You are on page 1of 6

HÓA HỌC VỚI MÔI TRƯỜNG

Biên soạn : NTT

Cần nắm chắc các lí thuyết và liên hệ với thực tiễn về:

- Năng lượng và nhiên liệu

- Vật liệu

- Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm

- Hóa học và vấn đề may mặc

- Hóa học với việc bảo vệ sức khỏe con người

- Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường

Bài tập áp dụng


Ví dụ 1 : Những hóa chất nào của lưu huỳnh dưới đây là tác nhân gây ô nhiễm môi
trường?

A. SO2, H2S, Na2SO4

B. SO2, H2S

C. SO2, Na2SO4

D. H2S, K2S

→ Đáp án B

Ví dụ 2 : Loại thuốc nào sau đây gây nghiện cho con người?

A. Penixilin, amixilin

B. Vitamin C, glucozơ

C. Seđuxen, moocphin

D. Thuốc cảm Pamin, panadol


→ Đáp án C

Ví dụ 3 : Nhiên liệu nào sau đây thuộc nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng
thay thế cho một số nguyên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?

A. Than đá B. Xăng, dầu C. Khí buta (gaz) D. Khí Hiđro

→ Đáp án D

Ví dụ 4 : Tác dụng của tầng ozon là:

A. Là cái ô dù bảo vệ loài người và thế giới động vật khỏi tai họa do bức xạ tử ngoại của
mặt trời gây ra

B. Là nguồn cung cấp nitơ cho quá trình cố định đạm ở thực vật

C. Là nguồn cung cấp oxi cần thiết cho sự sống trên trái đất

D. Có vai trò quan trọng trong việc giữ nhiệt lượng của trái đất

→ Đáp án A

Ví dụ 5 : Những hợp chất nào sau đây là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính?

A. CO2, CH4, NxOy, HCl

B. CO2, CO, CFC, NH3

C. CH4, NxOy, SO2, HF

D. CO2, CH4, NxOy, CFC

→ Đáp án D

Ví dụ 6 : Cách bảo quản thực phẩm ( thịt, cá,…) bằng cách nào sau đây?

A. Dùng fomon và nước đá

B. Dùng phân đạm và nước đá

C. Dùng nước đá và nước đá khô


D. Dùng nước đá khô và fomon

→ Đáp án C

Ví dụ 7 : Khí được sinh ra ở các vết nứt núi lửa, ở hầm lò khai thác than và từ các chất
protein bị thối rữa là:

A. H2S B. CO C. CO2 D. CH4

→ Đáp án D

Ví dụ 8 : Loại phân bón nào làm cho đất bị chua thêm?

A. Phân NPK B. Phân đạm amoni

C. Phân sunfat D. Phân lân

→ Đáp án B

Ví dụ 9 : Trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim,… và trong khí
thải của các phương tiện giao thông thường có nguyên tố kim loại gây ảnh hưởng đến
môi trường. Kim loại đó là:

A. Crom B. Asen C. Chì D. Kẽm

→ Đáp án C

Ví dụ 10 : Tại sao trong bệnh viện, các nhà dưỡng lão, người ta hay trồng một vài cây
thông vì?

A. Cây thông hấp thụ CO2 và giải phóng O2

B. Nhựa thông tác dụng với không khí tạo lượng nhỏ ozon có thể giết chết vi khuẩn
trong không khí có lợi ích cho sức khỏe con người

C. Nhựa thông bị oxi hóa bởi không khí tạo lượng nhỏ ozon có tác dụng cản trở một số
bức xạ, tia tử ngoại từ mặt trời

D. Cây thông được trồng để làm cây cảnh

→ Đáp án B
Ví dụ 11 : Thủy ngân dễ bay hơi và thủy ngân độc. Nếu nhỡ làm vỡ nhiệt kế thủy ngân
và thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm thì làm thế nào để khử độc thủy ngân?

A. Rắc bột lưu huỳnh lên

B. Cho nước vào

C. Cho axit H2SO4 vào

D. Cho axit HNO3 vào

→ Đáp án A

Ví dụ 12 : Nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm đại dương là do:

A. Các sự cố tràn dầu

B. Nước cống thành phố

C. Các chất thải rắn có nguồn gốc công nghiệp

D. Các chất hữu cơ được tổng hợp từ các quá trình sản xuất

→ Đáp án A

Ví dụ 13 : Những nguồn gốc gây ô nhiễm nước ngọt là:

A. Phân bón

B. Các chất bảo vệ thực vật

C. Xà phòng và các chất tẩy rửa

D. Cả A, B, C đều đúng

→ Đáp án D

Ví dụ 14 : Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về tác hại của mưa axit

A. Làm tăng khả năng hòa tan một số kim loại nặng trong nước, cây cối hấp thụ kim loại
nặng sau đó sẽ gây nhiễm độc cho người và gia súc.
B. Làm giảm khả năng hòa tan CO2 trong nước biển, lượng CO2 trong khí quyển tăng
làm mất cân bằng CO2 giữa khí quyển và đại dương.

C. Làm tăng độ axit của đất nên làm cho đất ngày càng bị bạc màu, gây ảnh hưởng đến
mùa màng

D. Làm nguy hại đối với sinh vật dưới nước; hủy diệt rừng; làm hỏng các công trình xây
dựng

→ Đáp án B

Ví dụ 15 : Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng
nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là:

A. Năng lượng mặt trời

B. Năng lượng thủy điện

C. Năng lượng gió

D. Năng lượng hạt nhân

→ Đáp án C

Ví dụ 16 : Trong các loại nước sau đây, nước nào là nước tinh khiết

A. Nước mưa B. Nước cất C. Nước sông D. Nước khoáng

→ Đáp án B

Ví dụ 17 : Ảnh hưởng của khí metan đến môi trường sống là góp phần:

A. Gây hiệu ứng nhà kính

B. Gây thủng tầng ozon

C. Gây mưa axit

D. Cả A và B

→ Đáp án A
Ví dụ 18 : Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ khí SO 2 ra khỏi khí thải?

A. Dung dịch Na2SO3

B. O2 và đun nhẹ

C. CaCO3 và khí O2

D. Cả A, B, C đều đúng

→ Đáp án D

Ví dụ 19 : Nguồn gốc phát sinh gây ô nhiễm môi trường đất là:

A. Chất thải trong nông nghiệp và công nghiệp

B. Chất thải sinh hoạt

C. Chất thải từ các phương tiện giao thông vận tải

D. Cả A và B đều đúng

→ Đáp án D

Ví dụ 20 : Những khí nào sau đây gây ô nhiễm môi trường?

A. CO, CO2, H2S, Cl2, NH3, N2, SO2, NxOy

B. CO, CO2, H2S, Cl2, NH3, N2, SO2, NxOy

C. CO, CO2, SO2, H2, CH4, SO3, NxOy

D. NH3, CO, CO2, O2, H2S, HF, HCl

→ Đáp án B

You might also like