You are on page 1of 18

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Câu 1.Tiêu chuẩn môi trường do cơ quan thẩm quyền nhà nước quy định làm căn
cứ để quản lý và bảo vệ môi trường sẽ thông qua giới hạn cho phép của các yếu tố
nào:
A. Chất ô nhiễm
B. Chất rắn
C. Những chất do con người tạo ra
D. Thông số về chất lượng
Câu 2. Các loại thành phần vật chất của khí quyển là: T7
 Thành phần vật chất của khí quyển được chi làm hai loại: loại thành phần
vật chất ổn định và loại thành phần vật chất không ổn định
Câu 3. Khí nhà kính gồm những khí nào?
 Hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3 và CFC (trên mạng)
 Trong khí quyển hơi nước H2O và CO2 được gọi là khí nhà kính (SGK T7)
Câu 4. Bầu khí quyển gồm mấy tầng? Gồm những tầng nào? T8
 Theo chiều cao thẳng đứng tính từ mặt đất, lớp khí quyển chia thành 5 tầng:
Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng hợp thành nhiệt, tầng phân
tán
Câu 5. Khái niệm về chất ô nhiễm sơ cấp, chất ô nhiễm thứ cấp? T9
 Các chất ô nhiễm sơ cấp là các chất khí, hơi nước và vật chất rắn trực tiếp từ
nguồn phát thải vào không khí. Các chất ô nhiễm chủ yếu nhất là:
SO2,CO,CO2,bụi,…
 Các chất ô nhiễm thứ cấp là chỉ là những chất ô nhiễm được sinh ra do các
nguyên nhân sau: do các chất ô nhiễm sơ cấp khi đi vào khí quyển tác dụng
tương hỗ lẫn nhau, hoặc tác dụng với các chất sẵn có trong không khí hoặc
do sự chiếu xạ của mặt trời mà quang hợp để tạo thành các chất ô nhiễm
khác có đặc tính vật lí, hóa học hoàn toàn khác với chất ô nhiễm sơ cấp. Các
chất ô nhiễm thứ cấp chủ yếu là: Axit sulfuaric, dung môi muối sunfat
Câu 6. Căn cứ vào yếu tố nào để phân loại chất ô nhiễm? T10
 Căn cứ vào thành phần hóa học của chất ô nhiễm và trạng thái của khí quyển
 người ta phân chất ô nhiễm thành 2 loại chất ô nhiễm hoàn nguyên (kiểu
khói than) và chất ô nhiễm oxi hóa (loại khói xả sau ô tô)

Câu 7. Khái niệm về chất ô nhiễm hoàn nguyên, chất ô nhiễm ô nhiễm oxy hóa?
T10
 Ô nhiễm hoàn nguyên thường sinh ra khi cháy than hoặc cháy dầu. Chất ô
nhiễm chủ yếu là: SO2, CO, CO2
 Ô nhiễm oxi hóa thường sinh ra khi các lò hơi cháy dầu hoặc khói thoát sau
các ô tô chủ yếu là khí: CO, oxit amoniac, hợp chất cacbuahydro (chất ô
nhiễm sơ cấp), ozon và benzen (chất ô nhiễm thứ cấp)
Câu 8. Để đo đạc về khí gây ô nhiễm trong khí quyển biểu diễn bằng công thức
nào? (PPM)
V pol 6
ppm= × 10
V air
trong đó:
Vpol – phân thể tích của các khí gây ô nhiễm đang hoạt động trong một lượng
không khí xem xét ở áp suất tổng cộng P và nhiệt độ T
Vair – Tổng thể tích lượng không khí xem xét ở cùng nhiệt độ và áp suất P
Câu 9. Theo quy chuẩn quốc gia 22-2009/BTNMT nồng độ của SO2 (mg/Nm3)
trong khí thải công nghiệp nhiệt điện sử dụng than là bao nhiêu? Tương tự với
NOx nồng độ tro bụi T22
 Đối với SO2 là 500 mg/N.m3
 Đối với Nox (tính theo NO2) là
 650 mg/N.m3 (với than có hàm lượng chất bốc Vc > 10%)
 1000 mg/N.m3(với than có hàm lượng chất bốc Vc≤ 10%
Câu 10. Tiêu chuẩn lâu dài về chất lượng không khí năm 1963 (- Theo tiêu chuẩn
của Anh) thì chất lượng không khí tính cho SO2 là bao nhiêu?
 60 μg/m 3
Câu 11. Chất khí ô nhiễm nào là nguyên nhân gây ra bệnh úa vàng và mất diệp lục
ở cây xanh? T15
 SO2
Câu 12. Lưu huỳnh tồn tại trong than ở những dạng nào? T23
 Lưu huỳnh tồn tại trong than dưới 4 dang sau:
 Lưu huỳnh vô cơ pirit sắt (FeS2)
 Lưu huỳnh muối sunfat (CaSO4.2H2O, FeSO4.2H2O)
 Lưu huỳnh dạng hữu cơ (CxHySz)
 Lưu huỳnh dạng nguyên tố
Câu 13. VOCs là gì? Sinh ra chủ yếu từ đâu? T12
 Là các thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi
 Các nguồn chủ yếu tạo nên VOCs từ quá trình sản suất công nghiệp (46%)
và ở trong các phương tiện giao thông (30%)
Câu 14. Mưa axit là do khí nào gây ra? T16
 Khí SO2 và NO
Câu 15. Tương quan giữa thành phần hyđrocacbon thơm trong nguyên liệu không
có chì và có chì? T12
 Nhiên liệu không có chì có thành phần hiđro cacbon thơm cao hơn là nhiên
liệu có chì
Câu 16. Khí nào có phản ứng mạnh với hemoglobin trong máu và ngăn chặn sự
lưu chuyển của oxi? T18
 Khí CO
Câu 17. NOx gồm những khí nào? T12
 Gồm N2O, NO, NO2
Câu 18. Những oxit nitơ nào có trong khí thải? Sinh ra chủ yếu từ đâu? T12
 Oxit nitric (NO), nitơ đioxit (NO2) và N2O là những oxit nitơ quan trọng
nhất trong khí thải
 Sinh ra chủ yếu từ các phương tiện giao thông và quá trình sản xuất ddienj
năng thải ra gần 34% trong tổng lượng NO sinh ra

CHƯƠNG 2. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH VÀ KỸ THUẬT XỬ LÍ SO2


TRONG KHÓI THẢI

Câu 0. Nguồn gốc hình thành khí SO2? T24


Nguồn gốc sinh ra SO2 có thể chia làm 2 loại:
 Nguồn gốc từ tự nhiên:
 sinh ra do quá trình hoạt động núi lửa
 từ các quá trình phân hủy, thối rữa của xác động thực vật
 Hàm lượng lớn có sẵn trong tự nhiên
 Nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu do hoạt động của công nghiệp đốt cháy nhiên
liệu hóa thạch và các phương tiện giao thông vận tải
Câu 1. SO2 được hình thành thông qua cơ chế nào? T24
 Cơ chế hình thành SO2 gồm:
 Oxi hóa lưu huỳnh vô cơ (FeS2)
 Oxi hóa lưu huỳnh hữu cơ
 Oxi hóa SO
 Oxi hóa lưu huỳnh nguyên tố
 Oxi hóa H2S
 Oxi hóa CS2 và COS
Câu 2. Khử lưu huỳnh trước khi cháy có nghĩa là gì? T34
 Khử lưu huỳnh trước khi cháy có nghĩa là tách lưu huỳnh sẵn có trong nhiên
liệu
Câu 3. Chất khử lưu huỳnh thông dụng nhất trong quá trình đốt than? T35
 dùng đá vôi (CaCO3)
Câu 4. Điều kiện nhiệt độ tối ưu của phản ứng khử lưu huỳnh trong khi đốt cháy là
bao nhiêu? T35
 800 – 850oC
Câu 5. Các phản ứng khi phun đá vôi vào buồng đốt ở nhiệt độ cao trong môi
trường hoàn nguyên? T35
CaCO3 + H 2 S →CaS+ H 2 O+CO 2
CaO+ H 2 S → CaS+ H 2 O
Nếu CaS lại gặp oxi, thì tùy theo nồng độ của oxi lớn nhỏ sẽ sinh ra các phản ứng
1
CaS+12 O2 → CaO+ SO2
CaS+2 O2 → CaSO 4
Câu 6. Vị trí nào phun chất khử lưu huỳnh (đá vôi) vào buồng lửa có hiệu quả
nhất? T39
 phun đá vôi vào phía trên vòi phun buồng lửa là tốt nhất
 còn phun cùng bột than hiệu quả kém nhất
Câu 7. Tốc độ phun chất khử lưu huỳnh (vào đá vôi) để có hỗn hợp các hạt rắn
trong dòng khói đạt hiệu quả nhất là bao nhiêu và cách phun như thế nào? T40
 Tốc độ phun là 22,9 m/s
 miệng phun bố trí tại chính giữa phần trên buồng lửa nghiêng xuống phía
dưới một góc 45O ngược với chiều dòng khói thì hiệu quả hỗn hợp là tốt
nhất.

Câu 8. Nhược điểm của phương pháp bằng phun canxi vào trong lò đối với các
thiết bị?
 làm tăng hàm lượng tro bụi bay trong khói
 làm tăng hàm lượng Canxi trong tro bụi
 làm tăng việc đóng xỉ, bám tro và mài mòn các bề mặt truyền nhiệt.
 CaO trong tro xỉ tăng lên sẽ làm đặc tính đông cứng xỉ thải, dẫn đến thải khó
khăn làm tắc bộ sấy không khí.
 ảnh hưởng đến tính bức xạ của ngọn lửa
 ảnh hưởng chủ yếu nhất là làm giảm hiệu suất của hệ thống khử bụi tĩnh
điện
Câu 9. Hiệu suất của quá trình khử phụ thuộc vào thiết bị nào?
 thiết bị phản ứng
Câu 10. Công thức tính đường nước khử lưu huỳnh được đưa vào tầng sôi dựa
theo công thức nào?
G=
100 Ca
. .
S (%)
32 S CaCO 3 ( % )
.B( )
kg
h
Ca 32 CaCO 3 ( % ) G
hoặc = . .
S 100 S (%) B

trong đó:

G- lưu lượng chất khử lưu huỳnh cần đưa vào tầng sôi để đạt đến một
hiệu suất khử lưu huỳnh nhất định (kg/h)
100
- hệ số chuyển đổi CaCO 3 và S thành số mol, trong đó 100 là khối
32
lượng mol phân tử của CaCO3, 32 là khối lượng mol phân tử của lưu
huỳnh ;
Ca
- tỷ số mol Caxi cần thiết để đạt hiệu suất khử lưu huỳnh nhất
S
định.

S - thành phần phần trăm lưu huỳnh trong nhiên liệu (%)

CaCO3 – thành phần phần trăm CaCO3 trong nhiên liệu (%).

B – suất tiêu hao nhiên liệu (kg/h).

Câu 11. Đặc điểm của phương pháp khử lưu huỳnh kiểu khô?

 là phương pháp khử lưu huỳnh mà sản phẩm phản ứng cuối cùng là ở trạng
thái khô, bất kể chất khử lưu huỳnh đưa vào đường khói phần đuôi của lò là
trạng thái khô hay ướt
Câu 12. Đặc điểm, đặc trưng của phương pháp khử lưu huỳnh kiểu ướt?
 có đặc điểm là tất cả hệ thống khử lưu huỳnh đều đặt ở cuối đường khói, sau
bộ khử bụi.
Câu 13. Phương pháp khử lưu huỳnh kiểu khô gồm có những phương pháp nào?
 chủ yếu có 2 dạng một là phun sương, 2 là tầng sôi tuần hoàn
 Ngoài ra còn có phương pháp khử lưu huỳnh bằng chùm điện tử
Câu 14. Phương pháp phun sương được áp dụng để khử lưu huỳnh đối với lò hơi
đốt than có đặc điểm gì? T46
 lò hơi đốt than ít lưu huỳnh
Câu 15. Chất khử thông dụng nào cho phương pháp khô phun sương? T47
 chủ yếu là dịch kiềm (Na2CO3)
Câu 16. Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật khử lưu huỳnh dùng tầng sôi tuần hoàn là
gì?( giống câu 26)
Câu 17. Trong lò tầng sôi tuần hoàn xảy ra các phản ứng hóa học nào?
2Ca(OH)2 + 2SO2  2CaSO3.H2O + H2O

2Ca(OH)2 + 2SO3  2CaSO4.1/2H2O + H2O

2HCl + Ca(OH)2  CaCl2 + 2H2O

2HF + Ca(OH)2  CaF2 + H2O

Ngoài ra, vì trong khói có tồn tại CO2 nên còn có phản ứng sau,

tiêu tốn một ít Ca(OH)

Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O


Câu 18. Độ hòa tan của khí trong chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 phụ thuộc vào
 lưu lượng khói vào thiết bị phản ứng và nồng độ SO2 ban đầu để khống chế
lượng bột vôi tôi cấp vào bảo đảm tỷ lệ Ca/S cần thiết theo yêu cầu của hiệu
suất khử lưu huỳnh
 nhiệt độ khói ở miệng ra thiết bị phản ứng để khống chế lượng nước phun ở
đáy thiết bị phản ứng để đảm bảo nhiệt độ trong thiết bị phản ứng ở trong
phạm vi nhiệt độ phản ứng tối ưu đến gần nhất tới nhiệt độ điểm sương
Câu 19. Khi nồng độ SO2 trong khí thải cao người ta thường áp dụng quá trình xử
lý bằng nước kết hợp với chất nào?
 NaOH
Câu 20. Thiết bị nào sau đây xử lý các chất độc hại trong khí thải hiệu quả nhất?
A. xyclo
B. thiết bị lọc tay áo
C. thiết bị trao đổi nhiệt
D. thiết bị hấp thu
Câu 21. Đặc điểm của tháp hấp thu như thế nào để có hiệu quả về kỹ thuật và
kinh tế cao nhất?
 khắc phục được khuyết điểm dễ đóng cáu cặn và ách tắc
Câu 22. Tháp hấp thu còn có tên gọi khác là gì? T58
 tháp rửa hấp thu
Câu 23. Cơ chế của quá trình hấp thụ diễn ra trong lĩnh vực nào?
 Khử lưu huỳnh trong khói
Câu 24. Nguồn gốc sinh ra khí SO2 nhiều nhất là ở đâu?
 chủ yếu do hoạt động công nghiệp đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt
động của các phương tiện giao thông vận tải.
Câu 25. Các sản phẩm nào có trong quá trình khử lưu huỳnh dạng sôi tuần
hoàn
 CaSO3, CaSO4, CaCl2, CaF2,
 CaCO3
Câu 26. Ưu điểm lớn nhất của thiết bị phản ứng khử lưu huỳnh dùng tầng sôi
tuần hoàn? T49
 là có thể phun nước để khống chế nhiệt độ trong hạm vi tối ưu , đạt đến hỗn
hợp tốt nhất giữa chất khí và chất rắn và không ngừng để lộ ra bề mặt chưa
phản ứng của đá vôi,
 Nâng cao được rất nhiều hệ số sử dụng canxi và hiệu suất khử lưu huỳnh của
thiết bị phản ứng
 Có thể khử than có nhiều lưu huỳnh khi tỷ lê Ca/S = 1,1 – 1,5 thì hiệu suất
khử lưu huỳnh có thể đạt đến 90 – 97%
Câu 27. Nguyên lý khử lưu huỳnh bằng chùm điện tử?
 Trước khi đi vào thiết bị phản ứng cần phải cho thêm khí amôniac, sau đó
dùng chùm điện tử chiếu xạ lên khói.Khi chùm điện tử cho máy gia tốc tạo
nên thông qua lỗ chiếu xạ tiến hành chiếu xạ lên khói trong thiết bị phản
ứng.
 Năng lượng cao của chùm điện tử có thể làm cho các phân tử ôxy và hơi
nước trong khói chuyển thành OH, O và HO2 có khả năng oxy hóa rất
mạnh, chúng có thể làm cho Sox và NOx tronng khói oxi hóa rất nhanh, tạo
thành sản phẩm trung gian axit sunfuaric và nitric, sản phẩm trung gian được
đưa vào thiết bị phản ứng amoniac sinh ra xà phòng sunfat amon(NH4)2SO4
và nitrat amon (NH4NO3)
Câu 28. Khử lưu huỳnh sau khi cháy kiểu ướt thì các thiết bị khử được đặt ở
đâu?
 Tất cả các hệ thống khử lưu huỳnh đều được đặt ở cuối đường khói, sau bộ
khử bụi

Vôi tôi hay còn gọi là Canxi hydroxit - Ca(OH)2.


Vôi sống hay còn gọi là Canxi oxit - CaO.
đá vôi hay còn gọi là Canxi Cacbonat - CaCO3
Chương 3.

Câu 1. Loại oxit ni tơ nào được hình thành chủ yếu trong quá trình đốt than?
A. NO, NO2
B. N2O
C. NO
D. NO2

Câu 2. Oxit nitơ hình thành trong quá trình cháy than theo 3 cơ chế nào?
 Cơ chế hình thành NOx theo cơ chế phân hủy nhiệt
 Cơ chế hình thành NOx nhiên liệu
 Cơ chế hình thành NOx theo nguyên lí phản ứng tức thời

Câu 3.Trong quá trình đốt than nitơ oxit loại nào được hình thành chủ yếu?
A. Phân hủy nhiệt
B. Phân hủy nhiên liệu
C. Phản ứng tức thời
D. Nguyên liệu

Câu 4. Phương trình phản ứng nào thể hiện cơ chế hình thành oxit nito theo
cơ chế phân hủy nhiệt ? T75
N2 + O2 ⇌ 2NO
NO + ½ O2 ⇌ NO2

Câu 5. Nêu cơ chế hình thành oxit nito theo nguyên lý phản ứng tức thời
 xem sơ đồ SGK T80

Câu 6. Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự hình thành oxit nito tức thời? T79
 Thành phần nhiên liệu giàu cacbua hydro, thường xảy ra trong quá trình
cháy của động cơ đốt trong

Câu 7. Khi đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao hơn 1500 oC thì loại oxit nito nào
chiếm thành phần chủ yếu?
A. NOx nhiệt
B. NOx tức thời
C. NOx nhiên liệu
D. Thành phần NOx không phụ thuộc vào nhiệt độ

Câu 8. Sự hình thành NOx nito là không giống nhau, vì sao?


 lộ trình hình thành không giống nhau, nguồn gốc không giống nhau, điều
kiện hình thành không giống nhau

Câu 9. Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới sự phát thải oxit nito trong đốt
nhiên liệu? T80
 đặc tính của nhiên liệu
 nhiệt độ cháy
 thời gian lưu lại của nhiên liệu và sản phẩm cháy trong vùng nhiệt độ cao
của ngọn lửa và trong buồng lửa
 Môi trường khói trong vùng phản ứng của buồng lửa

Câu 10. Phương pháp đơn giản nhất để giảm lượng oxit nito phát thải là gì?
T83
 Cho quá trình cháy tiến hành trong diều kiện gần hết mức với lượng không
khí lí thuyết, khi lượng oxi trong khói thải giảm xuống, có thể kiềm chế
lượng NOx hình thành
Câu 11. Nhược điểm của phương pháp đốt với hệ số không khí thừa thấp có
thể gây ra gì?
 Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn
 Hiệu suất nhiệt (đốt) giảm xuống
 Sinh ra nhiều khí CO gây ra bám xỉ và ăn mòn tường lò

Câu 12. Phương pháp xử lí oxit nito sau khi cháy bằng kĩ thuật phun chất xúc
tác được viết tắt là?
 SCR - Selective Catalytic Reduction.

Câu 13. Để đạt được hiệu suất đốt nhiên liệu tốt nhất và hạn chế phát thải oxit
nito trong phương pháp đốt phân cấp không khí, hệ số trong buồng cháy cấp
1 không nên thấp hơn
A. 1
B. 1,1
C. 0,8
D. 0,7

Câu 14. Vùng cháy cấp 2 trong đốt phân cấp nhiên liệu được gọi là
A. Vùng hoàn nguyên
B. Vùng tái cháy
C. Vùng OFA
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Khống chế sự hình thành NOx trong quá trình đốt than chủ yếu là cơ
chế NOx nào? T85
 NOx nhiên liệu

Câu 16. Viết phản ứng hoàn nguyên giữa NO và CH4 tạo ra chất gì ?
 4NO + CH4 => 2N2 + CO2 + H2O

Câu 17. 2 mol NO và 2 mol CO trong phản ứng hoàn nguyên sẽ tạo ra bao
nhiêu mol N2, bao nhiêu mol CO2 ? T85
 2NO + 2CO → N2 + 2CO2
 2 mol N2 và 2 mol CO2

Câu 18. Trong phản ứng hoàn nguyên nito monoxit tác dụng với hydro tạo ra
chất gì?
 2NO + 2H₂ → N2 + 2H₂O

Câu 19. Than của Việt Nam chủ yếu là loại than gì? Có đặc điểm gì về tỷ lệ
chất bốc và tỷ lệ chất …?
 than antraxit, có hàm lượng chất bốc thấp, nhiều tro, rất khó đốt cháy ( khả
năng bắt lửa kém, khó cháy kiệt ở điều kiện nhiệt độ thông thường trong lò
đốt bột than phun)
 không phù hợp cho việc làm nhiên liệu cấp 2

Câu 20. Yếu tố nào giúp giảm thiểu ô nhiễm oxit nito của lò than?
 loại vòi phun, vị trí của vòi phun

Câu 21. Chất xúc tác nào dùng để giảm nito oxit bằng kỹ thuật phun và khi
phun chất xúc tác xảy ra phản ứng hóa học nào?
 phun NH3
 4NO + 4NH3 + O2 → 4N2 + 6H2O
Câu 22. Điều kiện nhiệt độ tối ưu để khử được 80% NOx trong khói thải là
bao nhiêu? T91
 300 – 400 oC
Câu 23. Có rất nhiều chất xúc tác như là chùm lỗ nhỏ, tấm lượn sóng, mạng lỗ
loại nào thường được dùng nhiều nhất và tiêu chí để chọn vật xúc tác là gì?
 Dạng tấm và chùm lỗ thường được dùng nhiều vì loại này ít làm bám tro bụi
bẩn

Câu 24. Trong nito chất bốc tồn tại thành phần hóa học nào là chủ yếu?
 nitrat amonium (NH₄NO₃).
Câu 25. Thành phần của các hợp chất nito có trong nito chất bốc phụ thuộc vào yếu
tố?

Câu 26. Nguyên lý làm việc của các loại vòi phun để tạo ra khí NOx?

Chương 4.
Câu 1. Nêu khái niệm bụi
Câu 2. Nêu nguyên lí làm việc của thiết bị khử bụi bằng phương pháp lắng
Câu 3. Nêu công thức tính tốc độ quá khối trong buồng khử bụi …..
2
ρp . g . d p
ut =
18. μ 30 C
o

Câu 4. Tính μ30 C = ?


o

-5
1,864. 10
Câu 5. ρ p làđại lượng nào ?
Câu 6. Tốc độ của dòng khói thải được giới hạn ở ngưỡng bao nhiêu thì hợp lý để
các hạt bụi phân ly không …. theo
Câu 7. Tính tốc độ cuối cùng của hạt bụi có đường kính dp = 50 μm, khối lượng
riêng của bụi ρ p =2200 kg/m 3 , trong buồng khử bụi bằng trọng lực
Câu 8. Tính kích thước của buồng khử bụi bằng trong lực với các điều kiện sau:
Lưu lượng L = 8000 m3/h, nhiệt độ 30 oC, khối lượng riêng của bụi ρ p =2200 kg/m 3
và yêu cầu phải khử hết 100% bụi, bề mặt xây dựng dài 5m rộng 2m.

Câu 9. Tính tốc độ của bộ khử bụi đi qua 4 tầng của buồng khử bụi bằng trọng lực
với các điều kiện sau: Lưu lượng L = 8000 m3/h, nhiệt độ 30 oC, khối lượng riêng
của bụi ρ p =2200 kg/m 3 và yêu cầu phải khử hết 100% bụi, kích thước bể lắng dài
4m rộng 1m, không gian không hạn chế, yêu cầu khử bụi dp > 50 μm
Câu 10. Tính chiều cao buồng lắng 1 ngăn có chiều rộng 1m, Lưu lượng L = 8000
m3/h, nhiệt độ 30 oC, khối lượng riêng của bụi ρ p =2200 kg/m 3 khử bụi bằng trọng
lực, yêu cầu khử bụi dp > 50 μm là 100%
Câu 11. Tính diện tích ngang của buồng khử bụi biết Lưu lượng L = 8000 m3/h,
nhiệt độ 30 oC, khối lượng riêng của bụi ρ p =2200 kg/m 3 , bề mặt để xây bể lắng dài
5m rộng 2m và không gian không hạn chế, yêu cầu khử bụi dp > 50 μm là 100%
Câu 12. Nêu nguyên lý khử bụi bằng phương pháp va đập
Phân li kiểu vòng va đập…
Câu 13. Nguyên lí hoạt động của xyclon lọc bụi
Câu 14. Yếu tố nào ảnh hưởng đến phân li hạt bụi trong xyclon, ưu và nhược điểm
của phân li xyclon
Câu 15. Nguyên lí làm việc của lọc bụi tĩnh điện, kết cấu của bộ khử bụi tĩnh điện,
ưu điểm của bộ khử bụi tĩnh điện

Chương 5.
Câu 1. Các vấn đề kỹ thuật nào cần quan tâm trong hoạch định chính sách
năng lượng
1. Tăng hiệu suất tiết kiệm và thu hồi năng lượng
2. Tối đa hóa việc sử dụng năng lượng ít gây ô nhiễm
3. Tăng cường tìm kiếm các giải pháp mới, tìm các nguồn năng lượng mới
4. Tăng cường phát triển nhiệt điện than
5. Tăng cường phát triển điện hạt nhân
Trong các đáp án trên đáp án nào đúng:
 1,2,3 => 3 đáp án đúng

Câu 2. Các chất nào sẽ gây ô nhiễm cho môi trường


A. Chất hữu cơ
B. Chất vô cơ
C. Vi sinh vật
D. Chất gây ô nhiễm là các chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi
trường làm cho môi trường bị ô nhiễm

Câu 3. Thế nào là chất thải nguy hại: “ Chất thải nguy hại là chất thải chứa
nhiều yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ gây ô nhiễm, gây … hoặc tính
nguy hại khác”
A. Đột biến
B. Ung thư
C. Ô nhiễm môi trường
D. Ngộ độc
Câu 4. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng …. môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
A. Các yếu tố
B. Các chất ô nhiễm
C. Thành phần
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5. Vai trò chủ yếu của tầng ozon là gì?
 là lá chắn bảo vệ trái đất

Câu 6. Sử dụng công nghệ chu trình kết hợp khí kèm theo hơi nước phát điện
có nghĩa là
 Sử dụng khí và tuabin hơi nhằm nâng cao hiệu suất phát điện

Câu 7. Lợi ích của kĩ thuật cháy than tuần hoàn tầng sôi kỹ thuật này
 nhằm giảm bớt phát thải khí độc hại
Câu 8. Trong kỹ thuật cháy than tuần hoàn tầng sôi người ta phân lò hơi dựa
trên
A. Hiệu suất buồng lửa lò hơi
B. Kích thước buồng lửa lò hơi
C. Áp lực buồng lửa lò hơi
D. Nhiệt độ của lò hơi
Câu 9. Công nghệ lí hóa và chu trình kết hợp phát điện được viết tắt là gì
 CCUS (Carbon Capture, Utilization, and Storage).
Giữa kỳ
Câu 1. Có bao nhiêu tầng trong bầu khí quyển?
 5 tầng

Câu 2. Các chất ô nhiễm nào sau đây là chất ô nhiễm thứ cấp:
A. H2SO4
B. SO2
C. CO2
D. NOx

Câu 3. Căn cứ vào yếu tố nào để phân loại chất ô nhiễm?


A. Thành phần vật lý
B. Sinh học
C. Tốc độ chuyển hóa
D. Thành phần hóa học

Câu 4. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22: 2009/BTNMT, nồng độ của
SO2 (g/Nm3) trong khí thải công nghiệp nhiệt điện sử dụng than là bao nhiêu?
A. 0,5
B. 300
C. 500
D. 1500

Câu 5. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22: 2009/BTNMT, nồng độ của
NOx (mg/Nm3) từ các nhà máy điện than là bao nhiêu?
A. 650-1000
B. 600
C. 250
D. Chưa có

Cầu 6. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22: 2009/BTNMT, nồng độ của
bụi tro (g/Nm3) từ các nhà máy điện than bắt đầu hoạt động từ năm 2015 là bao
nhiêu?
A. 200
B. 0,4
C. 150
D. Chưa có
Câu 7. Hệ số công suất của nhà máy nhiệt điện có công suất thiết kế nhỏ hơn
300MW là
A. 5
B. 0,85
C. 0,7
D. 1

Câu 8. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công
nghiệp nhiệt điện được tính bằng công thức nào?
A. Cmax = C x Kp x Kt
B. Cmax = C x Kp
C. Cmax = C x Kv
D. Cmax = C x Kp x Kv

Câu 9. Chất ô nhiễm nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh úa vàng,
mất diệp lục của cây xanh?
A. H2SO4
B. SO2
C. CO2
D. CO

Câu 10. Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật khử lưu huỳnh dùng tầng sôi tuần hoàn là:
 là có thể phun nước để khống chế nhiệt độ trong hạm vi tối ưu , đạt đến hỗn
hợp tốt nhất giữa chất khí và chất rắn và không ngừng để lộ ra bề mặt chưa
phản ứng của đá vôi,
 Nâng cao được rất nhiều hệ số sử dụng canxi và hiệu suất khử lưu huỳnh của
thiết bị phản ứng
 Có thể khử than có nhiều lưu huỳnh khi tỷ lê Ca/S = 1,1 – 1,5 thì hiệu suất
khử lưu huỳnh có thể đạt đến 90 – 97%

Câu 11. Trong lò tầng sôi tuần hoàn xảy ra các phản ứng hóa học nào?
2Ca(OH)2 + 2SO2  2CaSO3.H2O + H2O

2Ca(OH)2 + 2SO3  2CaSO4.1/2H2O + H2O

2HCl + Ca(OH)2  CaCl2 + 2H2O

2HF + Ca(OH)2  CaF2 + H2O


Ngoài ra, vì trong khói có tồn tại CO 2 nên còn có phản ứng sau, tiêu tốn một ít
Ca(OH)

Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O

Câu 12. Trong công nghệ xử lý khi bằng phương pháp hấp thụ, người ta không áp
dụng dạng dung môi:
A. Có tính chất hòa tan chọn lọc
B. Không tạo chất kết tủa
C. Không gây ăn mòn thiết bị
D. Có độ nhớt cao

Câu 13. Độ hoà tan của khí trong chất lỏng phụ thuộc vào:
A. Tính chất của khí và của chất lỏng, cách tiếp xúc giữa khí và chất lỏng
B. Nhiệt độ môi trường, vận tốc chất khi đi vào thiết bị hấp thụ
C. Áp suất riêng phần của khí trong hỗn hợp, nhiệt độ môi trường

D. Tính chất của khí và của chất lỏng, áp suất riêng phần của khí trong hỗn hợp,
nhiệt độ môi trường

Câu 14. Khi nồng độ SO2 trong khí thải cao, người ta thường áp dụng quá trình xử
lý bằng nước kết hợp với dung dịch chất nào ?
A. Dung dịch H2O2
B. Dung dịch KMnO4
C. Dung dịch H2SO4 5%.
D. Dung dịch NaoH

Câu 15. Thiết bị nào sau đây xử lý các chất độc hại trong khí thải hiệu quả nhất
A. Cyclon
B. Thiết bị lọc tay áo
C. Thiết bị trao đổi nhiệt
D. Thiết bị hấp thu

Câu 16. Thiết bị hấp thu nào có hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao hơn so với các
thiết bị khác
A. Buồng phun, tháp phun.
B. Thiết bị hấp thụ kiểu sủi bọt.
C. Thiết bị hấp thụ kiểu có lớp đệm bằng vật liệu rỗng
D. Thiết bị sục khí.
Cầm 17. Tên gọi khác của thiết bị hấp thụ dạng tháp đệm là:
A. Srubber
B. Cylonce tổ hợp
C. Cyclone
D. Rachir

Câu 18. Hiệu quả quả trình hấp thụ khí thải phụ thuộc vào đặc tính nào ?
A. Tính đệm của chất hấp thụ.
B. Đặc tính của chất khí.
C. Khả năng tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng
D. Khả năng phân cực của chất hấp thụ

Câu 19. Cơ chế của quá trình hấp thụ diễn ra theo thứ tự
A. Xâm nhập, khuyếch tán, hòa tan
B. Khuyếch tán, xâm nhập và khuyếch tán
C. Khuếch tán, xâm nhập,hòa tan và khuyếch tán
D. Khuyếch tán, xâm nhập, hỏa tan

Câu 20. Nguồn gốc phát sinh lớn nhất khí khí SO, hiện nay là từ
A. Quá trình đốt nhiên liệu
B. Hoạt động của núi lửa
C. Cháy rừng
D. Đáp án khác
Câu 21. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình đốt
A. Nhiệt độ cháy, thời gian đốt, sự hòa trộn chất khí, sự cung cấp ôxi
B. Nhiệt độ cháy, thời gian đốt
C. Nhiệt độ cháy, sự cung cấp ôxi
D. Lưu lượng khí

Câu 22. Nhiệt độ buồng đốt đối với đốt cháy hoàn toàn là:
A. 600°C
B. 800°C -1100°C
C. 1500°C -1800°C
D. 1800°C-2000°C

Câu 23. Yêu cầu đối với nhiệt độ trong buồng đốt:
A. Ổn định không thay đổi nhiệt độ
B. Thay đổi tuỳ theo nồng độ chất ô nhiễm
C. Thay đổi tùy theo tính chất của chất ô nhiễm
D. Thay đổi tùy theo mùa

Câu 24. Để hạ nhiệt độ khi thải từ 1000°C xuống tới nhiệt độ tối đa cho phép (theo
TCVN) thải ra môi trường người ta thường dùng thiết bị. Chọn câu sai
A. Thiết bị ngưng tụ
B. Thiết bị ống rảnh
C. Thiết bị ống lồng ống
D. Thiết bị phun sương

Câu 25. Xử lý khí thải bằng phương pháp đốt để đem lại lợi nhuận về kinh tế thì
khói thải được
A. Không cần thu hồi nhiệt
B. Chỉ thu hồi 1 phần
C. Thu hồi khí có thể dùng lại
D. Thu hồi nhiệt, tiết kiệm nhiên liệu

Câu 26. Sản phẩm của phương pháp đốt hoàn toàn là:
A. N2
B. H2O, CO2
C. SO2
D. CO

You might also like