You are on page 1of 3

1.

Khái niệm:
Môi trường không khí là gì
Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm
vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. Điều đó
có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái
đất.

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề nan giải với thế giới và Việt
Nam nói riêng. Hậu quả của sự ô nhiễm này đang ngày càng nghiêm trọng đối với con
người và các sinh vật trên trái đất. Đối với con người, sự gia tăng các bệnh về đường hô
hấp, ung thư,…gây ra cái chết thầm lặng đối với con người. Đối với các sinh vật, các cơn
mưa axit gây chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, một số chất làm giảm khả năng hô hấp
của dộng vật,…Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ về vấn đề này để bảo vệ chính mình
và thế giới xung quanh.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt trong không khí các loại chất ô nhiễm sinh ra từ
hoạt con người hoặc các quá trình tự nhiên với nồng độ đủ lớn và thời gian đủ lâu, làm
ảnh hưởng đến sự thoải mái, sức khoẻ, lợi ích của con người và môi trường.
Vậy Chất ô nhiễm không khí là gì? Là những chất gây ra ô nhiễm không khí có tác
hại tới môi trường nói chung. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm chất thải có thể ở dạng
rắn, lỏng hoặc khí và các dạng năng lượng như nhiệt độ, tiếng ồn.
Thành phần cố định của không khí: Thành phần cố định là thành phần chính của
không khí, bao gồm các khí như: Nito chiếm 78%, khí oxi chiếm 21% và các khí khác
chiếm 1% (như khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm…).
Thành phần có thể thay đổi: Đây là phần chứa khí cacbonic và hơi nước trong
không khí. Trong điều kiện thường, lượng cacbonic dao động 0.02% - 0.04% và lượng
hơi nước dưới 4%. Tuy nhiên, lượng phần trăm của các thành phần không khí này thường
thay đổi theo điều kiện khí hậu cũng như thay đổi theo mùa. Điều này ảnh hưởng đến đời
sống và sản xuất của con người.
Thành phần không cố định: Bao gồm 2 nguồn đó là do tác động của con người
gây ô nhiễm môi trường hình thành và sự xuất hiện thiên tai đột ngột trong thiên nhiên
làm hình thành các chất ô nhiễm. Đây chính là những nguồn chính tạo nên sự bất ổn
trong không khí và cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
AQI (Air Quality Index): chỉ số chất lượng môi trường không khí dùng để theo dõi
chất lượng môi trường không khí hàng ngày.
AQI ở khoảng giá trị từ 0 - 50 tương ứng chất lượng không khí tốt, màu xanh;
AQI (51 - 100), chất lượng không khí trung bình, màu vàng;
AQI (101 - 150), chất lượng không khí kém, màu da cam;
AQI (151 - 200), chất lượng không khí xấu, màu đỏ; AQI (201 - 300), chất lượng không
khí rất xấu, màu tím;
AQI (301 - 500), chất lượng không khí nguy hại, màu nâu.
Giá trị AQI Ảnh hưởng đến sức khỏe Màu sắc
0 - 50 Tốt Xanh
51 - 100 Ôn hòa Vàng
101-150 Không tốt đối với nhóm nhạy cảm Cam
151 - 200 Không tốt cho sức khỏe Đỏ
201-300 Có ảnh hưởng xấu Tím
301 - 500 Độc hại Nâu

2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:


a) Từ tự nhiên:
+ Phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh
dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong
quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng.

Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn
thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.

Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: Gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các
chất khí độc hại từ các nhà máy, thiên tai,... đi xa và lan rộng. Điều này khiến sự
ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.

Do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí CO, CO2
và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong không khí.

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóng biển
hay phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
không khí.

b) Từ con người :
- Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp:
Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp
làm đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng
một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.
Còn gây ô nhiễm nước làm tăng cao tỉ lệ mắc bệnh ung thư.
- Giao thông vận tải:
Nguyên nhân này chỉ đứng sau hoạt động công nghiệp, khi mà lượng khí thải từ
các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn. Theo báo cáo Cơ quan năng
lượng quốc tế (IEA) giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbon mỗi
năm.
- Hoạt động quốc phòng, quân sự
Các chất độc chiến tranh, các nghiên cứu quân sự đã và đang ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe con người. Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu nhưng những nạn nhân
chất độc màu da cam vẫn còn rất lớn.

Ngoài ra các mối đe dọa từ bom hạt nhân vẫn luôn thường trực mỗi ngày, nếu
chúng bị rò rỉ thì hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng.

- Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng:


Ví dụ: Các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường luôn
luôn mang đến sự ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Tiêu điểm là ở Hà
Nội vào những ngày giữa tháng 12/2020 bụi mịn bao phủ hoàn toàn Hà Nội, làm
giảm tầm nhìn và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người dân.
- Thu gom xử lý rác thải
Việc rác thải được thải ra quá nhiều khiến cho các khu tập kết rác không xử lý
được hết khiến cho mùi hôi thối bốc ra. Hay các phương pháp xử lý thủ công
như đốt khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
- Hoạt động sinh hoạt:
Trong quá trình nấu nướng, các khí thải từ nguyên liệu cháy như gas, than,
củi,...sẽ giải phóng một lượng lớn khí độc và bụi vào môi trường khí. quá trình
này sẽ sản sinh một lượng lớn khí CO, CO2, NOx, SOx,... rất độc hại và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.

You might also like