You are on page 1of 13

1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1. Ô nhiễm môi trường

Trước hết, ta phải hiểu môi trường là gì. Môi trường sống của con người được
chia thành các loại: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo,...
Tuy nhiên với đề tài đang thảo luận, môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và yếu
tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhanh bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát tiển của con người và thiên nhiên.

Môi trường tự nhiên gắn liền và đóng góp nhiều vai trò trong cuộc sống của con
người. Thứ nhất, môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết (như
đất, nước, rừng, khoáng sản và sinh vật) cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của
con người. Thứ hai, môi trường là nơi chứa đựng (thông qua cơ chế phá vỡ, tái chế
hoặc lưu trữ) các chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh sống của con
người. Thứ ba, môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường hay hệ sinh thái (như ổn
định khí hậu, đa dạng sinh học, toàn vẹn hệ sinh thái và ngăn cản bức xạ tia cực tím)
giúp hộ trợ các sự sống trên Trái Đất mà không cần bắt kỳ hành động nào của con
người. Thứ tư, tầm quan trọng của môi trường trong giá trị giải trí, tâm lý, thẩm mỹ và
tinh thần của môi trường.

Môi trường không chỉ xây dựng nên đời sống con người, ngược lại, con người
tác động lên môi trường có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Những tác động tiêu
cực của con người sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng
môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi
trường bị thay đổi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

1.1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường

1.1.2.1. Ô nhiễm đất

Ngày nay, với tốc độ gia tăng của các ngành công nghiệp, đô thị hóa cùng sự
tăng lên chóng mặt của dân số khiến diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, suy thoái và ô
nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái lớp đất nền trên bề mặt
do sự hiện diện của hóa chất xenobamel (do con người tạo ra) hoặc sự thay đổi
khác trong môi trường đất tự nhiên. Hiện tượng ô nhiễm thường bị gây ra bởi hoạt
động trong công nghiệp, hóa chất trong nông nghiệp hoặc xử lý chất thải không đúng
quy định. Ô nhiễm đất bao gồm các chất ô nhiễm và chất gây ô nhiễm. Các chất ô
nhiễm chính của đất là các tác nhân sinh học và một số hoạt động của con người. Chất
gây ô nhiễm đất là tất cả các sản phẩm của chất gây ô nhiễm làm ô nhiễm đất.

Đất là tài nguyên quý giá, là nơi trú ngụ và làm ăn sinh sống của con người
cùng các loài sinh vật. Khi đất bị ô nhiễm sẽ gây tổn hại nặng nề tới môi trường sống
của các loài. Điều này làm mất một số chuỗi thức ăn chính, do đó có thể gây ra hậu
quả lớn cho động vật ăn thịt hoặc người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các sản phẩm thực
phẩm trồng trên đất khi con người ăn vào có thể là nguyên nhân gây ung thư, gây rối
loạn bẩm sinh hoặc có thể gây ra các tình trạng sức khỏe mãn tính khác.

Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng do sử dụng bất hợp lý các loại hóa chất trong
sản xuất và xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý là nguyên nhân chính gây
ra các vấn đề ô nhiễm đất ở nông thôn. Đơn cử tại tỉnh Lâm Đồng, khảo sát về mức sử
dụng các loại phân bón cho thấy, lượng phân bón hóa học thường cao hơn từ 30-40%.
Không chỉ vậy, đất ở các thành phố lớn cũng ô nhiễm. Theo thống kê, có 3,3 triệu
hecta đất chưa được đưa vào sử dụng đang bị suy thoái, quỹ đất sử dụng cho công
nghiệp cũng đang bị ô nhiễm nặng nề. Điển hình nhất cho thực trạng này chính là đất
bị khô cằn, chứa chất xenobiotic, màu đỏ hoặc màu xám không đồng đều, sủi bọt trắng
hoặc các hạt sỏi có lỗ hổng.

1.1.2.2. Ô nhiễm nước

So với ô nhiễm đất, độ nghiêm trọng ô nhiễm nước có tốc độ lây lan và nghiêm
trọng hơn. Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm,... bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất
độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử
lý,... tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Có
nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Dựa theo nguồn gốc, ô nhiễm nước gồm hai loại:
ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi
trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng; ô nhiễm
nước có nguồn gốc nhân tạo do quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng
như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường
nước. Dựa theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ; ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lý. Dựa theo tính chất nước: ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm nước ngầm, ô
nhiễm nước biển.

Ô nhiễm nước dẫn đến nhiều hậu quả trầm trọng. Nước bị nhiễm kim loại nặng
với hàm lượng cao là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, con người sẽ
nhiễm bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt
vao là những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư. Vi khuẩn
có hại trong nước thải, nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động
vật có thể gây ra bệnh tả, ung thư da, thương hàn và bại liệt. Ô nhiễm nước còn gây
ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước, môi trường đất, thực vật, các loài động vật trên
cạn. Ô nhiễm nước còn làm xấu cảnh quan thiên nhiên, không chỉ vậy còn tác động
tiêu cực đến kinh tế.

Theo UNICEF thì 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất là Indonesia,
Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Thật vậy, hiện nay môi trường nước
tại các thành phố lớn, khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Tại cụm khu
công nghiệp Thanh Lương ở thành phố Hồ Chí Minh ước tính mỗi ngày có khoảng
5.000 m3 nước thải tại các quận đổ về. Nhiều hộ dân sống tại đây phải đối mặt với tình
trạng ô nhiễm nguồn nước nặng mùi hôi thối từ kênh Tàu Hủ bốc lên môi ngày. Ảnh
hưởng tới đời sống, sức khỏe của các hộ dân sống gần đây.

1.1.2.3. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn cầu, không riêng
gì một quốc gia nào. Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không
khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi,
làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể
gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi
trường tự nhiên hoặc xây dựng. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí được phân loại sơ
cấp và thứ cấp. Các chất gây ô nhiễm sơ cấp thường được phát thải từ quá trình chẳng
hạn như tro từ phun trào núi lửa, từ các hoạt động sản xuất. Các chất gây ô nhiễm thứ
cấp không phát ra trực tiếp. Thay vào đó, chúng hình thành trong không khí khi các
chất ô nhiễm sơ cấp phản ứng hoặc tương tác với các thành phần môi trường. Ozon
tầng mặt đất là một ví dụ nổi bật của một chất gây ô nhiễm thứ cấp. Một số chất ô
nhiễm có thể là cả sơ cấp và thứ cấp, chúng được thải trực tiếp và tạo thành từ các chất
ô nhiễm chính khác.

Chất lượng không khí ngày càng sụt giảm gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe
con người và hệ sinh thái. Khi không khí ô nhiễm, con người phải tiếp xúc với các hạt
mịn trong không khí, các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch,
gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các
bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân của các cơn
mưa axit phá hủy mùa màng, các cánh rừng; hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên
nhiên trở nên bất thường.

Hiện nay, thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang dần trở nên nghiêm
trọng. Theo báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental
Performance Index – EPI) do tổ chức môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là
một trong 10 nước ô nhiễm không khí hàng đầu châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM
10, PM 2.5). Trong đó, Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất
của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm
nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

1.1.3. Thời trang “nhanh”

Sau cuộc cách mạng công nghiệp, các ngành công nghiệp dần trở nên đa dạng
hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển không ngừng của con người. Một trong những
ngành công nghiệp “không khói” có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, hơn thế nữa lại
mang đến lợi nhuận lớn là thời trang “nhanh”. Thời trang “nhanh” được định nghĩa
là những loại áo quần có giá rẻ được sản xuất nhanh chóng bởi các nhãn hàng
thời trang thông dụng dựa trên những ý tưởng, thiết kế từ các bộ trang phục trên
sàn catwalk hay của các thương hiệu thời trang nổi tiếng nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu của người tiêu dùng. Thời trang “nhanh” đã làm cho những bộ trang phục
đang được xem là thời thượng, đỉnh cao, độc quyền trở thành những bộ áo quần được
bán đầy rẫy ở khắp mọi nơi.

Thời trang “nhanh” được sản xuất nhanh chóng nên các thương hiệu có sự
đa dạng về phong cách thời trang, cập nhật nhanh nhất những xu hướng thời
trang dang thịnh hành để đáp ứng tức thời nhu cầu của mọi người. Quá trình sản
xuất của ngành thời trang “không đốt cháy giai đoạn” trải qua nhiều giai đoạn như lên
ý tưởng, thiết kế, sản xuất, trình diễn trên sàn catwalk, quảng bá và cuối cùng đưa lên
kệ bán hàng. Quá trình này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, thời trang
“nhanh” thì ngược lại, sau khi các sản phẩm được trình diễn trên sàn catwalk, sẽ được
làm mẫu để được sản xuất ngay rồi đưa ra bán, tốn rất ít thời gian và công sức. Để đạt
được độ “nhanh”, công việc sản xuất đòi hỏi ở những khu công nghiệp đông lao động,
nhân công rẻ. Hàng hóa được đưa vào sản xuất có sự giới hạn, với ý tưởng chỉ sản xuất
một lượng áo quần đủ cung cấp trong một khoảng thời gian ngắn, người tiêu dùng bắt
buộc phải mua những gì học thích nếu không sẽ không có hàng để mua. Chất liệu để
làm sản phẩm được thay thế bởi những loại có giá thành rẻ hơn như polyester. Làm
cho chất lượng của sản phẩm nhanh xuống cấp hơn.

Hiện nay tại Việt Nam thời trang “nhanh” phát triển mạnh, có một số doanh
nghiệp, hãng sản xuất Zara và H&M là hãng thời trang lớn trong việc áp dụng ý tưởng
thời trang nhanh. Ngoài hai tên tuổi lớn trên, ngày nay có rất nhiều cái tên khác được
xướng tên thời trang “nhanh” như UNIQLO, GAP, Prinmark, Topshop,... hay những
cửa hàng có giá thành thấp hơn cả như Missguided, Forever 21, Zaful, Boohoo và
Fashion Nova.

1.2. Mối liên hệ giữa môi trường và ngành công nghiệp thời trang “nhanh”

1.2.1. Những hoạt động cơ bản của ngành công nghiệp thời trang ‘nhanh”

Như đã nói, thời trang “nhanh” có thời gian sản xuất rất ngắn tuy nhiên nó
mang lại cho nhà sản xuất lợi nhuận khổng lồ. Vậy hoạt động sản xuất ngành thời
trang “nhanh” có gì để tạo nên “hiệu quả” cho các nhà sản xuất như vậy? Liệu bên
cạnh mặt sáng “hiệu quả” thì ngành công nghiệp này có mặt tối?

Trước hết, ta sẽ tìm hiểu về hoạt động sản xuất “tiết kiệm thời gian” của ngành
thời trang “nhanh”. Quy trình sản xuất của ngành công nghiệp này được đảm bảo tối
thiểu hóa chi phí sản xuất bằng cách cắt giảm điều kiện lao động của nhân công, sử
dụng vải với chất lượng và độ bền thấp. Khi hoạt động, các nhà máy may mặc tiêu
thụ một lượng năng lượng lớn và phát ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính
(ước tính 80% năng lượng ùng để sản xuất vải; điện được dùng để chạy máy giặt, bơm
không khí, giặt, làm khô và nhuộm vải). Quần áo được vận chuyển bằng đường hàng
hải sử dụng loại dầu bunker – nhiên liệu hóa thạch chứa nhiều sulfur gấp 1800 lần so
với nhiên liệu chạy ô tô. Thậm chí, các chất hóa học (chủ yếu dùng cho nhuộm vải)
không được qua xử lý cũng được đổ vào các con sông. Chất liệu được ngành công
nghiệp này ưa chuộng là sợi bông (có mặt trong 40% mặt hàng) và sợi tổng hợp như
polyester và nylon (có mặt trong 72% mặt hàng). Được biết, cotton là loài cây tiêu thụ
nhiều nước và với sản lượng 2,4% so với các loài khác nhưng nó tiêu thụ tới khoảng 1-
% hóa chất nông nghiệp và 25% thuốc trừ sâu. Mặt khác, các sợi tổng hợp là các sợi
nhân tạo, việc sản xuất ra chúng liên tục tạo ra đinitơ ôxit – khí gây cười, một loại khí
gây hiệu ứng nà kính mạnh hơn cả carbon điôxit 300 lần và phân hủy thành các vi
nhựa thải vào môi trường. Mục tiêu của ngành công nghiệp này hướng tới lợi nhuận
cao từ việc tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nó vẫn mang lại những mặt hàng
quần áo giá rẻ với mẫu mã thời thượng, thu hút sự quan tâm của những người tiêu
dùng thời trang phân khúc thấp.

Vậy hoạt động tiêu thụ diễn ra như thế nào để ngành công nghiệp thời trang
“nhanh” phát triển không ngừng? Các sản phẩm thời trang “nhanh” chủ yếu là các sản
phẩm giá rẻ để kích thích người mua. Vì giá rẻ nên họ có thể dễ dàng vứt đi chỉ sau vài
lần sử dụng, khi xuất hiện những xu hướng mới. Chính điều này khiến cho quần áo
kém chất lượng và chứa đầy chất nhựa này được thải chất đống vào môi trường. Một
bộ phận quần áo được mang đi quyên góp sau khi chủ cũ không dùng nữa nhưng chỉ
một phần trong đó có thể sử dụng được, phần còn lại bị vứt đi do chất lượng quá thấp.
Tuy sử dụng rất ít nhưng với xu hướng “ăn liền” trong ngành thời trang, nhu cầu mua
sắm của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng mạnh. Người tiêu dùng bị cuốn vào
làn sóng “cuồng” hàng có thương hiệu nước ngoài, dẫn đến việc đổ xô mua những sản
phẩm giống đồ hiệu với giá phải chăng. Theo thống kê, vào năm 2014, các bãi chôn
rác ở Mỹ tiếp nhận tới 10,46 triệu tấn quần áo. Chỉ khoảng 15-20 số quần áo thừa dành
cho các cửa hàn từ thiện là có mặt được trên các giá của các cửa hàng này vì đơn giản
số lượng của chúng quá lớn. Tại Việt Nam, bình quân một năm người dân tăng đến
10% chi tiêu cho thời trang, nhu cầu may mặc.

1.2.2. Các chỉ số đánh giá ô nhiễm môi trường

Ngành công nghiệp thời trang “nhanh” với cường đồ sản xuất liên tục số lượng
lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường. Để xác định mức độ ô nhiễm phải dựa theo chỉ số
đánh giá ô nhiễm môi trường.
AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày.
Đây được coi là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí, cho biết
không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào. Rủi ro đối với
sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn. Thông số ô nhiễm không khí
hay gặp là ô nhiễm phân tử, thường đánh giá qua chỉ số bụi mịn PM 2.5 và PM 10. Số
PM 2.5 chỉ các hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet. Số PM 10 là chỉ
những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet (những lớn hơn kích thước
2.5 micromet).

Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải ta thông qua trị số BOD/COD. Hàm
lượng BOD/COD trong nước cho biết lượng chất hữu cơ gây ô nhiễm. Đối với ngành
may dệt, trị số BOD/COD trung bình: BOD = 956 (mgO 2/L); COD = 2078 (mgO2/L);
BOD/COD=0,46. Ngoài ra còn có chỉ số pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion
H+ có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số quan
trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của
nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn
mòn.

2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG “NHANH”

2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ thời trang “nhanh”

Hiện nay, ngành công nghiệp thời trang “nhanh” không còn xa lạ với mọi
người, được bày bán rộng khắp ở mọi nơi. Tuy nhiên hoạt động sản xuất của
ngành thời trang “nhanh” hầu như chưa xuất hiện tại Việt Nam. Việt Nam vẫn
chỉ là một trong những thị trường bán lẻ, thị trường tiêu thụ của ngành công
nghiệp này. Những cửa hàng, đại lý mang tên thương hiệu của các hãng thời trang
“nhanh” có mặt ở khắp Việt Nam như H&M, Zara, Uniqlo, Cotton On,... Tại thời điểm
cuối năm 2019, thị trường Việt Nam đã đón vào nhiều thương hiệu thời trang “nhanh”
nổi tiếng của thế giới. Việt Nam được cho là mảnh đất màu mỡ của các thương
hiệu. Theo số liệu thực tế, chỉ trong 4 tháng đầu tiên hoạt động tại Việt Nam (năm
2016) Zara Việt Nam đã đạt doanh thu 321 tỷ đồng; 1 năm sau (năm 2017), doanh thu
của toàn hệ thống tại Zara Việt Nam đã tăng vọt hơn 1100 tỷ đồng; cho đến nửa đầu
năm 2018, doanh thu của hệ thống cửa hàng này tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng
1233% và gần 950 tỷ đồng. Bên cạnh các cửa hàng bán trực tiếp, hiện nay, do các sàn
thương mại điện tử đang rất thịnh hành ở Việt Nam như Shopee, lazada, Tiki,... dẫn
đến các hoạt động tiêu thụ thời trang “nhanh” trở nên rất phát triển do Việt Nam là một
nước đang phát triển, người dân có thu nhập thấp dẫn đến người dân rất ưa chuộng các
sản phẩm có giá thành rẻ, theo xu hướng nhanh bất chấp chất lượng. Theo dự báo của
BMI, tốc độ chi tiêu của người Việt cho thời trang tăng trưởng trung bình 10%/năm
trong giai đoạn 2017 – 2021 so với 7% của các năm trước đó, do đó thị trường Việt
Nam được cho là mảnh đất màu mỡ của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, trong thời đại dịch Covid-19 hoành hành, ngành công nghiệp thời
trang “nhanh” đã bộc lộ điểm yếu của mình tại hầu hết các thị trường, trong đó có Việt
Nam. Thực tế, doanh thu thị trường thời trang năm 2020 giảm hơn 10% so với năm
2019, trong đó, quần áo vẫn đóng góp doanh thu lớn với hơn 50% trong tổng doanh
thu toàn ngành. Khi khủng hoảng dịch bệnh ập đến, gu thời trang của mọi người đã lại
quay trở lại với những trang phục cơ bản và không cần chạy theo mốt. Dữ liệu từ báo
cáo bởi công ty có chứng nhân sinh thái Oeko-Tex cho thấy rằng 69% khách hàng ở
thế hệ Millennials cho rằng, họ tìm kiếm tính bền vững và phản đối thời trang
“nhanh”. Nghiên cứu của McKinsey cho thấy hơn 16% người tiêu dùng sẽ tìm
kiếm các sản phẩm có yếu tố bền vững hơn sau khi các cửa hàng mở cửa trở lại,
20% dự định giảm chi tiêu tổng thể của họ trong thời gian còn lại của năm 45%
sẽ có thiện cảm với các công ty minh bạch về quá trình sản xuất. Hơn nữa trong
tình hình dịch, nhận thức về sức khỏe và thắt chặt chi tiêu đã thúc đẩy người tiêu dùng
thay đổi xu hướng mua sắm: tần suất mua ít hơn, sống tổi giản và thường chọn những
sản phẩm có chất liệu bền vững. Đại dịch gây gián đoạn sản xuất và cũng để lại cả
triệu tấn hàng hóa may mặc bị lãng phí, như hãng H&M từng ngồi trên đống hàng tồn
có giá trị hơn 4 tỷ đô la. Nếu giảm giá cũng không hiệu quả thì phải làm thế nào? Quần
áo bị đem chôn hoặc đốt, tựu trung đều gây ô nhiễm môi trường.

2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và tiêu thụ thời trang
“nhanh”

Có thể nói thời trang “nhanh” có ảnh hưởng và giúp ngành công nghiệp thời
trang phát triển vượt bậc. Thế nhưng điều này cũng kéo theo những ảnh hưởng xấu tới
môi trường. Công nghiệp thời trang được xem là ngành gây ô nhiễm lớn thứ hai trên
thế giới, chỉ sau ngành dầu mỏ. Với tốc độ sản xuất áo quần để có thể đáp ứng nhanh
cho người tiêu dùng đòi hỏi cần phải có một lượng nguyên liệu đầu vào hùng hậu. Để
cung cấp đủ nguyên liệu cho việc dệt vải, những nguyên liệu cần phải được tăng tốc
sản xuất như sợi bông, sợi lanh, sợi tơ,... hay các nhiên liệu hóa thạch để làm nguyên
liệu tổng hợp cần phải được khai thác nhiều hơn, tốc độ hơn mới có thể đáp ứng đủ
nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất quần áo. Đơn giản như nguyên liệu
cotton, để có được lượng cotton lớn cung cấp cho việc may áo quần thì bắt buộc cây
bông phải được trồng nhiều và nhanh hơn. Việc tăng tốc sinh trưởng của cây trồng bắt
buộc cần phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu và thuốc tăng trưởng làm ô nhiễm đất,
lượng đất để trồng trọt giảm dần. Có nghiên cứu chỉ ra rằng phải mất 20.000 lít nước
chỉ để sản xuất ra một kilogram sợi bông hay còn gọi là cotton. Thực trạng ngành công
nghiệp thời trang “nhanh” sản xuất liên tục với số lượng lớn lâu dẫn có thể sẽ dẫn đến
cạn kiệt nguồn nguyên liệu.

Những nguyên liệu tổng hợp để có thể sản xuất ra sợi vải, cần phải có một quá
trình sử dụng các chất xúc tác và các phản ứng hóa học giữa các chất với nhau. Hơn
nữa chất thải của động vật càng nhiều thì càng làm tăng metan (CH 4). Hoạt động sản
xuất tại các nhà máy may mặc đã tiêu thụ nguồn năng lượng rất lớn và thải ra lượng
khí thải CO2 khổng lồ. Lượng khí CO2 thải ra chiếm tới 10% lượng khí thải carbon
toàn cầu do năng lượng được sử dụng trong sản xuất, chế tạo và vận chuyển. Theo
nghiên cứu, một kilogram quần áo sẽ tương đương tới 23 kilograms khí nhà kính và
ngành thời trang tiêu thụ một phần bốn chất hóa học toàn cầu. Tất cả những loại khí
này làm cho toàn cầu bị nóng lên và ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và hiệu ứng nhà
kính, Trái Đất ngày càng trở nên nóng hơn, băng hai cực tan chảy làm nước biển dâng
cao; gây ra mưa axit; thủng tầng ozone.

Số lượng áo quần sử dụng nhiều thì tất nhiên số lượng áo quần bị thải đi càng
nhiều hơn. Khi tủ đồ đã quá đầy thì những bộ áo quần cũ nhanh chóng trở thành rác
thải. Thay vì mang áo quần cũ đi tái chế hay quyên góp, nhiều nơi phải tốn chi phí để
xử lý rác thải. Việc xử lý rác thải làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Nhiều nhà máy may
mặc đổ thẳng các hóa chất chưa qua xử lý vào các dòng sông và gây ra tình trạng ô
nhiễm ở một nhóm các sông ô nhiễm nhất thế giới.

Không chỉ gây nguy hại cho các sinh vật sống dưới nước do ô nhiễm nguồn
nước, ngành công nghiệp này còn gây ảnh hưởng đến loài động vật khác. Nhiều nơi
hiện nay vẫn thu hoạch lông cừu, lông dê,... bằng cách giết hại. Vì vậy để có đủ lượng
sợi len sản xuất áo quần thì số lượng các loại động vật lấy lông sẽ bị giết hại rất nhiều.

2.3. Ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và tiêu thụ thời
trang “nhanh” đến đời sống con người

Ngành công nghiệp thời trang “nhanh” đã góp phần tác động gây ô nhiễm
không nhỏ. Một phần tác động đến môi trường của ngành công nghiệp này thể hiện
trong chất lượng cuộc sống cửa những người làm việc trong các nhà máy may và sống
trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi các bãi chứa chất và nước thải may mặc. Tiền
lương mà công nhân nhận được rất thấp nhưng họ phải làm việc trong môi trường
nguy hiểm, họ phải là việc trực tiếp với các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe
và tinh thần của chính họ. Làm việc với vải cotton và các sợi tổng hợp sẽ khiến công
nhân bị bệnh phổi do hít phải bụi vải. Ngoài ra, công nhân còn có thể gặp phải các
chấn thương do quá tải gây ra bởi các hành động lặp đi lặp lại và không có đủ thời
gian nghỉ ngơi.

Môi trường là nơi con người sinh sống, hoạt động, làm việc; ô nhiễm môi
trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con người. Nguồn tài nguyên dần dần cạn kiệt, con
người phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu cho các hoạt động sống thiết yếu
khác. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí do lượng khí thải khổng lồ là nguyên nhân gây
ra các bệnh về hô hấp, ung thư phổi, ảnh hưởng tới não bộ như giảm nhận thức và mất
trí, ảnh hưởng tới tim mạch đặc biệt là đột quỵ,... Không dừng lại tại đó, môi trường
đất, nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của con người . Càng ngày,
các nguồn nước dần bị ô nhiễm, đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu nước
sạch để con người sinh hoạt. Theo báo cáo từ Liên hiệp quốc, trên thế giới có 2,2 tỷ
người đang thiếu nước sạch; 4,2 tỷ người không có điều kiện để vệ sinh cơ bản. Nếu
tình trạng ô nhiễm môi trường nước tiếp tục diễn ra thì đến năm 2030 sẽ có khoảng 60
quốc gia sống trong tình trạng thiếu nước. Thức ăn, nước uống từ đất, nước bị ô nhiễm
khi đi vào cơ thể con người sẽ gây ra nhiều loại bệnh gây nguy hiểm sức khỏe, thậm
chí tính mạng. Áo quần chỉ mặc vài lần rồi bỏ đi khiến người tiêu dùng bị lãng phí.

2.4. Ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và tiêu thụ thời
trang “nhanh” đến các hoạt động kinh tế khác có liên quan
Lợi nhuận khổng lồ thu được từ ngành công nghiệp thời trang “nhanh” góp
phần vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng ảnh hưởng tiêu
cực đến các hoạt động kinh tế khác. Thời trang “nhanh” gây sức cho các doanh nghiệp
thời trang của Việt Nam trong cuộc đua không cân sức. Trước khi thời trang “nhanh”
tràn vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước như Blue Exchange,
Ninomaxx, PT2000, Maxx Style,... liên tục mở chuỗi cửa hàng trên khắp các thành
phố lớn. Sự càn quét của các doanh nghiệp thời trang “nhanh” ngoại quốc đã
khiến các thương hiệu này phải lẳng lặng đóng cửa bớt, thu hẹp quy mô kinh
doanh. Vào năm 2018, chỉ 40% thị phần trong ngành thời trang nội địa dành cho may
mặc trong nước. Theo các doanh nghiệp Việt, kinh doanh thời trang được mất nằm ở
việc nhanh hay chậm đưa ra mẫu mã mới nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có đội
ngũ thiết kế thật giỏi. Việc này không thể giải quyết một sớm một chiều và cuộc đua
cạnh tranh giữa các thương hiệu nội – ngoại được cho là tiếp tụ không cân sức.

2.5. Giải pháp của các cơ quan quản lý

2.6. Đánh giá thành công, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1. Đối với người tiêu thụ

Thời trang “nhanh” xuất hiện là do đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vậy nên
vấn đề đặt ra lúc này là thay đổi người tiêu dùng. Khi số lượng áo quần bán ra ngày
càng giảm thì lượng đầu vào cũng sẽ giảm theo. Để có thể giảm bớt được lượng áo
quần mua vào hay chạy theo xu thế, mọi người phải thực hiện bài toán 30 lần. Câu hỏi
đặt ra mua bộ trang phục này có thể sử dụng được 30 lần hay không? Nếu câu trả lời là
có thì hãy nên mua, ngược lại, câu trả lời là không thì phải dứt khoát không chọn.

Bên cạnh bài toán trên, thay đổi thói quen mua sắm có thể sẽ tiết kiệm sẽ hiệu
quả hơn. Người mua cần cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về đặc tính của từng chất liệu vải
như độ thấm hút, độ co giãn, độ giữa ẩm hay độ giữ nhiệt,... để biết được rằng sản
phẩm đó có phù hợp với nơi ra sống hay không, hay sản phẩm đó có thể dùng được
trong các điều kiện thời tiết khác nhau hay không. Ví dụ, thay vì sử dụng các loại vải
sợi tổng hợp, có thể thay thế bằng các loại vải như vải lanh, tơ lụa, gai dầu, bông hữu
cơ,... có thể sử dụng lâu dài. Từ đó, chúng ta có thể giảm tải được số lượng áo quần
mua vào cũng như thải ra. Quan trọng hơn, người mua không nên ngần ngại khi bỏ ra
một số tiền lớn hơn để chọn được các sản phẩm đắt tiền, thân thiện với môi trường và
đặc biệt là chất lượng của sản phẩm. Điều nay giúp áo quần của chúng ta lâu hỏng
hơn, sử dụng được lâu dài hơn. Trước khi mua một bộ áo quần, bạn nên tập thói quen
cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua, không những tiết kiệm được tiền mà còn giúp góp
phần bảo vệ môi trường.

Việc thay đổi thói quen ngay có thể sẽ khó khăn, mọi người có thể bắt đầu bằng
việc thu xếp lại tủ đồ. Trong tủ đồ áo quần, ta cần phải biết rằng có những loại áo quần
nào còn sử dụng được để biết cách xử lý chúng. Đơn giản như có một cái áo bị rách, ta
phải biết cách may lại đem đi sửa để có thể sử dụng tiếp, tránh lãng phí việc đi mua
thêm áo quần. Với những món đồ ta không còn thích nữa, có thể thanh lý hoặc đem đi
quyên góp, không nên loại bỏ chúng như rác thải.

Sau khi đã thu dọn, sắp xếp tủ đồ, ta có thể cần mua sắm, ngoài bài toán 30 lần
hay cân nhắc về mục đích, tác dụng; ta cũng nên tìm hiểu kỹ các nhãn hàng. Trước khi
mua áo quần, ta nên chọn các nhãn hiệu ưu tiên đến các vấn đề về môi trường. Có thể
nhìn trên nhãn mác hoặc truy cập thông tin để biết được loại áo quần mà mình lựa
chọn được làm từ nguyên liệu gì, từ đó mới có thể biết chúng có tác động như thế nào
đến môi trường, phân hủy hay ít phân hủy hay không phân hủy. Cái này chúng ta phải
dần làm quen để giúp cho môi trường không bị rác thải ứ đọng lâu dài.

Ngoài ra có một số hành động nhỏ nhưng nếu mỗi chúng ta cùng góp phần sẽ
tạo nên kết quả “lớn” như ủng hộ mô hình thời trang “chậm” và thời trang “xanh”;
khuyến khích mọi người sử dụng lại quần áo cũ, mua các mặt hàng second-hand; ủng
hộ mô hình “đặt hàng trước, sản xuất sau”; giảm giặt giũ áo quần để tiết kiệm psc,
giảm thải hóa chất.

3.2. Đối với ngành công nghiệp thời trang “nhanh”

Để giải quyết triệt để,vấn đề đặt ra là làm như thế nào để thay đổi ngành công
nghiệp thời trang “nhanh”. Trước tiên, có thể bắt đầu với giải pháp tìm nguồn nguyên
liệu bền vững và khử carbon trong chuỗi cung ứng áo quần. Các nhà sản xuất phải hạn
chế sử dụng sợi cotton, bông tổng hợp,... thay vào đó nên ưu tiên những mặt hàng có
chất liệu bền vững như bông hữu cơ, sợi tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Ví dụ, để
sản xuất lụa thông thường sẽ phải giết tằm, nhà sản xuất có thể sử dụng lua hòa bình,
đó là phương pháp nhân văn hơn, quy trình sản xuất này sẽ không gây hại cho tằm.
Mỗi năm, nhân loại bỏ đi hàng tỷ lít sữa vì không dùng đến hoặc bị hỏng. Tuy nhiên,
đây lại chính lại là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành thời trang. Vải sữa được kỳ
vọng sẽ trở thành chất liệu của tương lại, thân thiện với môi trường. Muốn đáp ứng
được nhu cầu người tiêu dùng, nhà sản xuất có thể tăng cường hợp tác với các nhà
thiết kế để tạo ra những sản phẩm không chỉ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
mà còn đảm bảo không lỗi mốt khi trải qua thời gian dài. Bên cạnh đó, trong quá trình
sản xuất, nhà sản xuất cần sử dụng vác quy trình sáng tạo và kỹ thuật tiên tiến để hạn
chế chất thải dệt, chất hóa học để nhuộm, tẩy, rửa vải. Nhà sản xuất cũng có thể tổ
chức chương trình thu mua lại những món đồ đã qua sử dụng và tái chế chúng thành
quần áo mới. Đây là mô hình vòng tròn, tập trung vào tái sản xuất và tái sử dụng.
Ngoài ra, nhà sản xuất còn có thể thêm mô hình “đặt hàng trước, sản xuất sau”, dịch
vụ cho thuê trang phục. Các hình thức này không chỉ cho thấy sự sáng tạo mà còn
nâng cao sức cạnh tranh, thoát khỏi tư duy thời trang nhanh. Không chỉ thay đổi trong
quá trình sản xuất, phương thức vận chuyển cũng là vấn đề đáng lưu ý. Ngành công
nghiệp cần tránh vận chuyển sản phẩm bằng đường hàng không để giảm thiểu lượng
khí thải carbon. Cuối cùng để thay đổi tư duy, các sinh viên ngành thiết kế thời trang
ngay từ khi còn ở giảng đường cần định hướng, vạch rõ lối đi rõ ràn

You might also like