You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

SỔ TAY THỰC TẬP


VẬT LÝ

Sinh Viên: ……………………………………………………………………………..


Tổ:.....…………………………………………………………………….......................
Lớp:……………………………………………………………………………………..

HÀ NỘI – 2018
1
CHỦ BIÊN

T.S Nguyễn Đức Thiện

NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN

T.S Nguyễn Đức Thiện

Th.S Trần Minh Tiến

CN Nguyễn Phương Thảo

2
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập vật lý nhằm khảo sát hiện tượng vật lý, kiểm nghiệm các định luật vật
lý, qua đó giúp sinh viên hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn những kiến thức đã được trình
bày trong giáo trình “ Vật lý đại cương “. Thực tập vật lý giúp sinh viên làm quen với
những dụng cụ, máy móc thường dùng của vật lý dùng trong Dược học, cho nên nó
mang tính giáo dục ngành nghề rõ rệt, vì thế cả phương pháp và dụng cụ máy móc
dùng trong tài liệu này là những phương pháp được ghi trong Dược điển Việt Nam.
Thực tập vật lý rèn luyện tác phong và những đức tính cần thiết của người nghiên cứu
khoa học: cần cù, nhẫn nại, bình tĩnh, trung thực, khác quan, tinh tế, tháo vát,..
Giáo trình giúp sinh viên biết cách xác định những thông số vật lý cơ bản nhất
của những dược chất, những thông số vật lý liên quan chặt chẽ tới cấu trúc hóa học
của dược chất như tính hoạt quang, tính phân cực, độ hấp thụ,..
Thực tập vật lý giúp sinh viên dược bắt đầu làm quen với những thao tác cơ bản
của người Dược sĩ tương lai. Người Dược sĩ phải biết xác định khối lượng chính xác
cỡ ± 0,1mg. Người Dược sĩ phải biết pha dung dịch có nồng độ %, nồng độ mol/l,
nồng độ đương lượng,.... Người Dược sĩ phải có những thao tác cơ bản, chính xác,
khoa học, cẩn thận của người làm khoa học.
Nội dung giáo trình này được chia thành hai phần:
Phần mở đầu nhằm giúp sinh viên hiểu rõ mục đích, yêu cầu và cách thức làm
một bài thực tập vật lý, đồng thời giới thiệu những vấn đề chung về sai số, phép làm
tròn, cách viết kết quả và cách vẽ đồ thị thực nghiệm
Phần tiếp theo là các bài thực hành
Nội dung mỗi bài được viết ngắn gọn, chủ yếu nhằm làm rõ mục đích, nguyên
tắc cơ bản và cách thức tiến hành thí nghiệm. Sinh viên cần sử dụng thêm giáo trình
vật lý đại cương và các tài liệu tham khảo để hiểu rõ lý thuyết trước khi làm thực tập,
đồng thời để chuẩn bị trả lời các câu hỏi nêu ra cho từng bài.
Giáo trình thực tập vật lý được tái bản bổ sung, chỉnh lý song không có những
thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý của các giảng viên, sinh viên và các bạn đọc để
các lần xuất bản sau hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, ngày 20/11/2018

3
4
MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG


Những yêu cầu trong thực tập vật lý 6
BÀI 1: Xác định tỉ trọng của đường và glycerin bằng lọ picnomet 9
BÀI 2: Xác định nồng độ dung dịch đường bằng khúc xạ kế 13
BÀI 3: Xác định nồng độ glucose bằng phân cực kế 17
BÀI 4: Xác định nồng độ vitamin B12 bằng quang phổ tử ngoại 22
BÀI 5: Đo hệ số nhớt của chất lỏng 27
BÀI 6: Đo hệ số sức căng mặt ngoài của chất lỏng 32
BÀI 7: Xác định khối lượng riêng của vật rắn có dạng hình học 36
BÀI 8: Kính hiển vi 40
BÀI 9: Xác định tỉ trọng của chất lỏng bằng cân phù nhiệt MOHR 43
BÀI 10: Đo độ ẩm không khí 45

5
NHỮNG YÊU CẦU TRONG THỰC TẬP VẬT LÝ
1. MỤC ĐÍCH THỰC TẬP VẬT LÝ
Đối với các sinh viên Dược, thực tập vật lý nhằm tới các mục tiêu sau:
- Hiểu sâu phần lý thuyết đã học trong chương trình vật lý đại cương.
- Nắm vững nguyên tắc lý thuyết của phương pháp thực hành.
- Làm quen và biết cách sử dụng các dụng cụ, máy thông thường, kỹ năng và kinh
nghiệm sử dụng các dụng cụ đơn giản này sẽ rất bổ ích khi tiếp xúc với các máy phức
tạp hơn trong thực tiễn nghề nghiệp.
- Biết phương pháp làm công tác thực nghiệm: xác định mục đích thí nghiệm, phương
pháp đạt mục đích đó, lựa chọn và chuẩn bị, thuốc thử, ghi chép kết quả, tính toán xử
lý số liệu, viết báo cáo thực nghiệm.
- Rèn luyện đức tính và tác phong của người làm công tác Dược: trung thực, khách
quan, thận trọng, chính xác.
2. PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUÁT VỀ DÙNG MÁY
2.1. Khi dùng máy làm thực tập, người sinh viên phải:
- Đọc kỹ những lời chỉ dẫn về cách dùng máy, ghi trong các bài thực tập hoặc trong
các lời chỉ dẫn đặt cạnh máy.
- Nhận biết tất cả mọi bộ phận của máy.
- Dùng máy theo đúng 5 giai đoạn ghi dưới đây và theo kỹ thuật ghi trong tài liệu “
Chỉ dẫn sử dụng” của từng máy.
2.2. Năm giai đoạn dùng máy bắt buộc phải tôn trọng là
2.2.1. Nhận biết:
Điều kiện sử dụng và đặc điểm của máy. Thí dụ: máy chạy điện 120V hay 220V,...
2.2.2. Kiểm tra:
Trước khi cho máy chạy, các điều kiện dùng máy đều đã hội đủ (nếu không phải mời
cán bộ phòng thí nghiệm giải quyết). Tất cả các bộ phận điều khiển đều ở vị trí khởi
đầu.
2.2.3. Điều chỉnh:
Cho máy chạy và điều chỉnh máy theo đúng kỹ thuật hướng dẫn dùng máy để có thể
thu được kết quả.
2.2.4. Dùng máy:
Dùng máy theo kỹ thuật chỉ định (theo tài liệu hay do cán bộ phòng thí nghiệm
hướng dẫn).
2.2.5. Bảo dưỡng sau khi dùng:
Đặt tất cả các bộ phận điều khiển trở lại vị trí ban đầu. Tắt máy: Lau rửa may móc và
dụng cụ. Bàn giao máy cho cán bộ phòng thí nghiệm.
2.3. Chú ý:
Trong khi sử dụng, nếu thấy máy bị trục trặc hoặc thiếu bộ phân nào đó, hay làm
hỏng, vỡ dụng cụ máy móc, sinh viên báo ngay cho cán bộ phòng thí nghiệm biết
3. TỔNG QUÁT VỀ DÙNG ĐỒ THỦY TINH
6
1. Các dụng cụ thủy tinh làm thực tập phải sạch và khô. Thông thường chỉ cần rửa
sạch bằng nước chảy mạnh, tráng lại một hai lần bằng nước cất và sấy ở nhiệt độ
1000C. Với những dụng cụ không được sấy (lọ picnomet, buret,..) sau khi đã rửa
sạch, tráng nước cất rồi tráng bằng cồn 900C, cuối cùng tráng bằng ete, để khô trong
không khí
2. Nếu đồ thủy tinh không thật sạch (thường do các tạp chất hữu cơ như dầu, mỡ,..)
nước sẽ không lan đều trên mặt thủy tinh mà đọng thành từng giọt trên vách thủy tin.
Khi đó phải ngâm dụng cụ trong nước xà phòng, dùng chổi long (nếu được) cọ rửa
kỹ. Sau đó rửa lại bằng nước máy nhiều lần rồi tráng bằng nước cất.
3. Với các dụng cụ thủy tinh rửa bằng phương pháp trên vẫn không sạch, phải ngâm
vào hỗn hợp sulfochromic. Thời gian ngâm tùy thuộc vào mức độ bẩn dụng cụ. Lấy
dụng cụ ra, để vào bình đựng khác cho hỗn hợp sulfochromic chảy hết đi rồi làm như
bước 3.1.
4. Bình thường trong khi làm thực tập, nếu phải dùng cùng một dụng cụ cho nhiều
chất lỏng khác nhau, sau mỗi lần dùng ta không sấy khô mà chỉ rửa sạch, tráng nước
cất rồi tráng lại bằng chất lỏng muốn đựng trong dụng cụ.
Trên nguyên tắc phải đựng chất lỏng dễ rửa trước, sau mới đựng các chất khó rửa
Nếu các chất lỏng là những dung dịch của cùng một chất nhưng nồng độ khác nhau,
ta phải dùng các chất lỏng này theo thứ tự có nồng độ tăng dần
5. Các dụng cụ có khóa thủy tinh (buret) hay nút thủy tinh mài nhám(lọ picnomet),
muốn khóa ống nhỏ giọt được trơn ta phải bôi một lớp mỏng mỡ đặc biệt (thường
dùng vaseline) lên mặt nhám của khóa.
6. Những dụng cụ thủy tinh có nút đậy (bình định mức), nút và lọ phải phù hợp với
nhau. Để tránh lẫn, thường dùng một sợi dây mảnh, chắc buộc nút vào miệng lọ.
7. Sau khi dùng xong, phải rửa sạch theo cách đã hướng dẫn ở trên, rồi xếp đặt dụng
cụ vào những giá đỡ thích hợp, sao cho nước không đọng lại trong dụng cụ.
4. PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ CÁC DỤNG DỊCH
Phần này sinh viên xem trong các tài liệu lý thuyết và thực tập các môn Hóa( Vô cơ,
Hóa phân tích – độc chất,..).
5.QUY TẮC AN TOÀN
5.1. Những tai nạn phải đề phòng khi làm thực tập vật lý là:
- Cháy nổ do sử dụng bất cẩn khi dùng ete, hay chập điện,...
- Tai nạn vì điện giật.
- Làm hỏng, vỡ dụng cụ máy móc do không tôn trọng kỹ thuật đã hướng dẫn.
5.2. Để phòng tai nạn, sinh viên phải:
- Chấp hành nghiêm túc nội quy trong phòng thí nghiệm.
- Chuẩn bị kỹ bài trước khi thực tập.
5.3. Nếu xảy ra tai nạn, sinh viên phải báo ngay cho cán bộ phòng thí nghiệm biết
và giải quyết kịp thời.
6. HƯỚNG DẪN LÀM MỘT BÀI THỰC TẬP VẬT LÝ
6.1. Chuẩn bị:
Đọc kỹ bài thực tập ở nhà trước khi làm thí nghiệm để nắm vững mục đích, yêu cầu,
trình tự tiến hành, nguyên tắc cấu tạo và cách vận hành các dụng cụ. Nếu phải pha

7
các dung dịch, cần tính toán trước lượng hóa chất (hay dung dịch gốc) và dung môi
đủ để pha các dung dịch có nồng độ quy định.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khi làm thí nghiệm: vở ghi chép số liệu thực nghiệm, thước
kẻ, máy tính và giấy vẽ đồ thị (nếu cần),..
6.2. Tiến hành thí nghiệm:
1. Xem kỹ cấu tạo, tính năng, độ chính xác của dụng cụ: cần thận trọng và nhẹ nhàng.
2. Làm theo từng bước tiến hành do từng bài quy định. Các số liệu thực nghiệm ghi
vào vở thực tập rõ ràng, sạch sẽ để dễ dùng khi tính toán.
Nói chung mỗi đại lượng đo từ 3 lần trở lên.
Tính kết quả thực nghiệm theo cách tính của từng bài.
3. Vẽ đồ thị (nếu cần).
4. Nhận xét và kết luận.
Có thể so sánh kết quả thu được với lý thuyết, với kết quả của các sách của những
người khác.
Cần nêu rõ trong bài thí nghiệm đã làm, sai số gây nên bởi những yếu tố nào đáng kể,
có thể giảm bớt hay loại trừ chúng không, có thể cải tiến phương pháp đó như thế
nào. Những kinh nghiệm trong quá trình thực tập.
Công việc nhận xét và kết luận là một khâu trọng yếu không thể thiếu được sau khi
làm thí nghiệm. Nó giúp ta suy nghĩ, phân tích, tổng kết và khẳng định phương pháp.
Kết quả đo phần này thể hiện rõ năng lực tư duy của người làm thí nghiêmj.
5. Kiểm tra, thu dọn vệ sinh dụng cụ, bàn ghế. Bàn giao dụng cụ cho cán bộ phòng
thực tập. Báo cáo số liệu thực nghiệm cho thầy, cô giáo hướng dẫn.
6. Làm báo cáo thực tập
Sau mỗi bài thực tập, sinh viên phải viết một bài báo cáo. Bài này được nộp vào buổi
thực tập tiếp theo (các số liệu thực tập báo cáo cho thầy, cô giáo hướng dẫn ngay sau
buổi thực tập).
Nội dung báo cáo thực tập:
- Họ và tên, tổ, lớp, ngày thực tập.
- Bài thực tập.
- Tóm tắt nguyên tắc lý thuyết.
- Các bước tiến hành, kết quả đo ghi theo mẫu quy định cho từng bài.
- Đồ thị (nếu có).
- Nhận xét và kết luận.

8
BÀI 1: XÁC ĐỊNH TỈ TRỌNG CỦA ĐƯỜNG VÀ GLYCERIN BẰNG LỌ
PICNOMET

1. Mục tiêu
1. Sử dụng được thành thạo lọ picnomet và cân phân tích trong đo tỷ trọng chất lỏng.
2. Xác định được tỷ trọng của dung dịch glucose 5% ; 10%
3. Xác định được tỷ trọng của glycerin.

2. Dụng cụ, hóa chất


1. Lọ Picnomet.
2. Dung dịch đường glucose 25%, glycerin
3. Cốc có mỏ 100 ml.

3. Chuẩn bị của sinh viên


+ Định nghĩa tỷ trọng của một chất lỏng

+ Phương pháp xác định tỷ trọng của một chất lỏng

9
+ Cấu tạo lọ picnomet

+ Cách sử dụng cân phân tích

4. Tiến hành thí nghiệm


Các bước tiến hành Có Không
- Lần cân 1: Cân lọ Picnomet rỗng, khô, sạch = m1
- Lần cân 2: Đổ nước cất vào lọ picnomet, thấm nước
thừa trên vạch nước, lau khô cân được = m2
- Lần cân 3: Tráng lọ Picnomet bên trong lần một bằng
ethanol, tráng lại lần hai bằng dung dịch cần đo. Đổ
chất lỏng cần đo vào lọ
picnomet cân được = m3
- Khối lượng của nước chứa trong lọ Picnomet là m0 =
m2 – m1
- Khối lượng của chất lỏng (có thể tích bằng thể tích
của nước là): m = m3 – m1
Tỉ trọng của chất lỏng cần đo là:
d= =

10
5. Báo cáo kết quả
- Dung dịch đường 5%
Giá trị m1 m2 m3 d

- Dung dịch đường 10%


Giá trị m1 m2 m3 d

- Glycerin
Giá trị m1 m2 m3 d

11
6. Lượng giá của giảng viên

STT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm của sv

1 Điểm chuẩn bị 1

2 Điểm thao tác 3

3 Điểm kết quả thực hành 3

4 Điểm ý thức 1

5 Hỏi them 2

6 Tổng điểm 10

Giảng viên

12
BÀI 2: XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH ĐƯỜNG SACCAROSE BẰNG
KHÚC XẠ KẾ

1. Mục tiêu
- Hiểu được nguyên tắc sử dụng khúc xạ kế để đo nồng độ dung dịch đường.
- Sử dụng được thành thạo khúc xạ kế cầm tay
- Xác định lại nồng độ của một số dung dịch đường 3%, 6%, 15%...

2. Dụng cụ, hóa chất


- Khúc xạ kế cầm tay.
- Dung dịch đường 30%.
- Bình định mức, pipet chính xác.

3. Chuẩn bị của sinh viên


+ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khúc xạ kế cầm tay

13
4. Tiến hành thí nghiệm

Thứ tự Các bước tiến hành Có Không


- Pha dung dịch đường 3%: hút 5 ml đường 30%
vào bình định mức 50, thêm nước vừa đủ.
- Pha dung dịch đường 6%: hút … ml đường
30% vào bình định mức 50, thêm nước vừa đủ
- Pha dung dịch đường 9%: hút … ml đường

1 30% vào bình định mức 50, thêm nước vừa đủ.
- Pha dung dịch đường 12%: hút … ml đường
30% vào bình định mức 50, thêm nước vừa đủ
- Pha dung dịch đường 15%: hút … ml đường
30% vào bình định mức 50, thêm nước vừa đủ
- Pha dung dịch đường 18%: hút … ml đường
30% vào bình định mức 50, thêm nước vừa đủ
- Pha dung dịch đường 21%: hút … ml đường
30% vào bình định mức 50, thêm nước vừa đủ
- Pha dung dịch đường 24%: hút … ml đường
30% vào bình định mức 50, thêm nước vừa đủ
- Đo lại các dung dịch vừa pha bằng khúc xạ kế
2
cầm tay.

14
5. Báo cáo kết quả

Dung Dung Dung Dung Dung Dung Dung Dung


dịch dịch dịch dịch dịch dịch dịch dịch
3% 6% 9% 12% 15% 18% 21% 24%
Giá
trị %

15
6. Lượng giá của giảng viên

STT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm của sv

1 Điểm chuẩn bị 1

2 Điểm thao tác 3

3 Điểm kết quả thực hành 3

4 Điểm ý thức 1

5 Hỏi thêm 2

6 Tổng điểm 10

Giảng viên

16
BÀI 3: XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH GLUCOSE BẰNG PHÂN CỰC
KẾ

1. Mục tiêu
- Hiểu được nguyên tắc và ứng dụng của hiện tương phân cực quay trong việc định
tính, định lượng dược chất.
- Sử dụng được phân cực kế WXG-4
- Xác định nồng độ dung dịch đường glucose bằng phân cực kế.

2. Dụng cụ, hóa chất


- Phân cực kế và phụ tùng.
- Dung dịch đường chuẩn 10%, các bình định mức,...
- Dung dịch đường cần đo.

3. Chuẩn bị của sinh viên


+ Hiện tượng phân cực quay, công thức

+ Cấu cạo và nguyên lý hoạt động của máy phân cực kế

17
4. Tiến hành thí nghiệm
Thứ tự Các bước tiến hành Có Không
1 Xác định góc quay cực ban đầu R0
Khi chế tạo phân cực kế người ta đặt
quang trục kính phân cực P và quang trục
kính phân tích A vuông góc với nhau, khi đó
thị trường sẽ đều màu, và tối. Trên bảng chia
độ góc quay cực quay phải là 0 (điểm 0 của
du xích phải trùng khớp với điểm 0 của bảng
chia độ). Nhưng thực tế do nhiều nguyên tố
do nhiều nguyên nhân không được như vậy,
nên ta phải xác định góc quay R0 này (gọi là
điểm 0 ban đầu).
Cho nước cất vào ống T. Điều chỉnh
cho thị trường đều màu (ở vùng tối). Đọc góc
R0 làm như vậy 3 lần. Lấy giá trị trung bình
R0.
2 Xác định góc quay cực riêng [α]D
Dùng công thức : [α]D =

- Từ dung dịch đường gốc 10%, ta pha một

18
loạt các dung dịch có nồng độ 2, 4, 5, 10 %
bằng bình định mức.
Cách pha:
- Dung dịch 2%: hút … ml dung dịch gốc vào
bình định mức 50, vừa đủ bằng nước
- Dung dịch 4%: hút … ml dung dịch gốc vào
bình định mức 50, vừa đủ bằng nước.
- Dung dịch 5%: hút … ml dung dịch gốc vào
bình định mức 50, vừa đủ bằng nước.
- Dung dịch 10%: phòng thí nghiệm có sẵn.
- Đo góc quay của các dung dịch đường mới
pha: thí dụ ta được R1, R2, R3, R4 của dung
dịch gốc 10%, nên nhớ rằng Ri-R0, trong đó
Ri là góc quay cực của dung dịch thứ i (có
nồng độ là Ci), Ri là góc quay cực đọc được
trên bảng chia độ
3 - Đo góc quay cực Rx của dung dịch đường
có nồng độ chưa biết Cx do phòng thí nghiệm
bố trí.
4 Tính góc quay cực riêng [α]D của đường : từ
các số liệu Ci, Ri với l = 2dm, ta lần lượt tính
góc quay cực riêng của đường với từng dung
dịch 2, 4, 5, 10% và lấy trị số trung bình của
các giá trị số [α]D vừa tính được.
5 Tính toán
C = R/[α]D.l
Với R thay bằng Rx, thay [α]D trung bình vừa
tính được, l = 2 dm, ta tính được Cx.

19
5. Báo cáo kết quả

R0 (độ) R2% (độ) R4% (độ) R5% (độ) R10% (độ)


Giá trị
R đo
được
Giá trị
Ri – R0

[α]

Tính [α]D trung bình:

Tính CX:

20
6. Lượng giá của giảng viên

STT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm của sv

1 Điểm chuẩn bị 1

2 Điểm thao tác 3

3 Điểm kết quả thực hành 3

4 Điểm ý thức 1

5 Hỏi thêm 2

6 Tổng điểm 10

Giảng viên

21
BÀI 4: XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ VITAMIN B12 BẰNG QUANG PHỔ TỬ NGOẠI

1. Mục tiêu
1. Hiểu được ứng dụng của định luật hấp thụ ánh sáng (Lambe-Beer) vào phép định
lượng vitamin B12
2. Sử dụng được máy quang phổ UV-VIS 750 vào định lượng vitamin B12.
3. Xác định được nồng độ vitamin B12 bằng quang phổ tử ngoại

2. Dụng cụ, hóa chất


1. Máy đo quang.
2. Dung dịch B12 (phòng thí nghiệm đã pha), nước cất.
3. Bình định mức, pipet, cốc thủy tinh.

3. Chuẩn bị của sinh viên


+ Trình bày định luật hấp thụ ánh sáng (Lambe-Beer)

+ Điều kiện để áp dụng định luật hấp thụ ánh sang

+ Công thức độ truyền qua, độ hấp thụ


22
+ Ứng dụng quang phổ hấp thụ

+ Cấu tạo máy quang phổ

23
4. Tiến hành thí nghiệm
Thứ
Các thao tác Có Không
tự
1 Từ dung dịch gốc vitamin B12 có nồng độ C=100µg/ml
(pha từ dung dịch có C = 1000 µg/ml) pha loãng thành các
dung dịch C1 đến C5 (10; 20; 25; 40; 50 µg/ml)
Pha dung dịch C1: hút 5ml dung dịch gốc cho vào bình
định mức 50, thêm nước vừa đủ
Pha dung dịch C2: hút … ml dung dịch gốc cho vào bình
định mức 50, thêm nước vừa đủ
Pha dung dịch C3: hút … ml dung dịch C5 cho vào bình
định mức 50, thêm nước vừa đủ.
Pha dung dịch C4: hút … ml dung dịch gốc cho vào bình
định mức 50, thêm nước vừa đủ.
Pha dung dịch C5: hút … ml dung dịch gốc cho vào bình
định mức 50, thêm nước vừa đủ
2 Đo độ hấp thụ của các dung dịch từ C1 đến C5 với bước
sóng λ = 361nm, dùng cuvet thủy tinh
3 Tính các giá trị từ K1 đến K2 rồi tính giá trị K trung bình
4 Đo độ hấp thụ của dung dịch Cx phòng thí nghiệm cung
cấp. Từ đó tính được nồng độ Cx.

24
5. Báo cáo kết quả
5.1. Pha dung dịch
Nồng độ dung dịch C1 C2 C3 C4 C5
(C) (10µg/ml) (20µg/ml) (25µg/ml) (40µg/ml) (50µg/ml)
Thể tích (Vml)
dung dịch gốc

5.2. Đo độ hấp thụ, tính giá trị K


Dung dịch C1 C2 C3 C4 C5 Cx
(10µg/ml) (20µg/ml) (25µg/ml) (40µg/ml) (50µg/ml)
Độ hấp thu
(A)
Giá trị K

Nồng độ Cx tính được

25
6. Lượng giá của giảng viên

STT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm của sv

1 Điểm chuẩn bị 1

2 Điểm thao tác 3

3 Điểm kết quả thực hành 3

4 Điểm ý thức 1

5 Hỏi thêm 2

6 Tổng điểm 10

Giảng viên

26
BÀI 5 : ĐO HỆ SỐ NHỚT CỦA CHẤT LỎNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP STOC VÀ ÔTOAN

1. Mục tiêu
- Biết cách đo độ nhớt bằng phương pháp nhớt kế Ôtoan, phương pháp Stoc để
ứng dụng trong việc đo độ nhớt của các thuốc dạng lỏng và xét nghiệm sinh hóa.
- Xây dựng tác phong thận trọng, chính xác.
- Củng cố lý thuyết về độ nhớt của các chất.

2. Dụng cụ, hóa chất


- Nhớt kế Ôtoan và giá đỡ.
- Bình đựng chất lỏng cần đo độ nhớt.
- Bình đựng nước cất, cốc thủy tinh, pipet.
- Hộp bi thủy tinh.
- Banme.
- Quả bóp cao su.
- Nhiệt kế.
- Đồng hồ bấm giây.
- Thước đo độ dài |(thước mm).

3. Chuẩn bị của sinh viên


+ Biểu thức lực ma sát nội (lực nhớt)

27
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số nhớt, đơn vị hệ số nhớt

+ Các phương pháp đo hệ số nhớt

4. Tiến hành thí nghiệm


4.1. Phương pháp nhớt kế ốt – oan
1. Tráng sạch nhớt kế. Lắp nhớt kế theo phương thẳng đứng bầu nhớt kế được
ngâm trong một bình đựng để giữ cho nhiệt độ phòng thí nghiệm thay đổi không đáng
kể.
2. Đo to: đổ 10 ml nước cất vào nhớt kế (dùng pipet để xác định).
Sau đó dùng bơm cao su cho nước lên trên nhánh B qua ngấn m.
28
Cho nước chảy từ nhánh B sang nhánh A, đo thời gian to khi chất lỏng chảy hết
thể tích từ ngấn m đến ngấn n. Làm 3 lần lấy trung bình.
1
to = .(t01 + t02 + t03 )
3
3. Đo t: đổ nước đi, tráng sạch bằng chất lỏng cần đo, rồi đổ 10 ml dung dịch cần
đo vào nhớt kế. Tương tự xác định t như t0 .

4. Thay t và t0 vào công thức để tính:

D.t
 = o
Do .to

Trong đó Do: Khối lượng riêng của nước cất ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (Tra
phụ lục 4).
D: Khối lượng riêng của dung dịch ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khối
lượng riêng của glyxêrin trong phụ lục 8).
 0 : Hệ số độ nhớt của nước cất

4.2. Phương pháp Stốc


1. dùng Banme đo đường kính 5 viên bi, mỗi viên đo 3 lần ở 3 vị trí khác nhau rồi
lấy trung bình (chú y khi đo để mỗi viên bi riêng rẽ tránh nhầm lẫn).
2. Dùng thước mm đo chiều dài giữa hai vạch a và b. thường chọn ab = 20 cm và
a cách mặt chất lỏng một khoảng dài để viên bi rơi đến a đảm bảo từ đó đã chuyển
động đều.
3. thả lần lượt từng viên bi đã đo đường kính vào ống đựng chất lỏng dùng đồng
hồ bấm giây đo thời gian t khi viên bi rơi trên đoạn đường ab.
4. Thay  , t đo được vào công thức (5) để tính η.
Mỗi viên bi tính một η rồi tính:
1
 = (1 + 2 + 3 + 4 + 5 )
5
Chú ý trong công thức trên Dr và D1 phòng thí nghiệm đã cho. Lấy g = 9,8 m/s2

29
5. Báo cáo kết quả
2.1. Phương pháp nhớt kế ốt - oan
Nhiệt độ phòng thí nghiệm: t0 = ………………………………………………..
Khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ phòng: D0 = ………………………………
Khối lượng riêng của dung dịch ở nhiệt độ phòng: D = …………………………
TT t0(s) t(s) η(N.s/m2)
1
2
3
Trung bình

2.2. Phương pháp Stốc


Nhiệt độ phòng thí nghiệm: t0 = ………………………………………………..
Khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ phòng: Dr = ………………………………
Khối lượng riêng của dung dịch ở nhiệt độ phòng: D = …………………………
TT  (m) t(s) l(m) η(N.s/m2)
1
2
3
4
5
1
 = (1 + 2 + 3 + 4 + 5 ) =………………..
5
3. Nhận xét kết quả
………………………………………………………………………………………….

30
6. Lượng giá của giảng viên

STT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm của sv

1 Điểm chuẩn bị 1

2 Điểm thao tác 3

3 Điểm kết quả thực hành 3

4 Điểm ý thức 1

5 Hỏi thêm 2

6 Tổng điểm 10

Giảng viên

31
BÀI 6 : ĐO HỆ SỐ SỨC CĂNG MẶT NGOÀI CỦA CHẤT LỎNG

1. Mục tiêu
- Biết phương pháp đo hệ số sức căng mặt ngoài của chất lỏng để áp dụng trong
công tác Dược.
- Xác định được hệ số sức căng mặt ngoài của dung dịch cồn và acid acetic.

2. Dụng cụ, hóa chất


- Mao quản.
- Ống nhỏ giọt.
- Giá đỡ thí nghiệm.
- Các cốc đựng dung dịch và nhiệt kế.

3. Chuẩn bị của sinh viên


+ Định nghĩa lực căng bề mặt

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số sức căng bề mặt

+ Các phương pháp xác định hệ số sức căng bề mặt

32
4. Tiến hành thí nghiệm
4.1. Phương pháp mao quản
Trong phần này ta sẽ xác định hệ số sức căng mặt ngoài của dung dịch cồn và
acid acetic.
1. Ngâm nhiệt kế vào nước cất, đọc nhiệt độ của nước sau đó tra bảng hệ số sức
căng mặt ngoài của nước ở những nhiệt đô khác nhau và khối lượng riêng của nước ở
những nhiệt độ khác nhau ta được các giá trị α0 và D0.
2. Khối lượng riêng của cồn và acid acetic phòng thí nghiệm đã cho sẵn Dc và Da.
3. Lắp ống mao quản. Đọc độ dâng cao h0 của nước cất ở trong ống, làm nhiều
lần để lấy giá trị h0tb.
Tháo ống mao quản ra tráng rửa sạch, lần lượt lắp vào cốc đựng dung dịch cồn và
acid acetic, tiến hành tương tự như trên ta đo được hc và ha.
Thay vào công thức (1) tính kết quả
Chú ý: - Phải làm ướt hoàn toàn ống trong mỗi lần đo.
- Để thuận tiện ta tiến hành làm thí nghiêm với nước trước, sau đến cồn và
cuối cùng là acid acetic.
4.2. Phương pháp đếm giọt
Hút chất lỏng vào trong ống, xác định số vạch ứng với một giọt chất lỏng.
Đếm số giọt (kể cả số lẻ) ứng với thể tích V. Ta được giá trị n giọt. Tiến hành 3
lần ta có ntb
Hút nước cất vào trong ống trên, tiến hành tương tự như trên, ta có n0tb giọt.
Thay vào công thức (2) tính kết quả
Chú ý: Trong phương pháp này ta chỉ đo α của dung dịch cồn.
33
5. Báo cáo kết quả
5.1. Phương pháp mao dẫn
Nhiệt độ phòng thí nghiệm: t0 = ………………………………………………..
Khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ phòng: D0 = ………………………………
Khối lượng riêng của cồn ở nhiệt độ phòng: Dc = ……………………………….
Khối lượng riêng của acid acetic ở nhiệt độ phòng: Dc = …………………………
Hệ số sức căng mặt ngoài của nước cất ở nhiệt đô phòng: α0 = ………………….
Lập bảng ghi số liệu đo được:
Số lần h0 (vạch) hc (vạch) ha (vạch)
1
2
3
Trung bình
Tính hệ số sức căng mặt ngoài của cồn, acid acetic theo công thức:
…………………………………………………………………….

5.2. Phương pháp đếm giọt


Nhiệt độ phòng thí nghiệm: t0 = ………………………………………………..
Khối lượng riêng của nước cất ở nhiệt độ phòng: D0= ………………………….
Hệ số sức căng mặt ngoài của nước cất ở nhiệt đô phòng: α0 = ………………….
Lập bảng ghi số liệu đo được:
Số lần 1 giọt H2O 1 giọt cồn n0 nc
1
2
3
Trung bình
Tính hệ số sức căng mặt ngoài của cồn theo công thức:
…………………………………………………………………….

34
6. Lượng giá của giảng viên

STT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm của sv

1 Điểm chuẩn bị 1

2 Điểm thao tác 3

3 Điểm kết quả thực hành 3

4 Điểm ý thức 1

5 Hỏi thêm 2

6 Tổng điểm 10

Giảng viên

35
BÀI 7: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA VẬT RẮN CÓ HÌNH DẠNG
HÌNH HỌC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Trình bày được phương pháp xác định khối lượng riêng của vật rắn có dạng hình
học.
2. Sử dụng được thước kẹp Banme để đo độ dài.
3. Trình bày được cách tính sai số của một đại lượng vật lý.

II. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT.


1. Cân kỹ thuật.
2. Thước kẹp Banme.
3. Thỏi sắt, thỏi đồng hình trụ.

III. LÝ THUYẾT
Để đo chiều dài hay bề dày của vật ta dùng thước có chia vạch. Các thước đo
chiều dài thường có vạch chia đến cm, mm. Khi đo, ta đặt vật ở giữa vạch đầu (vạch
0) và vạch thứ n của thước ( đó là trường hợp đơn giản).
Trường hợp đầu cuối của vật ở giữa vạch thứ N và N + 1 thì chiều dài của vật sẽ
là N < L < N +1. Khi đó chiều dài của vật sẽ là: L = N +ΔN
Để xác định ΔN người ta phải dùng các thước đo có gắn du xích hoặc ốc vi cấp.
Trong kỹ thuật người ta thường dùng 2 loại là: thước kẹp và Banme
Thước kẹp
Nguyên tắc chia vạch của du xích như sau:
Du xích được chia làm N ( N = 50) vạch đều nhau. N vạch này có chiều dài bằng N-1
(N-1=49) vạch (mm) của thước chính.
Theo trên: (N-1).a = N.b
a – b = a/N (1/50 = 0,02mm), là độ nhạy (độ chính xác của du xích)

36
Thí dụ phòng thí nghiệm có các loại du xích 1/20, 1/50, tức là a – b= 1/20, a – b=
1/50, nghĩa là với loại du xích 1/50 thì 49 vạch trên thước chính (49mm) thì có chiều
dài bằng 50 vạch trên du xích.
Cấu tạo thước kẹp
- Phần cố định A có hình chữ T gọi là thước chính trên có chia vạch ra cm, mm.
- Phần di động B có gắn du xích, du xích 1/50 trên có chia thành 50 vạch ghi từ 0, 1,
2, ....10 (mỗi đơn vị đó chia làm 5 vạch)
- Vít V1 để vặn chặt phần di động B vào thước chính.
- Để di chuyển phần B những đoạn nhỏ người ta dùng vít V2.
Cách đo
Muốn đô chiều dài vật ta kẹp vật vào giữa hai hàm A và B. Dùng tay đẩy hàm B vào
sát vật. Khi hàm B đã sát vật ta vặn chặt V1.
Giả sử vật nằm giữa hai vạch m và m + 1 của thước chính. Như vậy phần nguyên là
m (mm), được đọc từ số 0 của thước chính đến số 0 của du xích. Phần lẻ đọc trên du
xích: giá trị phần lẻ là giá trị của vạch được đọc trên du xích mà vạch đó trùng với
một vạch nào đó nằm trên thước chính.
Banme
Nguyên tắc: Để đo độ dài ngoài thước kẹp người ta còn dùng Banme. Ở Banme du
xích được thay bằng ốc vi cấp.
Trong Banme bước ốc L = 0,5nm. Trên vòng ốc chia làm n = 50 vạch.
Nguyên tăc của ốc vi cấp:
Khi ốc chuyển động vừa quay vừa tịnh tiến (xoáy chon ốc), nếu ốc quay được một
vòng thì ốc chuyển động tịnh tiến được một đoạn L (mm). L gọi là bước ốc. Nếu trên
vòng ốc chia làm n vạch thì mỗi vạch tính tiến được L/n mm, đại lượng này gọi là độ
nhạy của Banme.
Mỗi vạch trên ốc vi cấp có giá trị:
0,5/50 mm = 0,01 mm = 1/100mm.
Cấu tạo
Gồm 2 bộ phận chủ yếu:
- Trên thước chính có chia vạch đến 0,5mm nằm lệch nhau ở 2 bên đường chuẩn.
37
- Vòng ốc vi cấp chia làm 50 vạch, bước ốc 0,5mm. Một vạch trên du xích có trị số
0,01mm.
Cách đo:
Muốn đo vật, đặt vật giữa 2 hàm A và B. Vặn ốc C cho chặt (khi nghe thấy tiếng kêu
lách tách thì thôi) rồi đóng khóa K lại.
Đọc kết quả: phần nguyên đọc trên thước chính nếu ốc vi cấp nằm giữa vạch m và
vạch m + 1 thì đọc giá trị nguyên là m. Phần lẻ đọc trên ốc vi cấp xem một vạch nào
đó trên ốc vi cấp trùng với đường chuẩn thì đọc vạch đó.

IV. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


Thứ tự Các bước tiến hành Có Không
1 Kiểm tra dụng cụ
2 Cân khối lượng của thỏi sắt
3 Dùng Banme đo đường kính và đường cao h
bằng cách đo 5 lần ở 5 vị trí khác nhau rồi lấy
giá trị trung bình.
ɸ = 1/5( ɸ + ɸ +ɸ+ ɸ + ɸ)
4 Tính : V = ᴫɸ2h

5 Tính : D =

6 Tính sai số ΔD:


Từ công thức D = , ta có:

ln D = ln m – ln V
d(lnD) = d(ln m) – d(ln V)

= - , chuyển sáng sai số : = +

Tương tự từ công thức: V = ᴫɸ2h, ta có:

= +

38
Trong đó Δɸ, Δh, tính theo công thức sai
chuẩn:
Δɸ =
N là số lần đo
Vậy : ΔD = D( + + )

7 Viết kết quả : D = D ± ΔD, chú ý sai số Δm


của cân ghi trên cân hoặc thường có giá trị
bằng 0,005 g

BÁO CÁO KẾT QUẢ


Bài:
Họ và tên:
1. Tóm tắt lý thuyết
2. Kết quả thực tập
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mi (krl) m=
hi
Δhi
Δhi2 Δh=
ɸi ɸ=
Δɸi
Δɸi2 Δɸ =
Mi ( tỷ trọng) d=
Kết luận Thể tích của vật: V=
Khối lượng riêng của vật D =
Tỷ trọng chất lỏng d=

39
BÀI 8: KÍNH HIỂN VI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Trình bày được nguyên tắc cấu tạo của kính hiển vi.
2. Sử dụng được kính hiển vi để xác định độ khuyếch đại của vật kính, đo đúng kích
thước tế bào.

II. DỤNG CỤ
- Kính hiển vi
- Tiêu bản tế bào.
- Vật kính.

III. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


Chuẩn bị Có Không
1. Dùng khăn gạc mềm lau sạch kính vật, kính mắt, gương
phản chiếu, kính tụ quang, mâm kính mềm,..
2. Quay kính vật số 10X( hay 6X, 8X) vào đúng trục kính.
3. Làm rõ thị trường bằng cách điều chỉnh gương phản chiếu.
Đo độ khuyêch đại của vật kính
1. Lắp thị kính và TVTK vào ống kính hiển vi, quan sát vạch
chia của trắc vi thị kính.
2. Lắp trắc vi vật kính vào mâm kính.
3. Từ ngoài KHV , quan sát khoảng cách giữa mâm kính và
kính vật. Dùng ốc sơ chỉnh và vi chỉnh làm thay đổi khoảng
cách giữa mâm kính và kính vật. Đưa TVVK sát với vật kính.
Chú ý tránh vật kính va chạm vào TVVK làm hỏng TVVK.
4. Đặt mắt sau thị kính và dùng ốc vi chỉnh thay đổi khoảng
cách giữa vật kính và mâm kính (khoảng cách giữa vật kính
và TVVK) để quan sát được ảnh ảo của TVVK. Dùng xe lăn

40
điều chỉnh để ảnh ảo của TVVK vào giữa thị trường quan sát.
5. Cách đo: Điều chỉnh cho vạch đầu của TVVK chồng khớp
vạch đầu của TVVK. Tìm vạch thứ hai TVVK chồng khớp
với vạch của TVVK. Đếm số khoảng trong TVVK(nV – tương
đương nV/100 mm), số khoảng trong TVTK (nt - tương
đương ni mm).
6. Áp dụng công thức tính độ khuyêch đại dài của kính vật:
KV = . 100

Làm 3 lần như thế với các giá trị khác nhau của n t và nv, từ đó
tính được KV
7. Chuyển sang vật kính số 20X (40X) làm hệt như trên, trong
trường hợp này ta dễ dàng điều chỉnh cho 2 vạch đầu của 2
trắc vi chồng khớp nhau, nhưng không tìm thấy vạch thứ 2
của 2 trắc vi chồng khớp nhau. Ta làm như sau:
Lấy một số nguyên khoảng chia của trắc vi vật kính (n v). Xác
định khoảng nguyên và tìm phần lẻ của TVTK ni
Đo kích thước tế bào
1. Quay vật kính số 10 về trục kính.
2. Thay trắc vi vật kính bằng tiêu bản khảo sát, làm hiện ảnh
tiêu bản.
3. Chọn một tế bào để đo. Phải chú ý đặc điểm của tế bào này,
vẽ các đặc điểm của tế bào này ra giấy, để khi chuyển sang
vật kính khác không bị lẫn.
4. Dùng 2 vạch song song hay giao điểm của 2 vạch chéo chữ
thập tiếp xúc với màng bên trái của tế bào. Khi đó ta được tọa
độ xi của màng trái tế bào.
5. Tinh kích thước thật của tế bào

41
BÁO CÁO KẾT QUẢ
Bài:
Họ và tên:
1. Tóm tắt lý thuyết
2. Kết quả thực tập
2.1. Đo KV
Kẻ 2 bảng dùng cho vật kính số 10X và số 20X (hoặc 40X)
Lần đo nt nv Kv
1
2
3
Trung bình
2.2. Đo kích thước tế bào
Kẻ 2 bảng dùng cho kính vật số 10X và số 20X (40X)
Lần đo xi x2 Δx ɸ(µm)
1
2
3
Trung bình

42
BÀI 9: XÁC ĐỊNH TỈ TRỌNG CỦA CHẤT LỎNG BẰNG CÂN PHÙ NHIỆT
MOHR

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Sử dụng được cân phù nhiệt Mohr.
2. Xác định nồng độ dung dịch muối ăn qua việc đo tỉ trọng của chúng.

II. TIẾN HÀNH THÍ NGIỆM


STT Các bước tiến hành Có Không
1 Pha 250 ml dung dịch muối NaCl 20% (dung dịch gốc)
2 Từ dung dịch gốc NaCl 20% pha thành các dung dịch
NaCl có nồng độ 5%, 10%, 15% với mỗi dung dịch có
thể tích 100ml (theo quy tắc đường chéo).
3 Lắp cân theo sự hướng dẫn của cán bộ phòng thí
nghiệm
4 Thăng bằng cân
5 Đo lực đẩy Acsimet của nước bằng cách nhúng chìm
vật vào cốc đong đựng 90 ml nước. Điều chỉnh để cân
trở về vị trí thăng bằng ban đầu bằng cách di chuyển
các quả cân trên đòn cân đến vị trí thích hợp. Lực đẩy
Acsimet của nước (P0) lên vật bằng tổng các giá trị của
các quả cân trên cánh tay đòn (làm 3 lần để lấy giá trị
P0)
6 Đo lực đẩy Acsimet của các dung dịch muối NaCl 5%,
10%, 15% và 20%, ta được các giá trị P1, P2, P3, P4.
7 Đo lực đẩy Acsimet của dung dịch X phòng thí nghiệm
đã cho để được giá trị PX
8 Tính tỉ trọng d1, d2, d3, d4 và dX của các dung dịch muối
NaCl 5%, 10%, 15% , 20% và X% theo công thức:

43
D=

Trong đo: P là sức đẩy Acsimet của chất lỏng.


P0 là sức đẩy Acsimet của nước.
9 Theo công thức: dX = aCX + 1, ta tính được hệ số góc a1,
a2, a3, a4.
10 Tính giá trị a
11 Tính Cx

BÁO CÁO KẾT QUẢ


Bài:
Họ và tên:
1. Tóm tắt lý thuyết
2. Kết quả thực tập
- Nhiệt độ thí nghiệm =
- Dung dịch X số :
- Kết quả đo được:
Nước 5% 10% 15% 20% X%
P
d
a
- Tính CX

44
BÀI 10 : ĐO ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Hiểu được nguyên tắc cấu tạo của các loại ẩm kế.
2. Biết cách xác định độ ẩm của không khí ứng dụng trong công tác bào quản thuốc
và dược liệu.

II. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT


1. Ẩm kế tóc, ẩm kế August và ẩm kế điểm sương..
2. 2 nhiệt kế đo nhiệt độ phòng.
3. 1 cốc thủy tinh 100 ml.
4. Ete dược dụng.
5. Miếng gạc dài 30cm.

III. THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM


a) Ẩm kế sương
Đổ 2ml ete vào bầu A.
Bóp nhẹ cho ete bay hơi, dọc T1 ứng với khi mawh bong của bình A bắt đầu mờ.
Thôi bóp chờ cho hơi nước bay hơi hết, đọc T2.
Điểm sương T :

Đọc độ ẩm cực đại ứng với nhiệt độ T.


ET = lt
Đọc nhiệt độ phòng, tra bảng đọc Et.
Độ ẩm tương đối của không khí ở nhiệt độ t:

b) Ẩm kế August
Lấy 2 nhiệt kế giống nhau, tự làm ẩm kế August.

45
Đọc nhiệt độ tK và tA trên nhiệt kế khô và ẩm.
Cứ 30 phút đọc 1 lần, tính độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối của không khí ở
các thời điểm trên.
IV. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Bài:
Họ và tên:
1. Tóm tắt lý thuyết
2. Kết quả thực tập
2.1. Ẩm kế sương
Nhiệt độ T1 = …………………………….
Nhiệt độ T2 = …………………………….
Điểm sương T:

Đọc độ ẩm cực đại ứng với nhiệt độ T : ET = lt = ……… (Tra bảng)


Độ ẩm tương đối của không khí ở nhiệt độ T:

2.2. Ẩm kế august
Lần đo tk (oC) tA (oC) lt (g/m3) ft( )
1
2
3
4
5

3. Nhận xét kết quả


………………………………………………………………………………………….

46
47

You might also like