You are on page 1of 6

Nguyễn Văn Lâm

19819120004

Tổn thất nhiệt và nâng cao hiệu suất lò hơi


1, Các tổn thất nhiệt
1.1, Đối với lò hơi đốt than
1.1 Tồn thất nhiệt theo khói thải
1.2 Tồn thất nhiệt cháy không hoàn toàn về mặt hóa học
1.3 Tồn thât nhiệt về cơ học
1.4. Tổn thât nhiệt ra môi trường xung quanh
1.5, Tổng thât nhiệt mang theo xỉ

1.2, Đối với lò hơi đốt dầu


1.2.1, Tồn thất nhiệt do khói thải
1.2.2, Tồn thât nhiệt hoá học được tính
1.2.3, Tồn thất nhiệt q 5

2, Các biện pháp cải thiện nâng cao hiệu suất lò hơi
2.1,Vận hành hệ số không khí thừa ở nhiệt độ thích hợp
2.2, Gia nhiệt nước cấp sử dụng bộ tiết kiệm nhiệt
2.3, Giảm áp suất hơi nước của lò hơi
2.4, Gia nhiệt không khí đốt
2.5, Điều tiết thay đổi tốc độ của quạt, thiết bị quạt gió và bơm
2.6, Điều tiết xả hơi tự động

1, Các tổn thất nhiệt


1.1, Tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi q 2 (%)
Khói được tạo thành trong quá trình cháy tức là từ không khí và nhiên liệu.
Không khí vào lò có nhiệt độ khoảng 20-35 độ C , trong khi đó nhiệt độ khói thải
ra khỏi lò thường lớn hơn 110 độ C , đặc biệt đối với các lò nhỏ không có bề mặt
đốt phần đuôi thì nhiệt độ khói thoát có thể tới 400 độ C. Như vậy phải mất một
lượng nhiệt để đốt nóng không khí và nhiên liệu từ nhiệt độ môi trường đến nhiệt
độ khói thải. Tổn thất này gọi là tổn thất nhiệt do khói thải, ký hiệu là q 2 (%)
Hệ số không khí thừa ra khỏi lò hơi và nhiệt độ khói thải là 2 yếu tố ảnh
hưởng rât lớn đến q 2. Nhiệt độ khói thải càng cao thì tổn thất q 2 càng lớn. Tuy
nhiên khi nhiệt độ khói thải thấp hơn nhiệt độ đọng sương sẽ gây ngưng đọng
sương hơi nước trong khói. Nươc ngưng đọng sẽ dễ hòa tan  SO 2 tạo thành H 2 SO 4  
 gây hiện tượng ăn mòn kim loại. Vì vậy chúng ta phải tìm những biện pháp để
giảm nhiệt độ khói thải đến mức hợp lý nhất.
Khi hệ số không khí thừa càng lớn thì nhiệt độ cháy lý thuyết của quá trình
giảm, làm giảm lượng nhiệt hấp thu bằng bức xạ của buồng lửa, dẫn đến nhiệt độ
khói sau buồng lửa tăng lên tức là nhiệt độ khói thoát tăng. Mặt khác hệ số không
khí thừa càng lớn thì thể tích khói thải càng lớn và như vậy thì q 2 cũng càng lớn.
Vì vậy cần khống chế (ở mức nhỏ nhất, đồng thời hạn chế không khí lạnh lọt vào
lò hơi). Tổn thất nhiệt q 2 thường trong khoảng từ 4-7%

1.2, Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt hóa học q 3
Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn thì trong khói còn có các chất khí
cháy không hoàn toàn như CO, H 2, CH 4 . Những khí này còn có thể cháy và sinh
nhiệt được nhưng chưa cháy đã bị thải ra ngoài, gây nên tổn thất nhiệt gọi là tổn
thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hóa học, ký hiệu là q 3 (%). Nguyên nhân
của tổn thất này là có thể do thiếu không khí hoặc không khí pha trộn không đều
với nhiên liệu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến q 3 bao gồm: Nhiệt độ buồng lửa, hệ số không khí
thừa và phương thức xáo trộn giữa không khí với nhiên liệu trong buồng lửa. Hệ
số không khí thừa lớn thì q 3 càng nhỏ nhưng q 2 lại tăng (Tuy nhiên hệ số không
khí thừa quá lớn làm cho nhiệt độ buồng lửa quá thấp thì q 3 lại tăng). Sự pha trộn
giữa nhiên liệu và không khí càng tốt thì q 3 càng nhỏ. Vì vậy phải tính chọn  sao
cho tổng tổn thất nhiệt q 2 +q 3 là nhỏ nhất.
Khi đốt nhiên liệu rắn: đối với buồng lửa ghi tổn thất q 3 có thể đạt đến 0,5 –
1%, buồng đốt phun q 3 có thể đạt đến 5% và với buồng lửa thủ công q 3 có thể đạt
đến 2% hoặc cao hơn. Khi đốt mazut thì q 3 cao hơn vì khi cháy mazut
cacbuahyđro dễ bị phân hủy tạo thành những liên kết khó phản ứng, thường q 3=
3%.

1.3, Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học q 4 (%)
Nhiên liệu đưa vào lò có một phần chưa kịp cháy đã bị thải ra ngoài theo
các đường: bay theo khói, lọt qua ghi lò hoặc rơi xuống đáy buồng lửa cùng với xỉ
gây nên tổn thất nhiệt gọi là tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học.
Yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học là
kích cỡ hạt, tính kết dính của tro, tốc độ và cách tổ chức cấp gió. ở lò ghi, khe hở
của ghi càng lớn thì tổn thất  càng lớn. Nếu việc phân phối gió cấp I và II không
tốt, sẽ thổi bay các hạt nhiên liệu chưa cháy hết ra khỏi buồng lửa. Kích thước hạt
càng không đều thì q 4  càng lớn. Buồng lửa phun có q 4 bé nhất, đặc biệt là buồng
lửa thải xỉ lỏng có thể coi q 4= 0. Đối với buồng đốt kiểu phun: q 4 có thể đạt
đến 4%; đối với buồng đốt ghi từ 2-14%.

1.4, Tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh q 5 %
Bề mặt tường xung quanh của lò luôn có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi
trường xung quanh, do đó luôn có sự tỏa nhiệt từ mặt ngoài tường lò đến môi
trường gây nên tổn thất, gọi là tổn thất do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh, ký
hiệu là q 5 (%). Tổn thất nhiệt q 5 phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt xung
quanh của tường lò, chất lượng lớp cách nhiệt tường lò. Tổn thất q 5 tỷ lệ thuận với
diện tích xung quanh, với nhiệt độ bề mặt ngoài của tường lò. Tuy nhiên, công
suất lò càng lớn thì diện tích bề mặt càng tăng nhưng độ tăng diện tích bề mặt
xung quanh nhỏ hơn độ tăng sản lượng lò, do đó trị số q 5 ứng với 1kg nhiên liệu sẽ
giảm xuống.
Đối với lò hơi lớn q 5 khoảng 0,5%. Muốn giảm q 5 phải thiết kế tường lò sao
cho hợp lý.

1.5, Tổn thất nhiệt do xỉ mang ra ngoài lò hơi q 6 (%)


Xỉ sinh ra từ nhiên liệu trong quá trình cháy, được thải ra khỏi lò ở nhiệt độ
cao. Đối với lò hơi thải xỉ khô nhiệt độ xỉ ra khỏi lò khoảng 600 - 800° C , đối với
lò̀ hơi thải xỉ lỏng nhiệt độ xỉ khoảng 1300 – 1400° C , trong khi đó nhiên liệu vào
lò có nhiệt độ khoảng 20-35° C . Như vậy lò hơi đã mất đi một lượng nhiệt để nâng
nhiệt độ xỉ từ nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường lúc vào đến nhiệt độ xỉ lúc ra khỏi
lò, gọi là tổn thất nhiệt do xỉ mang ra ngoài q 6 (%).
Tổn thất q 6 phụ thuộc vào độ tro của nhiên liệu, vào phương pháp thải xỉ ra
khỏi buồng lửa. Đối với nhiên liệu càng nhiều tro thì q 6 càng lớn. Các lò thải xỉ
khô có q 6 nhỏ hơn khi thải xỉ lỏng. Tổn thất q 6 có thể đạt đến 5% [1]

2, Các biện pháp cải thiện nâng cao hiệu suất lò hơi
2.1, Vận hành hệ số không khí thừa ở nhiệt độ thích hợp:
đối với khí CO2 và 1,5% đối với O2. Để điều chỉnh nồng độ O2 hoặc CO2,
doanh nghiệp có thể dùng các biện pháp như: Dùng vòi đốt có tỷ lệ Nox/O2 thấp,
cải tiến lá chắn tiết lưu và cách điều chỉnh, chống không khí rò lọt vào lò qua các
cửa, nút ở thành lò hơi; sửa chữa, cải tiến hoặc thay thế vòi đốt, hoặc cải tiến bộ lá
chắn và phương pháp điều khiển.

2.2, Gia nhiệt nước cấp sử dụng bộ tiết kiệm nhiệt


Thông thường, khí nóng thoát ra khỏi lò hơi 3 lớp hiện đại có nhiệt độ từ
200 đến 3000 độ C. Do vậy, có thể thu hồi được từ các dòng khí nóng này. Nhiệt
độ của khí nóng thoát ra từ lò hơi thường được duy trì ở mức tối thiểu là 2000C,
do đó ôxít lưu huỳnh trong khí nóng không ngưng tụ được và gây ăn mòn bề mặt
truyền nhiệt.
Khi sử dụng các nhiên liệu sạch như: khí gas tự nhiên, khí hóa lỏng hoặc
dầu khí, cần phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc thu hồi nhiệt vì nhiệt độ của
khí xả nóng có thể dưới 2000C.
Khả năng tiết kiệm năng lượng phục thuộc vào loại lò hơi và loại nhiên liệu
được sử dụng. Với loại lò hơi điển hình kiểu cũ, nhiệt độ khí xả nóng đạt 2600C,
ta có thể sử dụng bộ tiết kiệm để giảm nhiệt độ xuống còn 2000C, giúp tăng nhiệt
độ nước cấp thêm 150C.
Lò hơi 3 lớp hiện đại đốt khí gas tự nhiên có nhiệt độ khí xả nóng ở mức
1400C, sử dụng bộ tiết kiệm ngưng tụ giúp giảm nhiệt độ khi xả xuống 650C và
tăng hiệu suất nhiệt lên 5%.

2.3, Giảm áp suất hơi nước của lò hơi


Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ ở mức cho
phép từ 1 đến 2%. Giảm áp suất hơi nước đồng nghĩa với việc thu được nhiệt độ
hơi nước bão hòa thấp và không cần thu hồi nhiệt thải từ ống xả khói, đồng thời
còn giúp giảm nhiệt độ của khí nóng.
Hơi nước được sinh ra dưới áp suất (thường là áp suất cao nhất) theo yêu
cầu nhiệt độ cho từng quá trình cụ thể. Trong một số trường hợp, quá tình sinh hơi
không phải lúc nào cũng luôn xảy ra, và có những thời điểm áp suất lò hơi có thể
giảm xuống được. Người phụ tránh điều tiết năng lượng cần xem xét kỹ lưỡng
việc giảm áp suất trước khi vận hành lò hơi. Các ảnh hưởng bất lợi như: tăng
lượng nước chảy từ lò hơi do giảm áp suất có thể đi ngược lại với mục đích tiết
kiệm năng lượng, áp suất nên giảm theo từng đợt và không nên vượt quá 20%.

2.4, Gia nhiệt không khí đốt


Gia nhiệt khí đốt là biện pháp thay thế việc làm nóng nước cấp. Để tăng
hiệu suất nhiệt lên 1%, nhiệt độ không khí đốt phải tăng thêm 200C. Hầu hết bộ
đốt dầu và khí gas trong các trạm lò hơi không được thiết kế để sử dụng ở mức
nhiệt độ gia nhiệt không khí cao.
Các bộ đốt hiện đại có thể chịu được sự gia nhiệt không khí đốt cao hơn
nhiều, do vậy, có thể coi những thiết bị này giống như bộ trao đổi nhiệt cho dòng
khí xả nóng và là biện pháp thay thế bộ tiết kiện năng lượng hoặc là nhiệt độ
khoảng không hay nhiệt độ của nước cấp giúp nó hoạt động.

2.5, Điều tiết thay đổi tốc độ của quạt, thiết bị quạt gió và bơm
Việc điều tiết thay đổi tốc độ của quạt, thiết bị quạt gió và bơm có ý nghĩa
quan trọng giúp tiết kiệm năng lượng. Thông thường, việc kiểm soát không khí đốt
được hỗ trợ bởi các van tiết lưu lắp tại các quạt gió cảm ứng và cưỡng bức. Tuy
van tiết lưu là thiết bị điều chỉnh đơn giản, nhưng lại thiếu chính xác, khiến khả
năng điều chỉnh tại vị trí đầu và cuối của hệ thống vận hành kém. Nhìn chung, nếu
đặc điểm nạp tải của lò hơi biến đổi, có thể thay thế van tiết lưu bằng một bộ điều
tiết thay đổi tốc độ biến tần.

2.6, Điều tiết xả hơi tự động


Xả hơi liên tục mà không kiểm soát sẽ rất lãng phí. Điều tiết xả hơi tự động
được lắp đặt giúp phát hiện và phản ứng với suất dẫn và độ pH của nước lò hơi.
Cứ 10% xả hơi cho 15kg/cm2trong lò hơi dẫn đến mức hao hụt hiệu suất tới 3%.
Giảm đóng cặn và tạo bồ hóng của các lò hơi đốt than và dầu, bồ hóng tích tụ
trong ống giống như chất cách nhiệt cho quá trình truyền nhiệt. Những cặn lắng
như vậy cần phải loại bỏ thường xuyên. Nhiệt độ ống khói tăng lên cho thấy lượng
bồ hóng tích tụ quá nhiều. Hiện tượng nhiệt độ ống khói tăng cũng xảy ra do sự
đóng cặn ở bình chứa nước.
Nhiệt độ khí xả cao ở mức dư lượng không khí bình thường cho thấy khả
năng truyền nhiệt kém. Điều này sẽ dẫn tới việc tích tụ dần cặn lắng ở phía buồng
khí hay khoang chứa nước. Khi có cặn lắng ở khoang chứa nước, cần xem xét lại
quy trình xử lý nước và vệ sinh ống để loại bỏ cặn lắng. Ước tính khi nhiệt độ
trong ống xả khói tăng lên 22% thì tương ứng hiệu suất sẽ giảm đi 1%.[2]
TLTK
[1] –GT Lò hơi và thiết bị đốt – PGSTS Hoàng Ngọc Đồng
[2] –Heat Material-Heat Equipment

You might also like