You are on page 1of 5

ĐHSG/NCKHSV_01

KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng 01 năm 2020


ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
I. Phần thông tin chung
1. Tên đề tài
Thiết lập một số điều kiện để phân tích Sibutramine bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu
năng cao HPLC.
2. Thông tin sinh viên
Họ và tên: Võ Thị Minh Nguyệt
Ngành học: Sư phạm Hóa học Khoa: Sư Phạm Khoa học - Tự nhiên
MSSV: 3116031020 Lớp: DHO116A1
Điện thoại di động: 0327566840 E-mail: minhnguyetvo181@gmail.com
3. Giảng viên hướng dẫn
TS. Đặng Xuân Dự Khoa: Sư Phạm Khoa học - Tự nhiên
SĐT: 0985848890/0935117557
II. Nội dung đề cương
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng nhanh. Theo báo cáo
Fitch Solutions Macro Research, Việt Nam là nước có số người béo phì tăng nhanh nhất
trong khu vực Đông Nam Á, ở mức 38% trong giai đoạn 5 năm 2010-2014. Cùng với lối
sống ít vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh, nhu cầu giảm cân cấp tốc ngày
càng gia tăng ở nước ta. Nắm bắt nhu cầu, thị trường thực phẩm bổ sung giảm cân ngày
càng phát triển và phổ biến vì tác dụng nhanh và tính tiện lợi của chúng. Tuy nhiên, các
trường hợp ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng các thực phẩm bổ sung chứa
sibutramine đã được thừa nhận.
Sibutramine là một chất có khả năng ức chế sự thèm ăn được kê đơn như một loại
thuốc bổ trợ trong điều trị bệnh béo phì nhưng lại có tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe.
Trong các nghiên cứu điều trị béo phì, việc sử dụng sibutramine liều từ 5 đến 20 mg mỗi

1/6
ĐHSG/NCKHSV_01

ngày có liên quan đến sự gia tăng trung bình huyết áp tâm thu và tâm trương khoảng 1
đến 3 mm Hg. Điều này có nghĩa là nhịp tim tăng khoảng 4 đến 5 nhịp mỗi phút. Khuyến
cáo của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) dựa trên dữ liệu thử
nghiệm kết quả tim mạch đối với Sibutramine (SCOUT), cho thấy nguy cơ mắc các biến
cố tim mạch bất lợi (đau tim, đột quỵ và tử vong do tim mạch) tăng 16% ở những bệnh
nhân được điều trị bằng Sibutramine so với bệnh nhân dùng giả dược. Ngoài ra, chất này
còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe như: đau đầu (tỷ lệ xảy ra khoảng
30,3%), đau lưng (chiếm 8,2%), dị ứng (3,8%), cảm cúm (8,2%), suy nhược (5,9%), đau
bụng (4,5%), cao huyết áp, gia tăng tai biến mạch máu não, rung nhĩ, đột quỵ,…
Sibutramine cũng tác động lên hệ thần kinh, với các triệu chứng: mất ngủ (10,7%), chóng
mặt (7,0%), lo lắng (4,5%), trầm cảm (4,3%),… khoảng 0,1% bệnh nhân đã trải qua cơn
động kinh trong khi sử dụng sản phẩm chứa Sibutramine. Do đó, sibutramine đã bị cấm ở
nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, theo Quyết định số 120/QĐ-QLD ngày 14/04/2011 của Cục quản lý
Dược – Bộ Y Tế ban hành về việc rút số đăng ký của thuốc do phản ứng có hại, rút số
đăng ký của tất cả các thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine ra khỏi danh mục các loại
thuốc được cấp số đăng ký thông hành trên thị trường Việt Nam.
Việc phát hiện sibutramine trong các loại thực phẩm giảm cân hiện nay chủ yếu
được thực hiện bằng phương pháp LC-MS/MS tại các trung tâm phân tích lớn được chỉ
định bởi Bộ Y tế. Phương pháp này tầm soát tốt Sibutramine trong thực phẩm, tuy vậy chi
phí cho việc phát hiện Sibutramine theo phương pháp này là khá đắt. Vì vậy, chúng tôi
lựa chọn một phương pháp đơn giản hơn nhằm đánh giá Sibutramine trong trà giảm cân
nhằm cung cấp phương pháp thuận tiện hơn để xác định nhanh hợp chất này trong trà
giảm cân trên thị trường. Tên đề tài là "Thiết lập một số điều kiện để phân tích
Sibutramine bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC ".
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu phương pháp xác định
Sibutramine với nhiều kĩ thuật phân tích khác nhau như GC-MS, LC-MS/MS, HPTLC,
HPLC,..trong đó phương pháp HPLC được sử dụng phổ biến nhất. Trong đó Kilicarslan
và cộng sự (2010) đã nghiên cứu xác định Sibutramine sử dụng quang phổ UV-vis và sắc

2/6
ĐHSG/NCKHSV_01

kí lỏng hiệu năng cao cột pha đảo với đầu dò diod quang (RP-HPLC-DAD) cho kết quả
xác định Sibutramine có độ tin cậy cao, tuy nhiên thiết bị sử dụng là khá phức tạp [1].
Cebi và cộng sự (2017) đã phân tích nhanh Sibutramine trong trà và cafe bằng kỹ thuật
FT-IR kết hợp với phân tích thống kê (chemometric) [2]. Phương pháp này cho phép kiểm
tra nhanh sự có mặt của sibutramine trong thực phẩm khá hiệu quả. Tuy nhiên đòi hỏi
người áp dụng phương pháp này phải có trình độ sử dụng các phần mềm thống kê ở kỹ
thuật cao.
Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu xác định sibutramine trong thực phẩm là không
nhiều. Nguyễn Tiến Luyện (2014) đã sử dụng phương pháp HPLC để xác định
sibutramine trên thực phẩm chức năng dạng viên nang với thời gian xử lý tương đối dài,
thời gian lưu của sibutramine khoảng 14 phút, giới hạn phát hiện 0,2μg/ml và giới hạn
định lượng 0,5μg/ml [3]. Với mục tiêu rút ngắn thời gian lưu và mở rộng khả năng áp
dụng của phương pháp trên nền mẫu khác nhau, chúng tôi chọn đề tài “Thiết lập một số
điều kiện để phân tích Sibutramine bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC”
làm nội dung cho khoá luận tốt nghiệp.,
3. Mục tiêu đề tài
Thiết lập một số điều kiện như thành phần pha động, tốc độ dòng, thể tích tiêm mẫu để
phân tích Sibutramine bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Lựa chọn thành phần pha động, tốc độ dòng, thời gian phân tích phù hợp cho phương
pháp HPLC trong phân tích sibutramine.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp pha chuẩn
Từ chuẩn Sibutramine 50ppm, pha dung dịch chuẩn làm việc Sibutramine nồng độ 0,5; 1;
5; 10 và 25ppm bằng dung dịch gồm acetonitrile : nước cất với tỷ lệ 1:1.
- Phương pháp nghiên cứu thành phần pha động
Khảo sát pha động với thành phần: acetonitrile và kali dihidrophosphate 0,05M.
+ Pha dung dịch kali dihidrophosphate 0,05M: cân 6,8 gam kali dihidrophosphate tinh
thể, hòa tan bằng nước cất, định mức 1 lít, lắc xoáy, siêu âm 5 phút.

3/6
ĐHSG/NCKHSV_01

+Trộn acetonitrile và kali dihidrophosphate 0,05M với tỷ lệ thích hợp, lắc xoáy, siêu âm
15 phút.
+ Thành phần pha động được lựa chọn sao cho thời gian lưu tương đối ngắn (khoảng 9 -
10 phút) và có tính ổn định.
- Phương pháp thiết lập tốc độ dòng:
Tốc độ dòng sẽ được điều chỉnh từ 0,5 đến 2 μl/phút sao cho thời gian lưu ổn định trong
khoảng từ 9 – 11 phút.
- Phương pháp thiết lập thể tích tiêm mẫu
Mẫu chuẩn sẽ được tiêm trong khoảng từ ? ml – ml? sao cho hình dạng peak sắc kí thu
được là cân đối, peak không bị kéo đuôi.
- Phương pháp phân tích thống kê - thẩm định phương pháp
Các đại lượng đặc trưng cho một phép phân tích như độ lặp, độ phục hồi, giới hạn phát
hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) cũng sẽ được đánh giá.
6. Dự kiến kế hoạch nghiên cứu
Nơi thực hiện đề tài: phòng thí nghiệm khoa Môi trường và phòng thí nghiệm khoa Khoa
học Tự nhiên, trường Đại học Sài Gòn.
Thời gian
Công việcchủ yếu Người thực hiện
STT (bắt đầu-kết thúc)
1 Khảo sát pha động /2019 V.T.M. Nguyệt
Khảo sát tốc độ dòng, thời gian /2020 V.T.M. Nguyệt
2
phân tích
3 Thẩm định phương pháp
4 /2020 V.T.M. Nguyệt
7. Dự kiến nội dung khóa luận
Chương 1. Tổng quan
1.1. Tổng quan về thực phẩm bổ sung giảm cân
1.2. Tổng quan về Sibutramine
1.3. Tổng quan về phương pháp HPLC
Chương 2. Thực nghiệm
2.1. Hóa chất và thiết bị

4/6
ĐHSG/NCKHSV_01

2.2. Phương pháp nghiên cứu


Chương 3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khảo sát pha động
3.2. Khảo sát tốc độ dòng
3.3. Khảo sát thời gian phân tích
3.4. Thẩm định phương pháp
Chương 4. Kết luận và kiến nghị
8. Danh mục tài liệu tham khảo
[1] G. Kilicarslan, E. Imamoglu, A. Kucuk, A. Özdemir, "UV Spectrophotometric,
Derivative Spectrophotometric and RP-HPLC-DAD determination of sibutramine.,"
Reviews in Analytical Chemistry., vol. 29(3), pp. 169-196., 2010.
[2] N. Cebi, M. T. Yilmaz, O. Sagdic, "A rapid ATR-FTIR spectroscopic method for
detection of sibutramine adulteration in tea and coffee based on hierarchical cluster
and principal component analyses.," Food Chemistry, vol. 229, pp. 517-526, 2017.
[3] N. T. Luyện., Xác định chất cấm sibutramine trong thực phẩm chức năng giảm béo
bằng phương pháp HPLC., Hà Nội: Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học Khoa học Tự
Nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội , 2014.

Trưởng Bộ Môn Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

5/6

You might also like