You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI-SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 14: ÔN TẬP CHƯƠNG 3


ĐẠI CƯƠNG HOÁ HỌC HỮU CƠ
(Sách KNTT)
Giáo viên: Vũ Ngọc Toản

Hà Nội, T12-2023
I-MỤC TIÊU
1. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tự hệ thống hóa lại kiến thức của chương 3 - Đại cương hoá học hữu cơ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ, thảo luận để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực hoá học
- Tái hiện và hệ thống hóa được các kiến thức trọng tâm của chương 3: Khái niệm và phân loại hợp
chất hữu cơ; đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ; một số nhóm chức cơ bản; các phương pháp phổ
hồng ngoại IR và phổ khối lượng MS; các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ; cách
thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ; thuyết cấu tạo hóa học và hiện tượng đồng đẳng, đồng
phân.
- Thiết lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào % khối lượng nguyên tố và phổ khối lượng
MS.
- Xác định được một số nhóm chức dựa vào phổ hồng ngoại.
- Đề xuất cách tiến hành và thực hiện được thí nghiệm chưng cất ethanol từ hỗn hợp cơm rượu.
- Lựa chọn được phương pháp và đề xuất, giải thích được các bước tách, tinh chế chất hữu cơ từ nguồn
nguyên liệu tự nhiên cụ thể.
2. Về phẩm chất
- Trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giáo viên và tổ nhóm phân công; giữ gìn dụng cụ
thí nghiệm và đảm bảo các quy tắc an toàn thí nghiệm.
- Chăm chỉ, tìm tòi và sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học.
II-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Sử dụng trò chơi trong dạy học - Đàm thoại phát hiện
- Sử dụng thí nghiệm hoá học - Sử dụng bài tập hoá học
- Dạy học hợp tác
III-CHUẨN BỊ
1-Hoá chất
STT Hoá chất Số lượng
1 Hỗn hợp lên men tinh bột 6 chai
0
2 Hạt cam xay ngâm trong cồn 90 1 bình
3 Cồn 900 3 chai (500 ml)
4 Cơm đã lên men thành rượu 6 chai
2-Dụng cụ
STT Dụng cụ Số lượng STT Dụng cụ Số lượng
1 Bộ chưng cất ethanol 6 6 Chén sứ 6
2 Cốc thuỷ tinh 12 7 Đèn cồn 6
3 Đĩa thuỷ tinh 6 8 Thùng nhựa (loại to) 6
4 Thìa thuỷ tinh 12 9 Kiềng 6
5 Pipet nhựa 12 10 Lưới sắt 6
3-Các phương tiện, học liệu khác
Máy tính, máy chiếu; phiếu học tập cá nhân; sơ đồ khuyết khổ A0; giấy A1
IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Mở đầu 5 phút
2 Chơi trò chơi và hệ thống hoá kiến thức 15 phút
3 Chưng cất ethanol, Luyện tập 20 phút
4 Vận dụng 10 phút
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: HS chia sẻ được hiểu biết của mình về các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ thảo mộc
trong thực tế (tên sản phẩm, thành phần chính, công dụng, phương pháp tách và tinh chế chất,...).
b) Nội dung
HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ về các thông tin mà nhóm của mình tìm hiểu được về sản phẩm đó
theo nhiệm vụ GV đã giao từ buổi học trước:
Nhiệm vụ nhóm: Sưu tầm 1 sản phẩm thương mại có thành phần chính là chất hữu cơ có nguồn gốc
từ thảo mộc. Nêu một số thông tin về sản phẩm (dài không quá 1/4 trang A4):
- Hình ảnh sản phẩm.
- Tên sản phẩm, công dụng, cách sử dụng.
- Thành phần hóa học chính của sản phẩm (tên hóa chất, công thức phân tử).
- Nguyên liệu thảo mộc dùng để sản xuất.
- Tên phương pháp tách, tinh chế thành phần hóa học chính từ các nguồn thảo mộc và cơ sở của
phương pháp (dựa vào tính chất nào của chất?)
+ Sản phẩm: Bản ghi chép tóm tắt (không quá 1/2 trang) theo yêu cầu trong nhiệm vụ, kèm theo
hình ảnh sản phẩm.
+ Hình thức nộp sản phẩm: Nộp bản ghi chép và hình ảnh trên Padlet của lớp, chú ý ghi rõ tên
nhóm khi nộp bài. Trưng bày sản phẩm ở lớp
+ Thời hạn nộp bài: 20h tối Thứ 3, 5/12/2023.
c) Sản phẩm
Mỗi nhóm trình bày được các thông tin về sản phẩm theo yêu cầu, ví dụ như sau:
TÊN SẢN PHẨM ……………………

1.Thành phần hoá học chính (chỉ rõ tên hoá chất, công
thức phân tử)
………………………………………………………
2.Nguyên liệu thảo mộc để sản xuất
…………………………………………………………
3.Cách điều chế (chỉ rõ cơ sở phương pháp)
………………………………………………………
4.Công dụng, cách sử dụng
………………………………………………………
5.Giá thành
…………………………………………………
d) Tổ chức thực hiện
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét chung về ý thức thực hiện nhiệm vụ ở nhà của lớp.
- Đại diện 1 nhóm học sinh chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận, liên hệ...
HOẠT ĐỘNG 2: HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CẦN NHỚ
a) Mục tiêu
HS hệ thống các kiến thức: Khái niệm và phân loại hợp chất hữu cơ; đặc điểm chung của hợp chất hữu
cơ; một số nhóm chức cơ bản; các phương pháp phổ hồng ngoại IR và phổ khối lượng MS; các phương
pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ; cách thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ; thuyết
cấu tạo hóa học và hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
b) Nội dung
- HS tham gia trò chơi Rung chuông vàng.
- HS làm việc theo cặp điền từ khóa vào sơ đồ hệ thống hóa kiến thức còn khuyết.
- Hai HS trình bày kết quả điền vào sơ đồ. - GV tổ chức chữa, nhận xét, kết luận.
- Nghe giáo viên phân tích, chốt kiến thức, sửa hoàn thiện phiếu sơ đồ tổng kết và ghi lại đáp án hệ
thống các câu hỏi trong trò chơi rung chuông vàng.
c) Sản phẩm
Sơ đồ hệ thống kiến thức lý thuyết.
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên phổ biến luật trò chơi Rung chuông vàng.
Nội dung: Trò chơi gồm 8 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng mở ra 1 phần của sơ đồ hệ thống hoá kiến thức
về đại cương hoá học hữu cơ.
+ Luật chơi: GV chiếu câu hỏi và tính thời gian (5 giây/1 câu), hết thời gian học sinh đồng loạt giơ
đáp án. HS trả lời đúng tiếp tục chơi, HS trả lời sai cất thẻ dừng chơi. Trong nội dung các câu
hỏi có chứa từ khoá để sử dụng trong việc hoàn thành sơ đồ tổng kết kiến thức.
- Sau trò chơi, GV đặt câu hỏi cho một số HS và chữa các câu hỏi, yêu cầu HS bổ sung, chỉnh sửa vào
phiếu cá nhân.
- GV chiếu sơ đồ tổng kết kiến thức còn khuyết và các từ khoá, yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn
thành sơ đồ trong 2 phút.
- 2 HS trình bày về sơ đồ tổng kết đã hoàn thành, giải thích lí do điền được các từ khoá dựa vào logic
kiến thức.
- GV nhận xét, chữa sơ đồ và kết luận lại kiến thức, nhắc nhở HS chỉnh sửa, hoàn thiện vào sơ đồ tổng
kết của cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH CHƯNG CẤT, LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu
- HS đề xuất được cách tách ethanol từ cơm rượu và tiến hành được thí nghiệm chưng cất.
- HS lập được công thức phân tử, công thức cấu tạo của chất dựa vào thành phần nguyên tố, phổ MS và
phổ IR.
b) Nội dung
- HS đề xuất các bước thực hiện tách ethanol từ hỗn hợp cơm rượu và tiến hành thí nghiệm chưng cất
ethanol theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo sản phẩm chưng cất và trả lời các câu hỏi của GV về kĩ thuật thí nghiệm.
- HS tiếp tục làm việc theo nhóm trả lời để hoàn thành các bài tập trong phiếu bài tập.
c) Sản phẩm
- Mỗi nhóm thực hiện được thí nghiệm chưng cất và thu được sản phẩm.
- HS hoàn thành, chữa các bài tập vào phiếu cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện
- GV đặt vấn đề về cơm rượu có chứa ethanol và đặt câu hỏi yêu cầu HS đề xuất cách tách ethanol từ
hỗn hợp cơm rượu đã lên men, nguyên tắc tách ethanol theo phương pháp đó. GV chốt lại các bước
chưng cất ethanol và yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
Bước 1: Dùng ống đong lấy khoảng 10 ml hỗn
hợp ethanol và nước (được lọc từ hỗn hợp cơm
lên men)
Bước 2: Cho hỗn hợp vào bình chứa như hình
bên, hơ nóng đều, đậy kín và đun
Bước 3: Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ hỗn hợp để
điều chỉnh nhiệt độ lấy ethanol (78,30C)

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV và thực hiện thí nghiệm chưng cất theo hướng dẫn để đảm bảo
an toàn. Trong quá trình làm thí nghiệm, GV cung cấp một số câu hỏi gợi ý về thí nghiệm (vai trò của
việc kiểm soát nhiệt độ, độ tinh khiết của sản phẩm,…) và theo dõi, hỗ trợ các nhóm.
- GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm ethanol chưng cất được và trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét chung, kết luận lại về thí nghiệm chưng cất và yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành phiếu bài
tập.
- HS hoàn thành phiếu bài tập cá nhân.
- GV mời HS chữa bài. GV nhận xét, điều chỉnh và kết luận.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. Trong quá trình sản xuất rượu, một
lượng ethanol bị oxi hoá thành hợp chất X
có phần trăm khối lượng các nguyên tố như
sau:
%mC %mH %mO
54,545% 9,091% 36,364%
a) Lập CT đơn giản nhất của X.
b) Dựa vào phổ khối lượng (MS). Hãy xác
định công thức phân tử X.
c) Dựa vào phổ hồng ngoại IR, hãy xác định
công thức cấu tạo của X.

Câu 2 (Bài tập về nhà). Từ ethanol người


ta có thể điều chế được hai chất acetic acid
(CH3COOH) và ethyl acetate
(CH3COOC2H5) có nhiều ứng dụng trong
thực tế:
- acetic acid để làm sạch bề mặt kim loại,
sản xuất cellulose acetate
- ethyl acetate để làm dung môi chiết tách
chất hữu cơ.
Hình 1
Cho phổ IR của hai chất trên như hình bên.
Xác định phổ IR của mỗi chất.

Hình 2
Đáp án
Câu 1. a) C2H4O. b) C2H4O. c) CH3CHO.
Câu 2. Hình 1 – acetic acid; Hình 2 – ethyl acetate
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất và giải thích được quy trình tách các hợp chất hữu cơ từ hạt
cam.
- Có ý thức, niềm yêu thích tìm tòi và sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học.
b) Nội dung
HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau đây:
Hình thức: làm việc nhóm
Thời gian: 5 phút
Nhiệm vụ: Theo kết quả nghiên cứu, trong hạt cam chứa nhiều hợp chất hữu cơ có nhóm chức ester,
carboxylic acid,… có khả năng trừ sâu, diệt côn trùng. Nhằm chế tạo chế phẩm thuốc trừ sâu hữu cơ,
hãy đề xuất quy trình tách các hợp chất đó ra khỏi hạt cam theo các yêu cầu sau đây:
 Nêu tên phương pháp tách và lí do lựa chọn phương pháp đó.
 Trình bày các bước cụ thể để thực hiện tách
Sản phẩm: Sơ đồ thể hiện quy trình tách chất từ hạt cam, trình bày trên giấy A1.
c) Sản phẩm
Mỗi nhóm có 1 bản quy trình thực hiện tách các chất hữu cơ từ hạt cam (trình bày trên giấy A1) theo
yêu cầu.
c) Tổ chức thực hiện
- GV đặt vấn đề về việc tận dụng các nguyên liệu tự nhiên để tạo ra các sản phẩm hữu cơ thân thiện với
môi trường; sau đó giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
- HS thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút. GV quan sát, hỗ trợ các nhóm, phát hiện các phương án khác
nhau của HS.
- Sau 5 phút, GV mời đại diện 1 nhóm lên trình bày quy trình.
- GV đặt câu hỏi, nhận xét cho nhóm trình bày; sau đó đánh giá chung, tổng kết về quy trình do các
nhóm đề xuất; kết luận về quy trình tách phù hợp.
- GV giới thiệu một số hình ảnh về quá trình đã thực hiện dự án chế tạo thuốc trừ sâu từ dịch chiết hạt
cam, định hướng và khuyến khích các HS có niềm yêu thích đăng kí tham gia nghiên cứu khoa học.
V. PHỤ LỤC
1. Hệ thống câu hỏi Trò chơi Rung chuông vàng
Câu 1: Cho các nhận xét
(1) C2H5OH, CO, CO2 đều là hợp chất hữu cơ
(2) Các hợp chất hữu cơ thường dễ tan trong nước
(3) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ xảy ra nhanh
(4) Có 3 hydrocarbon và 2 dẫn xuất hydrocarbon trong số các chất:CH4, C4H10, C2H2, C2H6O
C6H12O6
Chọn nhận xét đúng trong các nhận xét trên
A. (1). B.(2). C.(3). D.(4).
Câu 2. Bộ dụng cụ ở hình vẽ bên dưới được sử dụng để tách biệt các hợp chất hữu cơ của phương
pháp nào sau đây?

A. Chưng cất
B. Chiết
C. Sắc kí
D. Kết tinh
Câu 3. Việc ngâm rượu với thuốc bắc để tạo thành rượu thuốc dựa trên nguyên tắc tách biệt chất hữu
cơ nào sau đây?
A. Chưng cất
B. Chiết
C. Kết tinh
D. Sắc kí cột
Câu 4. Cho phổ IR (phổ hồng ngoại) sau:
Phổ trên phù hợp với chất nào sau đây?
A. C2H5OH
B. CH3CHO
C. CH3COOH
D. CH3COOC2H5
Câu 5. Loại công thức nào sau đây biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong
phân tử?
A. Công thức đơn giản nhất
B. Công thức phân tử
C. Công thức cấu tạo
D. Công thức tổng quát
Câu 6. Phổ MS nào dưới đây là của chất nào ?
A.CH3-CHO
B.C2H5OH
C.CH3COOH
D.CH3COO-CH3

Câu 7. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. C2H5OH và CH3OCH3.
B. C2H5OH và CH3COOH.
C. C6H12O6 và C2H5OH.
D. C2H5OH và CH3COOC2H5.
Câu 8. Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O và phổ hồng ngoại như sau. Công thức cấu tạo của A

A.CH3-O-CH=CH2 B.CH3-CO-CH2-CH3
C.CH3-CH2-CHO C.CH2=CH-CH2-OH

2. Sơ đồ tổng kết kiến thức


3. Hình ảnh minh hoạ Dự án Chế tạo thuốc trừ sâu hữu cơ từ dịch chiết hạt cam
1. Thu gom hạt cam, chế tạo mẫu ngâm tươi hạt cam

2. Luống rau nhiều sâu trước khi phun thuốc

3. Hình ảnh phun thuốc trừ sâu trên các luống rau

4. Kiểm tra hiệu quả của thuốc trừ sâu

You might also like