You are on page 1of 3

BÀl 6: MỘT SỐ HỢP CHẤT VỚI OXYGEN CỦA NITROGEN

Câu 1: Oxide của nitrogen được tạo thành ở nhiệt độ rất cao, khi nitrogen có trong không khí bị oxi hoá
được gọi là
A. NO x tức thời. B. NO x nhiệt. C. NO x nhiên liệu. D. NO x tự nhiên.
Câu 2: Oxide của nitrogen được tạo thành khi nguyên tố nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp
với oxygen dư thừa trong không khí được gọi là
A. NO x nhiên liệu. B, NO x tư nhiên. C. NO x tức thời. D. NO x nhiệt.
Câu 3: Oxide của nitrogen được tạo thành khi nitrogen trong kbông khí tác dụng với các gốc tự do được
gọi là
A. NO x nhiệt. B. NO x tức thời. C. NO x tự nhiên. D. NO x nhiên liệu.
Câu 4: Nitrogen monoxide được tạo thành khi mưa dông kèm theo sấm sét do phản ứng giữa nitrogen và
oxygen trong không khí được gọi là
A. NO x nhiên liệu. B. NO x tức thời. C. NO x tự nhiên. D. NO x nhiệt.
Câu 5: Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH thấp hơn 5,6 (giá trị pH của khí carbon dioxide bão hoà
trong nước). Hai tác nhân chính gây mưa acid là
A. Cl2 ,HCl . B. N 2 , NH3 . C. SO2 , NO x . D. S,H2 S .
Câu 6: Khí nitrogen monoxide có CTPT là
A. NO. B. N2O. C. NO2 D. NH3.
Câu 7: Trong phân tử NH3 có chứa
A. nguyên tử N có số oxh -3 B. liên kết O – H phân cực mạnh về phía H
C. một liên kết cho - nhận N ⟶ O. D. N có cộng hoá trị 5.
Câu 8: Nhận định không đúng là
A. HNO3 là acid có tính khử mạnh B. HNO3 là acid có tính oxi hoá.
C. Nitric acid bốc khói mạnh trong không khí ẩm. D. Nitric acid tan vô hạn trong nước.
Câu 9: Kim loại nào sau đây không tác dụng với nitric acid?
A. Zn. B. Cu. C. Ag. D. Au.
Câu 10: Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất
dinh dưỡng. Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép?
A. Sodium, potassium. B. Calcium, magnesium.
C. Nitrate, phosphate. D. Chloride, sulfate.
Câu 11: Cho các nhận định sau về tính chất hoá học của nitric acid: (1) có tính acid mạnh; (2) có tính acid
yếu; (3) có tính oxi hoá mạnh; (4) có tính khử mạnh.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nước cường toan hoà tan được Au và Pt.
B. NOx là một trong các nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hoá, hiệu ứng nhà kính.
C. Nước mưa có pH < 5,6 thì gọi hiện tượng mưa acid.
D. Tác nhân chính gây mưa acid là CO2.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tác nhân gây mưa acid là SO2, NOx phát thải chủ yếu do hoạt động công nghiệp, khai thác dầu mỏ,…
B. Mưa acid ăn mòn các công trình kim loại, bào mòn công trình bằng đá.
C. Nước mưa thông thường có pH = 5,6.
D. Mưa acid là hiện tượng tự nhiên không tác động nhiều đến đời sống con người.
Câu 14: Xét phản ứng trong quá trình tạo ra NO x nhiệt:
N2 ( g ) + O2 ( g ) ® 2NO ( g ) Δr Ho298 = 180,6 kJ
Nhiệt tạo thành chuẩn của NO ( g ) là
A. 180,6 kJ / mol . B. -180,6 kJ / mol . C. -90,3 kJ / mol . D. 90,3 kJ / mol .

Câu 15: Xét cân bằng tạo ra nitrogen(I) oxide ở nhiệt độ 2000 C :
N2 (g) + O2 (g) ⟶ 2NO. Ở trạng thái cân bằng, biểu thức nào sau đây có giá trị bằng K C ?

A.
[NO]2
. B.
[ NO] . C.
[ N2 ][O2 ] , D.
[ NO ] .
[ N 2 ][ O 2 ] [ N 2 ][O2 ] [NO] 2
[ N2 ]
Câu 16: Cho các nhận định sau về cấu tạo phân tử nitric acid:
(a) Liên kết O-H phân cực về oxygen. (b) Nguyên tử N có số oxi hoá là +5.
(c) Nguyên tử N có hoá trị bằng 4. (d) Liên kết cho - nhận N ® O kém bền.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Nitric acid dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng hoặc nhiệt độ, tạo thành các sản phẩm là
A. NO2 ,H2O . B. NO2 ,O2 ,H2O . C. N2 ,O2 ,H 2O . D. N 2 ,H 2O .
Câu 18: Để điều chế được silver nitrate từ một mẫu silver (bạc) tinh khiết, cần hoà tan mẫu silver vào dung
dịch nào sau đây?
A. Cu ( NO3 )2 . B. HNO3 . C. NaNO3 . D. KNO3 .
Câu 19: Trong công nghiệp, quá trình sản xuất Ca ( NO3 )2 dùng làm phân bón được thực hiện bằng phản
úng giữa dung dịch HNO3 với hợp chất phổ biến, giá rẻ nào sau đây?
A. CaO . B. Ca(OH)2 . C. CaCO3 . D. CaSO4 .
Câu 20: Cho dung dịch HNO3 tác dụng với các chất sau: NH3 ,CaCO3 ,Ag, NaOH , Số phản ứng trong đó
HNO3 đóng vai trò acid Brønsted là?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 21: Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là
A. 24. B. 30. C. 26. D. 15.
Câu 22: Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí Nitrogen dioxide gây ô nhiễm
không khí. Công thức của Nitrogen dioxide là
A. NH3. B. NO. C. NO2. D. N2O.
Câu 23: Cho 0,195 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,648 gam
Ag. Kim loại R là
A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Zn
Câu 24: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 25: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu,
dễ hoá nâu trong không khí). Khí X là
A. nitrogen monoxide. B. nitrogen dioxide.
C. dinitrogen oxide. D. ammonia.
Câu 26: Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 7,437 lít NO (là sản phẩm khử duy
nhất của N+5ở đktc). Số mol acid đã phản ứng là
A. 0,3 mol. B. 0,6 mol. C. 1,2 mol. D. 2,4 mol.
Câu 27: Phú dưỡng là hiện tượng
A. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
B. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
C. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng
D. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng
Câu 28: Ao hồ có khả năng tự lọc nước nhờ
A. Oxygen trong không khí B. các kim loại nặng
C. vi sinh vật tự nhiên. D. cả 3 ý ttrên đều đúng
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không phải ảnh hưởng của hiện tượng phú dưỡng
A. Làm các loại thực vật sống dưới nước phát triển mạnh mẽ
B. Tăng các chất lơ lửng
C. Suy giảm lượng oxygen trong nước
D. Làm chất lượng nước tốt hơn
Câu 30: Hiện tượng phú dưỡng có thể gây ra
A. Ô nhiễm môi trường nước B. Xói mòn đất
C. Lũ lụt D. Hạn hán
Câu 31: Mưa acid là hiện tượng
A. Nước mưa có pH > 7. B. Nước mưa có pH = 14
C. Nước mưa có pH = 1. D. Nước mưa có pH < 5,6
Câu 32: Đâu không phải nguyên nhân chính gây ra mưa acid
A. Hoạt động quang hợp của cây. B. Hoạt động của núi lửa
C. Cháy rừng. D. Tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ…
Câu 33: Ứng dụng không phải của nitric acid là
A. Bảo quản thực phẩm. B. Sản xuất phân bón
C. Sản xuất thuốc nhuộm vải. D. Chế tạo thuốc nổ.
Câu 34: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4. B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
C. CuS, Pt, SO2, Ag. D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Câu 35: Khi hòa tan hoàn toàn một lượng CuO có màu đen vào dung dịch HNO3 thì dung dịch thu được
có màu
A. xanh B. vàng C. da cam D. không màu
Câu 36: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa?
A. ZnS + HNO3 (đặc nóng) B. Fe2O3 + HNO3 (đặc nóng)
C. FeSO4 + HNO3 (loãng) D. Cu + HNO3 (đặc nóng)
Câu 37: Nhận định nào sau đây là sai?
A. HNO3 phản ứng với tất cả base.
B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
C. Tất cả các muối ammonium khi nhiệt phân đều tạo khí ammonia.
D. Hỗn hợp muối nitrate và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
Câu 38: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe
và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,2 lít. B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,0 lít.
Câu 39: Một hợp chất có công thức NxOy, trong đó N chiếm 30,43%. Khối lượng phân tử hợp chất là 46 amu. Công thức
hóa học của hợp chất là
A. nitrogen monoxide. B. nitrogen dioxide.
C. dinitrogen oxide. D. ammonia.
Câu 40: Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dd HNO3 đặc, nguội
A. Fe, Al, Cr B. Cu, Ag, Cr C. Al, Fe, Cu D. Mn, Ni, Al
Câu 41: Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch HNO3 loãng lần lươt tác dụng với các chất:
NaHCO3 ,Cu .
Câu 42: Xét các phản ứng tạo thành oxide của nitrogen:
N 2 ( g) + O2 ( g) ® 2NO(g) D r H °298 = 180, 6 kJ
2NO(g) + O2 ( g) ® 2NO2 ( g) D r H °298 = -114, 2 kJ
Hãy tính D r H 0298 của phản ứn g : N2 ( g) + 2O2 ( g) ® 2NO2 ( g)
Từ kết quả thu được, hãy tính D f H0298 của NO! ( g).
Câu 43: Sử dụng các hoá chất, dụng cụ: dung dịch nitric acid 20% , cân, tủ hút khí độc, cốc, đũa thuỷ tinh, phễu lọc,
giấy lọc. Trình bày các bước xác định gần đúng hàm lượng vàng (gold) có trong hợp kim Au-Ag, trong đó hàm lượng
vàng < 30% về khối lượng. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Câu 44: Xét phản ứng: 4NO2 ( g) + O2 ( g) + 2H 2O(l ) ® 4HNO3 (l )
Hãy tính D r H °298 của phản ứng và cho biết phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt. (Biết nhiệt tạo thành của
NO2 ( g), H2O(l ) và HNO3 (l ) lần lượt là 33, 2 kJ / mol , -285,8 kJ / mol và -174,1kJ / mol )
Câu 45: Trong công nghiệp, nitric acid được sản xuất theo 3 giai đọ̣an của quá trình Ostwald.
Giai đoạn 1: Oxi hoá NH 3 thành NO: Nung nóng hỗn hợp gồm 1 phần thể tích ammonia và 9 phần thể tích không
°
khí tới nhiệt độ khoảng 900° C (xúc tác Pt-Rh): 4NH3 + 5O2 ¾t¾
® 4NO + 6H 2O
Giai đoạn 2: Oxi hoá NO thành NO2 : Dẫn hỗn hợp khí sau giai đoạn 1 qua hệ thống làm mát để hạ nhiệt độ:
2NO + O2 ® 2NO2
Giai đoạn 3: Tổng hợp nitric acid. 3NO2 + H2O ® 2HNO3 + NO
Khí NO sinh ra ở giai đoạn 3 được dẫn quay về giai đoạn 2 của chu trình sản xuất.
a) Xác định chất khử, chất oxi hoá trong 3 giai đoạn sản xuất trên.
b) Tại sao ban đầu cần trộn ammonia với không khí theo tỉ lệ thể tích 1:9 ? (Biết không khí chứa 21% thể tích
oxygen.

You might also like