You are on page 1of 2

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do các khí nhà kính gia tăng cao, trong

đó khí C02 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính, sau đó là các khí
CFC, CH4 (khí metan), O3 (ozon), NO2...

Khí CO2

Theo các nhà khoa học nghiên cứu cho biết, khí CO2 trong khí quyển có vai trò
như một tấm kính bao phủ Trái đất. Nếu Trái Đất không có lớp khí quyển thì
nhiệt độ trung bình ở bề mặt Trái Đất là -23 độ C. Hiện nay, nhiệt độ trung bình
là 15 độ C, điều này cũng đồng nghĩa với việc là hiệu ứng nhà kính đã làm cho
nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Ngày nay, phát triển công nghiệp và kinh tế đồng nghĩa với việc các hoạt động
khai thác, sản xuất và kinh doanh phát triển. Điều này cũng dẫn tới khí CO2 tăng
theo nên làm cho hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng lên mỗi ngày, nhiệt độ
không khí cũng tăng cao.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiệu ứng nhà kính

CFC(cloro floro cacbon).

Một khí nhà kính nữa cũng là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính
chính là CFC (chiếm 20% trong cơ cấu gây ra hiệu ứng nhà kính). Khí CFC được
ứng dụng nhiều trong các máy điều hòa nhiệt độ dùng cho xe cộ và điều hòa dùng
sinh hoạt, sử dụng trong chế tạo sản phẩm bằng chất plastic xốp, ứng dụng trong
các quy trình làm sạch thiết bị điện tử…
Khí này trơ về mặt hóa học nên không cháy, không mùi và có thời gian lưu rất
dài. Khi chất này được thải ra bên ngoài không khí sẽ bay thẳng lên tầng khí
quyển và làm xói mòn lớp ozon quanh trái đất và làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Theo báo cáo chỉ ra, mỗi năm khí CFC tăng lên 4%, ước tính đến năm 2050 chất
CFC ngày càng tăng cao, ước khoảng 45% tổng lượng thải C02, làm tăng hiệu
ứng nhà kính và ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu.

CH4(metan)

CH4 chiếm 13% trong tổng các khí gây hiệu ứng nhà kính, mỗi một phân tử CH4
bắt giữ năng lượng nhiệt cao gấp 21 lần so với C02. Phát thải khí CH4 nhiều do
hoạt động của con người ngày tăng cao. CH4 phát thải từ sự phân hủy các chất
hữu cơ, rác thải rắn. Hay sản sinh qua quá trình sinh học, sự men hóa đường ruột
của các động vật, sự phân hủy giải kị khí ở đất khi bị ngập nước, đất ruộng lúa
nước. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch cũng làm phát thải khí CH4, gia tăng hiện
tượng hiệu ứng nhà kính.

O3(ozon)

Dù không chiếm quá nhiều trong tổng khí gây hiệu ứng nhà kính nhưng khí ozon
cũng chiếm đến 8%. Khí ozon là một trong những thành phần chính của tầng bình
lưu tập trung chủ yếu ở độ cao 19-23km so với mặt đất. Tầng ozon có chức năng
bảo vệ sinh quyển với khả năng hấp thụ và tỏa nhiệt bức xạ tử ngoại. Hiện nay,
theo nghiên cứu chỉ ra, mức suy giảm trung bình tầng ozon càng một cao (5%) và
ước tính rằng số lượng suy giảm sẽ càng tăng do số lượng phân hủy ozon vượt
quá khả năng số ozon tái tạo lại. Khi tầng ozon bị phá hủy sẽ làm tăng lượng mưa
axit, từ đó tạo thành khói quang hóa và gây ra hiệu ứng nhà kính.

N2O (oxit nito).

Nguyên nhân tiếp theo gây ra hiệu ứng nhà kính là khí N20 - chiếm 5% trong
tổng cơ cấu các khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Bạn biết không, mỗi một phân tử
N20 bắt giữ năng lượng nhiệt ấp 270 lần C02. Phát thải khí N20 chủ yếu là từ khí
thải ô tô, xe máy, đốt cháy các rác thải rắn và nguyên liệu, quá trình sản xuất
nông nghiệp và do các hoạt động công nghiệp.

Nếu hợp chất càng mạnh, kết hợp cùng với nguyên tử oxy sẽ tạo thành hợp chất
N0 (nitric oxit), đây là một loại khí có tác nhân làm suy yếu tầng ozon. Hàng
năm, hàm lượng N20 tăng từ 0.2 đến 3% tương đương với 10 triệu tấn N20 thải
ra môi trường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng nhà kính đáng báo
động hiện nay.

Tài liệu tham khảo . (Thông tin trên Internet)

You might also like