You are on page 1of 6

Pham Van Trong Education Chinh phục lý thuyết hóa học

LỚP HÓA THẦY TRỌNG ĐỀ ÔN TẬP LÝ THUYẾT


ĐỀ LT CƠ BẢN 19 Môn: HOÁ HỌC
(50 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 30 phút
Mã đề LTCB-19
Họ và tên:…………………………………………………….

Câu 1: Kim loại Al không phản ứng với hóa chất nào sau đây?
A. khí Cl2 (t°). B. dung dịch NaOH.
C. HNO3 (đặc nguội). D. Fe2O3 (t°).
Câu 2: Tổng số nguyên tử trong phân tử muối sắt (II) sunfat là
A. 13. B. 9. C. 6. D. 5.
Câu 3: Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ sử dụng lò than để sưởi ấm là do
nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của
máu. Khí X là
A. N2. B. CO2. C. H2. D. CO.
Câu 4: Một loại phân bón có chứa muối X có thể cung cấp N và P cho cây trồng. Vậy muối X có thể là
A. NH4NO3. B. NH4H2PO4. C. K3PO4. D. (NH2)2CO.
Câu 5: Cho kim loại M (dư) vào dung dịch muối MCl3 xảy ra phản ứng M + 2MCl3 → 3MCl2. Muối MCl3
có thể là
A. AlCl3. B. CrCl3. C. FeCl3. D. AuCl3.
Câu 6: Hợp chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 (đặc nóng, dư) có thể thu được hỗn hợp
gồm 2 khí? Giả sử sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO2.
A. Fe3O4. B. FeCO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(OH)2.
Câu 7: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeSO4?
A. Cu. B. Mg. C. Zn. D. Al.
Câu 8: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Cu. B. K. C. Mg. D. Al.
Câu 9: Khí Y sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, rất độc và gây ô nhiễm môi trường. Khí Y
là:
A. CO. B. H2. C. NH3. D. N2.
Câu 10: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al không phản ứng với dung dịch nào sau đây ?
A. KNO3. B. HCl. C. CuSO4. D. AgNO3.
Câu 11: Chất nào sau đây lưỡng tính?
A. NaNO3. B. MgCl2. C. KHCO3. D. Na2CO3.
Câu 12: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào dưới đây?
A. Fe(OH)2. B. Fe(NO3)2. C. Fe2(SO4)3. D. FeO.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm
A. Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3. B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
C. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. D. 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
Câu 14: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tác dụng hết với lượng nước dư
A. Ca. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 15: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời ?
A. CaCO3. B. MgCl2. C. Na2CO3. D. Fe(OH)2.
Câu 16: Dung dịch KOH tác dụng với chất nào sau đây tạo ra kết tủa Fe(OH)3?
A. Fe(NO3)3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Pham Van Trong Education Chinh phục lý thuyết hóa học

Câu 17: Trộn V lít dung dịch HCl có pH = 2 với V lít dung dịch NaOH có pH = 12 thu được dung dịch X.
Dung dịch X có môi trường:
A. trung tính. B. bazơ. C. lưỡng tính. D. axit.
Câu 18: Công thức hóa học của Natri hydrocacbonat là
A. Na2CO3. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2SO4.
Câu 19: Thạch cao sống có công thức là.
A. CaSO4.H2O B. CaSO4.2H2O C. CaSO4 D. CaCO3
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cho viên Zn vào dung dịch HCl thì viên Zn bị ăn mòn hóa học.
B. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm.
C. Đốt Fe trong khí Clo dư thu được FeCl3.
D. Tính khử của Ag mạnh hơn tính khử của Cu.
Câu 21: Cho các kim loại sau: Na, Li, Ba, Ca, Mg, K, Be. Số kim loại tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ
thường là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 22: Dung dịch có thể dùng để phân biệt hai khí CO2 và SO2 là
A. HCl. B. NaOH. C. Br2. D. Ca(OH)2.
Câu 23: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Zn(OH)2 ?
A. LiCl. B. NaNO3. C. Ba(OH)2. D. K2SO4.
Câu 24: Dung dịch nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng có tính vĩnh cửu ?
A. Ca(OH)2. B. HCl. C. AgNO3. D. Na2CO3.
Câu 25: Cho các nguyên tố X (Z=12), Y (Z=11), M (Z=14), N (Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo
thứ tự giảm dần là
A. Y > X > M > N. B. M > N > X >Y. C. Y > X > N > M. D. M > N > Y > X.
Câu 26: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện ?
A. Ag. B. Na. C. Ba. D. K.
Câu 27: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z=29) là
A. [Ar]4s23d9. B. [Ar]3d104s1. C. [Ar]3d94s2. D. [Ar]4s13d10.
Câu 28: Một trong những nguyên nhân chính gây ra suy giảm tầng ozon là do
A. sự tăng nồng độ khí CO2. B. quá trình sản xuất gang thép.
C. mưa axit. D. hợp chất CFC (freon).
Câu 29: Hợp chất sắt(III) nitrat có công thức là
A. Fe(NO3)3. B. FeSO4. C. Fe2O3. D. Fe(NO3)2
Câu 30: Trong công nghiệp, AI được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất nào?
A. Al2O3. B. Al2(SO4)3. C. AICI3. D. NaAIO2.
Câu 31: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 giải phóng khí và tạo kết tủa màu xanh?
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na.
Câu 32: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe2O3. B. FeSO4. C. Fe(OH)3. D. Fe3O4.
Câu 33: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2?
A. Fe. B. Au. C. Ag. D. Cu.
Câu 34: Chất nào sau đây dễ bị nhiệt phân?
A. NaOH. B. NaHCO3. C. Na2O. D. Na2CO3.
Câu 35: Hợp chất Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra kết tủa?
A. HCI. B. Na2SO4. C. NaOH. D. Na2CO3.
Câu 36: Không thể điều chế kim loại nào sau đây bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ag. B. Fe. C. Al. D. Cu.
Pham Van Trong Education Chinh phục lý thuyết hóa học

Câu 37: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Dung dịch Na2CO3 tạo khí với dung dịch HCl.
B. Có thể dùng muối Na2CO3 để làm mềm nước cứng.
C. Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.
D. Kim loại Al có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Cu.
Câu 38: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Ca(NO3)2 và NH4Cl. B. Na2S và HCl.
C. NaHSO4 và NaOH. D. Ba(NO3)2 và H2SO4.
Câu 39: Nước muối sinh lý là dung dịch chất X nồng độ 0,9% dùng súc miệng để vệ sinh răng và họng.
Công thức của X là
A. KNO3. B. KCI. C. NaNO3. D. NaCl.
Câu 40: Kim loại Fe phản ứng với lượng dư dung dịch X, tạo muối sắt (III). Chất X là
A. HNO3 loãng. B. H2SO4 đặc, nguội.
C. H2SO4 loãng. D. HCl đặc, nóng.
Câu 41: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với CaCO3?
A. NaOH. B. HCI. C. Na2S. D. NaCl.
Câu 42: Cây xanh được coi là “lá phổi của trái đất" vì trong quá trình quang hợp của cây xanh làm giảm
nồng độ CO2 và tạo ra khí
A. N2. B. O2. C. CO. D. Cl2.
Câu 43: Al(OH)3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4. B. Na2SO4. C. HCl. D. NaOH.
Câu 44: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. CaCl2. B. Ba(NO3)2. C. Ca(HCO3)2. D. BaCl2.
Câu 45: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
A. FeS. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeCO3.
Câu 46: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được muối trong đó sắt có số oxi hóa là
A. +1. B. +4. C. +3. D. +2.
Câu 47: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Ba. B. Al. C. Cr. D. Fe.
Câu 48: Cacbon có tính khử trong phản ứng nào sau đây?
A. 3C + 4Al → Al4C3. B. C + O2 → CO2.
C. C + 2Mg → Mg2C. D. C + 2H2 → CH4.
Câu 49: Trong các kim loại sau, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Al.
Câu 50: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Na.
Pham Van Trong Education Chinh phục lý thuyết hóa học

LỚP HÓA THẦY TRỌNG ĐỀ ÔN TẬP LÝ THUYẾT


ĐỀ LT CƠ BẢN 20 Môn: HOÁ HỌC
(50 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 30 phút
Mã đề LTCB-20
Họ và tên:…………………………………………………….
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím?
A. Metanol. B. Glyxerol. C. Axit axetic. D. Đimetylamin.
Câu 2: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, xenlulozơ, anđehit axetic, metyl fomat, etyl axetat. Số chất
có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 3: Chất có thể trùng hợp tạo polime là
A. CH3COOCH3. B. CH2=CH-Cl. C. C2H5OH. D. C3H8.
Câu 4: Chất nào sau đây là chất hữu cơ ?
A. CH3COOH. B. NaCl. C. K2CO3. D. CO2.
Câu 5: Có ba chất lỏng riêng biệt đựng trong 3 ống nghiệm mất nhãn: ancol etylic, stiren và phenol.
Thuốc thử thích hợp để nhận biết được các chất trên là
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch AgNO3. C. Cu(OH)2. D. Dung dịch Br2.
Câu 6: Thủy phân tripanmitin trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là
A. C17H35COONa. B. C15H31COONa. C. C17H31COONa. D. C17H33COONa.
Câu 7: Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol?
A. Etyl axetat. B. Chất béo. C. Este no, đơn chức. D. Muối.
Câu 8: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. HCOOH.
Câu 9: Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là
A. CF2=CF2. B. CH2=CHCl. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=CH2.
Câu 10: Chất X là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loại thực vật, có nhiều nhất trong cây mía,
có cải đường và hoa thốt nốt. Thủy phân X thu được chất Y. Trong mật ong Y có tới 40% làm cho mật
ong có vị ngọt sắc. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Saccarozơ và glucozơ. B. Xenlulozơ và glucozơ.
C. Saccarozơ và fructozơ. D. Xenlulozơ và fructozơ.
Câu 11: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?


A. CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O. B. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn) → Na2CO3 + CH4.
C. CH3NH3Cl + NaOH → NaCl + CH3NH2 + H2O. D. C2H5OH → C2H4 + H2O.
Câu 12: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch H2SO4 70%, thu được chất X. Chất X tác dụng với H2 (Ni,
t°) thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là
A. Saccarozơ và fructozơ. B. Saccarozơ và glucozơ.
C. Glucozơ và sobitol. D. Fructozơ và sobitol.
Câu 13: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Tơ olon. B. Tơ axetat. C. Polietilen. D. Tơ tằm.
Câu 14: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết xích ma?
A. Etilen. B. Metan. C. butadien. D. Axetilen.
Câu 15: Saccarit chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là
A. fructozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. tinh bột.
Câu 16: Công thức phân tử của glixin là
A. C2H5O2N. B. C2H7N. C. C3H7O2N. D. C6H14O2N.
Pham Van Trong Education Chinh phục lý thuyết hóa học

Câu 17: Chất béo là trieste của axit béo với


A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. glixerol. D. etylen glicol.
Câu 18: Metyl axetat có công thức hóa học là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Anbumin là một loại protein đơn giản. B. Anilin là chất lỏng nhẹ hơn nước.
C. Axit aminoaxetic làm quỳ tím hóa đỏ. D. Phân tử Gly-Gly-Ala có 3 nguyên tử oxi.
Câu 20: Cho các polime: Polietilen, polibutađien, poli(vinyl clorua), policaproamit, xelulozơ trinitrat.
Số polime được dùng làm chất dẻo là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 21: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. CH3NHCH3. B. CH3CH2NHCH3. C. CH3NH2. D. (CH3)3N.
Câu 22: Este nào sau đây có công thức phân tử là C4H8O2?
A. metyl fomat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. etyl fomat.
Câu 23: Để đề phòng sự lây lan của virut Corona, các tổ chức y tế hướng dẫn người dân nên đeo khẩu
trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần
chất X. Chất X được điều chế từ phản ứng lên men chất Y, từ chất Y bằng các phản ứng hiđro hóa tạo ra
chất Z. Các chất Y và Z lần lượt là
A. Glucozơ và sobitol. B. Etanol và glucozơ.
C. Etanol và sobitol. D. Glucozơ và etilen.
Câu 24: Công thức nào sau đây là của chất béo?
A. C2H4(COOC17H35)2. B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)2C2H4. D. C3H5(COOC17H35)3.
Câu 25: Dung dịch nào sau đây không làm quỳ tím thay đổi màu?
A. Axit glutamic. B. Etyl amin. C. Alanin. D. Lysin.
Câu 26: Sục khí axetilen vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thấy xuất hiện kết tủa màu
A. vàng. B. tím. C. xanh. D. đỏ.
Câu 27: Polime nà o sau đây được điè u chế từ phản ứng trùng hợp?
A. Tơ tằm. B. Xenlulozơ. C. Nilon-6,6. D. Tơ olon.
Câu 28: Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, anlyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu
este trong phân tử có hai liên kết pi (π)?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
B. Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng thủy phân.
C. Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Saccarozơ còn được gọi là đường nho.
Câu 30: Cho alanin tác dụng với NaOH, thu được muối X. Công thức của X là
A. H2NCH2CH2COONa. B. H2NCH(CH3)COONa.
C. (CH3)2CHCH(NH2)COONa. D. H2NCH2COONa.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bông và tơ tằm đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo).
B. Policaproamit và poliacrilonitrin đều có chứa nguyên tố oxi.
C. Xenlulozơ trinitrat được dùng để sản xuất thuốc súng không khói.
D. Poli(etylen terephtalat) và poli(vinyl axetat) đều là polieste.
Câu 32: Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là đipeptit?
A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH. B. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.
C. H2NCH2CONHCH2CH2COOH. D. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
Câu 33: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là
A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. pentan-1-ol. D. pentan-2-ol.
Pham Van Trong Education Chinh phục lý thuyết hóa học

Câu 34 Este ứng với công thức phân tử C2H4O2 có tên gọi là
A. vinyl axetat. B. etyl fomat. C. metyl axetat. D. metyl fomat.
Câu 35: Polime thiên nhiên X màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước, có nhiều trong thân cây: đay,
gai, tre, nứa. Polime X là
A. Glicogen. B. Xenlulozơ. C. Cao su isopren. D. Tinh bột.
Câu 36: Ứng với chất có công thức cấu tạo nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2=CH-CH2-COOH. B. (CH3)2C=CH-COOH.
C. CH2=C(CH3)-COOH. D. CH3-CH=CH-COOH.
Câu 37: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Anilin. B. Alanin. C. Metylamin. D. Phenylamoni clorua.
Câu 38: Thủy phân chất nào sau đây trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối và ancol?
A. Metylamoni axetat. B. Vinyl axetat. C. Benzyl axetat. D. Phenyl axetat.
Câu 39: Glucozơ không có phản ứng với chất nào sau đây?
A. với khí H2 (xúc tác Ni, t°). B. với brom trong nước.
C. với AgNO3 trong dung dịch NH3. D. với dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 40: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 41: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi
gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. CH4. B. CO2. C. Cl2. D. N2.
Câu 42: Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?
A. Protein. B. Amilozơ. C. Bông. D. Tơ nilon – 6.
Câu 43: Hợp chất nào sau đây là este?
A. CH3COOCH3. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. CH3OH.
Câu 44: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Khí H2 (xúc tác Ni nung nóng). B. Kim loại Na.
C. Dung dịch KOH (đun nóng). D. Dung dich Brom.
Câu 45: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
A. C6H5NH2. B. H2N(CH2)6NH2.
C. CH3NHCH3. D. CH3CH(CH3) NH2.
Câu 46: Chất X độc, khi tiếp xúc với da sẽ gây bỏng. Ở điều kiện thường, dung dịch chất X tạo kết tủa
trắng với dung dịch Br2. X là
A. C6H5-OH. B. C2H5-OH. C. C6H5-CH2-OH. D. C2H4(OH)2.
Câu 47: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm?
A. metylbenzoat. B. Gly-Ala. C. xenlulozơ. D. tơ tằm.
Câu 48: Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ).

Dụng cụ này có thể dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?
A. anilin và HCl. B. natri axetat và etanol.
C. axit axetic và etanol. D. etyl axetat và nước cất.
Câu 49: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra muối Y có công
thức phân tử C3H5O2Na. X có tên gọi là
A. metyl propionat. B. etyl acrylat. C. etyl axetat. D. metyl axetat.
Câu 50: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch: Alanin, metyl amin và axit axetic là
A. Quỳ tím. B. AgNO3. C. HCl. D. NaOH.

You might also like