You are on page 1of 2

 Câu 1: Thành phần của không khí? (Mỗi thành phần đúng nhận 1/4 số điểm).

N 2 :78 % ; O2 :21 % ; Ar :0 , 93 % ; CO 2 :0,041 % ; …


 Câu 2: Độ pH là gì?
Là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H₃O⁺ (H +) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay base của
nó.
 Câu 3: ISO 14000 là gì?
Là 1 bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu ảnh
hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác.
 Câu 4: Thành phần chính của tầng ozon, tác dụng của tầng ozon.
Ozon nồng độ cao (O3). Hấp thụ 99% tia cực tím đến từ Mặt trời.
 Câu 5: Nguyên nhân gây thủng tầng Ozon?
O3 bị các hóa chất được phát hành bởi ngành công nghiệp, chủ yếu là chlorofluorocarbons (CFC), làm
cho cạn kiệt.
 Câu 6: Tại sao sau cơn giông, không khí lại trong lành hơn?
Vì hai nguyên nhân: Một là, nước mưa đã rửa sạch hầu hết các luồng bụi bẩn trôi nổi trong không khí.
Hai là, tia sét gây nên các biến đổi hóa học, trong đó có một lượng O 2 biến đổi thành O 3.

 Câu 7: Nguyên nhân gây ra mưa acid, viết 1 phản ứng minh họa?

Hiện tượng mưa axit được tạo ra bởi lượng khí thải SO 2 và NO 2, do con người sản xuất trong quá
trình phát triển của công nghiệp, hóa chất,...

SO 2 + OH· → HO SO 2·;

Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hidroxyl.
·
HO SO 2 + O 2 → H O 2 + SO 3;
·

·
Phản ứng giữa hợp chất gốc HO SO 2 và O 2 sẽ cho ra hợp chất gốc H O 2 và SO 3 (lưu huỳnh trioxit).

SO 3 (k) + H 2 O(l) → H 2 S O 4 (l);


Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần
chủ yếu của mưa axít.

3 NO 2 (k) + H 2 O (l) → 2 H NO3 (l) + NO(k);

Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít.

 Câu 8: Sương mù quang hóa là gì?


lớp mù quang hóa gây ra bởi sự tương tác giữa bức xạ cực tím của mặt trời và bầu khí quyển bị ô
nhiễm bởi các hydrocarbon và ôxít nitrogen thoát ra từ khí thải động cơ”. Sương mù quang hóa là một
dạng ô nhiễm không khí sinh ra khi ánh sáng mặt trời tác dụng lên khí thải động cơ xe máy, khí thải
công nghiệp… để hình thành nên những vật chất như ozone, aldehit và peroxyacetylnitrate (PAN).
Sương mù quang hóa xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển – nơi tập trung phần lớn các chất khí gây ô
nhiễm : NOx, các hợp chất VOCs (Volatile Organic Compounds)…
 Câu 9: Đâu là phản ứng xảy ra khi cây xanh quang hợp?

1. C 6 H 12 O 6+ 6 O2 → 6 CO2 +6 H 2 O

2. 6 CO 2+ 12 H 2 O→ C6 H 12 O6 +6 O 2 +6 H 2 O

 Câu 10: Tại sao nước thải nông nghiệp ở các cống rãnh lại có mùi khai?
Nước thải đem theo lượng phân đạm dư thừa, tạo nên 1 lượng amoniac gây mùi khai.
 Câu 11: Nước cứng gồm những cation kim loại nào?
Ca2+, Mg2+
 Câu 12: Những khí thải gây hiệu ứng nhà kính? (Mỗi chất nhận 1/5 số điểm)

Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, C O2 , CH 4 , N 2 O, O 3, các khí CFC.

 Câu 13: Nguồn năng lượng nào sau đây ít gây ô nhiễm nhất?
A. Than đá
B. Mặt trời
C. Dầu mỏ
D. Khí đốt
Đáp án: B
 Câu 14: Theo bạn, hàm lượng khí Carbonic trong khí quyển hiện nay tăng hay giảm? Nguyên
nhân?
Mức độ carbon dioxide trong khí quyển đã tăng lên kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Nguyên nhân
chính là nạn phá rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ,…

 Câu 15: Đốt than trong môi trường thiếu O 2 tạo khí độc gây ra những vụ tai nạn đáng tiếc khi
sưởi ấm bằng than trong phòng kín. Hãy cho biết khí độc đấy là gì?
CO

You might also like