You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN BÀO CHẾ VÀ CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM

THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 2

Năm 2022
MỤC LỤC

Trang
Bài 1: Giới thiệu môn học………………………………………………… 1
Bài 2: Một số thao tác, kỹ thuật chung trong phòng thí nghiệm…………. 4
Bài 3: Tinh chế nước bằng phương pháp cất…………………………….. 11
Bài 4: Dung dịch, lọc dung dịch………………………………………….. 13
Bài 5: Dạng bột, trộn hỗn hợp……………………………………………. 16
Bài 6: Tạo hạt, pellet………………………………………………………. 19
Bài 7: Bao pellet…………………………………………………………… 21
Bài 8: Đánh giá sản phẩm đã bào chế được……………………………..... 23
Bài 9-10: Ôn tập và kiểm tra cuối môn học………………………………. 26
Bài 1: Giới thiệu môn học
1. Mục tiêu học tập
- Sinh viên nắm được nội quy phòng thí nghiệm, một số biện pháp đảm bảo an
toàn trong phòng thí nghiệm.
- Sinh viên nắm được một số dụng cụ, máy trong phòng thí nghiệm Dược.
- Hiểu được vai trò ứng dụng của một số thiết bị máy móc
2. Nội dung chuẩn bị bài
- Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- Một số máy móc trong ngành dược.
3. Nội dung thực tập
3.1. Nội quy và an toàn phòng thực tập
Giảng viên phổ biến một số nội quy trong phòng thực tập, thí nghiệm, và một
số biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Nội quy phòng thực tập:
1. Sinh viên đến thực tập phải đúng giờ, thay trang phục trước khi vào phòng, để tư
trang đúng nơi quy định.
2. Trong quá trinhg thực tập phải thực hiện đúng yêu cầu của bài, không được làm việc
khác.
3. Chỉ sử dụng thiết bị khi đã: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, được hướng dẫn quy trình
thao tác, được sự đồng ý của cán bộ phụ trách. Khi sử dụng xong phải vệ sinh sạch và
ghi nhật ký theo quy định.
4. Giữ vệ sinh chung, chỉ được ra về khi đã bàn giao lại phòng thực tập và được sự
đồng ý của cán bộ hướng dẫn.
5. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn cho nười mà tài sản.
6. Làm hỏng hoặc mất vật tư, thiết bị… đều phải đền bù theo quy định của nhà trường.
- Một số biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm:
1. Nghiêm cấm ăn, uống trong phòng thí nghiệm
2. Các thí nghiệm với các chất độc, chất bay hơi phải tiến hành trong tủ hút
3. Cặp, túi để trên kệ dành riêng cho nó
4. Không được nếm bất cứ chất gì trong phòng, không ngửi trực tiếp bất cứ khí hay
chất có mùi, mà phải tuân theo phương pháp chuẩn để định mùi với bàn tay.
1
5. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm,
6. Tìm ngay thiết bị ứng cứu sự cố khi bước vào phòng gồm thiết bị chữa cháy, vòi
nước rửa mắt, hoá chất cấp cứu...
3.2. Một số dụng cụ trong phòng thực tập, thí nghiệm
- Dụng cụ đo thể tích: cốc có chân, đũa thủy tinh, ống đong, pipet Pasteur, pipet chia
vạch, pipet có bầu, micro pipet, bình định mức.
- Dụng cụ đo tỷ trọng: tỷ trọng kế.
- Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế.
- Dụng cụ đựng dung dịch, pha chế chất lỏng: bình cầu, ống nghiệm, cốc có mỏ
- Dụng cụ lọc: phễu lọc, giấy lọc, màng lọc.
- Dụng cụ dung cho chuẩn bộ: buret, bình nón.
- Dụng cụ chiết tách: phễu chiết, bình gạn
- Dụng cụ để nghiền, trộn hỗn hợp chất rắn: chày sứ, cối sứ.
- Một số dụng cụ khác: quả bóp cao su, que kẹp gỗ, lọ thủy tinh, đĩa petri, bát sứ…
3.3. Một số thiết bị, máy móc chính trong nghành dược
- Thiết bị tinh chế nước: hệ thống lọc nước RO, máy cất nước…
- Thiết bị làm khô: tủ sấy tĩnh, tủ sấy tầng sôi, máy phun sấy, máy đông khô, máy cô
quay dưới áp suất chân không.
- Thiết bị lọc: lọc hút chân không, lọc nén.
- Thiết bị xay làm nhỏ nguyên liệu: máy nghiền bi, máy xay búa.
- Thiết bị khuấy trộn: máy khuấy từ, máy trộn khô, máy nhào hạt ướt, máy khuấy cánh
chân vịt, máy đồng nhất hóa tốc độ cao.
- Thiết bị tạo hạt: máy nhào trộn tạo hạt cao tốc, thiết bị đùn tạo cầu (pellet).
- Thiết bị dập viên: máy dập viên quay tròn, máy dập viên tâm sai.
- Thiết bị tiệt khuẩn: nồi hấp.
- Thiết bị cân: cân phân tích, cân kỹ thuật.
- Thiết bị đóng nang: máy đong cứng, máy tạo nang mềm.
- Thiết bị bao film.
- Thiết bị theo dõi độ ổn định của thuốc: tủ vi khí hậu.
- Thiết bị làm nóng: bể điều nhiệt, bếp đun, khuấy từ có bộ phận gia nhiệt.
- Thiết bị ly tâm
2
- Thiết bị bể siêu âm
- Thiết bị đánh giá kích thước hạt: thiết bị đo kích thước hạt cỡ nanomet và thế zeta,
thiết bị đếm số lượng tiểu phân cỡ micromet.
- Thiết bị trong phân tích kiểm nghiệm thuốc: máy quang phổ hấp thụ tử ngoại – khả
kiến (UV-VIS), hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối các đầu dò, sắc ký khí
máy đo hàm ẩm, máy thử độ hòa tan, máy thử độ rã, máy thử độ cứng, máy thử độ mài
mòn, máy đo pH, máy đo độ nhớt, máy đánh giá tính nguyên vẹn màng, kính hiển vi…

3
Bài 2: Một số thao tác, kỹ thuật chung trong phòng thí nghiệm
1. Mục tiêu học tập
- Sinh viên nắm được một số thao tác, kỹ thuật chung trong phòng thí nghiệm.
- Vận dụng được các thao tác kỹ thuật vào trong thực hành.
2. Nội dung chuẩn bị bài
Các kỹ thuật, thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm.
3. Nội dung thực tập
3.1. Cân
- Mục đích: lấy chính xách khối lượng cần lấy.
- Các loại cân: cân kỹ thuật (pha chế), cân phân tích (kiểm nghiệm).
- Hiệu chuẩn cân: hiệu chỉnh lại cân bằng bộ quả cân phân tích.
- Quy trình cân:
+ Kiểm tra tình trạng cân: đĩa cân sạch, vị trí cân bằng.
+ Đưa chén cân lên bàn cân
+ Ghi khối lượng chén cân (có thể dùng nút TARR để trừ bì nếu được) M0
+ Cân lần lượt khối lượng mẫu cần thiết trên cân kỹ thuật (chú ý khối lượng
mẫu + chén nhỏ hơn khối lượng cân cho phép)
+ Đưa chén cân có chứa mẫu lên cân phân tích, đọc khối lượng M1
+ Tính khối lượng mẫu đo chính xác (m = M1–M0)
3.2. Đong
- Mục đích: lấy chxác thể tích cần lấy
- Dụng cụ: trong PTN thường dùng:
+ Ống đong:10, 100, 1000ml
+ Cốc có mỏ (chia vạch): 100, 500, 1000ml
+ Cốc có chân: 100, 500, 1000ml
+ Pipet, buret: 1, 5, 10ml (tự động)
+Ống đếm giọt
+ Bình định mức: 50,100 ml
- Chú ý khi sử dụng:
+ Chọn dụng cụ thích hợp với mục đích và dung tích sử dụng:

4
+ Trong pha chế: không cần chính xác cao: cốc có mỏ, cố có chân, ống đong,
ống đếm giọt…
+ Trong kiểm nghiệm: bình định mức, buret, pipet chính xác...
+ Chọn sát với dung tích cần pha
- Lưu ý khi đọc chỉ số về thể tích:
+ Với dung dịch khi ở trong dụng cụ đo thể tích có mặt phẳng trên cùng lõm
xuống: đối với dung dịch trong suốt ta đọc theo vạch phẳng ứng với mặt khum dưới
của vệt lõm và đối với dung dịch không trong suốt ta đọc theo vạch mức ở trên.
+ Với dung dịch khi ở trong dụng cụ đo dung tích có mặt phẳng trên cùng lồi
lên: đối với dung dịch trong suốt ta đọc theo vạch phẳng ứng với mặt khum trên của
vệt lồi và đối với dung dịch không trong suốt ta đọc theo vạch mức ở dưới.
3.3. Hòa tan
- Mục đích: Để hòa tan dược chất khi pha dung dịch
- Một số điểm lưu ý:
+ Lựa chọn dụng cụ thích hợp
+ Dung tích dụng cụ phù hợp dung dịch cần pha
+ Trong PTN: cốc có mỏ, cốc có chân, bình pha
+ Trong sản xuất: thùng, bồn pha
+ Lựa chọn giải pháp tăng thể tích hòa tan
+ Nghiền nhỏ dược chất rắn: tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
- Lựa chọn giải pháp tăng thể tích hòa tan:
+ Hòa tan nóng:
Đun nóng trực tiếp: 50-80ºC (đèn cồn. bếp)
Đun cách thủy: 85-95ºC (nồi cách thủy)
Đun cách cát, cách dầu: 200-300ºC
+ Tăng cường độ khuấy trộn: đũa, máy khuấy.
3.4. Lọc
- Mục đích: làm trong, lấy tủa, loại vi khuẩn
- Lựa chọn vật liệu lọc:
+ Vật liệu lọc: bông, gạc (lọc thô), giấy lọc (lọc trong), màng cellulose (lọc trong, cản
trùng (<0.22µm)), thủy tinh, sứ xốp (lọc trong, cản trùng)
5
+ Cách chọn: Phù hợp với mục đích và phương pháp lọc: lọc thô, lọc trong, lọc vô
khuẩn, …
- Lựa chọn phương pháp lọc:
+ Lọc áp suất thủy tĩnh (cột nước): lọc thô, tiền lọc, lọc trong: bông, gạc, giấy
lọc: lọc qua phễu trên giá đỡ,lấy dịch lọc
+ Lọc áp suất giảm: hút chân không
Phải có bộ lọc riêng: máy hút (vòi nước), bình trung gian, bình lọc (phễu đục lỗ
Buchner)
Vật liệu lọc: giấy lọc (lấy tủa), màng lọc, phễu thủy tinh (lấy dịch)
+ Lọc nén (lọc áp suất cao)
Phải có maý nén khí tạo áp suất cao
Thường dùng màng lọc, ống lọc
Dùng lọc trong, lọc vô khuẩn
- Một số điểm lưu ý:
+ Kiểm tra màng lọc trước khi lọc (tính nguyên vẹn)
+ Thấm ướt màng trước khi lọc
+ Lọc chất bay hơi cần đậy kín
+ Có thể gạn sơ bộ trước khi lọc lấy tủa
3.5. Nghiền - xay
- Mục đích: để làm nhỏ chất rắn
- Thiết bị:
+ PTN: cối (sứ, đồng), thuyền tán
+ Trong CN: các loại máy xay: máy xay búa, máy nghiền bi
- Chú ý:
+ Lựa chọn thiết bị phù hợp với mục đích, yêu cầu và khối lượng nghiền-xay
+ DC khó nghiền mịn có thể dùng một số chất trung gian để phân chia: dùng
cồn (long não), dùng nước (thuỷ phi)
+ Nghiền DC độc cần đậy kín, đeo khẩu trang.
3.6. Rây
- Mục đích: để lựa chọn tiểu phân chất rắn (bột) có kích thước mong muốn
- Thiết bị:
6
+ Rây thủ công: lưới rây gắn với khung rây
+ Máy rây: có nhiều loại hoạt động theo các nglý khác nhau: rung, lắc, rung-lắc
- Một số chú ý:
+ Để tăng hiệu suất rây cần đảm bảo:
+ Bột phải khô, tránh ẩm
+ Không cho nhiều bột quá
+ Tăng cường đảo bột trên rây (nhẹ, không chà xát)
+ Rây DC kích ứng, độc cần: đậy nắp và đeo khẩu trang, kính.
- Cỡ mắt rây: rây 2000 thì chiều dài mắt rây là 2,0 mm; rây 180 thì chiều dài mắt rây là
0,18 mm.
3.7. Khuấy trộn
- Mục đích: tạo ra hỗn hợp đồng nhất: rắn/ rắn (bột, cốm..), rắn/mềm (khối ẩm, thuốc
mỡ,..), rắn/ lỏng (dung dịch, hỗn dịch,..), lỏng/ lỏng (nhũ tương,..)
- Các loại thiết bị:
+ PTN: cối – chày, cốc, máy khuấy từ, máy trộn khô, máy nhào hạt ướt, máy
khuấy cánh chân vịt, máy đồng nhất hóa tốc độ cao.
+ CN: máy trộn hình trụ, hình lập phương, hai chóp nón, trộn có vách ngăn,
trộn hình chữ V, Y
- Chú ý:
+ Phối hợp đồng lượng (tỉ lệ, tỉ trọng, KTTP,..)
+ Đảm bảo thời gian, tốc độ nghiền trộn
- Quy trình trộn đồng lượng (áp dụng khi lượng dược chất nhỏ hơn 1%)
+ Trộn đều dược chất với cùng một lượng tá dược có khối lượng ít nhất trong
các loại tá dược để được bột mẹ
+ Tiếp tục thêm một lượng tá dược bằng lượng bột mẹ vào tiếp tục trộn đều
+ Trộn tiếp cho đến hết theo cấp số nhân.
3.8. Làm khô
- Mục đích: làm cho chất cần làm khô đạt đến hàm ẩm quy định (<5%) để bảo quản
sản phẩm và làm cho sản phẩm có thể chất phù hợp, hay tạo thuận lợi cho quá trình
nghiền – xay làm nhỏ kích thước các dược liệu, bột, cốm, cao,..
- Các phương pháp:
7
+ Làm khô dùng khí khô
+ Làm khô nhờ nhiệt độ cao: sấy tĩnh, sấy động, phun sấy
+ Làm khô bằng sấy thăng hoa (đông khô): thường dùng trong bào chế thuốc
tiêm để tăng độ ổn định của dược chất kém chịu nhiệt (men, hormon, tinh dầu,..) tăng
độ tan và tốc độ hòa tan dược chất.
- Quy trình sấy hạt bằng tủ sấy tĩnh dùng khí nóng
+ Trải đều hạt cần sấy lên khay sấy
+ Đặt khay sấy vào tủ sấy tĩnh
+ Chỉnh nhiệt độ, thời gian phù hợp
+ Đem đo hàm ẩm của hạt sau khi sấy
3.9. Kỹ thuật tiệt khuẩn
- Mục đích: Để loại các vi sinh vật sống gây ô nhiễm nguyên liệu, chế phẩm hoặc
thiết bị. Trong bào chế thường dung trong các dạng thuốc yêu cầu vô khuẩn như dịch
truyền, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt,…
- Phương pháp
+ Dùng nhiệt khô: sấy, hơ lửa, đốt,…: tiệt trùng dụng cụ, chai lọ thủy tinh. Điều
kiện: 180oC/30 phút, 170 oC/1 giờ, 160 oC/2 giờ.
+ Dùng nhiệt ẩm: tiệt trùng thực phẩm (thuốc tiêm)
Luộc sôi hoặc dùng hơi nước
Dùng nồi hấp
Điều kiện: 121oC/15 phút, 110 oC/30 phút, 100 oC/1 giờ
+ Dùng phương pháp lọc:
Thường áp dụng với dược chất ít bền với nhiệt, với thuốc nhỏ mắt. Hay dùng
màng lọc (<0,22 mcm).
Chú ý: tránh ô nhiễm từ môi trường, thường không sử dụng thiết bị quá 1 ngày.
+ Dùng khí: ethylene oxyd.
3.10. Vệ sinh dụng cụ
- Yêu cầu:
Để đảm bảo độ chính xác của kết quả, trước khi tiến hành thí nghiệm, mọi dụng cụ
thủy tinh phải được rửa sạch. Để kiểm tra độ sạch của dụng cụ, khi đổ nước vào dụng
cụ và đổ ra, nếu dụng cụ sạch, sẽ không còn những giọt nước bám ở thành dụng cụ.
8
- Các phương pháp cơ học và lý học làm sạch dụng cụ:
+ Rửa bằng nước
Trường hợp chất bẩn tan trong nước, người ta có thể rửa dụng cụ bằng nước
nóng. Dùng cọ, bàn chải, chổi,… để chà các vết bẩn trên dụng cụ, sau cùng rửa lại
bằng nước nóng hoặc lạnh tùy trường hợp. Dùng chổi cần chú ý đừng để đáy chổi đập
vào đáy hay thành dụng cụ vì đáy chổi có thể làm thủng đáy, làm vỡ thành dụng cụ.
Dụng cụ đã rửa sạch bằng nước nóng phải tráng hai, ba lần bằng nước cất để
đuổi muối chứa trong nước máy.
Dụng cụ thủy tinh được coi là sạch nếu trên thành không tạo thành những giọt
nước riêng, nước còn lại dàn mỏng, đều. Nếu trên thành dụng cụ còn vết của muối hay
chất kết tủa nào, cọ dụng cụ bằng bàn chải hoặc chổi, sau cùng rửa lại bằng nước.
Không được vứt đổ vào chậu rửa dung dịch acid, baz đặc, hỗn hợp cromic,
những chất độc có mùi thối, natri kim loại, v.v… Nên pha loãng sơ bộ acid hay kiềm
đặc hoặc tốt hơn là trung hòa để tránh làm hỏng ống dẫn.
Đối với các chất bẩn là chất độc có mùi phải dùng các phương pháp thích hợp
để phá hủy hoặc khử độc trước khi cho vào chậu rửa. Trường hợp không có cách nào
phá hủy hay khử độc những hợp chất này thì có thể đổ chúng vào chậu rửa trong tủ
hotte.
+ Rửa bằng hơi.
+ Rửa bằng dung môi hữu cơ.
- Các phương pháp hóa học làm sạch dụng cụ:
+ Nước và bột giặt.
+ Hỗn hợp sulfocromic.
+ Hỗn hợp nitrocromic.
+ Dung dịch Kali permanganat.
+ Hỗn hợp acid clohydric và hydroperoxyd.
+ Dung dịch H2SO4 hay dung dịch kiềm.
- Làm khô dụng cụ:
+ Làm khô trên cọc gỗ, giá treo.
+ Làm khô trên bàn làm khô.
+ Sấy khô bằng không khí.
9
+ Sấy khô bằng cồn, ete.
+ Sấy khô trong bình hút ẩm.
+ Sấy khô bằng không khí nóng.
+ Sấy khô trong tủ sấy: Không nên úp ngược dụng cụ khi sấy. Sấy xong để
nguội trước khi sử dụng. Nhiệt độ sấy thường từ 80 – 100oC.
- Những điều cần lưu ý khi vệ sinh dụng cụ:
+ Dụng cụ luôn phải rửa thật sạch và tráng bằng nước cất.
+ Khi dùng chổi phải chú ý không chọc thủng vào đáy và thành dụng cụ.
+ Khi sấy khô dụng cụ tránh sao cho dụng cụ khỏi bị bẩn.
+ Phải tiết kiệm khi dùng các dung môi hữu cơ để rửa.
+ Khi rửa, tập trung các chất kết tủa và dung dịch hóa chất quý (vàng, bạc,
platin, thủy ngân,…) vào bình chứa riêng.
+ Không được đổ tràn lan hoặc đổ vào chậu rửa các dung dịch acid, kiềm đặc,
chất có mùi thối, chất độc, acid sulfocromic, natri kim loại.
+ Xác định loại chất bẩn trước khi chọn phương pháp rửa.
+ Khi rửa dụng cụ cần tuân thủ các quy tắc an toàn.
+ Cần phải hiểu rõ tính chất, kỹ thuật thao tác khi sử dụng các chất độc hoặc
nguy hiểm để rửa dụng cụ.
+ Phải cẩn thận khi sử dụng các dung dịch kiềm, acid đặc, hỗn hợp sulfocromic,
các chất oxi hóa.
+ Khi làm việc với dung môi hữu cơ, tránh hít các dung môi và cần lưu ý là các
dung môi này rất dễ cháy.
+ Có thể cơ giới hóa quá trình rửa dụng cụ.
+ Nên sử dụng chất rẻ tiền nhất để rửa chất bẩn.

10
Bài 3: Tinh chế nước bằng phương pháp cất
1. Mục tiêu học tập
- Sinh viên thao tác được với một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm Dược.
- Tinh chế được nước bằng phương pháp cất.
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của nước nguyên liệu và nước sau khi tính
chế.
2. Nội dung chuẩn bị bài
- Nước sử dụng trong thực hành dược.
- Nước sinh hoạt và nước tinh khiết, nước pha chế thuốc tiêm.
- Các phương pháp tinh chế nước.
- Các loại tạp có trong nước
- Tiêu chuẩn các loại nước trong dược điển.
Tài liệu tham khảo:
- Dược điển Việt Nam IV, V;
- Giáo trình Công nghệ Dược phẩm, NXB ĐHQGHN.
3. Nguyên vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị
3.1. Nguyên vật liệu
- Nước nguyên liệu đầu.
- Dung dịch bạc nitrat 0,05 M, dung dịch acid nitric loãng.
3.2. Thiết bị máy móc, dụng cụ
- Máy đo pH, điện thế.
- Bộ cất thủy tinh sinh hàn ngang, bình cầu 1000 ml.
- Ống nghiệm, pipet pasteur
4. Nội dung thực tập
Mỗi ca thực tập chia thành 8 nhóm: mỗi nhóm từ 2-3 sinh viên
4.1. Đánh giá nước nguyên liệu
Mỗi nhóm tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu của nước nguyên liệu:
- Hình thức: đánh giá bằng cảm quan
- pH: đánh giá bằng thiết bị máy đo pH
- Tạp Cl-: lấy khoảng 1-2 ml cho ống nghiệm, thêm 0,2 dung dịch acid nitric
loãng và 0,1 ml dung dịch bạc nitrat 2%.
11
- Điện thế: sử dụng máy đo điện thế
Quan sát, ghi kết quả, nhận xét, giải thích
4.2. Quá trình cất nước
Tiến hành lắp bộ dụng cụ cất gồm có các bộ phận sau:
- Bếp điện
- Bình cầu 1000 ml
- Cổ nối bình cầu với sinh hàn
- Sinh hàn, máy tuần hoàn nước lạnh
- Bình thu sản phẩm
Sau khi lắp đặt cẩn thận, chính xác, tỷ mỉ, kín. Tiến hành cho khoảng 500 ml
nước nguyên liệu vào bình cầu, lắp đặt kín như ban đầu, sau đó bật bếp điện, máy tuần
hoàn làm lạnh để thực hiện quá trình cất nước.
Chú ý: Bỏ 20 ml nước cất đầu để loại một số tạp có trong nước cất.
Sinh viên quan sát hiện tượng, nhận xét, giải thích.
4.3. Đánh giá nước cất
- Các nhóm tiến hành đánh giá nước cất thu được về các chỉ tiêu và thực hiện
tương tự như đánh giá nước nguyên liệu
- So sánh nước nguyên liệu và nước nguyên liệu sau khi cất về hình thức, pH, tạp
Cl-, điện thế.
5. Báo cáo kết quả
Mỗi sinh viên viết báo cáo thực tập
5.1. Thực nghiệm – kết quả
Kết quả
STT Thực nghiệm Phương pháp
Nước nguyên liệu Nước sau tinh chế

5.2. Nhận xét, bàn luận

12
Bài 4: Dung dịch, lọc dung dịch
1. Mục tiêu học tập
- Sinh viên thao tác được với một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm Dược.
- Pha chế được một số dung dịch bằng phương pháp thích hợp
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của dung dịch đã pha chế; lọc dung dịch.
2. Nội dung chuẩn bị bài
- NaCl, tính chất và ứng dụng trong ngành dược.
- HPMC, tính chất và ứng dụng trong ngành dược.
- Nồng độ phần trăm của dung dịch
- Độ nhớt và xác định độ nhớt dung dịch.
- pH của dung dịch.
- Dung dịch thật, dung dịch keo.
- Hòa tan và lọc dung dịch.
Tài liệu tham khảo:
- Dược điển Việt Nam IV, V;
- Giáo trình Công nghệ Dược phẩm, NXB ĐHQGHN
- Bộ Y tế, Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 1,2.
- Raymond C Rowe, Paul J Sheskey, Marian E Quinn (2009), Handbook of
Pharmaceutical Excipients, Sixth edition.
3. Nguyên vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị
3.1. Nguyên vật liệu
Nước cất, NaCl, HPMC, HPMC E6, HPMC E15.
3.2. Thiết bị máy móc, dụng cụ
- Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, bình định mức
- Phễu lọc và giấy lọc, máy lọc hút chân không
- Máy đo pH, máy đo độ nhớt
- Bếp điện, tủ lạnh
- Cân kỹ thuật
- Máy vortex
4. Nội dung thực tập
Mỗi ca thực tập chia làm 8 nhóm
13
4.1. Pha chế các dung dịch
- Pha chế 100 ml dung dịch NaCl 0,9%: Cân chính xác khoảng 0,9 g NaCl cho
vào bình định mức 100 ml, thêm khoảng 70 ml nước cất, lắc đều cho trên máy
vortex cho tan hoàn toàn, bổ sung nước vừa đủ đến vạch.
- Pha chế dung dịch 100 ml dung dịch HPMC 2% bằng hai phương pháp khác
nhau:
+ Phương pháp dùng nước nóng: Cân chính xác khoảng 2 g HPMC, phân tán
HPMC vào trong khoảng 20 ml nước nóng trong cốc có mỏ, chuẩn bị 1 cốc có
mỏ khác có chứa khoảng 70 ml nước lạnh, sau đó đổ cốc chứa nước lạnh vào
cốc có chứa nước nóng, khuấy đều cho HPMC trương nở hoàn toàn, bổ sung
nước vừa đủ 100 ml.
+ Phương pháp dùng nước lạnh: Cân chính xác khoảng 2g HPMC, ngâm trương
nở HPMC trong khoảng 80 ml nước lạnh trong cốc có chân đến khi trương nở
hòa toàn, bổ sung nước vừa đủ 100 ml.
Sinh viên quan sát hiện tượng, so sánh thời gian pha chế của phương pháp hòa
tan dùng nước nóng và nước lạnh, giải thích, cho biết dung dịch nào là dung dịch thật,
dung dịch nào là dung dịch keo.
4.2. Đánh giá các dung dịch đã pha chế
Tiến hành đánh giá các dung dịch về:
- Hình thức: Bằng cảm quan
- pH: Tiến hành trên máy đo pH
- Độ nhớt: Tiến hành trên thiết bị đo độ nhớt.
So sánh các dung dịch đã pha chế, nhận xét, giải thích
4.3. Lọc dung dịch
Lọc các dung dịch pha chế theo 2 phương pháp khác nhau:
- Lọc dưới áp suất thủy tĩnh: Lọc bằng giấy lọc qua phễu lọc.
- Lọc hút chân không: Lọc qua hệ thống bơm hút chân không.
Chú ý: ghi thời gian lọc
So sánh thời gian lọc của các dung dịch khác nhau và các phương pháp khác
nhau, nhận xét, giải thích.
4.4. Đánh giá dung dịch sau khi lọc
14
Tiến hành đánh giá các dung dịch sau khi lọc về các chỉ tiêu tương tự như dung
dịch đã pha chế.
5. Báo cáo kết quả
5.1. Thực nghiệm – kết quả
Kết quả
Phương
STT Thực nghiệm Nước cất Dung dịch Dung dịch
pháp
NaCl HPMC

5.2. So sánh tốc độ lọc của hai dung dịch, so sánh độ nhớt của hai dung dịch
5.3. Nhận xét, bàn luận

15
Bài 5: Dạng bột, trộn hỗn hợp
1. Mục tiêu học tập
- Sinh viên thao tác được với một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm Dược.
- Làm quen với các thao tác và dụng cụ làm việc với dạng bột.
- Pha chế được một hỗn hợp bột bằng phương pháp thích hợp
2. Nội dung chuẩn bị bài
- Paracetamol, tính chất và ứng dụng trong ngành dược.
- Lactose, cellulose vi tinh thể tính chất và ứng dụng trong ngành dược.
- Cân, sai số cân, rây, nghiền bột.
- Trộn hỗn hợp; pha dung dịch mẹ.
- Nguyên tắc trộn đồng lượng, cách xác định tỷ trọng thô, tỷ trọng biểu kiến.
- Độ trơn chảy là gì, ý nghĩa, các phương pháp xác định.
Tài liệu tham khảo:
- Dược điển Việt Nam IV, V;
- Giáo trình Công nghệ Dược phẩm, NXB ĐHQGHN.
- Bộ Y tế, Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 1,2.
- Raymond C Rowe, Paul J Sheskey, Marian E Quinn (2009), Handbook of
Pharmaceutical Excipients, Sixth edition.
3. Nguyên vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị
3.1. Nguyên vật liệu
Nước cất, paracetamol, đỏ erythrosine, lactose, cellulose vi tinh thể.
3.2. Thiết bị máy móc, dụng cụ
- Chày cối sứ; rây các loại; khay men; chai lọ đựng mẫu.
- Bình định mức các loại
- Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
- Cân kỹ thuật.
4. Nội dung thực tập
Ca thực tập chia làm 8 nhóm
4.1. Bào chế hỗn hợp bột

16
Công thức pha chế (mỗi nhóm làm 1/5 công thức).
STT Nguyên liệu Công thức
1 Paracetamol 10 g
2 Lactose 60 g
3 Cellulose vi tinh thể 30 g
4 Đỏ erythrosin 0,1 g

Quy trình bào chế:


- Chuẩn bị các nguyên liệu paracetamol, lactose, cellulose vi tinh thể, nghiền, rây
qua hết rây số 250.
- Cân các nguyên liệu theo công thức
- Pha chế dung dịch mẹ erythrosine: cân chính xác khoảng 0,5 g erythrosine, hòa
tan với nước cất trong bình định mức 25 ml, bổ sung nước cất vừa đủ.
- Trộn hỗn hợp bột gồm paracetamol, lactose, cellulose vi tinh thể bằng phương
pháp đồng lượng, thêm 1 ml dung dịch erythrosine trộn đều.
- Sấy hỗn hợp ở nhiệt độ khoảng 55-60oC trong 30 phút.
- Thu lấy sản phẩm, bảo quản trong túi zip.
4.2. Đánh giá bột bào chế được
- Xác định tỷ trọng thô: cân chính xác khối lượng bột được m (g), sau đó cho vào
ống đong để xác định thể tích được Vthô (ml). Tỷ trọng thô: dthô = m/Vthô (g/ml)
- Xác tỷ trọng biểu kiến: khối bột m (g) được cho vào thiết bị gõ ERWEKA, gõ
tới thể tích không đổi, đọc thể tích sau khi gõ Vgõ (ml). Tỷ trọng biểu kiến
dbiểukiến= m/Vgõ (g/ml)
- Xác định chỉ số nén Carr (C) và Chỉ số Hausner (HR):
C = (dbiểukiến - dthô) / dbiểukiến x 100.
HR= dbiểukiến / dthô

17
Mức độ trơn chảy C HR
Rất tốt < 10 1,00 – 1,11
Tốt 11 - 15 1,12 – 1,18
Khá 16 – 20 1,19 – 1,25
Chảy được 21 – 25 1,26 – 1,34
Kém 26 – 31 1,35 – 1,45
Rất kém 32 – 37 1,46 – 1,59
Rất, rất kém > 38 > 1,60

- Xác định độ trơn chảy của hỗn hợp bột trên thiết bị đo độ trơn chảy.
5. Báo cáo kết quả
5.1. Thực nghiệm – kết quả

STT Thực nghiệm Phương pháp Kết quả

5.2. So sánh các giá trị tỷ trọng của hỗn hợp


5.3. Nhận xét, bàn luận

18
Bài 6: Tạo hạt, pellet
1. Mục tiêu học tập
- Sinh viên thao tác được với một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm Dược.
- Làm quen với các thao tác và dụng cụ làm việc với dạng bột.
- Bào chế được hạt, pellet từ một hỗn hợp bột bằng phương pháp thích hợp.
2. Nội dung chuẩn bị bài
- So sánh dạng hạt và dạng bột; tính chất và ứng dụng trong ngành dược.
- Tinh bột và hồ tinh bột.
- Nhào trộn khối ẩm.
- Kỹ thuật tạo hạt,
- Pellet là gì, các phương pháp tạo pellet.
Tài liệu tham khảo:
- Dược điển Việt Nam IV, V;
- Giáo trình Công nghệ Dược phẩm, NXB ĐHQGHN.
- Bộ Y tế, Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 1,2.
- Raymond C Rowe, Paul J Sheskey, Marian E Quinn (2009), Handbook of
Pharmaceutical Excipients, Sixth edition.
3. Nguyên vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị
3.1. Nguyên vật liệu
Nước cất, tinh bột, sản phẩm của bài 4.
3.2. Thiết bị máy móc, dụng cụ
- Chày cối sứ; rây các loại; khay men; chai lọ đựng mẫu.
- Máy đùn tạo cầu.
- Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
- Tủ sấy.
- Cân kỹ thuật.
4. Nội dung thực tập
Bào chế pellet bằng phương pháp đùn, tạo cầu
- Pha chế 50 gam hồ tinh bột 10% (hồ 1-9): Lấy 5 gam tinh bột, phân tán trong
45 gam nước, đun nóng cho tới khi thu được hồ tinh bột trong suốt.

19
- Pha chế tạo khối ẩm của hỗn hợp bột của bài 4 với hồ tinh bột: Thêm từ từ hồ
tinh bột vào khối hỗn hợp bột, trộn đều tới hàm ẩm vừa đủ thu được khối bột
nhão.
- Ủ khối bột nhão trong khoảng 15 phút.
- Đùn khối bột nhão qua máy đùn
- Tạo cầu trên thiết bị tạo cầu.
- Sấy pellet ở 50oC đến khi độ ẩm <2%.
5. Báo cáo kết quả
5.1. Thực nghiệm – kết quả

STT Thực nghiệm Phương pháp Kết quả

5.2. Tính toán cân bằng nhiệt của quá trình nấu hồ tinh bột
5.3. Nhận xét, bàn luận

20
Bài 7: Bao pellet
1. Mục tiêu học tập
- Sinh viên thao tác được với một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm Dược.
- Bao pellet bằng phương pháp thích hợp
2. Nội dung chuẩn bị bài
- Các phương pháp bao trong nghành dược, ưu nhược điểm
- Các polyme trong bao film
- Công thức màng bao, cánh tính nguyên liệu cho quá trình bao.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bao
- Một số sự cố trong quá trình bao
Tài liệu tham khảo:
- Dược điển Việt Nam IV, V;
- Giáo trình Công nghệ Dược phẩm, NXB ĐHQGHN.
- Bộ Y tế, Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 1,2.
- Raymond C Rowe, Paul J Sheskey, Marian E Quinn (2009), Handbook of
Pharmaceutical Excipients, Sixth edition.
3. Nguyên vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị
3.1. Nguyên vật liệu
HPMC E6, Dibutyl phthalat, Talc, TiO2, Tween 80, ethanol, nước cất, sản phẩm của
bài 5.
3.2. Thiết bị máy móc, dụng cụ
- Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, rây các loại, chày cối sứ
- Thiết bị bao film, máy khuấy từ
- Cân kỹ thuật.
4. Nội dung thực tập
Bao bảo vệ pellet bằng phương pháp bao film
4.1. Pha hỗn dịch bao film

21
Công thức màng bao bảo vệ:
STT Nguyên liệu Lượng
1 HPMC E6 10 g
2 Dibutyl phthalat 3g
3 Talc 1g
4 TiO2 1g
5 Tween 80 1g
6 Ethanol 70% 200 ml

- Hòa tan HPMC E6, Dibutyl phthalat trong Ethanol 70% cho đến khi được dung
dịch polyme trong suốt.
- Nghiền mịn và rây talc, TiO2 qua rây 125, Cân trộn thành hỗn hợp bột kép.
- Nhào hỗn hợp bột kép với Tween 80.
- Phân tán từ từ khối nhão trên vào dung dịch polyme, khuấy cho đồng nhất trên
máy khuấy từ (2-3 giờ). Trước khi bao lọc dịch bao qua lưới 125.
4.2. Quá trình bao film
Tiến hành bao film trên thiết bị Caleva
- Cài đặt các thông số cho quá trình bao
+ Nhiệt độ nồi bao: 60 ± 2oC
+ Tốc độ gió: 50 %
+ Tốc độ phun dịch bao: 4 ml/phút
- Kiểm tra pellet (nhân bao) đạt yêu cầu, làm sạch, cân khoảng 30 g pellet rồi cho
vào máy bao, thổi gió nóng (khoảng 50oC) trong thời gian 5-10 phút.
- Tiến hành bao cho đến khi lớp vỏ bao đạt độ dày khoảng 3% so với viên nhân
thì dừng lại.
5. Báo cáo kết quả
5.1. Thực nghiệm – kết quả

STT Thực nghiệm Phương pháp Kết quả

5.2. Nhận xét, bàn luận

22
Bài 8: Đánh giá sản phẩm đã bào chế được
1. Mục tiêu học tập
- Sinh viên thao tác được với một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm Dược.
- Làm quen với các thao tác và dụng cụ làm việc với dạng lỏng và dạng rắn
- Các thao tác trong phân tích đánh giá sản phẩm
2. Nội dung chuẩn bị bài
- Định lượng NaCl bằng phương pháp đo bạc.
- Định lượng paracetamol bằng phương pháp đo quang.
- Xác định độ ẩm.
- Xác định tỷ trọng.
- Xác định độ trơn chảy
Tài liệu tham khảo:
- Dược điển Việt Nam IV, V;
- Giáo trình Công nghệ Dược phẩm, NXB ĐHQGHN.
- Bộ Y tế, Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 1,2.
- Raymond C Rowe, Paul J Sheskey, Marian E Quinn (2009), Handbook of
Pharmaceutical Excipients, Sixth edition.
3. Nguyên vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị
3.1. Nguyên vật liệu
- Sản phẩm của bài 4 và bài 7,
- Dung dịch chuẩn AgNO3, chỉ thị K2CrO4, paracetamol chuẩn.
3.2. Thiết bị máy móc, dụng cụ
- Cốc có mỏ, đũa thủy tinh, chày cối sứ;
- Buret
- Máy quang phổ UV-VIS.
- Bình định mức các loại
- Giấy lọc.
- Cân kỹ thuật, cân phân tích.
4. Nội dụng thực tập
Các nhóm đánh giá sản phẩm đã bào chế được
4.1. Xác định nồng độ phần trăm dung dịch NaCl
23
- Dung dịch thử: Lấy chính xác 10 ml dung dịch NaCl bằng pipet có bầu cho vào
bình nón 50 ml, thêm vài giọt chỉ thị K2CrO4.
- Đem đi chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3 0,05 N trên buret, lắc đều đến khi
xuất hiện kết tủa đỏ gạch thì dừng lại.
- Ghi lại thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng, tiến hành song song với mẫu trắng
là mẫu nước cất.
- Tính nồng độ phần trăm dung dịch NaCl
4.2. Đánh giá một số chỉ tiêu của pellet
- Xác định tỷ trọng, độ ẩm, độ trơn chảy của pellet paracetamol
- Xác định hàm lượng paracetamol trong pellet bằng phương pháp đo quang.
+ Mẫu thử: Nghiền nhỏ pellet paracetamol, cân chính xác 75 mg bột, hòa tan
trong khoảng 80 ml dung dịch NaOH 0,1M, chuyển toàn bộ dịch vào bình định
mức 100 ml, bổ sung bằng dung dịch NaOH 0,1M tới thể tích vừa đủ. Lọc dịch
qua màng lọc bỏ 20 ml dịch lọc đầu. Hút chính xác 10 ml dịch lọc cho vào bình
định mức 100 ml, bổ sung bằng dung dịch NaOH 0,1M tới thể tích vừa đủ được
dung dịch thử.
- Mẫu chuẩn: Cân chính xác 75 mg chuẩn paracetamol (hàm lượng 98,32 %),
hòa tan trong khoảng 80 ml dung dịch NaOH 0,1M, chuyển toàn bộ dịch vào
bình định mức 100 ml, bổ sung bằng dung dịch NaOH 0,1M tới thể tích vừa đủ
được dung dịch chuẩn gốc. Hút chính xác 1 ml dịch chuẩn gốc cho vào bình
định mức 100 ml, bổ sung bằng dung dịch NaOH 0,1M tới thể tích vừa đủ được
dung dịch chuẩn.
- Đo quang dung dịch thử và chuẩn ở bước sóng λ=257 nm, với mẫu trắng là
dung dịch NaOH 0,1M.
- Tính toán kết quả: hàm lượng paracetamol trong pellet.
5. Báo cáo kết quả
5.1. Thực nghiệm – kết quả

STT Thực nghiệm Phương pháp Kết quả

24
5.2. Tính toán thống kê các kết quả định lượng
5.3. Nhận xét, bàn luận

25
Bài 9-10: Ôn tập và kiểm tra cuối môn học
Ôn tập: Củng cố lại kiến thức đã được học.
Hình thức thi cuối kỳ: Trắc nghiệm và tự luận 60 phút.
Nội dung thi: Những kiến thức có liên quan tới các bài thực tập.
Lưu ý: Sinh viên chủ động ôn tập lại các kiến thức đã học.

26

You might also like