You are on page 1of 24

Trường: Họ và tên giáo viên:

Tổ: Hồ Bảo Trân


TÊN BÀI DẠY: MỘT SỐ HỢP CHẤT VỚI OXYGEN CỦA NITROGEN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên
nhân gây hiện tượng mưa acid.
 Nêu được cấu tạo của HNO 3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng
thực tiễn quan trọng của nitric acid.
 Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hóa
(eutrophication).
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự giác đọc trước các tài liệu trong SGK bài
một số hợp chất oxygen của nitrogen.
- Năng lực hợp tác: Học sinh hợp tác với các bạn học sinh trong nhóm hoàn thành
các bài tập.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
2.2. Năng lực đặc thù
Nhận thức hóa học:
 Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên
nhân gây hiện tượng mưa acid.
 Nêu được cấu tạo của HNO 3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng
thực tiễn quan trọng của nitric acid.
 Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hóa
(eutrophication).
3. Phẩm chất
 Chăm chỉ: Đọc trước nội dung bài học trong SGK.
 Rèn luyện tính nghiêm túc trong học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên: Laptop, máy chiếu,bảng, phấn, giáo án, sách giáo khoa,phiếu học tập,
phiếu bài tập, phiếu báo cáo, giáo án điện tử, clip thí nghiệm.
Học sinh: SGK, bài trình chiếu, bài trả lời, laptop, tranh ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
- Trong bài nitrogen lớp 11, các em đã được học về nitrogen thì hãy liệt kê các số
oxi hóa của nitrogen.
- Ta cũng biết được nitrogen có nhiều số oxi hóa khác nhau nên cũng tạo ra nhiều
hợp chất khác nhau như ammonium.
- Vậy hôm nay, chúng ta đi tìm hiểu về một hợp chất khác của nitrogen đó là oxide
của nitrogen để trả lời câu hỏi: oxide của nitrogen là gì? Có bao nhiêu loại oxide
của nitrogen? Thế nào là acid HNO 3? Và HNO3 có những tính chất hóa học nào và
ứng dụng của HNO3?
- Sau đó, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu thế nào là mưa acid? Thế nào là phú dưỡng
hóa (eutrophication)? Những hiện tượng đó đã ảnh hưởng như thế nào đến thiên
nhiên và con người?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (64 phút)
2.1. Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên
nhân gây hiện tượng mưa acid
a) Mục tiêu
- Học sinh biết được nguồn phát sinh các oxide của nitrogen vào không khí.
- Học sinh biết được khái niệm mưa acid, nguồn gốc và cơ chế hình thành
mưa acid.
b) Nội dung
- Học sinh làm việc nhóm, nghiên cứu tài liệu do giáo viên chuẩn bị tại nhà.
Tài liệu:
1. Các hợp chất NOx trong không khí
Link: https://docs.google.com/document/d/1ezTQn-
7aoCjLcfiilWBWXJvrP73iMu_0/edit?
usp=sharing&ouid=114441306938925543778&rtpof=true&sd=true
2. Hiện tượng mưa acid
Link clip: https://www.youtube.com/watch?v=u-umbBkZNC0
- Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi định hướng theo đề tài do giáo
viên giao và trình bày câu trả lời dưới dạng trình chiếu powerpoint template
hoặc tranh ảnh do nhóm tự chọn tại nhà.
- Học sinh của mỗi nhóm đại diện thuyết trình bài thu hoạch trước lớp.
- Học sinh trong nhóm trả lời câu hỏi do giáo viên và học sinh ngoài nhóm
đặt ra sau bài thuyết trình.
Các đề tài nghiên cứu:
1. Công thức hóa học và nguồn phát sinh các oxide của nitrogen trong
không khí.
2. Khái niệm và cơ chế hình thành mưa acid.
3. Ảnh hưởng của mưa acid.
- Học sinh nộp lại câu trả lời cho giáo viên.
Từ đó, học sinh trình bày được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong
không khí và nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa acid.
CHỦ ĐỀ 1
CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ NGUỒN PHÁT SINH CÁC OXIDE CỦA
NITROGEN TRONG KHÔNG KHÍ
Câu 1: Trình bày công thức hóa học và các dạng tồn tại các oxide của
nitrogen.
Câu 2: Cho biết các nguồn gốc phát sinh oxide của nitrogen trong không
khí.

CHỦ ĐỀ 2
KHÁI NIỆM VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MƯA ACID
Câu 1: Trình bày khái niệm mưa acid.
Câu 2: Mô tả quá trình hình thành mưa acid bằng phương trình hóa học.

CHỦ ĐỀ 3
ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ACID
Câu 1: Cho biết sự ảnh hưởng của mưa acid đến thực vật. Cho ví dụ.
Câu 2: Cho biết sự ảnh hưởng của mưa acid đến các công trình xây dựng
và với sức khỏe con người. Cho ví dụ.

c) Sản phẩm
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 1
CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ NGUỒN PHÁT SINH CÁC
OXIDE CỦA NITROGEN TRONG KHÔNG KHÍ
Câu 1: (1 điểm)
Công thức hóa học và các dạng tồn tại:
a) NO
Công thức cấu tạo: N-O

Hình 1
Là khí không màu hóa nâu trong không khí, không tan và phản ứng
với nước, không phản ứng với kiềm và dễ dàng hóa hợp với oxi ở
nhiệt độ thường, phản ứng với oxi hóa màu nâu đỏ.
b) N2O
Công thức cấu tạo:

Hình 2
Dạng khí, thường được gọi là khí cười, ở hạ tầng khí quyển thì N2O
là một trong những oxit nitơ phổ biến nhất. Nó là một nguồn tạo ra NO
trong tầng đối lưu, và bình lưu nơi có oxi nguyên tử tạo ra do sự phân
li quang hóa của O3:
N2O + O →2NO
Trong không khí tự nhiên thường có 0.25ppm N2O
c) NO2
Công thức cấu tạo:
Hình 3
Dạng khí, tồn tại trong tự nhiên từ các hoạt động công nghiệp như
đốt than, nhiên liệu, thối rữa xác động vật và là 1 loại gây hiệu ứng
nhà kính- nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
NO2 có màu nâu, nặng hơn không khí, có mùi khó chịu và độc.
Câu 2: (2 điểm)
Nguồn gốc phát sinh oxide của nitrogen trong không khí:
Nguồn gốc tự nhiên
Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: Hoạt động của núi lửa phun ra
một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm trong đó có NOx ( chủ yếu là
N2O, NO)
Ô nhiễm do cháy rừng: cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiện
cũng như các hoạt động thiếu ý thức của con người, chất ô nhiễm như
khói, bụi, khí SOx NOx, CO...
Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá trình
lên men các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy, xác động vật..
Các nguồn gốc nhân tạo

 Khí thải từ các hoạt động giao thông


 Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp: các nhà máy sản xuất hóa
chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử dụng các
nhiên liệu than, dầu …)
 Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu
diệt cỏ…

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 2
KHÁI NIỆM VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MƯA ACID
Câu 1: (1 điểm)
Khái niệm mưa acid: là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH
dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NxOy từ các quá trình phát
triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự
nhiên khác.
Câu 2:
Quá trình hình thành mưa acid:
Những phản ứng hóa học chính của quá trình hình thành axit HNO3 trong
nước mưa tạo thành mưa axit có thể được biểu diễn đơn giản như sau:
NO + O3 → NO2 + O2
O + NO2 + M → NO3 + M
NO2 + NO3 → N2O5
N2O5 + H2O → 2HNO3
Trong tầng bình lưu, NO, NO2 cũng có thể phản ứng với gốc OH- để tạo thành:
NO + OH- → HNO2
NO2 + OH- → HNO3
Các phản ứng trên được xúc tác bởi ion Mg 2+, NH4+, Fe2+, … có mặt trong
không khí, đặc biệt là không khí bị ô nhiễm nặng.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 3
ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ACID
Câu 1:
Rừng bị hủy diệt
Mưa axit làm tổn thương lá cây, phá hoại khả năng quang hợp, lá bị vàng
úa, rơi rụng, hòa tan chất dinh dưỡng trong đất, phá hoại sự cố định đạm của vi
sinh vật và sự phân giải các chất hữu cơ, làm giảm độ phì và màu mỡ của đất
đai, hạn chế sự sinh trưởng của rễ cây, làm suy giảm khả năng chống sâu bệnh
và sâu hại.
Ví dụ: “Lá phổi châu Âu” là các dải rừng lớn bên bờ sông đông bị mưa axit
tàn phá đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái các nước Pháp, Đức, Thụy Sĩ.
Axit hóa nước bề mặt và tác động đến hệ sinh vật thủy sinh
Mưa axit gây tổn hại đến các cá thể sinh vật thủy sinh, làm giảm số lượng
quần thể, suy giảm đa dạng sinh học. Một số loài động thực vật có khả năng
chống chịu nước có tính axit. Các loài khác không có khả năng sinh sống trong
môi trường nước có tính axit sẽ bị hủy diệt khi độ pH của nước giảm..
Ví dụ: Ở Thụy Điển có khoảng 100.000 hồ nước, 22% đã bị axit hóa ở mức
độ khác nhau. 80% nước hồ ở miền Nam Nauy bị axit hóa. Ở Canada có hơn 5
vạn hồ đang có nguy cơ biến thành “hồ chết
Sản lượng nông nghiệp bị suy giảm.
Mưa axit làm cho lá cây bị hư hại, xuất hiện các vết đốm, làm suy giảm tác
dụng quang hợp, phá hoại các tổ chức bên trong, làm mất chất đường, chất keo
và các axit amin, làm cho cây khó mọc, ức chế việc phân giải các chất hữu cơ
và cố định đạm trong đất, rửa trôi các nguyên tố dinh dưỡng trong đất như Ca,
Mg, K… làm cho nghèo đất.
Ví dụ: Hiện nay, ở Mỹ, mưa axit gây thiệt hại 1 tỉ USD hàng năm; còn ở
Trung Quốc mỗi năm thiệt hại tới 5,3 triệu tấn lương thực.

Câu 2:
Ăn mòn các vật liệu kiến trúc
Mưa axit đã phá hoại rất nhiều kiến trúc cổ. Ngoài ra, mưa axit còn làm tăng
nhanh dộ ăn mòn đường ray xe lửa, cầu bằng kim loại, nhà cao tầng, công
trường, hầm mỏ, dây cáp điện… làm giảm tuổi thọ của chúng.
Ví dụ: Thành cổ Aten nổi tiếng, sân khấu ngoài trời của La Mã, bức tượng
nhân sư của Ai Cập đều bị những trận mưa axit xâm thực.
Làm tổn hại đến sức khỏe con người
Mưa axit có thể gây ra các bệnh về hô hấp như hen xuyễn hay viêm phổi, và
khiến bệnh tình của các bệnh nhân ngày càng trầm trọng hơn.

 Học sinh có khả năng phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong
không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid.
d) Tổ chức hoạt động
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên thu các bài trả lời câu hỏi của các nhóm.
- Giáo viên mời mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình trả lời câu hỏi của
nhóm và yêu cầu mỗi nhóm chỉ được trình bày trong 5 phút.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm nộp bài trả lời câu hỏi cho giáo viên.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình trả lời câu hỏi bằng powerpoint
template hoặc tranh ảnh minh họa trong 5 phút.
- Sau khi thuyết trình, học sinh trong nhóm sẽ trả lời các câu hỏi do giáo viên
và các bạn ngoài nhóm đặt ra trong 2 phút.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, đánh giá
Giáo viên chốt nội dung:
- Các oxide của nitrogen tồn tại trong không khí dưới dạng NO2, NO, N2O.
- Nguồn gốc hình thành các oxide của nitrogen từ thiên nhiên và nhân tạo.
- Các oxide của nitrogen trong không khí là 1 trong những nguyên nhân
chính gây ra hiện tượng mưa acid.
- Mưa acid là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6.
- Mưa acid gây ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên, cơ sở vật chất và sức khỏe
con người.
2.2. Nêu được cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng
thực tiễn quan trọng của nitric acid.
2.2.1. Nêu được cấu tạo của HNO3
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết được cấu tạo của HNO3.
b) Nội dung:
- Học sinh, làm việc cá nhân và trả lời phiếu học tập để rút ra cấu tạo của
HNO3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhìn vào hình ảnh cấu tạo dưới đây. Cho biết:

a) Hình ảnh cấu tạo trên của chất nào?


b) Dự đoán tính chất hóa học từ cấu tạo trên. Giải thích lí do.

c) Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhìn vào hình ảnh cấu tạo dưới đây. Cho biết:
a) Hình ảnh cấu tạo trên là cấu tạo của HNO3.
b) Tính chất hóa học từ cấu tạo của HNO3:
- Tính acid: do trong liên kết có H linh động
- Tính oxi hóa mạnh: do có N trong HNO 3 có số oxi hóa +5 là bậc oxi hóa tối đa
của N.

d) Tổ chức hoạt động:


Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên phát phiếu học tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5 phút.
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kì đọc phiếu học tập.
- Giáo viên mời 1 học sinh khác nhận xét.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5 phút.
- 1 học sinh đọc phiếu học tập và sau đó 1 học sinh nhận xét phiếu học tập.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, đánh giá
Giáo viên chốt nội dung:
- Cấu tạo HNO3 có một liên kết π không cố định chỗ do sự dịch chuyển qua
lại giữa hai liên kết N-O và N có số oxi hóa cao nhất là +5.
Giáo viên mở rộng:
- Cấu tạo HNO3 có một liên kết π không cố định chỗ do cấu trúc bất đối xứng
nên không thể xác định liên kết π được hình thành với oxygen nào nên mới
gọi là liên kết π không định chỗ.
2.2.2. Nêu được tính acid của HNO3
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết HNO3 có tính acid mạnh.
b) Nội dung:
- Học sinh dự đoán tính chất của HNO3 dựa vào thuyết Bronsted – Lowry và
viết phương trình điện li của HNO3.
- Học sinh làm việc nhóm đề xuất các thí nghiệm dựa trên hóa chất mà giáo
viên cho sẵn trong phiếu học tập.
- Học sinh xem clip thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán và làm việc cá nhân
hoàn thành phiếu báo cáo về tính chất hóa học của HNO3.
Link clip:
- NaOH + HNO3: https://www.youtube.com/watch?v=AYP5ZFESn-0 (0:38)
- Cu + HNO3 loãng: https://www.youtube.com/watch?v=SWiv7U__WaY
(0:00 – 0:39)
- Fe + HNO3 loãng: https://www.youtube.com/watch?v=mjka1SFofRo (0:50)
- Học sinh rút ra kết luận về tính acid mạnh của HNO3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Thời gian thực hiện :10 Phút
1. Đề xuất 5 thí nghiệm nghiên cứu tính khử của acid HNO 3 dựa trên những hoá chất mà
giáo viên cung cấp như sau:
a. Giấy quỳ
b. HNO3 loãng
c. CaCO3
d. Fe
e. Cu
f. NaOH rắn
2. Thảo luận nhóm , ghi kết quả vào cột (2) trong bảng bên dưới.
3. Tiến hành dự đoán hiện tượng và kết luận theo phương án thí nghiệm đã đề xuất trong
thời gian 6 phút, ghi lại hiện tượng của thí nghiệm vào cột 2+3 trong bảng

Tên thí nghiệm Hiện tượng Kết luận


(1) (2) (3)

PHIẾU BÁO CÁO


Tính chất hóa HNO3 phản ứng Hiện tượng Phương trình minh họa
học của HNO3 với

c) Sản phẩm:
- Dựa vào thuyết Bronsted – Lowry, acid HNO 3 có tính khử và tính oxi hóa
do phân ly ra H+ và NO3-.
- Phương trình điện li của HNO3:
HNO3 → H+ + NO3-
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1) Các thí nghiệm được đề xuất
1. HNO3 loãng tác dụng quỳ tím
2. HNO3 loãng tác dụng CaCO3
3. HNO3 loãng tác dụng Cu
4. HNO3 loãng tác dụng Fe
5. HNO3 loãng tác dụng NaOH rắn
Tên thí nghiệm Hiện tượng Kết luận
(1) (2) (3)
HNO3 loãng tác dụng Quỳ tím hóa đỏ HNO3 là acid nên làm quỳ tím hóa đỏ
quỳ tím

HNO3 loãng tác dụng Đá vôi tan dần, có sủi HNO3 là acid nên tác dụng với muối
CaCO3 bọt khí sinh ra khí mới, muối mới.

HNO3 loãng tác dụng NaOH tan dần HNO3 là acid mà NaOH là base nên
NaOH tác dụng được với nhau.
HNO3 loãng tác dụng Đồng tan dần, sủi bọt HNO3 là acid có tính khử mạnh nên có
Cu khí và sau một thời gian thể phản ứng được với Cu sinh ra khí
thấy khí hóa nâu. NO là khí sau một thời gian hóa nâu
trong không khí.
HNO3 loãng tác dụng Fe tan dần, sủi bọt khí HNO3 là acid có tính khử mạnh nên có
Fe và sau một thời gian thể phản ứng được với Fe sinh ra khí
thấy khí hóa nâu. NO là khí sau một thời gian hóa nâu
trong không khí.

ĐÁP ÁN PHIẾU BÁO CÁO


Tính chất hóa HNO3 phản ứng
Hiện tượng Phương trình minh họa
học của HNO3 với
Tính khử Quỳ tím Hóa đỏ
Kim loại (trừ Au Kim loại tan dần 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 +
và Pt) và sinh ra khí 2NO↑ + 4H2O
NO
Muối Tạo ra muối CaCO3 + 2HNO3 →Ca(NO3)2 +
nitrat và khí.
CO2↑ + H2O

Base Dung dịch bão NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O


hòa

- Học sinh rút ra được HNO3 có tính acid mạnh.


d) Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên đặt các câu hỏi: Dựa vào thuyết Bronsted – Lowry, các em hãy
dự đoán tính chất hóa học của acid HNO 3. Từ đó, viết phương trình điện li
của HNO3.
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.
- Giáo viên phát phiếu học tập số 2, phiếu báo cáo cho mỗi nhóm và hướng
dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Giáo viên mời 4 học sinh bất kì trong 6 nhóm trình bày phiếu học tập số 2
của nhóm và mời 2 học sinh bất kì còn lại trong 6 nhóm nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh xem clip thí nghiệm và yêu cầu học sinh hoàn thành
phiếu báo cáo.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh dự đoán tính chất của HNO3 dựa vào thuyết Bronsted – Lowry và
viết phương trình điện li của HNO3.
- Học sinh làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
- 4 học sinh bất kì trong 6 nhóm trình bày phiếu học tập số 2 của nhóm và 2
học sinh bất kì còn lại trong 6 nhóm nhận xét.
- Học sinh xem clip thí nghiệm do giáo viên chuẩn bị và làm việc cá nhân
hoàn thành phiếu báo cáo.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, đánh giá
Giáo viên chốt nội dung:
- HNO3 là acid mạnh nên nó phân li hoàn toàn ra H+ và NO3-.
- HNO3 là acid nên có thể tác dụng với base, muối và kim loại.
- HNO3 loãng khi tác dụng với kim loại sẽ sinh ra khí NO không màu sau
một thời gian thì hóa nâu ngoài không khí do NO chuyển thành NO2.
2.2.3. Nêu được tính oxi hóa mạnh của HNO3
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết được HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
- Học sinh biết được tùy thuộc vào nồng độ của HNO3 mà sản phẩm phản
ứng sẽ khác nhau.
b) Nội dung:
- Học sinh nhận xét số oxi hóa của nitrogen trong HNO 3 để rút ra tính oxi hóa
mạnh của HNO3
- Học sinh dự đoán với tính oxi hóa mạnh thì HNO 3 tác dụng được với những
chất nào.
- Học sinh xem các clip thí nghiệm, làm việc nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu
học tập số 3 để rút ra được tính oxi hóa mạnh của HNO3
Link clip:
Thí nghiệm 1: https://www.youtube.com/watch?v=FEOr6iEmkf8 (0:00-
2:36) (Kim loại + HNO3 đặc nguội)
Thí nghiệm 2: https://www.youtube.com/watch?v=R7pU2GnTbsA (1:53)
(S+ HNO3 đặc)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
*Thí nghiệm 1: Kim loại + HNO3 đặc nguội
a) Mô tả hiện tượng và giải thích hiện tượng khi các kim loại tác dụng với HNO3 đặc nguội.
b) Dự đoán lí do Fe và Al tác dụng với HNO3 đặc nguội không xảy ra hiện tượng?
* Thí nghiệm 2: S+ HNO3 đặc
a) Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
b) Dự đoán lí do người ta cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch sau phản ứng.
- Học sinh rút ra được HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
- Học sinh làm việc cá nhân hoàn thành phiếu báo cáo.

PHIẾU BÁO CÁO


Tính chất hóa HNO3 phản ứng
Hiện tượng Phương trình minh họa
học của HNO3 với

c) Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Thí nghiệm 1: Kim loại + HNO3 đặc nguội
a) Hiện tượng khi các kim loại tác dụng với HNO3 đặc nguội.
Mg + HNO3 đặc nguội: do Mg có tính khử mạnh mà lại tác dụng với HNO 3 đặc có tính oxi
hóa mạnh làm phản ứng diễn ra mãnh liệt sinh ra khí NO2 sinh ra liên tục.
Zn + HNO3 đặc nguội: do Zn có tính khử mạnh nhưng thua Mg tác dụng với HNO 3 đặc cho
phản ứng diễn ra chậm sinh ra khí NO2 từ từ.
Fe và Al + HNO3 đặc nguội: không xảy ra phản ứng.
Cu + HNO3 đặc nguội: do Cu có tính khử yếu mà lại tác dụng với HNO 3 đặc có tính oxi hóa
mạnh làm phản ứng diễn ra mãnh liệt sinh ra khí NO2 sinh ra liên tục.
b) Lí do Fe và Al tác dụng với HNO 3 đặc nguội không xảy ra hiện tượng: vì có một màng
oxide bao bọc bên ngoài kim loại ngăn cho HNO3 xâm nhập vào để phản ứng.
* Thí nghiệm 2: S+ HNO3 đặc
a) Hiện tượng: S tan dần thấy xuất hiện khí màu vàng nâu
Phương trình phản ứng:

b) Lí do người ta cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch sau phản ứng: để nhận biết sự có mặt
của acid H2SO4 do BaCl2 phản ứng với acid H2SO4 tạo kết tủa trắng. Chứng minh HNO3 đặc
đã oxi hóa S tạo ra acid H2SO4.

ĐÁP ÁN PHIẾU BÁO CÁO


Tính chất hóa HNO3 phản ứng
Hiện tượng Phương trình minh họa
học của HNO3 với
Tính khử mạnh Quỳ tím Hóa đỏ
Kim loại (trừ Au Kim loại tan dần 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 +
và Pt) và sinh ra khí 2NO↑ + 4H2O
NO
Muối Tạo ra muối mới CaCO3 + 2HNO3 →Ca(NO3)2 +
và khí.
CO2↑ + H2O

Base Dung dịch bão NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O


hòa
Tính oxi hóa Kim loại (trừ Au Kim loại tan dần Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑
mạnh và Pt) và sinh ra khí + H2O
NO2
Phi kim Phi kim tan dần
tạo ra sản phẩm
khử

d) Tổ chức hoạt động:


Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên đặt các câu hỏi:
- Dựa vào thang oxi hóa của nitrogen, nhận xét số oxi hóa của nitrogen trong
HNO3. Từ đó, dự đoán HNO3 ngoài tính khử thì HNO3 có tính chất hóa học
nào?
- Giáo viên phát phiếu học tập số 3 cho các nhóm và chuẩn bị clip thí
nghiệm.
- Giáo viên mời 2 học sinh bất kì trong 6 nhóm lần lượt trình bày phiếu học
tập và mời học sinh trong nhóm khác nhận xét và bổ sung ý cho câu trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kết luận tính acid và tính oxi hóa mạnh của
HNO3
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh trả lời câu hỏi dẫn dắt của giáo viên.
- Học sinh xem clip thí nghiệm rồi làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập
trong 10 phút.
- 2 học sinh bất kì trong mỗi nhóm lần lượt trình bày phiếu học tập.
- Học sinh trong nhóm khác nhận xét và bổ sung ý cho câu trả lời.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, đánh giá
Giáo viên chốt nội dung:
- HNO3 có tính oxi hóa mạnh phản ứng với cả kim loại và phi kim.
- HNO3 khi tác dụng với các kim loại có tính khử yếu như Cu, Pb, Ag, … thì
HNO3 đặc bị khử đến NO2, còn HNO3 loãng bị khử đến NO. Do tính oxi
hóa mạnh nên các kim loại bị oxi hóa đến mức oxi hóa cao nhất và tạo muối
nitrat.
- Fe và Al tác dụng với HNO3 đặc nguội không xảy ra hiện tượng vì có một
màng oxide bao bọc bên ngoài kim loại ngăn cho HNO 3 xâm nhập vào để
phản ứng.
Giáo viên mở rộng:
- HNO3 có khả năng phản ứng với hợp chất như H 2S, HI, SO2, FeO, muối sắt
(II),…
- Mặc dù HNO3 có tính oxi hóa mạnh nhưng không phản ứng được với Au và
Pt.
- HNO3 khi tác dụng với các kim loại có tính khử mạnh như Mg, Zn, Al,

HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2 hoặc NH4NO3

2.3. Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hóa
(eutrophication).
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết được nguyên nhân hình thành hiện tượng phú dưỡng hóa.
- Học sinh phân tích và trình bày được khái niệm và hệ quả hiện tượng phú
dưỡng hóa.
- Học sinh đưa ra được các giải pháp cho hiện tượng phú dưỡng hóa.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát clip về hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication), làm
việc cá nhân và trả lời câu hỏi phiếu học tập để biết được khái niệm, nguyên
nhân và hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hóa. Từ đó, học sinh tự trình bày
các giải pháp cho hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication).
Link clip: https://www.youtube.com/watch?v=dtxD68U2E4o&t=224s
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Dựa vào clip, mô tả hiện tượng phú dưỡng hóa(eutrophication).
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đó?
Câu 2: Trình bày khái niệm phú dưỡng hóa (eutrophication).
Câu 3: Ảnh hưởng của hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication) đến hệ
sinh thái như thế nào? Tại sao? Cho ví dụ minh họa
Câu 4: Hãy đề xuất cái giải pháp để hạn chế hiện tượng phú dưỡng hóa
(eutrophication).

c) Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication) là có một lớp tảo hình
thành che phủ trên mặt mặt sông hồ.
Nguyên nhân: phân bón hóa học dư thừa hoặc chưa kịp thấm vào đất gặp mưa
cuốn trôi xuống sông hồ ở gần bị các thực thủy sinh (tảo, rêu) hấp thụ tạo ra lớp
tảo.
Câu 2: Khái niệm hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication) là hiện tượng
ao hồ bị dư thừa chất dinh dưỡng như nitrogen (N) và phosphorus (P).
Câu 3: Ảnh hưởng của hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication) đến hệ sinh thái:
Vì do có lớp tảo che phủ trên mặt hồ nên các thực vật dưới đáy hồ thiếu ánh mặt
trời. Khi tảo chết đi sẽ sản sinh các vi sinh vật hấp thụ oxy trong nước, làm cho
các sinh vật sống dưới nước thiếu khí oxy mà chết.
Câu 4: Các giải pháp để hạn chế hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication):
- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học hoặc thay thế bằng phân bón tự nhiên.
- Phủ xanh đất trống hạn chế xói mòn, trôi nguồn dinh dưỡng vào hồ.
- Học sinh giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng
hóa (eutrophication).
d) Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên cho học sinh xem clip và làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu
học tập trong 7 phút.
- Giáo viên mời 2 học sinh bất kì lần lượt trình bày phiếu học tập.
- Giáo viên mời 1 học sinh nhận bất kì nhận xét phần trình bày của 2 học
sinh.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh xem clip đồng thời hoàn thành phiếu học tập trong 7 phút.
- 2 học sinh bất kì lần lượt trình bày phiếu học tập.
- 1 học sinh bất kì nhận xét phần trình bày của 2 học sinh.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, đánh giá
Giáo viên chốt nội dung:
- Khái niệm hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication) là hiện tượng ao hồ
bị dư thừa chất dinh dưỡng như nitrogen (N) và phosphorus (P).
- Nguyên nhân: phân bón dư thừa hoặc chưa kịp thấm vào đất gặp mưa cuốn
trôi xuống sông hồ ở gần bị các thực thủy sinh (tảo, rêu) hấp thụ tạo ra lớp
tảo.
- Ảnh hưởng của hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication) có hại đến hệ
sinh thái. Vì do có lớp tảo che phủ trên mặt hồ nên các thực vật dưới đáy
hồ không thể hấp thụ ánh sáng. Khi tảo chết đi sẽ sản sinh các vi sinh vật
hấp thụ oxy trong nước, làm cho các sinh vật sống dưới nước thiếu khí
oxy mà chết.
- Các biện pháp khắc phục: Hạn chế sử dụng phân bón hóa học hoặc thay
thế bằng phân bón tự nhiên. Phủ xanh đất trống hạn chế xói mòn, trôi
nguồn dinh dưỡng vào hồ.
Giáo viên mở rộng:
-Nguyên nhân khác của hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication): do
nguồn nước xả thải từ cống nước thải của khu đô thị, nhà máy, khu công
nghiệp. Nguồn nước thải từ thức ăn thừa và phân tôm cá trong ngành thủy
hải sản.
Giáo viên cho học sinh ghi bài.
Hoạt động 3: Củng cố (8 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh củng cố lại nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí
và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cá nhân hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:
PHIẾU BÀI TẬP
1) Có bao nhiêu oxide của nitrogen trong không khí?
a) 3
b) 4
c) 5
d) 2
2) Nguồn gốc nào dưới đây không phải là nguồn gốc hình thành oxide của nitrogen
trong không khí?
a) hoạt động của núi lửa
b) phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên
c) sản xuất công nghiệp
d) hiệu ứng nhà kính
3) Mưa acid có pH bằng mấy?
a) Dưới 5,5
b) Dưới 5,6
c) Dưới 5,7
d) Dưới 5,8
4) Khái niệm nào dưới đây là của hiện tượng mưa acid?
a) Là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng
khí thải SO2 và NxOy từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ
nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
b) Là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 2 được tạo ra bởi lượng khí
thải SO2 và NxOy từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than
đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
c) Là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng
khí thải NH3 từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than
đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
d) Là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng
khí thải SO2 và NxOy từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ thực
phẩm.
5) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có):
KOH + HNO3 →
CaCO3 + HNO3 →
Al + 4HNO3 (loãng) →
BaSO4 + HNO3 →
6) HNO3 loãng không thể tác dụng được với kim loại nào?
a) Au và Fe
b) Fe và Al
c) Cu và Au
d) Au và Pt
7) HNO3 đặc khi phản ứng với kim loại sẽ tạo ra khí gì?
a) NO
b) N2O
c) NO2
d) NH3
8) Tại sao Fe và Al không thể phản ứng được với HNO3 đặc nguội?
a) Do Fe và Al có tính khử mạnh.
b) Do Fe và Al có lớp oxide bên ngoài.
c) Do Fe và Al có tính khử yếu.
d) Đáp án khác
9) Hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication) là hiện tượng ao hồ bị dư thừa chất
dinh dưỡng nào?
a) N và P
b) N và S
c) S và P
d) a, b và c đều sai
10) Đâu là nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication)?
a) Phân bón hóa học dư thừa
b) Nước xả thải từ cống nước thải của khu đô thị, nhà máy, khu công nghiệp
c) Nguồn nước thải từ thức ăn thừa và phân tôm cá trong ngành thủy hải sản
d) a, b và c đều đúng
11) Hệ quả nào dưới đây không phải là tác hại của hiện tượng phú dưỡng hóa
(eutrophication)?
a) Thực vật thủy sinh tạo thành một lớp bùn lắng xuống ao hồ làm thu hẹp, lâu ngày ao hồ
bị thu hẹp và trờ thành đầm lầy
b) Khi tảo chết đi sẽ sản sinh khí độc NH3 gây hôi thối trong khu vực đó
c) Có lớp tảo che phủ trên mặt hồ nên các thực vật dưới đáy hồ không bị cháy nắng
d) Khi tảo chết đi sẽ sản sinh các vi sinh vật hấp thụ oxy trong nước, làm cho các sinh vật
sống dưới nước thiếu khí oxy mà chết
c) Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU BÀI TẬP
1) Có bao nhiêu oxide của nitrogen trong không khí?
a)3
2) Nguồn gốc nào dưới đây không phải là nguồn gốc hình thành oxide của nitrogen
trong không khí?
d)hiệu ứng nhà kính
3) Mưa acid có pH bằng mấy?
b)Dưới 5,6
4) Khái niệm nào dưới đây là của hiện tượng mưa acid?
e) Là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng
khí thải SO2 và NxOy từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ
nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
5) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có):
KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Al + 4HNO3 (loãng) → Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
BaSO4 + HNO3 → X
6) HNO3 loãng không thể tác dụng được với kim loại nào?
d)Au và Pt
7) HNO3 đặc khi phản ứng với kim loại sẽ tạo ra khí gì?
c)NO2
8) Tại sao Fe và Al không thể phản ứng được với HNO3 đặc nguội?
b)Do Fe và Al có lớp oxide bên ngoài.
9) Hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication) là hiện tượng ao hồ bị dư thừa chất
dinh dưỡng nào?
a) N và P
10)Đâu là nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication)?
d)a, b và c đều đúng
11) Hệ quả nào dưới đây không phải là tác hại của hiện tượng phú dưỡng hóa
(eutrophication)?
c)Có lớp tảo che phủ trên mặt hồ nên các thực vật dưới đáy hồ không bị cháy nắng

d) Tổ chức hoạt động


Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên đưa câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu
bài tập trong 5 phút.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân hoàn thành phiếu bài tập trong 5 phút.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, đánh giá
Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid.
b) Nội dung:
- Học sinh xem tranh ảnh, làm việc nhóm ghi nhận lại những ứng dụng của
HNO3.
- Học sinh giải thích được tại sao HNO 3 được dùng để điều chế phân bón
NH4NO3 bằng phương trình hóa học.
-
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

1) Liệt kê những ứng dụng của HNO3.


2) Từ HNO3, hãy viết phương trình phản ứng điều chế ra NH 4NO3 và cho biết đây là
ứng dụng gì của HNO3.
3) Hãy chỉ ra 1 ứng dụng tính khử và 1 ứng dụng tính oxi hóa của acid HNO3.

c) Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
1) Liệt kê những ứng dụng của HNO3:
- Sản xuất vật liệu nổ.
- Tẩy rửa ống, bề mặt kim loại.
- Dùng làm chất cân bằng pH trong nước.
- Sản xuất thuốc nhuộm vải, tẩy màu.
- Tổng hợp các chất hữu cơ.
- Ứng dụng trong ngành luyện kim, xi mạ.
- Ứng dụng trong phòng thí nghiệm.
- Sản xuất phân bón.
2) Từ HNO3, viết phương trình phản ứng điều chế ra NH4NO3:
HNO3 + NH3 → NH4NO3
HNO3 được ứng dụng trong việc sản xuất phân đạm.
3) Ứng dụng tính khử: dùng làm chất cân bằng trong pH
Ứng dụng tính oxi hóa: tẩy rửa ống, bề mặt kim loại.

d) Tổ chức hoạt động:


Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên phát phiếu học tập.
- Giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân học sinh hoàn thành phiếu học tập trong
3 phút.
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kì trình bày phiếu học tập và mời 1 học sinh
khác nhận xét phiếu học tập.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập trong 3 phút.
- 1 học sinh bất kì trình bày phiếu học tập và sau đó 1 học sinh khác nhận xét
phiếu học tập.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, đánh giá
Giáo viên chốt nội dung:
- Nhờ tính chất hóa học gồm: tính khử mạnh và tính oxi hóa mạnh nên
HNO3 được ứng dụng nhiều trong đời sống.
- Các ứng dụng của HNO3 bao gồm:
 Sản xuất vật liệu nổ.
 Tẩy rửa ống, bề mặt kim loại.
 Dùng làm chất cân bằng pH trong nước.
 Sản xuất thuốc nhuộm vải, tẩy màu.
 Tổng hợp các chất hữu cơ.
 Ứng dụng trong ngành luyện kim, xi mạ.
 Ứng dụng trong phòng thí nghiệm.
 Sản xuất phân bón.

You might also like