You are on page 1of 13

GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Oanh

Học sinh thực hiện: Lê Vi Quỳnh

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II


1. Văn bản Nhớ rừng:
Câu 1:
a) Chép lại chính xác đoạn 3 bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
b) Có ý kiến cho rằng: “Đoạn 3 bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ là một
bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy.” Hãy chỉ ra nét đẹp trong bộ tranh tứ
bình đó?
c) Câu “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” thuộc kiểu câu gì
(Theo mục đích nói)? Tác dụng?
Bài làm
a) (Tự làm)
b) *Đoạn 3 bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ là môt bộ tranh tứ bình đẹp
lộng lẫy với 4 cảnh:
- Cảnh đêm trăng: thơ mộng, quyến rũ – trăng vàng bên bờ suối –
con hổ là chàng thi sĩ thơ mộng.
- Cảnh ngày mưa: hung vĩ, lớn lao – rung chuyển bốn phương –
con hổ như một nhà hiền triết lặng lẽ, suy tư.
- Cảnh bình minh: tưng bừng, tươi sáng – tiếng chim rộn rã – con
hổ là một bậc đế vương đầy uy quyền.
- Cảnh hoàng hôn: mãnh liệt, dữ dội – lênh láng máu sau rừng –
con hổ là môt vị chúa tể bao tàn.
 Cảnh nào cũng có hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng và
vẻ đẹp đầy quyền uy của vị chúa sơn lâm
c) *Kiểu câu:
- “Than ôi!”: câu cảm thán
- “Thời oanh liệt nay còn đâu?”: câu nghi vấn
*Tác dụng: Thể hiện tâm trạng tiếc nuối, xót xa, đau đớn về một
thời quá khứ huy hoàng, đầy uy quyền không bao giờ trở lại của vị
chúa sơn lâm.
2. Văn bản Ông đồ:
Câu 1:
a) Chỉ ra sự đối lập giữa cảnh của khổ 1,2 và khổ 3,4 trong bài thơ
“Ông đồ” của Vũ Đình Liên?
b) Nêu tác dụng của sự đối lập đó?
Bài làm
a)
Khổ 1,2 Khổ 3,4
Hình ảnh ông đồ thời đắc ý Hình ảnh ông đồ thời tàn lụi
Thời gian, Mùa xuân, Tết đến xuân về, Mùa xuân, Tết đến xuân về,
nơi chốn bên hè phố bên hè phố
->Không đổi
Cảnh tượng “Bao nhiêu người thuê viết “Người thuê viết nay đâu?”
Tấm tắc ngợi khen tài” “Ông đồ vẫn ngồi đấy
Cảnh tượng đông vui, tấp Qua đường không ai hay”
nập. Ông đồ trở thành trung Cảnh tượng vắng vẻ. Ông đồ
tâm của sự chú ý, mọi người lạc lõng, bị bỏ quên, không
trọng vọng, thưởng thức, ai chú ý đến sự xuất hiện của
ngưỡng mộ tài năng của ông ông. Ông đã bị lãng quên
Dụng cụ “Bày mực tàu giấy đỏ “Giấy đỏ buồn không thắm
Bên phố đông người qua” Mực đọng trong nghiên sầu”
Giấy mực rực rỡ, tươi thắm Giấy mực ủ ê, bẽ bàng vì
trong không khí tưng bừng ông đồ ế khách.
náo nhiệt phố phường
Tư thế, tâm “Hoa tay thảo những nét “Lá vàng rơi trên giấy
trạng của Như phượng múa rồng bay” Ngoài giời mưa bụi bay”
ông đồ Tư thế hoạt động liên tục, Tư thế bất động, ngồi như
tâm trạng phấn chấn hứng hóa đá. Tâm trạng tan nát,
khởi. Ông đồ như một nghệ tái tê, lạnh lẽo, sầu thảm, cô
sĩ tài hoa. Hình ảnh ông đồ đơn, lạc lõng. Ông đồ trở
tô điểm, làm đẹp them cái thành một người thừa
khung cảnh tưng bừng phố
phường ngày Tết
b) *Tác dụng:
- Khắc sâu thêm tình cảnh sầu thảm tàn tạ đáng thương của ông đồ
thời tàn lụy.
- Thể hiện thấm thía nỗi xót xa hoài niệm của nhà thơ và sự cảm
thương tiếc nuối chân thành về một nét đẹp văn văn hóa truyền
thống của dân tộc.
Câu 2: Phân tích để làm rõ cái hay của 2 câu thơ sau:
a) “Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…”
b) “Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.”
Gợi ý:
a) *Mở đoạn: Trong bài thơ “Ông đồ” có 2 câu thơ vô cùng đặc
sắc:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
*Thân đoạn:
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật độc đáo và rất thành
công.
- Giấy mực vốn là những vật vô tri vô giác mà lại biết “buồn”, biết
“sầu”.
- Ông đồ ế khách. Những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đường chẳng được ai
đụng tới. Màu đỏ của nó ủ ê, bẽ bàng, trở thành vô duyên, không
thắm lên được. Nghiên mực cũng vậy, không được chiếc bút lông
chấm vào nên mực lắng đọng lại thành từng giọt sầu trong nghiên.
- Nói giấy mực buồn thực chất là nói ông đồ buồn vì không có người
thuê viết. Ông trở nên lạc lõng đơn côi tội nghiệp như một người
thừa. Nỗi buồn của ông đồ đã thấm vào cả những vật vô tri vô giác.
- Nghệ thuật nhân hóa đã diễn tả thật thấm thía, sâu sắc nỗi buồn của
ông đồ khi bị người đời lãng quên. Qua đó, tác giả gửi gắm niềm
cảm thương tiếc nuối chân thành về một nét đẹp văn hóa truyền
thống của dân tộc.
b) *Mở đoạn: Bài thơ “Ông đồ” có hai câu thơ vô cùng đặc sắc
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”
*Thân đoạn:
- Cái hay của hai câu thơ là tác giả sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình thật ấn tượng.
- Cảnh lá vàng rơi: Lá vàng gợi sự tàn tạ buồn bã. Lá vàng rơi trên
những tờ giấy đỏ dành để viết câu đối của ông đồ. Vì sao vậy? Vì ế
khách, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra hè phố hứng lấy lá vàng và ông
đồ cũng bỏ mặc không buồn nhặt
- Cảnh mưa bụi bay: mưa bụi là mưa xuân rất nhẹ, chỉ lất phất
nghiêng nghiêng trong gió xuân
- Hình ảnh lá vàng mưa bụi gợi một không khí ảm đạm lạnh lẽo buốt
giá, mưa bay ngoài giời hay mưa bay trong lòng ông đồ? Nghệ
thuật tả cảnh ngụ tình đã diễn tả long người buồn bã tan nát tái tê
 Tóm lại, hai câu thơ cho thấy dường như nỗi sầu thảm bẽ bang
của ông đồ khi bị người đời lãng quên đã thấu cả tâm can đất
trời.
3. Văn bản “Quê hương”:
Câu 1: Cho câu thơ:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”
a) Chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh đoạn thơ
b) Bài thơ được sang tác trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung chính
của đoạn thơ trên?
c) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu
tác dụng?
d) Nêu ý nghĩa hình ảnh con thuyền trong khổ thơ trên?
Bài làm
a) 5 câu thơ nối tiếp:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hang như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn than trắng bao la thâu góp gió…
b) *Bài thơ được sang tác năm 1939, khi tác giả 18 tuổi, đang là học
trò sống xa quê (từ Quảng Ngãi ra Huế học). Bài thơ được viết
trong cảm xúc nhớ nhà nhớ quê với một tâm hồn trong trẻo.
*Nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền ra khơi trong
một buổi sang đẹp trời
c) *Đoạn thơ sử dụng phép so sánh và phép nhân hóa:
- Tác giả so sánh con thuyền như con tuấn mã đã diễn tả thật ấn
tượng khí thế bang tới đầy dung mãnh của con thuyền khi ra khơi,
làm toát lên sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp
dẫn, thể hiện một bức tranh lao động đầy hứng khởi, dạt dào niềm
vui, niềm hi vọng
- Tác giả còn so sánh cánh buồm như mảnh hồn làng. Cánh buồm là
một vật hữu hình, cụ thể, quen thuộc, còn hồn làng là một cái vô
hình trìu tượng rất đỗi thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình
ảnh cánh buồm trở nên sống động. Đồng thời mang một vẻ đẹp và
ý nghĩa trang trọng, lớn lao, bất ngờ. Cánh buồm no gió trở thành
một biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài quê
hương.
- Hình ảnh nhân hóa, con thuyền là vật vô tri vô giác mà lại biết
“phăng, vượt” đã diễn tả tư thế, hào khí phăng phăng tràn ngập sức
sống của con thuyền, cũng như của người dân làng chài đang hăm
hở bước vào một chuyến ra khơi
- Biện pháp nhân hóa còn thể hiện qua hình ảnh cánh buồm “rướn
than trắng”, “thâu góp gió”. Thông thường khi gió thổi vào cánh
buồm, buồm ở tư thế bị động nhưng nhờ phép nhân hóa khiến hình
ảnh cánh buồm hiện ra trong tư thế chủ động tràn đầy khí thế và
sức mạnh. Dường như cánh buồm căng tràn sức sống đã hòa nhập
với niềm vui phơi phới của những con người làm chủ biển khơi
 Các biện pháp so sánh, nhân hóa đã thể hiện được tình yêu quê
hương tha thiết và một tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương
của một chàng học trò xa quê
d) Ý nghĩa
- Đó là sự sáng tạo thơ. Câu thơ đã diễn tả thật ấn tượng với khí thế
dũng mãnh. Câu thơ ấy chính là hình ảnh của những người dân
chài đầy hăm hở, hứng khởi chinh phục biển khơi. Cao hơn nữa
hình ảnh con thuyền với cánh buồm no gió vốn là biểu tượng của
linh hồn làng chài gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn
lao.
Câu 2: Cho câu thơ:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”
a) Chép 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ
b) Hình ảnh con thuyền trong hai câu thơ:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Có gì khác so với hình ảnh con thuyền lúc ra khơi?
c) Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng?
Bài làm
a) 7 câu thơ tiếp theo:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon than bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả than hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
b) Hình ảnh con thuyền ra khơi đánh cá và hình ảnh con thuyền trở về
bến có sự khác biệt rõ rệt
- Con thuyền ra khơi tràn đầy khí thế và sức mạnh, băng bang lướt
sóng, chinh phục biển khơi. Con thuyền được gợi tả qua những
động từ mạnh “phăng, vượt” với những từ Hán Việt “tuấn mã,
trường giang” và nghệ thuật so sánh, nhân hóa
- Con thuyền trở về bến hiện lên như một con người có thế giới tâm
hồn phong phú, tinh tế, có cảm xúc sâu lắng. Con thuyền ấy nằm
im trên bến lắng nghe vị mặn mòi của biển cả đang lan tỏa râm ran
trong cơ thể mình. Hình ảnh con thuyền được gợi tả qua hình ảnh
nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Hình ảnh con thuyền trong hai thời điểm ra khơi và trở về đã hoàn
thiện bức tranh con thuyền về cả khí thế, vóc dáng và tâm hồn.
Qua đó thể hiện sự tinh tế của hồn thơ Tế Hanh và một tình yêu
quê hương tha thiết của ông
c) Hai câu thơ: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Chiếc thuyền đã được nhân hóa “im, mỏi, trở về, nằm”. Nghê thuật
nhân hóa khiến con thuyền vô tri vô giác bỗng trở nên sống động
có hồn như con người. Con thuyền ấy đang có những giây phút
nghỉ ngơi thư giãn sau một ngày vất vả vật lộn mỏi mệt với sóng
gió biển khơi
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được thể hiện qua từ
“nghe”. Ở đây sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền như
một cơ thể sống cảm nhận chất muối mặn mòi của biển cả đang lan
tỏa râm ran trong từng thớ vỏ của mình
 Với những biện pháp nghệ thuật ấy, ta thấy hình ảnh con thuyền
đồng nhất với cuộc sống của người dân làng chài. Con thuyền
trở về sau một chuyến ra khơi hiện lên giống như con người có
thế giới tâm hồn phong phú, tinh tế, có cảm xúc sâu lắng. Đó là
sự sang tạo hình ảnh thơ gợi một khung cảnh làng quê yên bình
no đủ. Tóm lại hai câu thơ cho ta cảm nhaanh được một tâm
hồn nhạy cảm tinh tế và một tình yêu gắn bó máu thịt với quê
hương của hồn thơ Tế Hanh.
Câu 3:
a) Chép chính xác khổ thơ cuối bài Quê hương của Tế Hanh
b) Tình yêu quê hương được thể hiện như thế nào trong khổ thơ
em vừa chép?
c) Câu thơ “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” thuộc kiểu
câu gì? Nêu tác dụng?
Bài làm
a) SGK
b) Tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện thật đặc sắc qua
khổ cuối bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh
- Nỗi nhớ chân thành tha thiết luôn thường trực trong tâm hồn cậu
học trò sống xa quê nên tác giả đã thể hiện trực tiếp bằng lời thơ
giản dị tự nhiên như thốt ra từ trái tim “luôn tưởng nhớ”
- Nhớ quê hương, nhà thơ nhớ tới những gì thân thuộc gắn bó nhất
của làng chài. Đó là “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”
và “thoáng con thuyền rẽ song chạy ra khơi”
- Nhưng nhớ nhất là cái mùi nồng mặn ấy. Đó là nỗi nhớ cồn cào cái
hương vị đặc trưng đầy quyến rũ của làng chài quê hương. Đó là
mùi của rong rêu lưới cá, mùi của mồ hôi lao động, là mùi vị đặc
trưng đầy ám ảnh đối với mỗi người con của làng chài
- Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong đời sống lao động hàng
ngày của người dân làng chài. Đó là một điều thật đáng quý biết
bao. Vì thế mà hình ảnh quê hương trong bài thơ hiện lên thật khỏe
khoắn, tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của cuộc sống lao động.
c) *Câu thơ “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” thuộc kiểu câu
cảm thán
*Tác dụng: Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương da diết của nhà
thơ
4. Các kiểu câu
Câu 1: Chuyển câu văn sau thành câu không dùng từ ngữ phủ định mà ý
nghĩa không thay đổi:
a) Bài thơ “Ngắm trăng” không phải là tác phẩm duy nhất của Hồ
Chí Minh.
 Ngoài bài thơ “Ngắm trăng”, Hồ Chí Minh còn viết nhiều tác
phẩm khác.
b) Cái Tí không phải là con gái duy nhất của chị Dậu.
 Ngoài cái Tí, chị Dậu còn một đứa con gái nữa là cái Tỉu
c) Nguyên Hồng không phải chỉ viết về người phụ nữ.
 Ngoài viết về người phụ nữ, nhà văn Nguyên Hồng còn viết
về trẻ em.
Câu 2: Câu văn “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”
có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
Bài làm
Câu văn “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”
không có ý nghĩa phủ định mặc dù nó là câu phủ định. Nó có ý nghĩa
khẳng định bởi vì nó có sự kết hợp của một từ phủ định với một từ phủ
định.
Câu 3: Câu thơ: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói? Xác định các chức năng của kiểu
câu vừa tìm được.
Bài làm
*Kiểu câu và chức năng của từng câu:
- “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”: câu trần thuật
+ chức năng: miêu tả
- “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”: câu trần thuật
+ chức năng: kể về sự việc người dân chài ra khơi
Câu 4: Các câu sau thuộc kiểu câu gì? Nhằm mục đích gì? Hãy diễn đạt
ý nghĩa cảu các câu đó bằng một kiểu câu khác
+ Ai lại bán vườn đi mà cưới vợ?
+ Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về ở đâu?
Bài làm
*Câu “Ai lại bán vườn đi mà cưới vợ?”
- Kiểu câu: câu nghi vấn
- Mục đích: Nhằm mục đích phản bác ý kiến của anh con trai muốn
bán vườn đi để cưới vợ
- Diễn đạt bằng một kiểu câu khác:
Chẳng có ai lại bán vườn đi để mà cưới vợ cả.
*Câu “Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về ở đâu?”
- Kiểu câu: câu nghi vấn
- Mục đích: Nhằm mục đích phản bác ý kiến của anh con trai muốn
bán vườn đi để cưới vợ
- Diễn đạt bằng một kiểu câu khác:
Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về không có chỗ mà ở.
5. Bài tập thêm:
Câu 1: Hình ảnh cánh buồm được nhắc đến mấy lần trong bài thơ
“Quê hương”? Đó là những câu thơ nào? Viết đoạn văn 6 câu cảm
nhận về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ.
*Hình ảnh cánh buồm được nhắc tới 2 lần trong bài thơ:
- Lần 1: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
- Lần 2: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
*Gợi ý:
- Hình ảnh cánh buồm được nhắc tới 2 lần trong bài thơ:
+ Lần 1: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
+ Lần 2: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
- Nếu như cánh buồm thứ nhất là linh hồn, hồn vía của làng chài
mang ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng thì cánh buồm thứ 2 “chiếc
buồm vôi” lại là biểu hiện của nỗi nhớ quê hương da diết, tha thiết
trong sâu thẳm người con xa quê
 Như vậy, cánh buồm là hình ảnh biểu tượng của làng chài quê
hương.
Câu 2: Hình ảnh con thuyền xuất hiện mấy lần trong bài thơ “Quê
hương”? Đó là những câu thơ nào? Hình ảnh con thuyền trong những
câu thơ đó khác nhau như thế nào? Điều đó gợi cho em những suy nghĩ
gì?
* Hình ảnh con thuyền xuất hiện 6 lần trong bài thơ
- L1: Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
- L2: Chiếc thuyền nhẹ hang như con tuấn mã
- L3: Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
- L4: Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe
- L5: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
- L6: Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
*Ý nghĩa của hình ảnh con thuyền:
- “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”: con thuyền gắn với người
dân chài khỏe mạnh, vạm vỡ
- “Chiếc thuyền nhẹ hang như con tuấn mã”: con thuyền hăng hái ra
khơi với khí thế mạnh mẽ tràn đầy hứng khởi của người dân chài
- “Khắp dân làng tấp nập đón ghe về” và “Nhờ ơn trời biển lặng, cá
đầy ghe”: 2 lần này con thuyền gắn với sự no đủ, niềm hạnh phúc,
sự mong mỏi của người dân làng chài
- “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”: con thuyền mệt mỏi, trở về
trên bến cá, nằm nghỉ ngơi yên lặng, lắng nghe chất muối lan tỏa
râm ran trong cơ thể mình
- “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”: con thuyền gắn với nỗi
nhớ quê hương tha thiết bồi hồi của một người con xa quê
*Suy nghĩ của em:
- Con thuyền gắn bó với cuộc sống của người dân làng chài, của
làng chài quê hương
- Con thuyền giống như con người, như người dân làng chài
- Con thuyền là biểu tượng gợi nỗi nhớ quê hương
- Con thuyền in đậm trong tâm trí nhà thơ

You might also like