You are on page 1of 3

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỒ HỒ CHI MINH

------------------------------------

Khoa: Công Nghệ Thực Phẩm

BÀI BÁO CÁO:

THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT HỌC THỰC PHẨM

Họ và tên sinh viên: Trần Thủy Lan Anh Lớp: 13DHTP02

MSSV: 2005220110 Nhóm : 1

Buổi học, tiết: Thứ 4, Thuws 7 tiêt 7-12 Phòng G705

GVHD: Trần Thị Anh Thoa


Bài 1

BÀI 1. HOẠT HÓA VI SINH VẬT, KIỂM TRA GIỐNG VSV VÀ CHUẨN BỊ
MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI SINH VẬT

Yêu cầu viết báo cáo:

1. Cấy chuyền giống nấm men: nguyên tắc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, các
bước tiến hành, kết quả và giải thích

Nguyên tắc:Chuẩn bị môi trường nuôi cấy phù hợp với giống nấm men, chọn lọc
giống nấm men để cấy, phương pháp cấy chuyền được đảm bảo đúng cách, bảo
quản giống nấm men

Dụng cụ: Tủ sấy tiệt trùng 180oC, 30 phút

Thiết bị: Ống nghiệm, đĩa petri được sấy khô vô trùng và bao gói, ghi nhãn.

Hóa chẩt:Môi trường Hansen: 50g Đường glucose , 3g KH2PO4, 3g


MgSO4.7H2O, 10g Peptone, 20g Thạch (agar-agar), Chỉnh pH=6,0; Khử trùng
121 độ C, 1atm/15 phút.

Cách tiến hành: Điều chế Hansen, phân phối vào 5 ống nghiệm, bao gói, hấp tiệt
trùng, thực hiện thạch nghiêng. Sau khi môi trường thạch đông, thực hiện cấy
chuyền theo phương pháp cấy ziczac để đưa sinh khối nấm men vào môi trường
thạch nghiêng

2. Kiểm tra hình thái tế bào nấm men: nguyên tắc, thiết bị, dụng cụ, hóa
chất, các bước tiến hành, kết quả và giải thích kết quả

Nguyên tắc;

- Chuẩn bị các đĩa nuôi cấy bề mặt, sử dụng môi trường nuôi cấy chọn lọc qui định.
Tùy chọn vào số lượng khuẩn lạc dự kiến, sử dụng lượng xác định của mẫu hoặc các
dung dịch pha loãng
-Đếm các khuẩn lạc/các chồi, khẳng định việc nhận dạng các khuẩn lạc nghi ngờ bằng
kính phóng đại hoặc kính hiển vi (để phân biệt các khuẩn lạc của nấm men với các
khuẩn lạc của vi khuẩn), nếu cần.
- Số lượng nấm men và nấm mốc trong một gam hoặc một mililit mẫu được tính từ số
lượng khuẩn lạc/chồi/mầm thu được trên các đĩa đã chọn ở các mức pha loãng tạo ra
các khuẩn lạc có thể đếm được. Nấm men và nấm mốc được đếm riêng, nếu cần.

Dụng cụ: Giấy lau kính, lamen, lam kính

Thiết bị: Kính hiển vi quang học


Các bước tiến hành:

-Bước 1; Pha loãng 3 mẫu nấm men với dung dịch nước cất

- Bước 2: Nhỏ giọt giống nấm men với 1 lượng nhỏ lên phiến kính đã được lau sạch
bằng giấy kính

- Bước 3: Đậy lamen lên lame kính nghiêng một góc 45 o rồi hạ từ từ sao cho không
xuất hiện bọt khí bên dưới lamen.

-Bước 4: Đật mẫu càn quan sát lên bàn mẫu, điều chỉnh kính hiển vi quang học để
quan sát mẫu, quan sát ở vật kính 40x, điều chỉnh ốc chỉnh thô để nâng vật mẫu chạm
vật kính rồi đặt mắt quan sát. Sau đó điều chỉnh ốc chỉnh tinh dể xem rõ ảnh của mẫu
cần quan sát.

Kết quả:

Mẫu 1: Tế bào nấm men đã chết

Mẫu 2: Tế bào nấm men còn sống

Mẫu 3: Tế bào nấm men nảy chồi và bị nhiễm

Giải thích:

Mẫu 1; Do mẫu nấm men đã qua thời hạn bảo quan quá lâu dẫn đến hoạt lực giảm và
khi quan sát mẫu nấm men đã quan sát với thời gian quá dài làm mẫu nấm men bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố môi trường.

Mẫu 2: Do mẫu vẫn còn trong thười hạn bảo quản tốt nên vẫn còn phát triển tốt và mật
độ nấm men khi quan sát cao. Đảm bảo tốt về mặt thời gian khi quan sát mẫu, không
quá lâu làm tế bào nấm men bị chết.

Mẫu 3: Điều kiện môi trường thuận lợi đẩy nhanh quá trình sinh sản và phát triển tốt
của tế bào nấm men đẫn đến sự nảy chồi.

You might also like