You are on page 1of 4

Đề cương ôn tập: Lò công nghiệp – Lò điện

1) Phân loại lò công nghiệp bằng sơ đồ khối, phân loại lò điện bằng sơ đồ khối?
2) Nêu phạm vi ứng dụng của lò CN làm việc theo chế độ đối lưu với chất dẫn nhiệt là
chất lỏng, nêu 1 ví dụ thực tế của loại lò này?
3) Thế nào là chế độ nhiệt của lò, nhiệt độ của lò, công suất nhiệt của lò, năng suất lò?
4) Thế nào là hệ số không khí thừa? Suất tiêu hao nhiên liệu tiêu chuẩn?
5) Nêu phạm vi ứng dụng của lò làm việc theo chế độ lớp chặt, lớp sôi? Nêu 1 lò làm việc
theo chế độ lớp chặt trong thực tế?
6) Nêu phạm vi ứng dụng của lò làm việc theo chế độ bức xạ trực tiếp, bức xạ gián tiếp?
Nêu 1 ví dụ về lò bức xạ trực tiếp, 1 lò bức xạ gián tiếp trong thực tế?
7) Nêu nguyên tắc chọn nhiên liệu và phương pháp đốt để lò có thể làm việc ở chế độ bức
xạ trực tiếp, bức xạ gián tiếp?
8) Nêu các dòng nhiệt trong lò CN, vẽ sơ đồ mô tả các dòng nhiệt trong không gian lò
nung?
9) Nêu tên các loại buồng đốt, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của từng loại?
10) Phân loại mỏ đốt nhiên liệu khí, nêu ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng từng loại?
11) Phân loại mỏ đốt nhiên liệu lỏng, nêu ưu nhược điểm phạm vi ứng dụng từng loại?
12) Nêu các vật liệu cách nhiệt thông dụng cho lò công nghiệp, tính chất và phạm vi ứng
dụng?
13) Nêu các nguyên tắc chung khi lựa chọn vật liệu xây lò?
14) Nêu các nguyên tắc kỹ thuật bố trí kênh khói, cống khói và đường ống dẫn khói?
15) Nêu các ưu điểm của lò điện so với lò nhiên liệu, và phạm vi ứng dụng của lò điện?
16) Nêu ưu nhược điểm của lò điện trở so với các loại lò điện khác?
17) Trình bầy các phương pháp bố trí dây điện trở trong lò điện?
18) Trình bầy các phương pháp biến đổi điện năng thành nhiệt năng có thể ứng dụng
trong lò công nghiệp?
19) Phân loại lò điện trở và phạm vi ứng dụng của lò điện trở? Nêu 2 loại lò điện trở trong
thực tế?
20) Một tường lò bên trong lò gạch chịu lửa, dày 250 mm, hệ số dẫn nhiệt bằng 0,348
W/m.K, bên ngoài là lớp gạch đỏ dày 250 mm, hệ số dẫn nhiệt bằng 0,348 W/m.K. Nếu khói

1
trong lò có nhiệt độ 13000C, hệ số toả nhiệt từ khói đến gạch là 34,8 W/m2.K; Nhiệt độ không
khí xung quanh bằng 300C. Hệ số toả nhiệt từ gạch đến không khí là 11,6 W/m2.K.

Tính mật độ dòng nhiệt qua tường lò?

21) Nhiên liệu là than có thành phần làm việc như sau:
Tp Clv Hlv Olv Slv Alv Wlv

% 70,6 5,3 1,2 2,7 15,2 5

Với hệ số dư không khí n = 1,4.


Tính nhiệt trị thấp, tiêu hao không khí thực tế. Và tính thành phần, khối lượng riêng của
sản phẩm cháy?
22) Tính mỏ phun than bụi khi biết các thông số ban đầu sau đây:
- Than bụi có chất bốc: 15%, lượng tro: 5%
- Nhiệt trị của than: 𝑄𝑑𝑡 = 29260 kJ/kg
- Lượng tiêu hao than: B = 50 kg/h
- Lượng tiêu hao không khí: Ln = 9 m3/kg
- Kích thước hạt than: d = 0,075 mm
- Khối lượng riêng của than: ρ = 2 g/cm3
- Nhiệt độ thực tế của sản phẩm cháy: tt = 13500C
23) Tính mỏ đốt tự hút thấp áp không có ống loe dùng đốt khí lò cao với các điều kiện
sau;
- Nhiệt độ ban đầu của khí đốt và không khí: T = 297 K;
- Khối lượng riêng của khí đốt và không khí ở điều kiện tiêu chuẩn:

𝜌01 = 1,3𝑘𝑔/𝑚3 ; 𝜌02 = 1,293𝑘𝑔/𝑚3

- Bội số phun khí (khi n = 1,1) là: 𝜑0 = 0,9;


- Tốc độ ra của hỗn hợp: 𝜔ℎℎ = 30 m/s
- Lượng tiêu hao khí đốt: V01 = 200 𝑚3 /ℎ

Hãy xác định áp suất tĩnh của khí đốt và các kích thước cơ bản bản của mỏ đốt tự hút.

24) Tính mỏ phun cao áp AMI (hình 3-20 sách LCN & LĐ - Phạm Văn Trí) dùng không
khí nén để biết bụi dầu với các dữ liệu ban đầu sau:
- Công suất của mỏ phun 𝐺1 = 0,555 kg/s (mazut)
- Lượng tiêu hao không khí nén 𝜑 = 1 kg/kg
- Áp suất của không khí nén 𝑝𝑑 = 600 𝑘𝑁/𝑚2

2
- Nhiệt độ không khí nén 𝑇𝑑 = 293 K
- Áp suất môi trường lò 𝑝𝑚𝑡 = 99,2𝑘𝑁/𝑚2
- Hằng số khí của không khí R = 288 N.m/kg.độ
- Số mũ đoạn nhiệt của không khí 𝑘 = 𝐶𝑝 /𝐶𝑣 = 1,4
25) Nhiên liệu dầu DO có thành phần như sau:
Tp Wlv Alv Slv Clv Hlv Nlv Olv
% 1,8 0,3 0,5 86,3 10,5 0,3 0,3
- Tính tiêu hao không khí ẩm thực tế?
- Tính thể tích và khối lượng riêng của sản phẩm cháy?
26) Nhiên liệu là than Antraxit có thành phần như sau:
Tp Clv Hlv Olv Slv Alv Wlv

% 70,6 5,3 1,2 2,7 15,2 5

- Tính tiêu hao không khí ẩm thực tế?


- Tính thể tích và khối lượng riêng của sản phẩm cháy?

27) Tính dây điện trở cho lò điện có công suất định mức 20kW, tổn hao nhiệt 5kW, nhiệt
độ lò 1500C. Điện nguồn 3 pha, 380V, các dây nung đấu hình Sao, lò làm việc ở chế độ liên
tục.
28) Một Calorifer điện dùng để nung nóng không khí có công suất P = 24kW, coi tổn
thất nhiệt bằng không, lò làm việc ở chế độ đối lưu, tốc độ không khí thổi qua dây điện trở
𝜔𝑘𝑘 = 6m/s. Nhiệt độ không khí tkk = 3000C, ứng với nhiệt độ này không khí có các thông số
sau 𝜆𝑘𝑘 = 4,6.10-2 W/m.K ; 𝜐𝑘𝑘 = 48,33.10-6 m2/s. Nhiệt độ dây điện trở tdây = 6500C, vật liệu
dây là X20H80, dùng điện 3 pha 380V. Dây mắc hình sao, mỗi nhánh có 2 dây mắc song song,
đường kính dây điện trở d = 1,2mm.

- Tính nhiệt lượng do dây điện trở tỏa ra và nhiệt không khí nhận được, 2 lượng nhiệt này
có cân bằng hay không?
- Tính khối lượng dây điện trở của Calorifer G (kg)?

31) Một Calorifer điện dùng để nung nóng không khí có công suất Phữu ích = 56,1kW, hệ số
sử dụng nhiệt có ích 𝜂𝑐ó í𝑐ℎ = 85%, lò làm việc ở chế độ đối lưu, tốc độ không khí thổi qua dây
điện trở 𝜔𝑘𝑘 = 6m/s. Nhiệt độ trung bình của không khí tkk = 3500C, khi nhiệt độ dây nung ổn
định ta có hệ số trao đổi nhiệt đối lưu giữa bề mặt dây nung và không khí 𝛼 = 120 W/m2.K ;
Nhiệt độ trung bình dây nung tdây = 7000C, vật liệu dây là X25H20, dùng điện 3 pha 380V.
Dây mắc hình tam giác, mỗi nhánh có 2 dây mắc nối tiếp, đường kính dây điện trở d = 1,2mm.

3
- Dây nung có tiết diện tròn? Tính các kích thước (đường kính, chiều dài) của 1 nhánh dây
điện trở?

32) Một lò điện trở có công suất P kW, dùng điện áp 3 pha 380V, điện trở đấu hình sao và
trong mỗi pha có 3 nhánh dây mắc nối tiếp. Dây điện trở làm bằng hợp kim 595 và đường kính
dây điện trở d = 2mm, dây ở mỗi nhánh được quấn hình lò xo với D = 10.d và có 200 vòng
xoắn trên 1 nhánh dây. Nhiệt độ của dây điện trở bằng 9000C, độ đen của dây điện trở bằng độ
đen của vật nung và bằng 0,8. Công suất riêng của dây điện trở Wthực = Wlý tưởng. Không cho
biết nhiệt độ của vật nung.
- Tính nhiệt lượng lò tỏa ra trong 10h?
- Nếu dùng điện 1 pha và sử dụng toàn bộ số dây điện trở này thì công suất lớn nhất của
lò khi này bằng bao nhiêu kW? Vẽ sơ đồ nối dây điện trở đối với phương án này.

33) Một lò điện trở có công suất P kW, dùng điện áp 3 pha 380V, điện trở đấu hình sao và
trong mỗi pha có 2 nhánh dây mắc nối tiếp. Dây điện trở làm bằng hợp kim X25H20 và đường
kính dây điện trở d = 2,5 mm, dây ở mỗi nhánh được quấn hình lò xo với D = 10.d và có 300
vòng xoắn trên 1 nhánh dây. Nhiệt độ của dây điện trở bằng 10000C, độ đen của dây điện trở
bằng độ đen của vật nung và bằng 0,8. Công suất riêng của dây điện trở Wthực = Wlý tưởng.
Không cho biết nhiệt độ của vật nung.
- Tính nhiệt lượng tỏa ra trên 72 cm2 bề mặt dây điện trở trong 3h?
- Nếu dùng điện 1 pha và sử dụng toàn bộ số dây điện trở này thì công suất lớn nhất của
lò khi này bằng bao nhiêu kW? Vẽ sơ đồ nối dây điện trở đối với phương án này.

You might also like