You are on page 1of 7

Họ và tên: ……………………………………… Lớ p: ……….

BÀI 7: NITƠ
1. Tìm câu không đúng?
A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất.
C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính kim loại mạnh nhất.
D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường.
2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA là
A. ns2np5. B. ns2np3. C. ns2np2. D. ns2np4.
3. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Phân tử N2 bền ở nhiệt độ thường.
B. Phân tử N2 có liên kết ba giữa hai nguyên tử.
C. Nitơ nặng hơn không khí.
D. Nitơ là chất khí không màu tan ít trong nước.
4. Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần?
A. NH3, N2, NO, N2O, AlN. B. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO.
C. NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3. D. NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3.
5. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí
A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg.
6. N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với
A. H2. B. O2. C. Li. D. Mg.
7. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử?
t o , p , xt

 
A. N2 + 3H2 2NH3. B. N2 + 6Li  2Li3N.
3000o C
D. N2 + 3Mg ⃗
 t o Mg3N2.
C. N2 + O2  2NO.
8. Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây
A. Mg, H2. B. Mg, O2. C. H2, O2. D. Ca, O2.
9. Ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với
A. Mg. B. K. C. Li. D. F2.
10. Khí N2 tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
A. NaOH, Al, O2. B. CuO, H2, Cl2. C. Al, H2, Mg. D. HCl, O2, Li.
11. Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là
A. LiN3 và Al3N. B. Li3N và AlN. C. Li2N3 và Al2N3. D. Li3N2 và Al3N2.
12. Khí N2 có lẫn khí CO2, có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ CO2?
A. Nước Br2. B. Nước vôi trong. C. Dung dịch thuốc tím. D. Nước clo.
t o , p , xt

13. Cho cân bằng hóa học : N2 (khí) +3 H2 ((khí)  2NH3 (khí). Phản ứng thuận là phản ứng tỏa t0. Cân bằng hóa
học không bị chuyển dịch khi
A. Thay đổi p của hệ. B. Thêm chất xúc tác Fe. C. Thay đổi nồng độ N2. D. Thay đổi t0.
14. Trong công nghiệp, người ta sản xuất khí N2 bằng cách
A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hòa.
C. phân hủy NH3. D. dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.
15. Một oxit A của nitơ chứa 30,43% N về khối lượng. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,586. Công thức
phân tử của A là
A. NO. B. N2O. C. NO2. D. N2O5.
16. Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2  với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 8 lít. B. 2 lít. C. 4 lít. D. 1 lít.
17. Cho 4 lít N2 (đktc) tác dụng với lượng dư khí H2, sau phản ứng thu được V lít khí NH3. Giá trị của V là (biết
hiệu suất phản ứng đạt 20%).
A. 0,8 lít. B. 1,6 lít. C. 2 lít. D. 0,5 lít.

BT HÓ A HỌ C 11 – GV: Nguyễn Thị Tuyết Như Trang 1


18. Đun nóng 0,2 mol khí N2 với lượng dư khí H2 với xúc tác thích hợp thì thu được 1,7 gam khí amoniac. Hiệu
suất của phản ứng tổng hợp amoniac là bao nhiêu?
A. 25%. B. 50%. C. 30%. D. 60%.

BÀI 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI


*AMONIAC: NH3
19. Phát biểu không đúng là
A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
C. Khí NH3 dễ hóa lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hóa trị có cực.
20. Tính chất hóa học của NH3 là
A. tính bazơ mạnh, tính khử. B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa.
C. tính bazơ yếu, tính khử. D. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
21. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là
A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. giấy quỳ mất màu. D. giấy quỳ không chuyển màu.
22. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ tím ẩm vào bình đựng khí amoniac là
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh. C. không đổi màu. D. mất màu.
23. Nhúng 2 đũa thủy tinh vào hai bình đựng dung dịch HCl đặc và NH 3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì
thấy xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
24. Cho NH3 tác dụng với O2 không có mặt của xúc tác thì thu được hỗn hợp khí X. Hỗn hợp X gồm
A. N2 và H2O. B. NO và H2O. C. NO2 và H2O. D. HNO3 và H2O.
25. Cho NH3 tác dụng với O2 có mặt của xúc tác Pt thì thu được hỗn hợp khí X. Hỗn hợp X gồm
A. N2 và H2O. B. NO và H2O. C. NO2 và H2O. D. HNO3 và H2O.
26. Câu nào sau đây không đúng?
A. Amoniac là khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
B. Amoniac là một bazơ.
C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch.
27. Cho phản ứng: 4NH3 + 5O2 ⃗
o
850−900 C , Pt 4NO + 6H2O. Vai trò của NH3 trong phản ứng là

A. chất khử. B. axit. C. chất oxi hóa. D. bazơ.


28. Phản ứng nào dưới đây cho thấy amoniac có tính khử?
A. NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH-. B. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl. D. Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4+.
29. Câu nào không đúng?
A. Dung dịch NH3 có tính chất của một dung dịch bazơ, do đó nó có thể tác dụng với dung dịch axit.
B. Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch muối của mọi kim loại.
C. Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch muối kim loại mà hiđroxit của nó không tan trong nước.
D. Dung dịch NH3 hòa tan được một số hidroxit và muối ít tan của Ag +, Cu2+, Zn2+.
30. Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch
A. NaCl, CaCl2. B. KNO3, K2SO4. C. CuCl2, AlCl3. D. Ba(NO3)2, AgNO3.
31. Cặp chất muối nào tác dụng với dung dịch NH 3 dư đều thu được kết tủa?
A. Na2SO4, MgCl2. B. AlCl3, FeCl3. C. CuSO4, FeSO4. D. AgNO3, Zn(NO3)2.
32. NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như có đủ):
A. HCl, O2, AlCl3. B. H2SO4, FeCl3, NaOH.
C. HCl, KOH, FeCl3. D. KOH, HNO3, CuCl2.

BT HÓ A HỌ C 11 – GV: Nguyễn Thị Tuyết Như Trang 2


o
33. Cho cân bằng hóa học: N 2 (khí) + 3H2 (khí)
t , xt , P 2NH3 (khí) . Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng

hóa học không bị chuyển dịch khi
A. Thay đổi áp suất của hệ. B. Thay đổi nhiệt độ.
C. Thêm chất xúc tác Fe. D. Thay đổi nồng độ N2.
34. Trong phòng thí nghiệp để làm khô khí NH3 người ta dùng hóa chất nào sau đây
A. H2SO4 đặc. B. CaO.                   C. P2O5.                         D. CuSO4.
35. Phản ứng nào dưới đây dùng điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm?
B. (NH4)2CO3 ⃗
0
A. 2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O. t 2NH3(k) +CO2 + H2O.

D. NH4HCO3 (r) ⃗
o
t , p , xt
 t 0 NH3 (k) + CO2 (k) + H2O (k).
C. N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k).
36. Dung dịch X làm quỳ hóa đỏ, dung dịch Y làm quỳ hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch X và Y lại với nhau thì
có khí mùi khai thoát ra. Công thức hợp chất X, Y lần lượt là
A. KOH, NH4NO3. B. HCl, BaCl2. C. Na2CO3, HCl. D. NH4Cl, NaOH.
37. Cho các phản ứng sau:
H2S + O2 (dư) ⃗ Khí X + H2O
NH3 + O2 ⃗
850o C , Pt Khí Y + H2O

NH4HCO3 + HCl loãng ⃗ Khí Z + NH4Cl + H2O


Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là
A. SO2, NO, CO2. B. SO2, N2, NH3. C. SO3, NO, NH3. D. SO3, N2, CO2.
*MUỐI AMONI: NH4 +

38. Chọn phát biểu không đúng?


A. Muối amoni là những hợp chất cộng hóa trị. B. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước.
C. Ion amoni không có màu. D. Muối amoni khi tan điện li hoàn toàn.
39. Khi nói về muối amoni, phát biểu không đúng là
A. Muối amoni dễ tan trong nước. B. Muối amoni là chất điện li mạnh.
C. Muối amoni kém bền với nhiệt. D. Dung dịch muối amoni có tính bazơ.
40. Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni?
A. Muối amoni bền với nhiệt.
B. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
C. Tất cả các muối amoni tan trong nước.
D. Các muối amoni đều bị thủy phân trong nước.
41. Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó
A. muối amoni chuyển thành màu đỏ.
B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và xốc, làm xanh quỳ tím ẩm.
C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ.
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.
42. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?
A. NH4Cl ⃗
t 0 NH3 + HCl. B. NH4HCO3 ⃗
t0 NH3 + H2O + CO2.
C. NH4NO3 ⃗ D. NH4NO2 ⃗
0 0
t NH3 + HNO3. t N2 + 2 H2O.
43. Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH 3?
A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3.
C. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3.
44. Cho sơ đồ phản ứng sau: Khí X ⃗ H 2O
dung dịch X ⃗H 2 SO 4
Y ⃗ NaOH đăc X ⃗ HNO 3
Z ⃗
to T.
Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là
A. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3. B. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2.
C. NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O. D. NH3, N2, NH4NO3, N2O.
45. Cho sơ đồ: (NH4)2SO4 ⃗ ⃗
+ A NH4Cl + B NH4NO3 . Trong sơ đồ A, B lần lượt là các chất
A. HCl, HNO3. B. BaCl2, AgNO3. C. CaCl2, HNO3. D. HCl, AgNO3.

BT HÓ A HỌ C 11 – GV: Nguyễn Thị Tuyết Như Trang 3


46. Cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa trắng. B. không có hiện tượng.
C. có khí mùi khai bay lên và kết tủa trắng. D. có khí mùi khai bay lên.
*Bài tập về NH3
47. Cho V ml dung dịch NH 3 0,5M phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch AlCl 3 0,1M thì thu được m gam kết
tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 20ml và 0,78 gam. B. 60ml và 0,78 gam. C. 20ml và 0,39 gam. D. 60ml và 2,34 gam.
48. Hỗn hợp gồm O2 và N2 có tỉ khối hơi so với hidro là 15,5. Thành phần phần trăm của N2 về thể tích là
A. 25%. B. 75%. C. 20%. D. 80%.
49. Cần lấy bao nhiêu lít khí N 2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích các khí đều được
đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.
A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2. B. 8,4 lít N2 và 25,2 lít H2.
C. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2. D. 134,4 lít N2 và 403,2 lít H2.
*Bài tập về muối amoni: NH4+
50. Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch (NH 4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thu được (đktc) là
bao nhiêu?
A. 3,36 lít. B. 33,60 lít. C. 7,62 lít. D. 6,72 lít.
51. Cho dung dịch NH 4NO3 tác dụng với dung dịch kiềm của một kim loại hóa trị II, thu được 4,48 lít khí ở đktc
và 26,1 gam muối. Kim loại đó là
A. Ca (40). B. Mg (24). C. Cu (64). D. Ba (137).

BÀI 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT


*AXIT NITRIC
52. Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có số oxi hóa là
A. +5. B. +3. C. +4. D. +1.
53. Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành
A. màu đen sẫm. B. màu vàng. C. màu trắng đục. D. không chuyển màu.
54. Các tính chất hóa học của HNO3 là
A. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa mạnh. B. tính axit yếu, tính oxi hóa yếu.
C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh. D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu.
55. Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc?
A. Không có hiện tượng gì.
B. Dung dịch có màu xanh, H2 bay ra.
C. Dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra và hóa nâu trong không khí.
D. Dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra.
56. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây?
A. Fe. B. FeO. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3.
57. HNO3 loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây?
A. CuO. B. Cu. C. CuCO3. D. Cu(OH)2.
58. Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là
A. Fe(OH)2, FeO. B. CuO, FeCO3. C. Fe2O3, NH3. D. FeS, K2CO3.
59. Những kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội
A. Fe và Al. B. Cu và Ag. C. Zn và Pb. D. Fe và Zn.
60.  Cho Fe(III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là
A. Fe(NO3)2, NO, H2O. B. Fe(NO3)2, NO2, H2O.  C. Fe(NO3)2, N2. D. Fe(NO3)3, H2O.
61. Trong phương trình phản ứng đồng tác dụng với dd HNO 3 loãng (giả thiết chỉ tạo ra nitơ monooxit) tổng hệ số
trong phương trình hóa học bằng
A. 9. B. 10. C. 18. D. 20.
62. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Fe với dung dịch
HNO3 đặc, nóng tạo NO2 là
A. 15. B. 14. C. 13. D. 14.

BT HÓ A HỌ C 11 – GV: Nguyễn Thị Tuyết Như Trang 4


63. Cho từng chất: Fe, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, nóng dư. Số phản ứng oxi
hóa khử xảy ra là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
64. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng
A. KNO3(r) và H2SO4 đ. B. NaNO3 và HCl. C. NO2 và H2O. D. NaNO2(r) và H2SO4 đ.
65. Trong phòng thí nghiệm, thường điều chế HNO3 bằng phản ứng
A. NaNO3 + H2SO4 (đ) ⃗ HNO3 + NaHSO4. B. 4NO2 + 2H2O + O2 ⃗ 4HNO3.
C. N2O5 + H2O ⃗ 2HNO3. D. 2Cu(NO3)2 + 2H2O ⃗ Cu(OH)2 + 2HNO3.
*MUỐI NITRAT
66. Nhiệt phân KNO3 thu được các chất
A. KNO3, NO2 và O2. B. K, NO2, O2. C. KNO2, NO2 và O2. D. KNO2 và O2.
67. Sản phẩm thu được khi nhiệt phân Fe(NO3)3 trong không khí là
A. Fe, NO2, O2. B. Fe(NO3)2, NO2, O2. C. FeO, NO2, O2. D. Fe2O3, NO2, O2.
68. Sản phẩm thu được khi nhiệt phân AgNO3 là
A. Ag, NO2, O2. B. AgNO2, O2. C. Ag2O, NO2, O2. D. Ag2O, NO, O2.
69. Phản ứng nào dưới đây sai?
to to
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O . B. 2KNO3 → 2K + 2NO2 + O2.
to to
C. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2. D. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2.
70. Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. Cu(NO3)2, NaNO3. B. KNO3, Hg(NO3)2. C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2. D. Mg(NO3)2, AgNO3.
71. Để nhận biết ion NO3 người ta dùng các hóa chất nào dưới đây?
-

A. CuSO4 và NaOH. B. Cu và NaOH. C. Cu và H2SO4. D. CuSO4 và H2SO4.

BÀI TẬP TỰ LUẬN

72. Cho m gam kim loại Cu tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc). Tìm giá trị của m.

73. Cho 17,6 g hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với 400 ml dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được 17,92 lít khí màu
nâu đỏ (đktc).
a) Tìm khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tìm nồng độ mol axit tham gia phản ứng.

74. Cho 24,6 g hỗn hợp Cu và Al tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO 3 2M loãng thì thu được 8,96 lít khí
NO thoát ra (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
a) Tính % khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.

75. Cho 4,48 g hỗn hợp Cu và Fe2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 1M, thoát ra 0,672 lít NO (đktc).
a) Tính thành phần phần % khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 1M đã dùng (biết HNO3 1M đã dùng dư 20% so với phản ứng).

76. Cho 13,6 g hỗn hợp Cu và CuO vào 1,25 lít dung dịch HNO3 0,6M. Kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít (đktc)
một sản phẩm khử duy nhất không màu hóa nâu ngoài không khí.
a) Tính thành phần phần % khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính nồng độ mol/lít của axit dư và của muối thu được sau khi phản ứng kết thúc.
(Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).

77. Cho 4,62 gam hỗn hợp Al, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 0,75M sau phản ứng thu được 2,688 lít
khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A.

BT HÓ A HỌ C 11 – GV: Nguyễn Thị Tuyết Như Trang 5


a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 cần dùng.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN VỀ HNO3 VÀ MUỐI NITRAT

78. Hoà tan hoàn toàn m gam Cu vào dd HNO 3 loãng dư, sau phản ứng thu được 16,8 lít khí NO (đktc). Biết phản
ứng không tạo sản phẩm khử khác, giá trị m bằng
A. 28,8. B. 72. C. 57,6. D. 12,8.

79. Cho 11,0 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO 3 loãng dư, thì có 6,72 lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở
đktc) bay ra. Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 2,7gam và 8,3 gam. B. 8,3 gam và 2,7 gam. C. 5,4 gam và 5,6 gam. D. 5,6 gam và 5,4 gam.

80. Khi hòa tan 30 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO 3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí
NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là
A. 1,2 g. B. 4,25g. C. 1,88 g. D. 2,52g.

81. Cho 3,84 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO 3 thì thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc). Kim loại M là
A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Al.

82. Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO3, thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO 2 (đktc) có tỉ
khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là
A. 8,32. B. 3,90. C. 4,16. D. 6,40.

83. Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 2 sản phẩm khử gồm 4,48 lít NO và 3,36 lít NO 2
(các khí đo ở đktc). Giá trị của m là
A. 8,4 gam. B. 5,6 gam. C. 11,2 gam. D. 14 gam.

84. Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thì thu được hỗn hợp sản phẩm khử
gồm 4,48 lít NO và 2,24 lít NO 2 (các khí đo ở đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp
X là
A. 30,43%. B. 47,84%. C. 60,87%. D. 83,36%.

85. Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO và NO 2. Tỉ khối
hơi của X so với H2 là 21. Giá trị của m là
A. 8,4 gam. B. 5,6 gam. C. 11,2 gam. D. 14 gam.

86. Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat của kim loại M (hóa trị II) thu được 8 gam oxit tương ứng. Kim
loại M là
A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Ca.

87. Thực hiện hai thí nghiệm:


1. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO 3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít NO. Biết NO là
sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = V1. B. V2 = 2V1. C. V2 = 2,5V1. D. V2 = 1,5V1.

88. Cho 9,9 gam Mg và Al tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm N 2 và N2O.
Tỉ khối hơi của X so với H2 là 18. Thành phần phần trăm của Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 24,24 %. B. 48,48 %. C. 60,61 %. D. 72,73 %.

BT HÓ A HỌ C 11 – GV: Nguyễn Thị Tuyết Như Trang 6


89. Hòa tan hoàn toàn 13,6 gam Mg và Fe trong dung dịch HNO 3 đặc nóng dư thì thu được 17,92 lít NO2 (đktc)
(sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 28,4 gam. B. 45,3 gam. C. 58,6 gam. D. 63,2 gam.
90. Hòa tan hoàn toàn 28,6 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe trong dung dịch HNO 3 dư thì thu được 8,96 lít (đktc)
hỗn hợp X gồm hai khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X so với H 2 là
14,75. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 68,4 gam. B. 95,3 gam. C. 108,6 gam. D. 146,4 gam.

91. Cho 8,1 gam Al tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thì thấy bay ra 224ml N 2 (chất khí duy nhất) ở đktc. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 71,9 gam. B. 45,6 gam. C. 51,2 gam. D. 67,9 gam.

92. Cho 12 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thì thấy bay ra 2,24 lít hỗn hợp X gồm N 2O và N2 (chất khí
duy nhất) ở đktc. Tỉ khối hơi của X so với H 2 là 18. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan.
Giá trị của m là
A. 75 gam. B. 55,6 gam. C. 61,2 gam. D. 77,9 gam.

93. Cho 67,2 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thì thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không
màu, không hóa nâu trong không khí và có tỉ khối hơi so với H2 là 18. Kim loại M là
A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Mg.

94. Hòa tan 3,06 gam một oxit kim loại M xOy bằng dung dịch HNO3 vừa đủ, sau đó cô cạn thu được 5,22 gam
muối khan. Tên kim loại M là
A. Al. B. Zn. C. Ba. D. Mg.

95. Cho 0,8 mol Al tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 0,3 mol khí X là sản phẩm khử duy nhất. Khí X là
A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2.

96. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại Zn vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được 0,448 lít khí X duy
nhất (đktc). Khí X là
A. N2. B. NO. C. N2O. D. NO2.

97. Nung 63,9 gam Al(NO3)3 một thời gian rồi để nguội cân lại được 31,5 gam chất rắn. Vậy hiệu suất của phản
ứng bằng
A. 33,33%. B. 66,67%. C. 45%. D. 55%.

98. Cho dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào 50 ml dung dịch A chứa các ion NH 4+, SO42- và NO3-, thấy có 11,65 gam
kết tủa và đun nóng dung dịch sau phản ứng thì có 4,48 lít khí ở đktc bay ra. Nồng độ mol của NH 4NO3 trong
dung dịch là
A. 1M. B. 2M. C. 3M. D. 4M.

BT HÓ A HỌ C 11 – GV: Nguyễn Thị Tuyết Như Trang 7

You might also like