ht

Trong đó:

1’qd, 2qd là các hệ số trao đổi nhiệt qui dẫn từ phía khói (ngoài) và phía nước ở
trong.

Đại lượng 1'qd khác với 1qd ở chỗ nó đã tính đến ảnh hưởng của lớp bám bẩn bề
mặt ngoài ống.

Nếu chỉ có cánh ở phía khói mà thôi thì 2qd = 2. Đối với bộ hâm nước thì 1/2 rất
bé nên có thể bỏ qua.

5.6.5. Hệ số trao đổi qui dẫn về phía khói 1qd phụ thuộc vào hệ số trao đổi nhiệt từ
dòng lưu động tới vách ống 1, vào nhiệt trở của cánh và lớp bẩn.

Đối với bề mặt đốt có cánh, nếu bỏ qua phần truyền nhiệt bằng bức xạ của sản
phẩm cháy và coi 1 = đl thì 1 được xác định theo công thức (5-62).

90
Đại lượng 1'qd ứng với toàn bộ bề mặt về phía khói được xác định theo công thức:

H H   c  dl
1,qd   c E  tr . , W/m2.0C (5-63)
H H  1   c  dl

Trong đó:

Hc/H - tỉ lệ giữa bề mặt cánh với toàn bộ bề mặt phía khói. Đối với ống tròn có
cánh tròn:
2
D
  1
Hc d (5-64)


2
H D S
   1  2 c  
d  d d

Với cánh vuông thì:

 D  2 
2   0,785
Hc  d   (5-65)

H  D  2
 S 
2   0,785   c  
 d    d d

H tr H  H c
và  - tỉ số bề mặt ống trơn (không có cánh) với bề mặt toàn bộ về phía
H H
khói.

E - hệ số sử dụng của cánh, xác định trên cơ sở các thông số hc và D/d.

2 c  dl
Khi ấy : 
 kl 1   c  dl 

Trong đó:

D - đường kính hoặc cạnh hình vuông của cánh, m;

d - đường kính ngoài ống, m;

hc,  - chiều cao, chiều dày trung bình của cánh, m;

Sc - bước của cánh, m;

 - hệ số tính đến ảnh hưởng của chiều dày cánh δ, phụ thuộc hc và δ;

c- hệ số không đều về truyền nhiệt theo bề mặt cánh;

Nếu cánh có chân thẳng c = 0,9, với cánh có chân là hình trụ c = 0,85;

 - hệ số bám bẩn.
91
5.6.6. Hệ số trao đổi nhiệt qui dẫn về phía không khí đối với toàn bộ bề mặt phía
trong 2qd. Khi phía trong có cánh thì hệ số trao đổi nhiệt được xác định theo công thức (5-
63) với  = 0.

5.6.7. Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu đối vơi các chùm ống có cánh ngang, có khói lưu
động ngang qua được xác định theo toán đồ 20. Các toán đồ này được xác định trên cơ sở
các công thức sau:

Đối với chùm ống song song có cánh tròn:

0,54 0,14 0, 72
 d  hc   Sc 
 dl  0,105C z C s       , W/m2.0C (5-66)
Sc  Sc   Sc    

Đối với chùm ống so le có cánh tròn:

0,54 0,14 0, 65
 d  hc   Sc 
 dl  0,23C z  0, 2
       , W/m2.0C (5-67)
Sc  Sc   Sc    

Trong đó:

1  1
  - thông số tính đến vị trí hình học của các ống với:
 ,2  1

S1
1  _ bước ống ngang.
d

S2
2  _ bước ống dọc
d

S,2
 ,2  _ bước ống chéo trung bình tương đối.
d

Đối với các ống có cánh vuông hệ số trao đổi nhiệt bằng 0,92dl (đl là hệ số trao
đổi nhiệt của ống có cánh tròn và đường kính bằng cạnh của hình vuông).

5.6.8. Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của dòng chảy trong ống có cánh dọc bên trong
được xác định cũng như đối với trường hợp lưu động dọc thông thường theo công thức (5-
44), hoặc theo toán đồ 13.

5.6.9. Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu khi lưu động ngang của các chùm ống so le có
cánh 2 phía ứng với toàn bộ bề mặt được xác định theo toán đồ 20 trên cơ sở công thức
sau:

92
0, 68
  d 
 dl  0,14C z  0, 24
  , (W/m2.0C)
d   
 (5-68)

5.7. Hệ số bám bẩn, hệ số sử dụng, hệ số hiệu quả của các bề mặt đốt.

5.7.1. Hệ số bám bẩn của bề mặt đốt nửa bức xạ. khi đốt than kiểu phun hoặc ghi
được xác định theo toán đồ 8.

Trong toán đồ 8: 1. Loại than không thiêu kết; 2. Than có thiêu kết và được làm sạch;

3. Than có thiêu kết nhưng thiếu làm sạch, hoặc than có thiêu kết nhưng không làm
sạch; 4. Đá dầu có làm sạch.

Khi đốt ma dút lấy  = 0,006 m2.0C/W, không phụ thuộc vào hệ số không khí thừa
trong buồng lửa và hàm lượng lưu huỳnh trong dầu.

Khi đốt khí  = 0.

Nếu như lò hơi đốt khí sau lúc đã đốt dầu hoặc than, thì trong trường hợp đó ta lấy
hệ số bám bẩn với giá trị trung bình giữa chúng với nhau.

Đối với các tấm bề mặt nửa bức xạ đặt ở phía cửa ra buồng lửa thì hệ số sử dụng 
lấy theo toán đồ 8. Khi tốc độ khói ωk  4m/s thì  = 0,85.

Đối với các chùm ống có lưu động hỗn hợp, thì hệ số sử dụng lấy  = 0,95.

5.7.2. Đối với các bộ quá nhiệt đối lưu và bộ hâm nước bố trí song song, khi đốt tất
cả các loại nhiên liệu được tính theo hệ số hữu hiệu .

Khi đốt nhiên liệu rắn thì  được xác định theo bảng 5.1.

Bảng 5.1. Hệ số hiệu quả 


Loại nhiên liệu Sự làm sạch Hệ số hiệu quả 
Antraxít, than gầy cần thổi bụi 0,6
Than đá, than nâu cần thổi bụi 0,65
Đá dầu cần thổi bụi 0,5

5.7.3. Đối với các chùm ống so le, trong đó có cả loại ống có cánh.

Khi đốt nhiên liệu rắn, được tính theo hệ số bám bẩn.

Hệ số bám bẩn được xác định theo công thức :

  Cd Cp C00   , m2.0C/W (5-69)

93
Hệ số  cũng được xác định bằng toán đồ 8.

Trong công thức trên :

Cp - hệ số hiệu chỉnh thành phần cỡ hạt tro .

R 30
Cp  1  1,18.lg (5-70)
33,7

Khi không có số liệu chính xác về thành phần cỡ hạt thì ta lấy:

Đối với than và đá dầu Cp = 1

Đối với than bùn Cp = 0,7

Còn  xác định theo bảng 5.2.

5.7.4. Đối với dàn pheston của các lò có công suất lớn, và các cụm ống lò của các
lò công suất nhỏ thì phải tính theo hệ số hữu hiệu và xác định giá trị của chúng theo bảng
5.1, đối với tất cả các loại nhiên liệu.

Bảng 5.2. Hệ số hiệu chỉnh


Hệ số hiệu chỉnh 
Nhiên liệu cho Antraxít
Tên các bề mặt đốt tro dễ rơi
Làm sạch Không thổi
20% bằng bi bụi
1. Bộ hâm một cấp, cấp một của bộ
0 0 0,002
hâm nước 2 cấp khi tk 4000C
2. Cấp 2 bộ hâm nước, bộ hâm 1
0,002 0,002 0,005
cấp, khi tk 4000C
3. Các chùm ống so le của các bộ
0,003 0,003 0,005
quá nhiệt

5.7.5. Khi đốt ma dút tất cả các bề mặt đốt đều được tính theo hệ số hữu hiệu nhiệt
như sau:

Khi hệ số không khí thừa bl > 1,03 và khi bl  1,03 nhưng không thổi bụi thì hệ
số hữu hiệu nhiệt xác định theo bảng 5.3.

Còn khi bl  1,03 và bề mặt đốt được làm sạch thì hệ số hữu hiệu nhiệt được lấy
như bảng 5.3 nhưng đều phải tăng lên 0,05.

Nếu như trong ma dút có thêm chất phụ gia rắn thì hệ số  của bộ quá nhiệt, bộ
hâm cấp 2 phải giảm đi 0,05. Còn trong ma dút thêm chất phụ gia lỏng thì hệ số  của các
94
bề mặt được lấy theo bảng 5.3, đối với bộ hâm của lò có công suất rất nhỏ lấy tăng lên
0,05.

Bảng 5.3. Hệ số hiệu quả nhiệt của bề mặt đốt


STT Tên bề mặt đốt K, (m/s) Hệ số 
1 Bộ hâm nước (cấp 1, cấp 2) được làm sạch bằng bi 4 –12 0,7 - 0,65
12-20
2 Bộ quá nhiệt đối lưu được làm sạch bằng bi, bố trí
4 -12 0,65 - 0,60
song song ở đường khói nằm ngang, không thổi
12 - 20 0,6
bụi, pheston, cụm ống lò công suất bé.
3 Bộ hâm nước lò công suất nhỏ (nhiệt độ nước ở đầu
4 - 12 0,55 - 0,50
vào 1000C.
Ghi chú: Các giá trị  lớn tương ứng với tốc độ nhỏ.

5.7.6. Khi đốt nhiên liệu khí thì hệ số hữu hiệu được xác định như sau:

Đối với bộ hâm nước 1 cấp, cấp một bộ hâm 2 cấp khi tk  4000C thì  = 0,9 khi tk
> 4000C thì  = 0,85.

Khi đốt nhiên liệu khí sau dầu ma dút thì hệ số  lấy giá trị trung bình giữa các giá
trị của khí và dầu. Khi đốt nhiên liệu khí sau nhiên liệu rắn thì lấy theo nhiên liệu rắn.

5.7.7. Đối với chùm ống trơn có lưu động hỗn hợp ngang - dọc thì hệ số bám bẩn sẽ
lấy theo từng phần riêng biệt theo tốc độ tương ứng.

Đối với các bề mặt nửa bức xạ có lưu động ngang - dọc thì hệ số bám bẩn cũng
được xác định theo từng phần riêng biệt theo tốc độ trung bình tương ứng.

Hệ số sử dụng bề mặt đốt nửa bức xạ  cũng được xác định theo tốc độ khói trung
bình ở trong chúng và cũng được xác định được theo toán đồ 8. Sau đó được tính tỉ lệ với
bề mặt đốt của từng phần riêng biệt.

5.7.8. Hệ số sử dụng  của bộ sấy không khí kiểu ống không có vách ngăn giữa, bộ
sấy không khí kiểu tấm, bộ sấy bằng gang có cánh thì hệ số sử dụng được xác định theo
bảng 5.4.

Đối với bộ sấy không khí có vách ngăn giữa (phía không khí) thì khi bộ sấy không
khí có 1 vách ngăn  lấy giảm đi 0,1 còn khi có 2 vách ngăn thì  lấy giảm đi 0,15 so với
bảng 5.4.

Bảng 5.4. Hệ số sử dụng  của bộ sấy không khí


Loại nhiên liệu Hệ số sử dụng 

95
Kiểu ống không có vách ngăn Kiểu tấm Bằng gang có
cánh
Các cấp dưới Các cấp trên

Antraxít 0,8 0,75 0,85 0,75

Ma dút, gỗ 0,8 0,85 0,7 0,70

Tất cả nhiên liệu 0,85 0,85 0,85 0,80


còn lại

Hệ số sử dụng bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt lấy là  = 0,8 ~ 0,9 với tất cả các
loại nhiên liệu.

Khi đốt ma dút   1,03 có tkkl < 800C với Bộ sấy không khí kiểu ống hoặc tkkl <
600C với bộ sấy không khí kiểu tấm thì  lấy theo bảng 5.4.

Còn khi  > 1,03 tkkl < 800C và (tkkl < 600C) thì hệ số sử dụng  lấy giảm đi 0,1.

5.8. Độ chênh nhiệt độ trung bình giữa các môi chất

Độ chênh nhiệt độ trung bình t là hiệu số trung bình của các nhiệt độ của môi chất
toả nhiệt và môi chất nhận nhiệt trong toàn bộ bề mặt hấp thụ nhiệt. Nó phụ thuộc vào
hướng chuyển động của dòng. Nếu như nhiệt độ của một môi chất không thay đổi trong
phạm vi bề mặt đốt thì sự phụ thuộc đó không còn nữa.

5.8.1. Khi hai dòng môi chất chuyển động hoàn toàn cùng chiều.

Khi hai dòng môi chất chuyển động hoàn toàn thuận chiều hay ngược chiều thì độ
chênh nhiệt độ trung bình t được xác định theo độ chênh nhiệt độ trung bình logarít:

t 1  t 2 0
t  , C; (5-71)
t 1
ln
t 2

Trong đó : t1, t2 - hiệu số nhiệt độ giữa các môi chất ở từng đầu bề mặt đốt.

t 1
Khi  1,7 thì độ chênh nhiệt độ trung bình có thể xác định tương đối chính xác
t 2
theo giá trị trung bình cộng của chúng:

t 
1
t 1  t 2     t , 0C; (5-72)
2

96
Trong đó: , t - nhiệt độ trung bình của hai môi chất .

Cần lưu ý là khi chuyển động hoàn toàn ngược chiều sẽ có giá trị t lớn nhất. Còn
khi hai dòng chuyển động hoàn toàn cùng chiều sẽ có t bé nhất. Còn các trường hợp khác
sẽ nằm giữa ở hai giá trị trên. Bởi vậy khi thoả mãn điều kiện:

tth  0,92 tng

(tth , tng là độ chênh nhiệt độ trung bình đối với các trường hợp chuyển động
thuận chiều và ngược chiều) thì độ chênh nhiệt độ trung bình đối với bất kỳ phương án bố
trí phức tạp nào cũng có thể xác định theo công thức:

t 
1
2
 t th  t ng  , 0C. (5-73)

5.8.2. Khi hai dòng môi chất chuyển động không phải hoàn toàn thuận chiều
hay ngƣợc chiều.

a)

b)

c)

Hình 5.5. Sơ đồ để tính độ chênh nhiệt độ của các dòng


a. Sơ đồ với dòng hỗn hợp nối tiếp; b. Sơ đồ với dòng hỗ hợp song song;
c. Sơ đồ với dòng chéo nhau.
97
Thực tế có thể qui về theo 3 trường hợp cơ bản bố trí sơ đồ lưu động của hai dòng
môi chất (hình 5.5) là: dòng hỗn hợp nối tiếp (sơ đồ a), dòng hỗn hợp song song (sơ đồ b)
và dòng hỗn hợp chéo nhau (sơ đồ c).

Trong trường hợp tổng quát độ chênh nhiệt độ trung bình được xác định:

t =  . tng

Trong đó:  - hệ số hiệu chỉnh (tính đổi) được xác định như sau:

Đối với sơ đồ hỗn hợp nối tiếp (hình 5.5a)  được xác định theo toán đồ 22. Khi sử
dụng toán đồ này ta phải dùng đến các thông số sau:

H ng 2 1
A ; P R
H  ' t ' 2

Trong đó: H, Hth - diện tích bề mặt hấp thụ toàn bộ và phần có lưu động thuận chiều, (m2).

1, 2 - độ chênh nhiệt độ được xác định như sau:

Đối với sơ đồ a, b thì: 1 = ' - ";

2 = t" - t'.

Đối với sơ đồ c, thì: 1 = t" - t' ;

2 = ' - ".

Đối với các sơ đồ hỗn hợp nối tiếp khác với sơ đồ trong hình 5.5 thì không thể
dùng toán đồ 22 để tính.

Đối với sơ đồ dòng hỗn hợp song song (hình 5.5b) hệ số  được xác định theo toán
đồ 23. Khi ấy cần sử dụng hai thông số:

2 1
P R
 ' t ' 2

Trong đó : ', t', 0C - nhiệt độ ban đầu của hai môi chất;

1 , 0C - độ chênh nhiệt độ của một môi chất có giá trị lớn nhất trong hai độ
chênh nhiệt độ của hai môi chất đó.

Toán đồ 24 được xây dựng với điều kiện các bề mặt đốt có diện tích bằng nhau.
Song nó cũng có thể dùng trong trường hợp hai phần bề mặt đó không bằng nhau nhưng
với điều kiện:

98
Hng
0,7   1,5
H

Đối với 2 dòng môi chất chuyển động chéo nhau (hình 5.5c) thì hệ số hiệu chỉnh 
được xác định theo toán đồ 24. Khi đó hai thông số P và R được xác định giống như ở
trường hợp hỗn hợp chuyển động song song:

2 1
P R
 ' t ' 2

99
Chƣơng 6
TÍNH NHIỆT KIỂM TRA LÒ HƠI
6.1. Khái niệm chung

Theo kết cấu và đặc điểm hình học của các bề mặt của lò hơi đã có như đường
kính ống, bước ống, bố trí ống, diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, tiết diện cho môi chất đi,…
ứng với phụ tải đã cho và nhiên liệu sử dụng tiến hành xác định các tổn thất nhiệt, hiệu
suất lò hơi, lượng nhiên liệu tiêu thụ, tốc độ của môi chất, của không khí và khói, các hệ
số tỏa nhiệt và truyền nhiệt. Các đại lượng chưa biết không những là các giá trị nhiệt độ
trung gian của không khí và khói mà còn là nhiệt độ của khói thải (khói thoát), của không
khí nóng và hơi quá nhiệt, các đại lượng này đã cho sơ bộ và cần làm chính xác bằng cách
tính gần đúng liên tiếp cả cho từng bề mặt truyền nhiệt (bề mặt đốt) và cho toàn bộ lò hơi.
Dựa vào các số liệu đã cho trong các bảng của sổ tay hướng dẫn để chọnhệ số
không khí thừa của buồng lửa và các lượng lọt không khí lạnh vào các bộ phận dọc theo
đường khói đi trong lò hơi, tính thể tích và entanpi của không khí và sản phẩm cháy, xác
định hiệu suất lò hơi lò, tiếp đó tính lượng nhiên liệu tiêu thụ của lò hơi B và Btt. Cho sơ
bộ nhiệt độ khói thải θth để tính tổn thất nhiệt do khói thải mang ra khỏi lò q2 [%].
Khi tính nhiệt kiểm tra buổng lửa các đại lượng đã biết gồm có thể tích buổng lửa,
diện tích bề mặt hấp thu nhiệt bức xạ, độ đặt ống trong buồng lửa, nhiệm vụ là xác định
nhiệt độ khói ở chỗ ra khỏi buổng lửa.
Sau khi kết thúc việc tính buồng lửa, tiến hành tính các bề mặt truyền nhiệt đối lưu
dọc theođường khói đi từ sau buổng lửa tới bộ hâm nước. Muốn vậy phải đánh giá entanpi
cuối chưa biết của một trong các môi trường và dùng phương trình cân bằng nhiệt tương
ứng và các giá trị entanpi đã biết và đã chọn để xác định lượng nhiệt hấp thu của bề mặt
truyền nhiệt Qcb và entanpi của môi trường thứ hai, tiếp đó tìm nhiệt độ tương ứng của
môi trường. Dựa theo các giá trị nhiệt độ của môi trường và tốc độ để tính hệ số truyền
nhiệt, độ chênh nhiệt độ và theo phương trình trao đổi nhiệt (truyền nhiệt) để tính lượng
nhiệt hấp thu Qtn (Chương 5).
Khi bố trí các bề mặt truyền nhiệt đối lưu ở đuôi lò thành hai cấp cần phải cho
nhiệt độ của nước ra khỏi bộ hâm nước. Dựa theo nhiệt độ khói ở chỗ vào và nhiệt độ
nước ở chỗ ra để tính bộ hâm nước cấp 2 (theo chiều chuyển động của nước). Sau đótheo
nhiệt độ không khí nóng đã chọn và nhiệt độ khói ở chỗ vào để tính bộ sấy không khí cấp
2 (theo chiều không khí đi). Sau đó tính toán bộ hâm nước cấp 1(theo nhiệt độ nước và
khói vào đã biết) và bộ sấy không khí cấp 1 (theo nhiệt độ khói đã biết từ tính toán bề mặt
đặt phía trước và nhiệt độ không khí ở chỗ vào đã chọn). Giai đoạn cuối (kết thúc) là tính
nhiệt độ khói thải θth và nhiệt độ không khí nóng tkkn bằng phương pháp gần đúng liên
tiếp.

6.2. Xác định các đặc tính tính toán của lò hơi khi mang tải từng phần (non tải)

100
Khi giảm công suất lò hơi từ 70% đến 50% và khi lò hơi đốt nhiên liệu rắn hệ số
không khí thừa trong buồng lửa sẽ tăng lên và giá trị của nó được xác định như sau:
( ) (6-1)
Khi lò hơi đốt khí và mazut trong phạm vi (khoảng) phụ tải 50÷30% ta có:
( ), (6-2)
trong đó:
Dđm, [kg/s] là công suất định mức của lò hơi.
Khi khởi động (nhóm) lò hơi đốt khí hay mazut cần lấy hệ số không khí thừa ở chỗ
ra khỏi buồng lửa tăng lên ( = 3).
Khi đốt nhiên liệu rắn trong buồng lửa thải xỉ khô trong phạm vi phụ tải 100÷70%
của phụ tải định mức ta lấy tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học theo số liệu
của bảng 4-6. Khi giảm phụ tải xuống dưới 70%Dđm thì q4 tăng lên, khi D = 0,5Dđm thì tổn
thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học bằng 1,5q4 cho trong bảng (đối với than bùn
cắt nhỏ và đá phiến q4 thay đổi không đáng kể). Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn
về hóa học khi đốt khí và mazut được lấy theo số liệu bảng 4.6. Khi phụ tải bằng
100÷50% (khi = 1,02÷1,1)tổn thất nhiệt q4 nhỏ nên không tính. Tổn thất nhiệt do tỏa
ra môi trường xung quanh q5 khi phụ tải thay đổi trong phạm vị (100÷75%)Dđm và công
suất của lò hay thân lò đối với lò có hai thân có Dđm 900t/h lấy q5 = 0,2%). Khi phụ tải
khác phụ tải định mức trên 25% ta xác định q5D [%] theo công thức sau:
(6-3)
Tổn thất nhiệt do xỉ mang ra ngoài có thể coi như không phụ thuộc vào phụ tải.
Tổn thất nhiệt do khói thải mang đi q2 được tính theo entanpi của khói thải Ith
[kJ/kg], [kJ/m3]. Để rút ngắn thời gian tính có thể đánh giá nhiệt độ khói thải theo quan hệ
thực nghiệm sau:

√ (6-4)

trong đó: θthđm, 0C là nhiệt độ khói thải ở phụ tải định mức, giá trị của nó được xác
định sơ bộ theo bảng 1.4 (chương 1) và được làm chính xác trong quá trình thực hiện tính
nhiệt kiểm tra.
Bằng cách tương tự đánh giá được nhiệt độ không khí nóng để tính buồng lửa:

√ (6-5)

Khi vận hành lò hơi non tải (phụ tải từng phần) giá trị nhiệt độ nước cấp, thông số
của hơi ở chỗ vào bộ quá nhiệt trung gian (bộ tái quá nhiệt) khác vớicác giá trị của chúng
ở phụ tải định mức. Giá trị của chúng cần làm chính xác theo các kết quả tính sơ đồ nhiệt
của khối lò hơi-tuabin.
6.3. Những chỉ dẫn về việc tính nhiệt kiểm tra.

Khi tính nhiệt kiểm tra buồng lửa xác định được nhiệt độ khói ở cửa ra buồng lửa
(ví dụ = 900÷12000C). Việc tính toán toàn bộ lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa và việc
101
xác định nhiệt độ cháy lý thuyết được tiến hành theo phương pháp đã được trình bày ở
phần tính thiết kế ở chương 4.
Nhiệt độ khói ở cửa ra buồng lửa được tính toán theo công thức sau:
(6-6)
( )
( )

trong đó: ( ) là tổng nhiệt dung trung bình của sản phẩm cháy, đại lượng này
được xác định theo nhiệt độ đoạn nhiệt và nhiệt độ khói ở cửa ra buồng lửa đã được chọn
sơ bộ:

( ) (6-7)

Nếu nhiệt độ khói ở cửa ra buồng lửa theo tính toán khác với nhiệt độ đã chọn
(lấy) sơ bộ trên 100oC thì cần phải tiến hành bước tính toán gần đúng thứ hai. Khi đó cần
sử dụng giá trị nhiệt độ thu được trong lần tính gần đúng thứ nhất đặt vào công thức (6-6).
Có thể sử dụng toán đồ 7 thay cho công thức (6-6) nếu như tính được sơ bộ nhiệt
lượng sinh ra của buồng lửa Btt.Qbl/Fv.
Nhiệt độ khói thu được nói trên được đánh giá theo điều kiện ngăn ngừa sự đóng
xỉ các bề mặt truyền nhiệt đối lưu như đã giới thiệu trong chương 4.
Không cho phép lò hơi làm việc với nhiệt độ khói ở cửa ra buồng lửa vượt giá trị
cho phép theo điều kiện đóng xỉ.
Vì vậy nếu mức độ vượt của nhiệt độ này được phát hiện bằng tính toán thì cần
phải dự kiến các biện pháp về mặt kết cấu (cấu tạo) để giảm nhiệt độ khói ở cửa ra buổng
lửa (ví dụ tiến hành tái tuần hoàn khói).
Kết thúc công việc tính buồng lửa ta xác định được nhiệt thế thể tích của buồng
lửa qv [kW/m3], đại lượng này được so sánh với giá trị cho phép được giới thiệu trong các
sổ tay tính nhiệt (bảng 4.6). Giá trị qvtính toán vượt nhiều so với trị số cho trong bảng
(khoảng 10÷20%) sẽ làm tăng q3, q4 của buồng lửa. Khi đó cần tăng thể tích buồng lửa
đến giá trị cho phép nhỏ nhất (tối thiểu) và lặp lại việc tính toán buồng lửa.
Khi tính kiểm tra từng bề mặt truyền nhiệt đặt trong trường khói nằm ngang và
trong hầm đối lưu đuôi lò, những đại lượng đã biết là nhiệt độ và entanpi của mỗi một
trong các môi trường trao đổi nhiệt chỉ ở một đầu của bề mặt mà thôi.Để xác định entanpi
chưa biết của cả hai môi trường ở đầu kia của bề mặt trao đổi nhiệt cần đánh giá sơ bộ
nhiệt độ cuối và entanpi của một trong các môi trường và sau đó dùng phương trình cân
bằng nhiệt để xác định lượng nhiệt hấp thu của bề mặt và entanpi cuối cùng của môi
trường thứ hai.
Khi tính toán các bề mặt truyền nhiệt đối lưu phải đánh giá sơ bộ entanpi chưa biết
của một trong các môi trường.Dùng phương trình cân bằng nhiệt để xác định entanpi chưa
biết của môi trường thứ hai và theo các giá trị của entanpi của môi trường để xác định
nhiệt độ. Tiếp đó theo phương trình trao đổi nhiệt (phương trình truyền nhiệt) xác định
lượng nhiệt hấp thu của bề mặt truyền nhiệt tính cho 1 kg hay 1m3tc nhiên liệu.
Lượng nhiệt hấp thu nhận được từ phương trình truyền nhiệt Qtn được so sánh với
lượng nhiệt hấp thu Qcbtheo biểu thức sau:

102
| |
| | (6-8)
Việc tính toán bề mặt truyền nhiệt được coi là kết thúc nếu | |≤2%, đối với
pheston và các ống dẫn | |≤5%, đối với các bề mặt đốt bổ sung | |≤10%. Khi ấy nhiệt
độ và lượng nhiệt hấp thu trong phương trình cân bằng nhiệt được coi là giá trị cuối cùng
(kết thúc). Nếu các giá trị này vượt giới hạn cho phép cần phải tiến hành tính gần đúng lần
thứ hai. Nếu trong lần tính gần đúng thứ nhất, lượng nhiệt hấp thu của bề mặt thu được
theo phương trình truyền nhiệt vượt lượng nhiệt hấp thu tính theo phương trình cân bằng
nhiệt tức là thì để tính gần đúng lần thứ hai cần phải tăng mức độ làm lạnh
khói khi đi qua bề mặt khảo sát (θ’- θ’’).
Nếu trong lần tính gần đúng thứ hai nhiệt độ khói ở chỗ ra khỏi bề mặt truyền
nhiệt thay đổi so với giá trị của lần tính gần đúng thứ nhất không lớn hơn 500C tức là -
≤ 500C thì trong lần tính gần đúng thứ hai chỉ cần tính lại độ chênh nhiệt độ ∆t và
lượng nhiệt hấp thu bằng bức xạ , còn hệ số truyền nhiệt k không cần tính lại mà có
thể lấy theo số liệu trong lần tính gần đúng thứ nhất. Nếu sau lần tính gần đúng thứ hai sự
chênh lệch giữa Qtnvà Qcb lớn hơn | | giới hạn thì nhiệt độ thực được tìm bằng cách nội
suy tuyến tính (hoặc ngoại suy tuyến tính) theo các giá trị nhận được trong các lần tính
gần đúng thứ nhất và thứ hai.
Khi nội suy theo phương pháp giải tích, giá trị nhiệt độ cuối tính toán cần phải tìm
được xác định theo cân bằng sau:
( ) ( )
( ) ( )
(6-9)

Có thể nội suy theo đồ thị để tìm nhiệt độ tính toán Q (hình 6.1)

Hình 6.1. Xác định nhiệt độ tính toàn bằng đồ thị

Việc tính toán toàn bộ lò hơi được coi là kết thúc nếu nhiệt độ khói thải thu
được bằng tính toán khác với giá trị được chọn (lấy) lúc đầu (khi xác định q2 và Btt)
không lớn hơn ±10 C, nhiệt độ không khí nóng tkkn không lớn hơn ±400C, vì lần tính gần
0

đúng thứ hai chỉ làm thay đổi kết quả khoảng 2÷30C. Tiếp đó làm chính xác các đại

103
lượng: tổn thất nhiệt do khói thải q2, hiệu suất lò hơi và lượng nhiên liệu tiêu hao B,
Btt (theo nhiệt độ khói thải thu được)
Btt= (6-10)
Khi | |≤2% thì không cần phải tính lại các giá trị nhiệt độ khói, độ chênh nhiệt
độ và lượng nhiệt hấp thu, hệ số truyền nhiệt nữa.
Ở cuối giai đoạn tính toán xác định được sự sai khác của cân bằng nhiệt của lò
hơi:
lò ( ∑ )
| |
và| | ≤
Khi tính toán được thực hiện đúng sẽ có | |≤0,5%. Nếu không thỏa mãn điều
kiện này cần loại bỏ sai số tính toán.
Nếu | |>10 0C hay | | >40 oC phải lặp lại việc tính toán toàn bộ lò hơi.
Khi đó cần lấy , bằng giá trị thu được trong bước tính toán gần đúng liên tiếp
trước đó.
Khi bố trí các bề mặt truyền nhiệt trong đường khói đối lưu của lò hơi thành 2 cấp,
sau khi tính bộ quá nhiệt hay vùng quá độ chỉ mới biết nhiệt độ khói ở chỗ vào bộ hâm
nước cấp 2. Để tính toán bộ hâm nước cấp 2 này phải cho entanpi của nước ở chỗ ra khỏi
bộ hâm nước và được đánh giá qua công thức sau:
( ) ( ) (6-11)
trong đó:
Dhn, [kg/s] là lưu lượng nước qua bộ hâm nước;
igô, [kJ/kg] là lượng nhiệt hấp thu của bộ giảm ôn khi có điều chỉnh nhiệt độ hơi
quá nhiệt, đối với bộ giảm ôn bề mặt chỉ kể đến igô khi dẫn nước sau khi làm mát hơi về
chỗ vào bộ hâm nước.
tương ứng là lượng nhiệt hấp thu bằng bức xạ
của buồng lửa, lượng nhiệt do làm mát (lạnh) khói ở các mành ống, ở các ống treo, ở bộ
quá nhiệt đối lưu, trong buồng ngoặt, ở bộ quá nhiệt trung gian, [kJ/kg], [kJ/ tc].
Dựa vào và áp suất nước ở sau bộ hâm nước để xác định nhiệt độ nước ra khỏi
bộ hâm nước và bằng phương pháp tính gần đúng liên tiếp tiến hành tính bộhâm nước cấp
2.
Bộ sấy không khí cấp 2 được tính theo nhiệt độ khói ở chỗ vào bộ hâm nước này
và giá trị đã chọn của nhiệt độ không khí nóng.
Bộ hâm nước cấp 1 được tính theo nhiệt độ khói ở chỗ vào bộ hâm này và nhiệt độ
của nước ở chỗ vào bộ hâm cấp 1. Bằng phương pháp tính gần đúng liên tiếp xác định
được nhiệt độ của khói và của nước ở chỗ ra khỏi bộ hâm nước cấp 1. Việc tính toán bộ
sấy không khí cấp 1 được thực hiện theo nhiệt độ khói và nhiệt độ không khí đã biết ở đầu
vào bộ sấy cấp 1. Bằng phương pháp tính gần đúng liên tiếp xác định được nhiệt độ của
không khí và của khói thải ở chỗ ra khỏi bộ sấy cấp 1.

104
Trong các công thức trên, các chỉ số I và II thuộc về lần tính toán gần đúng thứ
nhất và thứ hai. Việc tìm có thể sử dụng nội suy đồ thị (hình 6.1)
Khi bố trí các bề mặt truyền nhiệt phần đuôi lò thành hai cấp việc tính toán được
coi là kết thúc nếu | |≤100C và sự sai khác giữa các giá trị nhiệt độ trung gian của
không khí và của nước không vượt quá 100C.
Nếu | |<100C nhưng | | hoặc | |>100C cần lặp lại việc tính toán bộ hâm
nước và bộ sấy không khí. Khi ấy khác với tính toán ở trên, bộ hâm nước cấp 2 và bộ sấy
không khí cấp 2 được tính theo nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí đã được chọn ở chỗ
vào, chúng được lấy bằng nhiệt độ ở chỗ ra khỏi cấp 1 đã được xác định trong lần tính gần
đúng thứ nhất.
Nếu thu được từ tính toán khác với giá trị đã chọn lớn hơn ± 100C cần phải lặp
lại việc tính toán toàn bộ lò hơi.
Nếu có các bề mặt truyền nhiệt bổ sung như các dàn ống trên tường trong vùng đặt
bộ quá nhiệt, các ống treo của bộ quá nhiệt, các ống dẫn nước ra khỏi bộ hâm nước,… thì
việc xác định lượng nhiệt hấp thu của các bề mặt này được thực hiện với những sự đơn
giản hóa nhất định.
Khi bề mặt truyền nhiệt bổ sung ≤5% bề mặt truyền nhiệt chính, bề mặt bổ sung
này được nối song song hay nối tiếp (theo hướng khói đi) với bề mặt chính thì bề mặt bổ
sung sẽ không được tính riêng mà được cộng vào bề mặt chính và nối tiếp với bề mặt
chính theo đường môi chất đi.
Nếu bề mặt bổ sung lớn hơn 5% của bề mặt chính thì cần phải tính riêng bề mặt
này. Khi tính riêng lấy hệ số truyền nhiệt giống như đối với bề mặt chính. Nhiệt lượng
hấp thu của bề mặt bổ sung được đánh giá sơ bộ và được bổ sung vào nhiệt lượng hấp thu
của bề mặt chính, nhiệt độ cuối cùng của khói được xác định theo tổng lượng nhiệt tỏa đi
(truyền đi). Sau đó nhiệt lượng hấp thu đã chọn của bề mặt được làm chính xác theo độ
chênh nhiệt độ.
Độ chênh nhiệt độ đối với bề mặt truyền nhiệt bổ sung đặt song song với bề mặt
chính theo đường khói đi lấy bằng hiệu giữa nhiệt độ trung bình của khói trong đường
khói và nhiệt độ của chất tải nhiệt trong bề mặt bổ sung.
Cho phép sai số tương đối của giá trị Qcb đã lấy (chọn) và giá trị Qtn tính toán của
bề mặt bổ sung là | |≤10%.

105
Chƣơng 7
TÍNH NHIỆT LÒ HƠI TRÊN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
7.1. Hệ thống phƣơng trình vi phân năng lƣợng đối với các bề mặt đốt
Khi thiết kế lò hơi cần thiết phải hoàn thiện nhiều phương án tính toán
nhiệt. Việc tính toán này có thể là tính thiết kế, có thể là tính kiểm tra. Phương
pháp tính kiểm tra được thực hiện khi thay đổi sản lượng hơi, thay đổi đặc tính
nhiên liệu, chuyển lò hơi sang đốt loại nhiên liệu khác hay cải tạo lò hơi. Để xác
định các đặc tính điều chỉnh của lò, cần thiết phải thực hiện một loạt các bài tính
kiểm tra. Những tính toán này rất khó khăn nhưng rất cần thiết cho việc đánh giá
mức độ hoạt động ổn định của thiết bị. Chính vì vậy việc này sẽ rất có ý nghĩa nếu
chúng ta thực hiện các tính toán trên máy tính điện tử (MTĐT).
Việc tính kiểm tra lò hơi được thực hiện trên máy tính điện tử dễ dàng hơn
so với tính thiết kế lò, bởi vì nó không cần lựa chọn cấu trúc và tối ưu hóa các
thông số làm việc, mà nó chỉ cần hoàn thiện các phương án trên cơ sở phương pháp
toán - kinh tế. Khi tính kiểm tra sẽ xuất hiện điểm khác biệt so với tính thiết kế là
cần phải sử dụng phương pháp gần đúng liên tiếp. Điều này liên quan trực tiếp
trước hết đến việc trong trường hợp đã cho chưa biết các thông số quan trọng như:
Nhiệt độ khói thoát, và do đó chưa thể xác định được hiệu suất lò hơi và lượng tiêu
hao nhiên liệu.
Khi tính kiểm tra các bề mặt đốt, trong bốn thông số nhiệt độ đặc trưng (θ’,
θ”, t’, và t”) chúng ta chỉ mới biết được hai giá trị từ kết quả tính toán các bề mặt
truyền nhiệt trước đó. Song để giải phương trình, cũng như thường lệ, cần thiết
phải biết một số các đại lượng như: tốc độ khói và môi chất; hệ số tỏa nhiệt và
truyền nhiệt, các thông số này cần được xác định theo nhiệt độ trung bình trong
thiết bị trao đổi nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ vào và ra khỏi thiết bị. Tất cả bốn giá
trị nhiệt độ này cần phải biết để tính độ chênh nhiệt độ trung bình logarit cũng như
để giải phương trình cân bằng nhiệt của khói và môi chất. Như vậy nghĩa là hàm
toán tương ứng với phương pháp tiêu chuẩn được viết dưới dạng không tường
minh tương ứng với nhiệt độ chưa biết. Từ đó ta thấy là cần phải sử dụng phương
pháp gần đúng liên tiếp. Phương pháp này có thể sử dụng khi tính bằng tay cũng
như bằng máy tính.
Để thiết lập chương trình tính toán lò hơi trên máy tính điện tử, cần thiết
phải xây dựng một thuật toán tốt sẽ hợp lý hơn là chỉ dựa vào khả năng tính của
máy tính. Với mục tiêu này, chúng ta khảo sát phương pháp giải phương trình
năng lượng đối với các bề mặt đốt. Điều kiện cân bằng nhiệt đối với khói được
viết ở dạng phương trình vi phân cho phần tử chiều dài bề mặt đốt dl . Để đơn
giản, ta bỏ qua lượng không khí lọt vào:

106
F
-φBtt dI = k(θ-t) dl; (7-1)
L
ở đây: Btt-lượng nhiên liệu tiêu hao tính toán, kg/s; φ- hệ số giữ nhiệt; dI-biến
thiên entanpi của khói trong phân tố dl, kJ/kg; k- hệ số truyền nhiệt, kW/(m2K);
(θ-t)-độ chênh nhiệt độ, K; F/L-tỷ lệ diện tích bề mặt đốt với chiều dài thiết bị trao
đổi nhiệt, m2/m.
Dấu “trừ” trong phương trình (7-1) lấy trong trường hợp entanpi khói giảm
theo chiều dài thiết bị trao đổi nhiệt.
Phương trình vi phân năng lượng đối với môi chất (nước, hơi)
F
±Ddi = k(θ-t) dl; (7-2)
L
ở đây: D-lưu lượng môi chất, kg/s; di-biến thiên entanpi của môi chất trong phân
tố dl, kJ/kg.
Dấu “cộng” lấy khi dòng chuyển động cùng chiều, dấu “trừ” lấy trong
trường dòng chuyển động ngược chiều.
Các đại lượng dI và di có thể biểu diễn như sau:
dI = (VC)khoidθ; (7-3)
di = cdt;
ở đây: (VC)-tích số thể tích sản phẩm cháy 1kg (1m3) nhiên liệu với nhiệt dung
riêng thể tích, kJ/kgK; c-nhiệt dung riêng của môi chất, kJ/kgK.
Hệ phương trình (7-1) và (7-2) được biến đổi ra dạng:
dθ = - b(θ-t)dχ;
dt = a(θ-t)dχ; (7-5)
ở đây
kF kF
 l/L; b ; a .
 Btt (Vc)khoi Dc
Hệ phương trình (7-5) có thể giải được theo độ chênh nhiệt độ (như đối với
trường hợp thông thường tính lò hơi). Khi trừ phương trình thứ nhất cho phương
trình thứ hai ta có:
d(θ – t) = - (a+b)(θ-t)dχ. (7-6)
chia cho (θ – t) ta được:
d(  t)
 (a  b)d . (7-7)
(  t)
Ở lần gần đúng thứ nhất ta coi các hệ số a và b không phụ thuộc vào nhiệt
độ. Khi đó có thể tích phân phương trình (7-6) hoặc (7-7) trong phạm vi χ biến
thiên từ 0 đến 1 và sự thay đổi biến thiên nhiệt độ tương ứng từ (θ 0 – t0) đến (θ1–
t1).

107
Kết quả là chúng ta nhận được công thức tính độ chênh nhiệt độ trung bình
logarit:
(  t )  (0  t 0 )
t  1 1 . (7-8)
(1  t1 )
ln
(0  t 0 )
Trong hệ phương trình (7-5) thay thế (θ – t) bởi độ chênh nhiệt độ trng bình
logarit Δt trong phương trình (7-8). Tích phân (7-5) ta có được:
θ1 – θ0 = -bΔt;
t1 – t0 = aΔt. (7-9)
Thay các giá trị a và b vào, ta có:
φBtt(Vc)k(θ0 – θ1) = kFΔt;
±Dc(t1 – t0) = kFΔt. (7-10)
Hoặc:
k
Qcb  Qtr ; (7-11)
mc
Qcb  Qtr .

ở đây Q cbk và Qcb


mc
là nhiệt lượng của khói và của môi chất theo cân bằng nhiệt; Qtr-
nhiệt lượng truyền qua bề mặt theo tính tryền nhiệt.
Kết quả nhận được là phổ biến đối với các phương án khác nhau ứng với
các điều kiện biên, vì vậy để tính theo các công thức đã tìm được cần thiết phải
biết tất cả các giá trị nhiệt độ vào và ra khỏi bề mặt đốt (θ0, θ1, t0, t1) hoặc (θ’, θ”,
t’, t”). Việc tính kiểm tra các bề mặt đốt được tiến hành khi giả thiết hai trong bốn
giá trị nhiệt độ chưa biết trên.
Một trong những thuật toán đầu tiên tính toán lò hơi trên máy tính điện tử
dựa trên phương pháp tính nhiệt tiêu chuẩn là phương pháp lặp, nó liên quan đến
việc giải hệ phương trình (7-10) đối với các bề mặt đốt khác nhau của lò hơi. Do
các hệ phương trình là phi tuyến (chủ yếu là tính ∆t) nên số lần lặp là rất lớn. Để
nâng cao hiệu quả tính toán lò hơi trên máy tính điện tử (MTĐT) cần thiết phải
giải các hệ phương trình đã cho bằng các phương pháp khác nhau.
7.2. Xác định nhiệt độ khói và môi chất khi tính nhiệt kiểm tra trên MTĐT
Để có thể biểu diễn sự phụ thuộc tính toán vào các số liệu đã cho ban đầu
người ta sử dụng phương pháp khác so với phương pháp bình thường, đó là
phương pháp giải các phương trình vi phân năng lượng đối với các thiết bị trao
đổi nhiệt.
Đối với dòng cùng chiều, khi biết nhiệt độ đầu vào bề mặt đốt và θ0, t0
nhưng chưa biết nhiệt độ đầu ra θ1, t1 phương trình (7-7) có thể giải với điều kiện
ban đầu. Phương trình có dạng:
  t  (0  t 0 )e(a  b)X ; (7-12)

108
Ở đầu ra bề mặt đốt khi X = 1:
1  t1  (0  t 0 )e(a  b)X . (7-13)
Ở vế trái của phương trình (7-12) và (7-13) chứa các đại lượng biến thiên
nhiệt độ chưa biết, ở vế phải đã biết tất cả các đại lượng, như vậy có thể tính được
biến thiên nhiệt độ. Khi thay (7-12) vào các phương trình của hệ (7-5) ta nhận
được:
d  b(0  t 0 )e(a  b)X dX
{ (7-14)
dt  a(0  t 0 )e(a  b)X dX
Đối với hệ phương trình (7-14), khi thay X = 1 ta có được công thức tính
nhiệt độ khói và môi chất ở cuối bề mặ đốt:
b
1  0  (0  t 0 ) 1  e (a  b) 
ab
(7-15)
a
t1  t 0  (0  t 0 ) 1  e  (a  b) 
{ ab
Đối với dòng ngược chiều chúng ta cũng có thể nhận được kết quả tương
tự. Cần nhớ rằng các kết quả nhận được trong (7-15) với giả thiết a và b không
đổi, có nghĩa phương trình là tuyến tính.
7.3. Tính nhiệt các bề mặt đốt lò hơi bằng phƣơng pháp gia số
Phương pháp phụ tải định mức. Khi đó có thể xác định sự thay đổi tất cả
các đại lượng khi thay đổi chế độ vận hành (các thông số vận hành) như: sản
lượng hơi, nhiệt độ nước cấp, nhiệt độ không khí trước bộ sấy, dạng nhiên liệu . .
., Với mục đích này ta có dạng các phương trình để tính các bề mặt đốt như sau
(để đơn giản, ta không tính tổn thất và nguồn nhiệt bổ sung):

khoi
Qcb  Qcb
mc

{ (7-16)
Qtr  Qcb
mc

ở đây Q cbk và Qcb


mc
là nhiệt lượng của khói và của môi chất theo cân bằng nhiệt; Qtr
- nhiệt lượng truyền qua bề mặt theo tính tryền nhiệt.
hoặc:
( – )
( – )
{ (7-17)
( – )
Lấy đạo hàm hệ phương trình (7-17) theo thông số định mức X (ở đây X =
D hay X = tnc; hay X = t’skk . . . ), ta có:

109
1 d 1 dBtt 1  dI ' dI"  1 dD 1  di" di ' 
     
 dx Btt dx I ' I"  dx dx  D dx i" i '  dx dx 
 

1 dk 1 dF 1 dt 1 dD 1  di" di '  (7-18)


    
{ k dx F dx t dx D dx i" i '  dx dx 
Phân tích hệ phương trình vừa nhận được chúng ta có thể kết luận như sau:
nếu các đại lượng thay đổi ít so với sự thay đổi của X thì có thể kết thúc quá trình
d dF
0 0
tính và coi dx . Đối với việc tính kiểm tra thì dx . Song phương pháp này
có thể hoàn thành khi tính thiết kế chỉ khi sự thay đổi diện tích bề mặt đốt được
xác định. Nếu thông số X tương ứng với đại lượng nào đó nằm trong hệ phương
trình thì thành phần đã cho của phương trình được coi là không thay đổi (ví dụ,
1 dD 1

nếu X = D thì D dx D ).
Các hệ số được dẫn ra trong hệ phương trình (7-18) tương ứng với các đại
1 dBtt 1 dBtt

lượng có được từ tính toán ban đầu ở phụ tải đinh mức (tức là Btt dx Btdm dx
. . ).
Trong các biến đổi tiếp theo, sẽ tiến hành tính toán các giá trị lưu lượng
nhiên liệu, lưu lượng hơi khác với giá trị định mức.
1 dBtt 1 d(Btt / Btdm

Btt dx Btt / Btdm dx (7-19)
1 dD 1 d(Dtt / Dtdm

D dx Dtt / Dtdm dx (7-20)
Btt
B
Khi đó các hệ số được dẫn ra trong trường hợp này bằng đơn vị, nghĩa là Btdm
D
D
và Ddm . Các giá trị entanpi khi tính (7-3) và (7-4) sẽ là:
dI d
 (Vc) khoi
dx dx (7-21)
di dt
C
dx dx (7-22)
XD.
Như vậy phương trình thứ nhất của hệ (7-18) được viết dưới dạng sau (khi
d '  '' d " t ' dt ' t" dt " B dB
a1 '  a1  a1  a1  a1  b1
dx dx dx dx dx (7-23)
' "
(Vc) (Vc) C' C"
a1 '  khoi
a1 "  khoi
a1t '  a1t"  a1B  1
ở đây: I ' I" ; I ' I" ; i" i ' ; i" i ' ;

110
X  D b =1.
khi 1

Tiếp tục biến đổi phương trình thứ hai trong hệ (7-18), khi biểu diễn giá trị
k và ∆t qua nhiệt độ khói, nhiệt độ môi chất, lưu lượng nhiên liệu và không khí thì
hệ số truyền nhiệt được viết dưới dạng:
1
k (7-24)
1
1/ ( dl   bx )   
2
Lấy đạo hàm ta có:
1 dk  1  d dl d bx  d 1 d 2 
 k  2 
    2 
 ( dl   bx )  dX dX  dX  2 dX 
k dX (7-25)
Trị số đối lưu được xác định như sau:
  khoi d  m
n

dl  C  Pr  Akhoi
n

d    (7-26)
Hệ số bao A gồm các đại lượng không thay đổi theo sự thay đổi của thông
số X; chỉ số n = 0,8 khi khói chuyển động dọc theo ống; n = 0.65 khi khói chuyển
động cắt ngang cụm ống song song, n = 0.6 khi khói chuyển động cắt ngang cụm
ống so le.
Tốc độ khói phụ thuộc vào lưu lượng nhiên liệu và nhiệt độ trung bình của
khói theo công thức:
B V   '  " 
khoi  tt khoi   273 
(7-27)
Fkhoi .273  2 
Khi đó
dl  A1 B 546   '  "
n n
(7-28)
Trong hệ số A1 có chứa các đại lượng không thay đổi từ công thức (7-28).
khi lấy đạo hàm αđl ta được:
1 d dl dB n  d ' d " 
n  
 dl dX dX (546   '  ")  dX dX  (7-29)
Giả thiết αđl có dạng sau:
 0a(T4  Ttr4 )
 bx    0a T3  A2 (546   '  ")3
T  Ttr (7-30)
Khi đó
1 d bx 3  d ' d " 
 
 bx dX (546   '  ")  dX dX  (7-31)
Nếu hệ số bám bẩn ε trong công thức (7-24) thay đổi không đáng kể thì có
thể coi dε/dX = 0.
Hệ số α2 có thể tính như sau (không tính đến sự thay đổi của thể tích riêng):

111
0,8
 2  A3 D (7-32)
1 d 2 dD
Do đó  0,8
 2 dX dX (7-33)
Thay các giá trị nhận được vào hệ số truyền nhiệt ở công thức (7-25) ta
được:
1 dk k(n dl  3 bx )  d ' d "  k.n. dl dB 0,8k dD
     
k dX ( dl   bx ) (546   '  ")  dX dX  ( dl   bx )2 dX  2 dX
2

(7-34)
+ Biến đổi biểu thức ∆t.
Để đơn giản, coi ∆t là độ chênh nhiệt độ trung bình cộng:
 '  " t ' t "
t 
2 (7-35)
Khi đó:
dt 1  d ' d " dt ' dt" 
   
dX 2  dX dX dX dX  (7-36)
ở phương trình thứ hai của hệ (7-18), thành phần độ chênh nhiệt độ được tính ở
1 dt
dạng t dX , do đó:
1 dt 1  d ' d " dt ' dt" 
   
t dX 2t  dX dX dX dX  (7-37)
Trong tính toán, phương trình thứ hai của hệ (7-18) được viết dưới dạng

(khi X = D ):
d '  " d " t ' dt ' dt" B dB
a2 '  a2  a2  a 2t"  a2  b2 (7-38)
dX dX dX dX dX
ở đây:
k(ndl  3 bx ) 1
a2 '  a2 "  
(dl  bx ) (546   '  ") 2t ;
2

C' 1 C" 1 kndl


a 2t '   a 2t"   a B2 
(i" i ') 2t ; (i" i ') 2t ; (dl   bx )2

Khi X = D ) thì:
0,8k
b2  1  .
2
Khi tính trao đổi nhiệt trong buồng lửa chúng ta nhận được phương trình
tương tự như (4.25), lấy vi phân phương trình theo thông số X ta được:
da d " dB
a a  abl " bl  a B 0 (7-39)
dX dX dX
ở đây
112
1   "  273  Qtr 1 3 
aa   0,6 1  bl    ;
a  273  a  273  a (Q tr  Ibl ) a  bl a  273 
" "

 bl" 1   bl"  273  I"bl 1 


a  "  0, 6 1   "  " ;
 bl  273  a  273   bl (Qtr  Ibl ) a  bl 
"

  "  273 
a B  0, 6 1  bl ;
 a  273 
b = 0.
Lưu ý rằng ngoài phương trình (7-39) trong tính toán buồng lửa đưa vào
phương trình cân bằng trong các bề mặt đốt (dàn ống sinh hơi, bộ quá nhiệt bức xạ
đối với lò bao hơi; phần bức xạ dưới, phần bức xạ trên đối với lò trực lưu).
Một số thiết bị trao đổi nhiệt trong lò hơi là thiết bị trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp:
thiết bị làm lạnh hơi kiểu phun, thiết bị cân bằng áp suất hơi, . . . .. Có thể coi các
thiết bị trao đổi nhiệt này như thiết bị vòi phun, trong đó xẩy ra sự pha trộn dòng
không khí nóng từ bộ sấy không khí với dòng không khí lạnh lọt vào và nhiên
liệu. kết quả là tạo ra khói có nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ cháy đoạn nhiệt.
Quá trình này được biểu diễn bởi phương trình tỏa nhiệt trong buồng lửa (công
thức (4.17)). Phương trình vi phân này (nếu không thay đổi lượng nhiên liệu và
nhiệt độ không khí lạnh) được thể hiện:
d dt
(Vc)a a  ( bl   bl   ng )V 0ckkn . kkn (7-40)
dX dX
Để tính toán lò hơi, cần thiết phải thành lập hệ n phương trình vi phân với n biến
số dạng:
 d a  " d bl "
a1 a  a1 bl  .....  b1
dX dX
d d "
a2a a  a2bl " bl  .....  b 2
dX dX
d d "
ana a  anbl " bl  .....  b n (7-41)
dX dX
Hệ các phương trình vi phân này có thể được giải như hệ phương trình đại
số đối với các đạo hàm mà chúng ta đã ký hiệu bằng chữ cái y với các chỉ số
tương ứng:
a1a ya  a1bl " ybl "  .....  b1
a2a ya  a2bl " ybl "  .....  b2
ana ya  anbl " ybl "  .....  bn (7-42)
Hệ phương trình (7-42) được giải bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Kramer; Zeidel, Gauss... Đặc điểm của hệ phương trình (7-42) là ma trận của các
hệ số là không đổi đối với tất cả các thay đổi có thể có của D, Btt . . . .. Chỉ có các
số hạng thành phần tự do là thay đổi.

113
Giải các phương trình trên MTDT chúng ta nhận được cường độ thay đổi
các đại lượng chưa biết khi thay đổi thông số X. Sau đó sẽ nhận được chính sự
thay đổi của các thông số chưa biết đó là các gia số.
7.4. Tính toán (nhiệt) thiết kế bề mặt đốt
Tính toán nhiệt thiết kế các bề mặt đốt trên MTDT với mục đích tối ưu hóa
cấu trúc cũng như bố trí lò hơi và các thiết bị của chúng tối ưu về mặt nhiệt, đây là
công việc rất phức tạp và không thể giải quyết bài toán một cách triệt để. Tính
toán thiết kế cần được hoàn thiện trên cơ sở mô hình toán-kinh tế và phương pháp
tối ưu hóa. Tuy nhiên có thể đề nghị phương pháp riêng tính thiết kế cho các bề
mặt đốt dựa trên các vật liệu tiêu chuẩn. Khi đó các tiêu chuẩn liên quan được lấy
các giá trị thiết kế và thông số vận hành (đường kính và bước ống, phân bố các
tấm chắn, cách bố trí ống xoắn, nhiệt độ và tốc độ khói và môi chất . . .). Sự phát
triển phương pháp tính toán kết cấu bề mặt đốt cho phép nhà thiết kế tìm ra kết
quả hợp lý nhất và sử dụng MTDT hoàn thành khối lượng tính toán.
Để tính toán các bề mặt đốt, cần thành lập phương trình cân bằng nhiệt của
lò, tìm lưu lượng nhiên liệu, xác định thể tích và entanpi của sản phẩm cháy theo
đường khói. Những tính toán này cũng có thể thực hiện trên máy tính điện tử. Cẩn
phải phân phối nhiệt cho từng bề mặt đốt, tìm nhiệt độ khói, nhiệt độ môi chất
trước và sau bề mặt đốt.
Khi xây dựng thuật toán tính bề mặt đốt thì tất cả các bảng và đồ thị hơi
nước cần được biểu thị theo quan hệ giải tích. Tính hệ số tỏa nhiệt, truyền nhiệt
được tiến hành theo các hệ thức tiêu chuẩn. Hệ số dẫn nhiệt và độ nhớt của khói
được tính theo phương pháp nội suy.
Hệ số dẫn nhiệt và độ nhớt của nước và hơi cũng như thể tích riêng của
môi chất tương ứng được xác định theo phương pháp giải tích, nhưng do độ phức
tạp của các công thức tính toán nên các đại lượng này có thể tìm từ các bảng nhiệt
động và đưa vào như các số liệu ban đầu.
Để có thể tiến hành tính toán truyền nhiệt trong các bề mặt đốt đối lưu cần
phải cho một số đặc tính cấu trúc như: kích thước đường khói, đường kính ống,
bước ống và số lượng ống đặt nằm ngang trong đường khói tương ứng với phụ tải
định mức. Khi đó có thể xác định được tiết diện thực, tốc độ của khói và môi chất,
tính được hệ số tỏa nhiệt và truyền nhiệt từ đó xác định được diện tích bề mặt đốt
và số lượng ống đặt dọc theo đường khói đi.
Điểm đặc biệt đối với các bề mặt đôt đối lưu là cho phép tạo ra chương
trình trên MTDT có tính phổ biến đối với các dạng bề mặt khác nhau (bộ quá
nhiệt, bộ hâm nước, vùng quá độ) cách bố trí ống (so le, song song) , dạng nhiên
liệu (rắn, lỏng, khí).

114
Các bề mặt bộ quá nhiệt kiểu mành (rèm) của lò hơi thường được tính theo
phương pháp thiết kế-kiểm tra. Từ tính toán thiết kế cho ta các đặc tính hình học
cơ bản của mành ống cũng như các bề mặt phụ đặt trong vùng này. Nhiệt độ và
entapi của khói và môi chất đã biết ở đầu vào mành nhưng chưa biết ở đầu ra. Để
tính kiểm tra, có thể chọn sơ bộ các đại lượng này vói độ chính xác tương đối, sau
đó sẽ tính chính xác lại trên cơ sở so sánh lượng nhiệt theo cân bằng nhiệt và
truyền nhiệt.
Việc xác định các thông số khói và hơi ở đầu ra khỏi các cụm ống kiểu
mành được xác định theo phương pháp gần đúng nối tiếp (lặp). Ở phần trước
chúng ta đã nói về nhược điểm của việc tính kiểm tra bằng phương pháp lặp, song
đối với các mành ống thì đặc biệt là hiệu số nhiệt độ giữa khói và hơi là khá lớn
do đó có thể thay thế độ chênh nhiệt độ trung bình logarit bằng độ chênh trung
bình cộng.
Một điểm phức tạp nữa là cần xác định quan hệ giữa nhiệt độ và entanpi tại
đầu ra của mành ống. Để thực hiện điều này, không cần thiết phải đưa vào bộ nhớ
của máy tính bảng tính chất nhiệt động của hơi và khói, mà có thể chọn sơ bộ các
giá trị tương ứng, sau đó tính chính xác lại theo phương pháp nội suy.
Điểm đặc biệt của phương pháp tính thiết kế các bề mặt ống xoắn và bộ
quá nhiệt kiểu mành là cho phép tính sơ bộ tiết diện thực, tốc độ khói và môi chất
mà không cần biêt trước các kích thước của bề mặt đốt. Với bộ sấy không khí kiểu
hồi nhiệt cũng tương tự.
Mức độ phức tạp của tính thiết kế bộ sấy không khí kiểu ống là không thể
xác định được diện tích tiết diện thực và tốc độ không khí vì cũng như chưa biết
chiều cao của cụm, bởi vậy việc tính toán được tiến hành theo phương pháp lặp,
khi cho số dòng không khí, số lối đi, chiều cao lối đi (xác định chiều cao lối đi từ
điều kiện truyền nhiệt). Chương trình sẽ được thực hiện nhiều phương án, từ đó
tìm được phương án bố trí tối ưu bộ sấy không khí.

115
PHỤ LỤC I. CÁC TOÁN ĐỒ
(nguồn từ [2] và [3])

Toán đồ 1a. Hệ số góc của dãy ống

116
Toán đồ 1b. Hệ số góc của cụm ống

Toán đồ 2. Độ đen của sản phẩm cháy anl phụ thuộc


tổng chiều dày bức xạ của môi trường kps

117
Toán đồ 3a. Xác định hệ số làm yếu bức xạ bởi khí 3 nguyên tử khi không thổi
bụi

118
Toán đồ 3b. Xác định hệ số làm yếu bức xạ bởi khí 3 nguyên tử

119
Toán đồ 4. Hệ số làm yếu bức xạ bởi tro
1- Khi đốt bột than trong buồng lửa
xoáy(xyclon);
2- Khi đốt than được nghiền trong máy
nghiền bi;
3- Khi đốt than được nghiền trong máy
nghiền trung tốc và máy nghiền búa và máy
nghiền kiểu quạt;
4- khi đốt than được đập sơ bộ trong buồng
lửa xoáy và trong buồng lửa ghi
5- khi đốt than bùn trong buồng lửa phun

Toán đồ 5. Hệ số β kể đến ảnh hưởng của


trao đổi nhiệt tương hỗ
giữa buồng lửa với bộ quá nhiệt phụ thuộc
nhiệt độ θbl và loại nhiên liệu
1-nhiên liệu rắn; 2-Mazut; 3-nhiên liệu
khí.

Toán đồ 6. Độ đen của buồng lửa abl

120
Toán đồ 7. Tính toán nhiệt buồng lửa

121
a) b)

Toán đồ 8. Hệ số bám bẩn của bộ quá nhiệt nửa bức xạ.


a-hệ số bám bẩn; 1.Than không thiêu kết; 2.Than có thiêu kết và được làm sạch;
3.than có thiêu kết nhưng thiếu làm sạch; 4.Đá dầu có làm sạch; b-Hệ số sử dụng

b)
Toán đồ 9. Hệ số bám bẩn của cụm ống khi cháy nhiên liệu rắn
ε= ε0CdCΦp+∆ε. Đối với than đá và đá phiến CΦp=1, đối với
than bùn 0,7, ∆ε tra theo bảng 5.2.

122
Toán đồ 10. Hệ số phân phối nhiệt lượng hấp thu theo chiều cao buồng lửa.
a-Đốt mazut; b-Đốt bột than thải xỉ khô, 1.(net liền) dùng cho than antraxit,
than gầy và than đá, than nâu sấy khô, 2.than nâu và than bùn các loại;
c- Đốt bột than thải xỉ lỏng; d-buồng làm lạnh của buồng lửa 2 buồng.

123
Nhiệt độ dòng khói (không khí)

Toán đồ 11. Hệ số tỏa nhiệt đối lưu khi lưu động ngang
qua cụm ống song song αdl =αHCzCsCΦ

124
Toán đồ 12. Hệ số tỏa nhiệt đối lưu khi lưu động
ngang qua cụm ống so le αdl =αHCzCsCΦ

125
Toán đồ 12. Hệ số tỏa nhiệt đối lưu khi lưu động qua cụm ống trơn bố trí so le

126
Toán đồ 13. Hệ số tỏa nhiệt đối lưu khi lưu động dọc đối với khói và không khí
Khi làm lạnh khói αdl =αHCΦCl; khi đốt nóng không khí αdl =αHC’Φ.Cl

127
Toán đồ 13. Hệ số tỏa nhiệt đối lưu khi lưu động dọc đối với khói và không khí

128
129
Toán đồ 14. Hệ số tỏa nhiệt đối lưu khi lưu động dọc
đối với hơi quá nhiệt α2 =αHCd

Toán đồ 15. Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu khi lưu động dọc
đối với nước chưa sôi α2 =αHCt

130
Toán đồ 16. Hệ số tỏa nhiệt đối lưu khi lưu động dọc với áp suất
trên tới hạn ( CKД) ở vùng nhiệt dung riêng lớn: α2 =αH.A, W/m20C

131
Toán đồ 17. Hệ số tỏa nhiệt đối lưu của Bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt.
Khi làm lạnh khói αdl =αHCHCΦCl; khi đốt nóng không khí αdl =αHCHC’Φ.Cl
(tấm dạng I, CH=1,6; dạng II là 1,15; dạng III là 0,9

132
Toán đồ 18 Hệ số tỏa nhiệt bức xạ đối với dòng khói có bụi αbx =αH.ε
và không có bụi αbx =αH.εCk

133
Toán đồ 20. Hệ số truyền nhiệt của bộ hâm nước bằng gang kiểu ВТИ và ЦККБ

Toán đồ 19. Bộ hâm nước bằng gang có cánh 2 phía

134
Toán đồ 20. Xác định hệ số tỏa nhiệt về phía khói đối với
bộ sấy không khí bằng gang có cánh và có cánh với răng: α1 =αHCΦ

135
Toán đồ 21. Hệ số tỏa nhiệt đối lưu về phía không khí đối với
bộ sấy không khí bằng gang có cánh a) và có cánh với răng b)

136
Toán đồ 22. Hệ số hiệu chỉnh ψ khi dòng nối tiếp hỗn hợp ∆t=ψ∆tnc
A là tỷ số giữa phần bề mặt có hai dòng chuyển động cùng chiều và toàn bộ bề mặt.

137
Toán đồ 23. Hệ số hiệu chỉnh ψ khi dòng song song hỗn hợp ∆t=ψ∆tnc.
1-Hai lần cùng chiều; 2- ba lần: hai lần cùng, một lần ngược chiều;
3-Hai lần: một cùng, một ngược chiều; 4- Ba lần: hai lần ngược,
một lần cùng chiều; 5-hai lần ngược chiều.

138
Toán đồ 24. Hệ số hiệu chỉnh ψ khi dòng cắt nhau ∆t=ψ∆tnc.
1-Một lần cắt nhau; 2-Hai lần cắt nhau; 3- Ba lần cẳt nhau; 4-Bốn lần cắt nhau.

139
Toán đồ 25. Tra hệ số kp khi tính
tiết diện ro to bộ sấy không khí kiểu
hồi nhiệt.

140
Toán đồ 26. Tra trị số Pr của không khí và khói

141
Toán đồ 27. Tra hệ số dẫn nhiệt và độ nhớt của không khí và khói

142
PHỤ LỤC 2. CÁC BẢNG ĐẶC TÍNH TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THÔNG SỐ
Nguồn từ [2] và [3].

Bảng 1. Hệ số không khí lọt vào các phần tử của lò hơi


Loại buồng lửa Đường khói 
Đốt than, thải xỉ khô và dàn ống có cánh 0,05
Đốt than, thải xỉ khô dàn ống có cánh và có tường 0,07
Đốt than, thải xỉ khô và dàn ống không có cánh 0,1
Buồng lửa phun
Đốt than thải xỉ lỏng, đốt dầu, khí và dàn ống có cánh 0,05
Đốt than thải xỉ lỏng, dầu, khí và dàn ống không có 0,08
cánh
Buồng lửa xoáy 0,3
Buồng lửa ghi Ghi cơ giới và bán cơ giới 0,1
Ghi cố định 0,3
Cụm pheston, bộ quá nhiệt nửa bức xạ đặt trên đỉnh 0
lò, Cụm ống lò đầu tiên với D  50t/h
Các cụm ống lò Cụm ống lò đầu tiên với D  50t/h 0,05
Cụm ống lò thứ hai với D  50t/h 0,1
Bộ quá nhiệt Bộ quá nhiệt sơ cấp và Bộ quá nhiệt trung gian 0,03
Vùng quá độ của lò trực lưu 0,03
Mỗi cấp của bộ hâm nước với D  50t/h 0,02
Bộ hâm nước của lò với D  50t/h:
Bộ hâm nước bằng thép 0,08
bằng gang có cánh 0,1
bằng gang không có cánh 0,2
Kiểu ống (thu nhiệt):
mỗi cấp của lò có D  50t/h 0,03
mỗi cấp của lò có D  50t/h 0,06
Kiểu hồi nhiệt:
Bộ sấy không khí mỗi cấp của lò có D  50t/h 0,2
mỗi cấp của lò có D  50t/h 0,25
Kiểu tấm, mỗi cấp 0,1
Bằng gang, cho mỗi cấp 0,1
Bằng tấm có cánh, cho mỗi cấp 0,2
Kiểu tĩnh điện:
Bộ khử bụi lò có D  50t/h 0,1
lò có D  50t/h 0,15
Kiểu xyclon và cụm xyclon 0,05

143
Đường khói sau lò Bằng thép (cứ 10 m chiều dài) 0,01
Bằng gạch (cứ 10 m chiều dài) 0,05

Bảng 2. Các giá trị trung bình không khí lọt đối với hệ thống nghiền
Đặc tính của hệ thống nghiền 
Máy nghiền bi:
Có phễu than trung gian, sấy bằng không khí nóng 0,1
Có phễu than trung gian, sấy bằng không khí + khói 0,12
nóng
Với hệ thống thổi thẳng 0,04
Máy nghiền búa:
Làm việc với áp lực âm 0,04
Làm việc dưới áp lực của không khí nóng 0
Máy nghiền tốc độ trung bình làm việc với áp lực âm 0,04
Máy nghiềnkiểu quạt có bộ phận sấy nhiên liệu kiểu ống 0,2-0,25*
Ghi chú: giới hạn trên dùng cho nhiên liệu độ ẩm cao.

Bảng 3. Đặc tính tính toán buồng lửa phun thải xỉ khô với lò có D  75t/h
Nhiên liệu Hệ số k khí Nhiệt thế thể tích Tổn thất do cháy
thừa đầu ra buồng lửa không hoàn toàn
buồng lửa ''
3
qv.kW/m về Cơ học q4 %
Antraxit 1,25+ 140 5
Nửa antraxit 1,2 140 155 4
+
Than gầy 1,2- 1,25 160 165 3
Than đá 1,2 175 1,0-1,5++
Chất thải giàu 1,2 160 165 2-3++
cacbon
Than nâu 1,2 185 0,5-1,0++
Than bùn 1,2 160 165 0,5-1,0
Đá phiến 1,2 115 0,5-1,0

Ghi chú:
Tổn thất do cháy không hoàn toàn về hoá học q3 % = 0.
Phần tro bay theo khói ab = 0,95
+ chọn giá trị lớn khi tải bột than bằng không khí nóng.
+ + chọn giá trị nhỏ cho than ít tro Aqd  6, giá trị lớn cho than nhiều tro.
1- Khi đốt nhiên liệu dễ cháy trong buồng lửa có miệng phun nhiên liệu ezectơ
hay miệng phun bố trí theo phương ngang, đối diện nhau thì lấy hệ số không
khí thừa ở của ra buồng lửa αbl =1,25 và q4 tăng 2 lần khi đốt than đá, tăng
1,5 lần khi đốt than nâu so với số liệu cho trong bảng trên.

144
2- Khi giảm công suất lò đến 70% công suất định mức thì lấy q4 theo bảng trên,
khi còn 50% thì q4 tăng 1,5 lần đối với mọi nhiên liệu trừ than bùn cát nhỏ
và đá phiến.
3- Khi đốt hỗn hợp bột than với khí hay mazut, hệ số không khí thừa lấy theo
nhiên liệu rắn, tổn thất do cháy không hoàn toàn về cơ học lấy bằng a.q4,
lấy q4 theo bảng trên, còn a lấy theo phần khí hay ma zut như sau:
Phần khí hay mazut: 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5
Hệ số a: 1,0 1,4 1,6 ,4 1,1 0,7

Bảng 4. Đặc tính tính toán buồng lửa phun thải xỉ khô với lò
có D từ 25 đến 50t/h
Nhiên liệu Hệ số k Nhiệt thế thể tích buồng lửa Tổn thất do cháy không
3
khí thừa qv.Kw/m hoàn toàn về cơ học q4 cho
đầu ra cho lò có sản lượng t/h lò có sản lượng t/h
buồng lửa 25 35 50 25 35 50
''
Antraxit 1,25 220 210 180 5 5 5
nửa 1,2 220 210 180 5 5 5
antraxit
Than đá 1,2 250 210 185 5 3,5 2-3+
Than nâu 1,2 290 245 210 3 1,5-2+ 1-2+
Than bùn 1,2 250 210 185 3 1,5-2+ 1-2+

Ghi chú:
Tổn thất do cháy không hoàn toàn về hoá học q3 % = 0,5.
Phần tro bay theo khói ab = 0,95
+ chọn giá trị nhỏ cho than ít tro Aqd  6, giá trị lớn cho than nhiều tro.

Bảng 5. Đặc tính tính toán buồng lửa hở và nửa hở thải xỉ lỏng có D từ 75 t/h
loại Nhiên liệu Hệ số k khí Nhiệt thế thể tích Tổn thất Tỷ lệ
buồng lửa thừa đầu ra buồng lửa qv, q4 tro bay
3
buồng lửa kW/m cháy theo
'' Buồng Buồng không khói ab
lửa qui đốt hoàn toàn
ước về hoá
học
hở Antraxit và
Nửa antraxit 1,2-1,25++ 145 580-700 3-4 0,85
+
Than gầy 1,2-1,25 185 580-700 1,5 0,80
Than đá 1,2 185 750-870 0,5 0,80
Than nâu 1,2 200 750-870 0,5 0,7-0,8

145
nửa hở Antraxit và 1,2-1,25++ 170 580-700 3-4 0,85
có chỗ Nửa antraxit
thắt Than gầy 1,2-1,25+ 190 580-700 1,0 0,80
Than đá 1,2 190 755-875 0,5 0,7-0,8
Than nâu 1,2 230 700-930 0,5 0,6-0,7
Ghi chú:
Tổn thất do cháy không hoàn toàn về hoá học q3 % = 0.
+ + chọn giá trị lớn khi tải bột than bằng không khí nóng.
+ chọn đối với vùng đai cháy

Bảng 6. Đặc tính tính toán buồng lửa phun đốt dầu, khí với lò có D từ 75 t/h
Nhiên liệu Hệ số k khí Nhiệt thế thể Tổn thất do cháy
thừa đầu ra tích buồng lửa không hoàn toàn
buồng lửa ''
3
qv.kW/m về hoá học q3
Madut 1,1 290 0,5
Khí thiên nhiên, khí
cốc và khí đồng hành 1,1 350-460 0,5
Khí lò cao 1,1 230 1,5

Bảng 7. Độ cháy hết của nhiên liệu  theo chiều cao buồng lửa
Chiều cao tương đối của buồng lửa hi/Hbl
Nhiên liệu 0,15 0,2 0,3 0,4 0,5 1
Antraxit 0,72-0,86 0,86-0,9 0,92-0,95 0,93-0,96 0,94-0,97 0,96-0,97
Nửa antraxit 0,72-0,86 0,86-0,9 0,92-0,95 0,93-0,96 0,94-0,97 0,96-0,97
Than đá 0,9-0,94 0,92-0,96 0,95-0,97 0,96-0,98 0,98-0,99 0,98-0,99
Than nâu 0,91-0,95 0,93-0,97 0,96-0,98 0,97-0,98 0,98-0,99 0,98-0,995
Khí và madut - - 0,94-0,96 0,96-0,98 0,97-0,99 0,995
khi bl=1,02

146
Bảng 8. Đặc tính tính toán của buồng lửa ghi
Buồng lửa ghi thủ công Buồng lửa ghi xích
Không có máy hất than Có máy Không có máy hất than Có máy hất
Tên các đại hất than than
Antraxit Antraxit Antraxi Antraxit Antraxit Than đá Vc
lượng
đã phân cám t cám đã phân cám 25%
loại theo loại theo
cỡ hạt cỡ hạt
Nhiệt thế diện
tích trên ghi 1050 930 930-1050 1160 820-930 1050-1630

qr.Mw/m2
Nhiệt thế thể
tích buồng lửa 300-350 300-350 220-300 300-350 230-300 230-300

qv.Mw/m3
Hệ số k khí 1,3 1,5 1,6 1,3 1,5 1,3
thừa ra khỏi
buồng lửa ''
Tổn thất do
cháy không 2 2 0,5 0 0 0,5

hoàn toàn về
hoá học q3
Tổn thất do
cháy không 7 14 18 7 14 6

hoàn toàn về cơ
học q4
Tỷ lệ chất cháy 20 20 25 20 25 12
trong xỉ và lọt
cx+l
Tỷ lệ chất cháy 50 55 65 50 55 30
trong tro bay C0
Tỷ lệ tro trong 0,7 0,65 0,7 0,75 0,7 0,75
xỉ và lọt ax+l
Tỷ lệ tro trong 0,3 0,35 0,3 0,25 0,3 0,25
khói ab
Áp suất không 1000 1000 1000 1000 1000 800
khí dưới ghi
p,N/m2
Nhiệt độ không cho lò có D  35t/h 25 25 25
khí dưới ghi C0 cho lò có D  35t/h 150 150 200

147

You might also like