You are on page 1of 7

Bài tập về tỉ khối chất khí và khử oxit kim loại:

Bài 1: Tính tỉ khối trong các trường hợp sau:

a) Tính tỉ khối của khí oxi so với không khí.

b) Tính tỉ khối của hỗn hợp chứa 3,36 lít khí H2 và 6,72 lít khí N2 so với heli.

c) Tính tỉ khối của hỗn hợp chứa 4g metan và 7g khí etilen so với không khí.

d) Tính tỉ khối của hỗn hợp chứa N2 và O2 theo tỉ lệ về thể tích là 1:2 so với
không khí.

e) Tính tỉ khối của hỗn hợp chứa N2 và O2 theo tỉ lệ về khối lượng là 1:2 so với
không khí.

Bài 2: Ở đkc, 0,5 (l) khí X có khối lượng là 1.25 (g).

            a) Tính khối lượng mol phân tử của khí X.

            b)  Tính tỷ khối hơi của X đối với không khí, với CO2 và đối với CH4

Bài 3: Xác định công thức phân tử các chất trong các trường hợp sau:

a) A là oxit của lưu huỳnh  có tỷ khối hơi so với Ne là 3,2.

b)  B là oxit của nitơ có tỷ khối hơi so với mêtan (CH4) là 1,875.

c) C là hợp chất CxHy có tỷ khối hơi đối với H2  là 15 biết cacbon chiếm 80%
khối lượng phân tử.

Bài 4: A là hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R. Ở đkc,  khối lượng riêng của
khí A là 1,579 (g/l). Hãy xác định khối lượng mol phân tử?  Công thức phân tử ?
Công thức cấu tạo của khí A.

Bài 5: Hai chất khí X và Y có đặc điểm: Tỷ khối hơi của hỗn hợp đồng thể tích
( X+Y) so với hỗn hợp 2 khí CO2 và C3H8là 1,2045. Tỷ khối hơi của hỗn hợp đồng
khối lượng (X+Y) so với khí NH3 là 3,09.

a) Tính phân tử khối của X và Y.

b) Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của X biết rằng X là đơn chất.
c) Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của Y biết rằng Y là hiđrocacbon 
CxHy.

Bài 6: Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 là 3. Hỏi cần phải thêm bao
nhiêu lít O2 vào 20 lít hỗn hợp trên để có tỉ khối so với CH4 giảm 1/6.

Bài 7: Có 75g dung dịch A chứa 5,25g 2 muối X2CO3 và Y2CO3 (X và Y là 2 kim
loại kiềm kế tiếp). Thêm từ từ dd HCl 3,65% vào ddA thì thu được 336ml khí
CO2 và ddB. Thêm nước vôi dư vào ddB thì thấy có 3g kết tủa.

a) Xác định 2 kim loại kiềm.

b) Tính % về khối lượng muối lúc đầu.

c) So sánh khối lượng ddA và ddB.

Bài 8: 2 kim loại kiềm A, B có khối lượng bằng nhau. Cho 17,94g hhA, B tan vào
500g nước thu được 500ml ddC (D=1,03464g/ml). Xác định A, B.

Dạng 6: Phản ứng khử oxit kim loại

Phương pháp chung

- Oxit kim loại từ Zn trở về sau trong dãy hoạt động hoá học bị khử bởi chất khử
(CO; H2; C; Al)

- Phương trình phản ứng tổng quát:


t0
(CO;H2;C;Al)+MxOy  M (hoặc oxit có số oxi hoá thấp hơn)

+ (CO2;H2O;CO; Al2O3 )

( M là kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa)

- Khi khử oxit kim loại bằng các chất khử như CO, H2, Al… thì chất khử lấy oxi
của oxit tạo ra: CO2, H2O, Al2O3. Biết số mol CO, H2, Al… tham gia phản ứng
hoặc hết số mol CO2, H2O, Al2O3 tạo ra tính được lượng oxi trong oxit (hay trong
hỗn hợp oxit) và suy ra lượng kim loại (hay hỗn hợp kim loại).( Chỉ khử những ion
kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa của kim loại)
- FexOy tham giai phản ứng khử bởi chất khử (CO; H2; C; Al) có thể bị khử hoàn
toàn tạo ra Fe hoặc không hoàn toàn tạo ra hốn hợp sắt và các oxit sắt.

- Thường áp dụng cá định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, bảo
toàn e để giải bài tập.

Dạng 6.1 Bài tập khử oxit kim loại bằng khí CO, H2

Phương pháp

- Phương trình phản ứng tổng quát:


t0
nCO + M2On    2M + nCO2
t0
nH2 + M2On    2M + nH2O

`- Khi khử oxit kim loại bằng các chất khử CO (H2) thì chất khử có nhiệm vụ lấy
oxi của oxit kim loại ra khỏi oxit. Mỗi một phân tử CO(H2) chỉ lấy được 1mol O ra
khỏi oxit. Khi hết số mol CO2 (nO = nCO = nO lấy của oxit hoặc (H2O)

n
- Do no = H2O = nCO phản ứng = nCO2 nên áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính
được khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu.

* Trường hợp CO2 tác dụng với hỗn hợp nhiều oxit kim loại

- Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng

Ví dụ: Cho khí CO qua m gam hỗn hợp A gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, thu
được m gam hỗn hợp B và p mol khí CO2.

Ta có: mA + mCO = mB + mCO2 hay m + 28p = n+ 44p (số mol CO = số mol CO2 =
p)

 m – n = 16p. Nghĩa là khi biết 2 trong số 3 đại lượng ta sẽ tìm được đại lượng
còn lại.

- Sử dụng bảo toàn khối lượng kim loại trước và sau phản ứng

Ví dụ: Cho hỗn hợp A gồm Fe2O3 (x mol) và FeO (y mol) tác dụng với CO nung
nóng thu được hỗn hợp rắn B gồm 4 chất (Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe) có số mol lần
lượt là: a, b, c, d mol. Biểu thức tính khối lượng sắt: 2x + y = 2a + 3b + c + d

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, cần 4,48 lít H2 (đktc) .
Tính khối lượng sắt thu được?

HD giải:

nO = = 0,2 ;  mO = 16 x 0,2 = 3,2g  → mFe = 17,6 - 3,2 = 14,4 g

Bài 2: Hỗn hợp A gồm sắt và oxi sắt có khối lượng 2,6 g . Cho khí CO đi qua A
đun nóng, khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư, thu
được 10g kết tủa trắng. Khối lượng sắt trong A là:

HD giải:

Kết tủa là CaCO3.

 nCaCO3 = nCO2 = nCO=  = 0,1 mol → nO(oxit) = nCO = 0,1 mol → mO(oxit) = 0,1.16 =
1,6g

Khối lượng sắt trong hỗn hợp A là : 2,6 – 1,6 = 1 g.                                 

Bài 3: Khử hoàn toàn 32g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2, thấy tạo ra 9 g
nước. Tính khối lượng hỗn hợp kim loại thu được?

 HD giải:

  nH2O = nO của oxit = = 0,5 mol → mO =16 x 0,5 = 8g → mkim loại = 32 -8 = 24 g

Bài 4: Đốt cháy không hoàn toàn 1 lượng sắt đã dùng hết 2,24 lít O2 ở đktc, thu
được hỗn hợp A gồm các oxit sắt và sắt dư. Khử hoàn toàn A  bằng khí CO dư, khí
đi ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư . Tính khối lượng
kết tủa thu được?

HD giải:

          nO đã dùng = nCO= nCO2 =nCaCO3 =.2 = 0,2 mol → mCaCO3 = 100 x 0,2 = 20g

Bài 1: Trộn 6,48g Al với 16g Fe2O3 .Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất
rắn A.Khi cho A tác dụng dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lit khí H2 (đktc)
.Tính hiệu suất phản ứng  nhiệt nhôm (được tính theo chất thiếu)?

Đáp số: 100%

Bài 2: Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m g hỗn hợp M gồm CuO,
Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng thu được 2,5 g chất rắn . Toàn bộ khí thoát ra sục
vào Ca(OH)2 dư => 15 g Kết tủa trắng. Khối lượng oxit kim loại ban đầu?

HD giải:

Al2O3 không phản ứng với CO.

nO = nCO = nCO2 = nCaCO3 = 0,15 mol → m = 2,5 + 0,15.16 = 4,9 gam.

Bài 3: Khử m gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Hỗn hợp khí thu được cho đi qua nước
vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa. Tính m và thể tích khí CO đã dùng ở đktc.

Hướng dẫn:

nCO(pư) = n kết tủa = 0,03 mol →V = 0,02.22,4 = 0,672l

nFe2O3 = 1/3nO = 1/3nCO = 1/3.0,03 = 0,01 mol → mFe2O3 = 0,01.160 = 1,6g

Bài 4: Dùng khí CO dư để khử hoàn toàn m gam FexOy. Khí sinh ra cho đi qua
dung dịch Ba(OH)2 dư được 0,15 mol kết tủa. Mặt khác, hòa tan toàn bộ
FexOy bằng HCl dư rồi cô cạn được 16,95gam muối. Xc định giá trị m và công thức
của oxit sắt?

HD giải:

nO = 0,15 mol → nCl = 2.nO = 0,3 mol 

mFe + mCl =16,95
→ mFe = 16,95 - mCl = 16,95 – 0,3.35,5 = 6,3 gam → m = mFe + mO = 8,7 gam.

x/y = nFe/nO = 0,1125/0,15 = ¾ => CTPT: Fe3O4.

Bài 5: Khử hoàn toàn m gam hh M gồm FeO, Fe2O3 và FexOy bằng khí CO dư
thu được chất rắn X và khí Y. Hòa tan hết X bằng HCl dư được 7,62 gam chất rắn
khan, toàn bộ Y hấp thụ vào nước vôi trong dư được 8 gam kết tủa. Tìm m?

HD giải:

M + CO → Fe + CO2

nO = nCO2 = n = 8/100 = 0,08 mol

Fe + HCl → FeCl2 + H2

nFe =  = 0,06 mol →m=mFe+mO = 0,06.56+0,08.16=4,64g

Bài tập tự luyện:

Bài 1: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,48 lít H2 (đktc).
Tính khối lượng Fe thu được?

Bài 2: Hỗn hợp A gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 2,6 gam. Cho khí CO đi qua A
đun nóng, khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư thu
được 10 gam kết tủa. Khối lượng sắt trong A là bao nhiêu?

Bài 3: Đốt cháy không hoàn toàn một lượng sắt, đã dùng hết 2,24 lít khí O2 (đktc),
thu được hỗn hợp X gồm Fe và các oxit của sắt. Khử hoàn toàn X bằng khí CO dư,
khí đi ra sau phản ứng dẫn vào bình chứa nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết
tủa thu được?

Bài 4: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) X gồm CO và H2 phản ứng với một lượng
dư hỗn hợp rắn M gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V ?

Bài 5: Cho V lít ( đktc) khí H2 đi qua bột CuO đun nóng, thu được 32 g Cu. Nếu
cho V lít H2 đi qua bột FeO đun nóng thì lượng Fe thu được là bao nhiêu gam?
Bài 6: Để khử hoàn toàn hỗn hợp FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít H2 ở
đktc.

Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được hoà tan hoàn toàn vào axit HCl thì thể tích khí
H2 (đktc) thu được là bao nhiêu?

Bài 7: Thổi một luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp 2 oxit Fe3O4 và CuO
nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 g hỗn hợp kim loại.
Khí thoát ra được đưa vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5g kết tủa
trắng. Tính khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu?

You might also like