You are on page 1of 3

QUỐC PHÒNG AN NINH : Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Ngọc Mai : (mở đầu) Xin chào thầy và các bạn,sau đây nhóm tổ em xin trình bày
về vấn đề ô nhiễm không khí.Như mọi người được biết thì ngày nay có rất nhiều
vấn đề nhức nhối mà chúng ta đang mắc phải và nó cần được giải quyết,và trong số
đó là vấn đề ô nhiễm không khí.Vấn đề này ko còn quá xa lạ đối với mỗi chúng
ta,chúng ta đều biết rằng ô nhiễm không khí là…(đọc hết slide trang được chiếu)
Và phần quan trọng mà chúng em muốn trình bày đó là (đọc 4 phần mục lục)
Không cần phải đi xa ra thế giới,nhìn ngay trước mắt chúng ta, thực trạng ô nhiễm
không khí tại Việt Nam thực trạng này cũng rất tệ. Đặc biệt là tại các thành phố lớn
như Hà Nội, TP.HCM. Số lượng phương tiện tham gia giao thông không bảo dưỡng
thường xuyên, hết hạn đăng kiểm tại Hà Nội và TP.HCM là rất lớn. Khí thải từ các
phương tiện giao thông,từ các nhà máy công nghiệp cũng là một trong những
nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM.
Điều đó đã thể hiện rất rõ qua những bức ảnh trên màn
Mạnh Dũng : Qua phần thực trạng vừa rồi thì em có thể rút ra Có 2 nguyên chính
dẫn tới ô nhiễm không khí là tự nhiên và nhân tạo. Trong đó nguyên nhân do con
người gây ra là nặng nề nhất.
*Nguyên nhân chủ quan:
1. Quá trình đốt cháy nhiên liệu,xử lí chất thải: Quá trình này sẽ tạo ra CO2 và CO
-> gây ô nhiễm. Lượng chất thải ngày càng nhiều, việc thu gom, xử lý không bắt
kịp với mức chất thải được tạo ra dẫn tới không thể sử dụng những biện pháp hiện
đại, đảm bảo. Thay vào đó phải xử lý bằng các giải pháp khác như chôn lấp và đốt
rác thải, chất thải. Gây ô nhiễm không khí cũng không kém các hoạt động trên.
2. Do các hoạt động quân sự: Các hoạt nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí quân sự
cũng sẽ gây ra ô nhiễm không khí, nếu là vũ khí hóa học thì ô nhiễm không khí
càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chưa kể nếu xảy ra chiến tranh, thì sẽ là một thảm
họa ô nhiễm không khí bên cạnh thảm họa chết chóc.
3. Do khí thải của các phương tiện (hiểu biết như nào thì tự nói thêm)
4. Các hoạt động xây dựng
*Nguyên nhân khách quan:
Đọc slide và kết luận : Tất cả mọi nguyên nhân do môi trường gây ra đều tạp ra 1
lượng khí độc hại rất lớn và đó cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ONKK
Phúc Toàn: Vậy những tác hại mà ONKK gây ra là gì
Trước hết là đối với con người và nhất là hệ hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên
nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Các hạt bụi, các khí độc
trong không khí khi hít vào có thể thâm nhập vào hệ hô hấp và tàn phá hệ hô hấp.
Gây viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi… tình huống xấu nhất có thể gây tử vong.

Các cơ quan nội tạng khác: Khi vào trong cơ thể bằng đường hô hấp, các hạt bụi,
khí độc sẽ tiếp tục thâm nhập vào các cơ quan khác qua hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa.
Đe dọa các cơ quan nội tạng khác như tim, gan, não,... Gây đau tim, suy nhược thần
kinh, đột quỵ,... và cũng có thể gây tử vong.
Đối với tự nhiên

Các chất khí độc hại khi xâm nhập vào các hệ sinh thái tự nhiên sẽ tác động xấu
đến động, thực vật tại đó. Làm giảm khả năng kháng bệnh, khả năng quang hợp,
ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái một cách rất tiêu cực

Tàn phá tự nhiên nặng nề nhất phải kể đến mưa acid, các chất khí ô nhiễm kết hợp
với lượng nước trong mây khi rơi xuống tạo thành mưa acid. Mưa acid có thể giết
chết hàng loạt động, thực vật. Khi ngấm vào đất sẽ làm thoái hóa hệ sinh thái quanh
cùng đất đó. Khi đi vào vào sông, suối sẽ làm thay đổi tính chất nguồn nước ở đó
và lan rộng ra các khu vực khác.
Thanh Phương : Cuối cùng,chúng ta cần phải có những biện pháp như thế nào?
Về phía chính phủ, các doanh nghiệp lớn

Những hành động khắc phục ô nhiễm môi trường không khí đến từ chính phủ và
các doanh nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến việc cải thiện vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí. Có thể kể đến một vài giải pháp:

- Hạn chế việc xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy ồ ạt như hiện nay, nếu xây
dựng thì các khu công nghiệp, nhà máy này phải đảm bảo xử lý được khí thải, tránh
thải trực tiếp ra môi trường.
- Trồng nhiều cây xanh trong các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Khi quy
hoạch phải đảm bảo có một lượng lớn diện tích dành cho cây xanh.
Thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ đã quá lạc hậu bằng các máy móc, dây
chuyền mới thân thiện với môi trường hơn.
- Thay thế dần các nhiên liệu gây ô nhiễm không khí như xăng, dầu, than đá,.. sang
sử dụng các nhiên liệu thân thiện với môi trường như điện, H2, hơi nước,..
Về phía cá nhân

Khắc phục ô nhiễm không khí cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chỉ với các
hành động nhỏ mỗi ngày cũng có thể góp phần khắc phục ô nhiễm không khí. Để
khắc phục ô nhiễm không khí, mỗi cá nhân nên:

- Ưu tiên di chuyển bằng cách đi bộ, đi xe đạp hoặc các phương tiện công cộng
như: xe bus, tàu điện,..
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình
- Lắp đặt các thiết bị lọc không khí trong nhà
- Hạn chế các hoạt động sinh ra các chất khí độc hại như: hút thuốc lá, đốt bếp than,
bếp củi nhất là than tổ ong
- Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Tiết kiệm điện cũng là một cách giảm ô
nhiễm không khí. Giúp giảm công suất các nhà máy nhiệt điện.
- Sử dụng điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió vừa tiết kiệm vừa thân thiện
với môi trường. Cũng giúp giảm công suất các nhà máy nhiệt điện

You might also like