You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY

BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

BÁC SĨ NỘI TRÚ KHÓA 39


CHUYÊN NGÀNH HÓA SINH

Hà Nội – 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban
giám đốc bệnh viện, các thầy, cô giáo Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức chuyên môn, hết lòng giúp đỡ trong thời
gian học tập tại trường.
Đồng thời em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Bộ môn Hóa
Sinh – Trường Đại học Y Hà Nội đã dạy và hướng dẫn cho em những kiến thức
thực tế lâm sàng.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, anh chị phòng xét
nghiệm đã tạo điều kiện và cho phép em học tập tại đây.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2017

Nội trú

NGUYỄN THỊ THÙY


BÁO CÁO THỰC TẬP

Với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt khoa học y
học, nhiều kỹ thuật xét nghiệm, phân tích thành phần các chất trong cơ thể như:
xét nghiệm huyết học, sinh hóa (bao gồm máu, dịch tiết, nước tiểu, dịch não
tủy), vi sinh cho kết quả nhanh, chính xác và đặc biệt đây là cơ sở quan trọng
cùng với các triệu chứng lâm sàng giúp cho các bác sĩ chẩn đoán chính xác và
điều trị có hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả xét nghiệm cũng phù hợp với
tình trạng bệnh (có nghĩa là có thể tình trạng dương tính giả, âm tính giả, hoặc
sai lệch so với giá trị thực). Điều đó có thể do nhiều yếu tố tác động và làm ảnh
hưởng đến kết quả xét nghiệm như: bệnh nhân - thầy thuốc - thủ thuật cận lâm
sàng.
Từ sơ đồ hoạt động của các phòng thí nghiệm chúng ta đều nhận thấy
rằng kết quả xét nghiệm của bệnh nhân kể từ khi lấy mẫu cho đến khi ra kết
quả có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến. Quá trình này được chia thành 3 giai
đoạn như sau:
- Giai đoạn trước xét nghiệm (Fre-Testing)
- Giai đoạn trong xét nghiệm (Testing)
- Giai đoạn sau xét nghiệm (Post-Testing)
Theo tác giả và cộng sự của bài báo A Review Article of the Reduce Errors
in Medical Laboratories đăng trên tạp chí Global Journal Health Science tháng
6 năm 2014, sai số trong giai đoạn trước xét nghiệm vào khoảng 46- 48.2%, sai
số trong xét nghiệm là 7-13% và sai số sau xét nghiệm là 18.5%- 47%.
Trong bài báo cáo của em tập trung vào giai đoan xét nghiệm cụ thể là vận
hành hoạt động của máy Cobas C8000 tại khoa xét nghiệm A5 bệnh viện Đại
học Y Hà Nội.
Giai đoạn xét nghiệm (Testing)
Đây là giai đoạn tác động trực tiếp đến kết quả. Giai đoạn này gồm 2 phần
là xét nghiệm và kiểm soát chất lượng. Hai quá trình này luôn luôn được làm
song song với nhau. Xét nghiệm chính là việc sử dụng các thuốc thử với phương
pháp đã xây dựng trên các trang thiết bị để cho ra kết quả. Tuy nhiên muốn biết
được kết quả này đúng hay sai phải cần có quá trình kiểm soát chất lượng.
Quá trình xét nghiệm.
Phòng xét nghiệm phải xây dựng quy trình xét nghiệm và thực hiện tuân
thủ đúng theo quy trình đã xây dựng. Quy trình xét nghiệm phải được xác định
giá trị sử dụng. Các cán bộ thực hiện xét nghiệm phải được đào tạo đúng chuyên
ngành. Phải hiểu, nắm chắc và thực hiện thành thạo các quy trình xét nghiệm
này. Cán bộ xét nghiệm phải tuyệt đối tuân thủ quy trình xét nghiệm đã được
ban hành. Không được tự ý thay đổi, thêm bớt các bước. Không được thay đổi
lượng hóa chất, bệnh phẩm đã được quy định trong quy trình.
Quá trình kiểm soát chất lượng.
Quá trình kiểm soát chất lượng phải làm thường xuyên và liên tục. Quá
trình này được thực hiện bằng các biện pháp như sử dụng mẫu kiểm tra chất
lượng (QC), thực hiện so sánh liên phòng (ngoại kiểm) hoặc so sánh với phòng
xét nghiệm tham chiếu. Trong đó đặc biệt chú ý tới mẫu QC. Việc QC phải
được thực hiện hàng ngày và kết quả mẫu QC không được vi phạm các quy tắc.
Phải đẩm bảo nguyên tắc không được trả kết quả cho bệnh nhân nếu kết quả
QC không phù hợp.
A. Thông tin hệ thống xét nghiệm Cobas 8000
Roche được sáng lập tại Basel (Thụy Sỹ) vào năm 1896, hoạt động trên 2
mảng là dược phẩm và chẩn đoán (Roche pharmaceuticals và Roche
Diagnostics).
Hệ thống máy Cobas 8000 là hệ thống đạt chuẩn cao vì các ưu điểm sau:
- Thời gian thực hiện các xét nghiệm được rút ngắn thông qua sự hợp
nhất hệ thống sinh hóa và miễn dịch giúp trả kết quả xét nghiệm nhanh chóng.
- Thuốc thử chất lượng cao, khả năng phát hiện cục máu đông, chỉ số
huyết thanh chuyên biệt cho từng xét nghiệm.
- Kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang điện tập hợp các tiêu chuẩn
cao cho quá trình phân tích và rút ngắn thời gian cho kết quả.
- Khả năng quản lý dữ liệu tốt, có thể tìm kiếm toàn bộ các qui trình làm
việc của khu vực nội tại, lưu dữ liệu và tìm kết quả của bệnh nhân giúp nâng
cao tiêu chuẩn của một phòng xét nghiệm cao cấp.
Tại khoa xét nghiệm A5 bệnh viện trường đại học Y Hà Nội, hệ thống
Cobas 8000 gồm: Máy Cobas 8000 gồm có:
- Bộ Quản lí
- Bộ Core
- Mô đun ISE
- Mô đun c502
- Mô đun c702
- Mô đun e602
I. Phần mềm quản lí dữ liệu
HIS ˂=˃ LIS ˂=˃ DM, Instrument
Trong đó:
HIS là hệ thống thông tin bệnh viện
DM là quản lí dữ liệu
LIS là hệ thống thông tin phòng xét nghiệm
Instrument là máy xét nghiệm
Chức năng của từng thành phần:
- HIS là hệ thống trung tâm dữ liệu của bệnh nhân và gửi chúng tới LIS.
- LIS thực hiện lệnh và xử lí kết quả. Nó gửi lệnh xét nghiệm mẫu bệnh
tới Cobas 8000 và nhận lại các kết quả liên quan, sau khi được đánh giá kết
quả, sẽ được gửi tới hệ thống in kết quả.
- DM nhận lệnh từ LIS. Nó kiểm sóat kết quả chạy mẫu phẩm và mẫu
chứng trên máy.
II. Bộ Core
Đọc mã vạch của giá và ống mẫu
Chỉ được cho bệnh phẩm vào khi đèn sáng. Nếu đèn tối mà khi cho mẫu
vào cần gạt mẫu chạm phải sẽ gây dừng máy ngay lập tức.
Cổng nạp mẫu khẩn: mọi lọai giá đều được nạp với ưu tiên cao hơn so
với giá ở khu nạp. Tuy nhiên, mẫu trên giá mẫu khẩn sẽ được hút và được xử
lí trước các mẫu trên giá ở khu nạp.
III. Mô đun ISE
Mô đun gồm 1 bộ đo ISE. Mỗi bộ có thể xử lí đến 900 xét nghiệm/giờ
(300 mẫu mỗi giờ).
Mô đun bao gồm các thành phần chính :
- Hệ thống hút mẫu
- Hệ thống đo
- Hệ thống thuốc thử
- Điện cực
+ Bao gồm 3 điện cực đo (Na, K, Cl) và điện cực tham chiếu.
+ Sự chênh lệch điện thế giữa điện cực tham chiếu và điện cực đo
chọn lọc cho biết nồng độ của ion đo.
IV. Mô đun c 502 và Mô đun C 702
Đây là 2 mô đun thực hiện xét nghiệm các phản ứng dựa trên phương pháp
so màu hoặc đo độ đục.
Mô đun C502 có công suất 600 xét nghiệm/giờ
Mô đun C702 có công suất: 2000 test/giờ
Mỗi mô đun gồm :
- Hệ thống phân phối mẫu
- Hệ thống thuốc thử
- Hệ thống bao gồm 1 khoang lạnh (được giữ ở 5-12 °C) có thể chứa tới
60 hộp thuốc thử và 1 bộ phân phối thuốc thử gồm 2 trạm rửa bên trong và
ngòai của kim thuốc thử
- Hệ thống khay phản ứng
Hệ thống bao gồm khay phản ứng được ngâm trong buồng ủ, 3 bộ trộn
siêu âm, hệ thống đo quang học, và 1 trạm rửa cu vét.
Việc đóng và mở khoang hòan tòan do máy kiểm sóat. Không được mở
thử cổng nắp khoang.
- Đĩa phản ứng
Đĩa phản ứng mang 160 cu vét nhựa sử dụng lại được nằm trong buồng
ủ được giữ ở 37 °C bằng hệ thống nước.
- Nạp hóa chất trên 2 Mô đun này được nạp tự động mà không cần phải
dừng máy.
- Lưu ý ống đựng mẫu:
- Với các ống đựng mẫu của bệnh nhân thì thể tích chết là 1ml, với các
ống đựng mẫu QC thì thể tích chết là 100μL. Do vậy cần tính toán đủ mẫu cho
mỗi lần chạy.
- Các khoang chứa thuốc thử vẫn giữ nhiệt độ từ 5 đến 15 °C dù máy có
tắt.
Các xét nghiện thực hiện trên Modul sinh hoá: gồm các xét nghiệm hoá
sinh thông thường, Transferin, CK-MB, CRP, RF, MAU.
V. Mô đun e 602
E 602 là máy miễn dịch hòan tòan tự động
Nguyên lý xét nghiệm: miễn dịch điện hóa phát quang.
Công suất: 170 test/giờ
Điểm khác biệt giữa hệ thống miễn dịch E 602 với hệ thống máy sinh hóa
C502 và C 702 gồm:
+ Mỗi phản ứng sử dụng một cuvert đo và một đầu côn hút mẫu.
+ Không có hệ thống nạp thuốc thử tự động do vậy khi nạp hóa chất và
dụng cụ cần thiết như cuvert, đầu côn, đặc biệt là thùng rác cho Mô đun cần
phải dừng máy hoặc mask mô đun C602 lại.
+ Hộp thuốc thử: gổm 3 lọ liền nhau:
Nắp trong: chứa vi hạt phủ Streptavidin.
Nắp xám: Kháng thể đơn dòng có đánh dấu biotin.
Nắp đen: Kháng thể đơn dòng đánh dấu phức hợp ruthenium.
+ Điều kiện bảo quản:
Sau khi mở nắp ở 20C- 80C: 12 tuần (3 tháng)
Trong khi đó để trên máy E602 : chỉ được 4 tuần.
Do vậy khi máy không hoạt động cần phải bỏ hóa chất và bảo quản
trong ngăn mát (20C- 80C).
B. Những lưu ý khi sử dụng máy.
1. Khởi động máy và kiểm tra hàng ngày
Khởi động máy bao gồm :
1. Bật máy
2. Bảo dưỡng đầu ngày.
3. Kiểm tra máy bằng mắt sau khi bật máy
4. Kiểm tra xem có báo động về máy
Có 2 cách khởi động máy đầu ngày là tự động và thủ công.
Máy khởi động tự động theo giờ đã được định trước.
Khởi động máy thủ công tức là khi nào có người khởi động máy mới bật.
Ở phòng xét nghiệm A5 chọn cách khởi động thủ công vì cuối tuần không
làm việc.
Việc bảo dưỡng đầu ngày của máy rất quan trọng, máy sẽ thay nước buồng
ủ, do lại cuvet và rửa toàn bộ kim hút mẫu cũng như kim hút bệnh phẩm. Nếu
bỏ qua bước này máy có thể bảo lỗi hoặc chạy kết quả QC bị out.
Kiểm tra báo động về máy
Nếu có báo động, phím Alarm sẽ nhấp nháy. Màu của phím chỉ dẫn cho
mức độ báo động:
+ Vàng chỉ dẫn cho mức độ cảnh báo; việc chạy máy vẫn có thể tiếp tục.
+ Đỏ chỉ dẫn cho mức độ ngừng máy; máy sẽ ngưng trên mô đun liên quan
hay ngưng cả máy
Trước khi chạy mẫu, cần kiểm tra thể tích còn lại của thuốc thử, dung dịch
pha lõang, hóa chất rửa, để bổ sung đủ cho ngày làm việc của tất cả các Mô
đun.
Chú ý nếu nhấn phím Stop sẽ làm ngưng hoạt động của các mô đun. Kết
quả đang được xử lí có thể bị mất. Mẫu bị hút, phân phối sẽ bị mất. Do vậy
tránh dùng lệnh đó trừ khi các kết quả xét nghiệm đã ra hết.
Nếu mọi việc đều ổn thì tiên hành kiểm tra chất lượng nội kiểm.
2. Kiểm tra chất lượng nội kiểm hàng ngày:
- Với xét nghiệm hóa sinh ngày nào cũng kiểm tra chất lượng đầu ngày
vào 6h30.
- Với các xét nghiệm sử dụng phương pháp miễn dịch do chi phí giá thành
cao nên chỉ QC 2 lần/ tuần ( Thứ 3 và thứ 5). Tuy nhiên với các xét nghiệm
liên quan đến chuẩn đoán hay gặp trên lâm sàng như TSH, FT4, T3 thì nên
làm hằng ngày là tốt nhất.
- Bước 1: Chuẩn bị mẫu QC
+ Mẫu nội kiểm là vật liệu được sử dụng để phân tích các thông số trong
nội kiểm tra chất lượng. Mẫu nội kiểm hay còn gọi là mẫu huyết thanh kiểm tra
hay mẫu QC (Quanlity control). Mẫu có các đặc tính tương tự như bệnh phẩm.
Mẫu nội kiểm (QC) thường có nguồn gốc từ huyết thanh người và có cho thêm
chất bảo quản cũng như chất ổn định. Mẫu nội kiểm (QC) trong xét nghiệm
định lượng sẽ biết trước nồng độ (thường là khoảng nồng độ). Mẫu nội kiểm
(QC) thường có 3 mức nồng độ: Mức nồng độ trong khoảng giá trị bình thường,
mức nồng độ cao và mức nồng độ thấp hơn giá trị bình thường. Mẫu nội kiểm
(QC) có thể tự sản xuất hoặc mua thương mại.
+ Mẫu nội kiểm (QC) mua thương mại hiện nay thường ở 2 dạng là dạng
dung dịch lỏng và dạng đông khô. Với dạng lỏng có thể dùng ngay còn dạng
đông khô cần hoàn nguyên trước khi sử dụng. Khi chuẩn bị mẫu nội kiểm (QC)
cần lưu ý các điểm sau:
+ Tìm số Lô của nhà sản xuất: Đây là lưu ý đầu tiên khi mở nắp một lô
vật liệu nội kiểm (QC) mới. Với mỗi lô vật liệu khác nhau sẽ có khoảng giá trị
khác nhau. Về cách pha, bảo quản có thể vẫn như nhau nhưng hạn dùng và giá
trị ấn định sẽ khác nhau. Sau đó cần down dữ liệu của lô vào các hệ thống máy
để xây dựng biểu đồ Levey-Jennings cho phù hợp.
+ Trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản có thể mẫu sẽ không nằm
ở phía đáy lọ mà nằm trên nắp lọ, khi đó nếu mở nắp rất dễ làm mất mẫu Vì
vậy cần đảm bảo toàn bộ mẫu phải nằm phía đáy lọ trước khi mở mẫu. Với mẫu
dạng lỏng (như QC của HbA1c, PUC, bộ QC của các virus…) phải để lọ thẳng
đứng trong nhiệt độ phòng để mẫu tự chảy xuống hoặc vẩy nhẹ. Với mẫu dạng
đông khô bạn có thể để lọ thẳng đứng gọ nhẹ vào đáy hoặc nắp lọ để mẫu rơi
hết xuống đáy.
+ Khi mở nắp mẫu (thường là nút cao su) bạn nên mở một cách nhẹ
nhàng. Nếu bạn mở nhanh quá hoặc mạnh quá mẫu sẽ bị bắn ra ngoài (với mẫu
lỏng) hoặc các chất bột sẽ văng ra ngoài do áp lực thay đổi đột ngột. Với mẫu
dạng lỏng thì sự ảnh hưởng do mất mẫu là không quá lớn do nồng độ mẫu gần
như là đồng đều nên có mất thì cũng chỉ làm mất lượng mẫu mà không thay đổi
nồng độ vật liệu QC. Nhưng với mẫu dạng bột đông khô mất mẫu đồng nghĩa
nồng độ chất QC sẽ giảm trong cả lọ. Sau khi mở nắp, nắp cần được ngửa lên
và đặt trên một dụng cụ sạch vì có thể một lượng nhỏ vật liệu QC vẫn bám trên
nắp, sau này ta sẽ lắp lại để trộn đều.
+ Với các mẫu dạng đông khô ta cần phải hoàn nguyên trước khi sử dụng.
Dung môi để hoàn nguyên có thể là nước cất hoặc dung dịch đi kèm. Nếu là
nước cất bạn cần dùng nước cất tiêm hoặc nhất nhất là nước cất 2 lần để hoàn
nguyên. Không dùng nước cất 1 lần hoặc nước RO để hoàn nguyên vì không
tinh khiết và dễ nhiễm khuẩn gây hỏng mẫu. Lượng nước cất hoặc dung dịch
hoàn nguyên tùy thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất, không được pha đặc hơn
hoặc loãng hơn. Để hút nước cất hoặc dung dịch hoàn nguyên phải dùng pipet
có độ chính xác cao đồng thời đảm bảo số lần hút là ít nhất. Tốt nhất ta nên
dùng các pipet bầu bằng thủy tinh loại A với đúng lượng thể tích cần pha để
hút 1 lần. Do pipet này có độ sai số rất nhỏ nên phù hợp nhất. Khi thả nước
hoặc dung dịch vào lọ nên chạm nhẹ vào thành của lọ, tránh chạm trực tiếp vào
mẫu.
+ Sau khi hoàn nguyên mẫu đông khô, tiến hành trộn đầu mẫu bằng cách
lăn mẫu nhẹ trong lòng bàn tay khoảng 2-3 phút sau đó để yên 10 phút rồi lại
lăn mẫu lần 2 tương tự cho đến khi thấy dung dịch đồng nhất. Bạn có thể
nghiêng nhẹ dể dung dịch chạm nắp kéo toàn bộ các bột còn bám trên nắp
xuống.
+ Mặc dù mẫu đã trộn đều nhưng mẫu cần được ổn định trở lại trước khi
phân tích. Tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc loại vật liệu QC mà thời gian
chờ ổn định khác nhau, nhưng thông thường khoảng 30 phút. Để ổn định mẫu
chỉ cần để yên ở nhiệt độ phòng (chú ý tránh nơi có nguồn nhiệt cao hoặc ánh
sáng chiếu trực tiếp). Sau 30 phút lắc thật nhẹ nhàng một vài lần trước khi phân
tích trên máy.
+ Thường đối với các mẫu QC đã được chia nhỏ trong các ống Eppendorf
1,5 ml cần ghi loại vật liệu QC, số Lô, ngày pha, ngày hết hạn và người pha.
Các mẫu này sẽ được lưu trữ ở bảo quản ở tủ -200C. Mỗi lần dùng bạn lấy 1
ổng nhỏ ra và chỉ dùng 1 lần sau khi đã rã đông.
- Với các mẫu QC đã pha từ trước và để đông đá trước khi phân tích bạn
cần để tan đông ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 1h, sau đó bạn trộn đều mẫu như
trên trước khi đem phân tích.
- Lấy các mẫu QC theo lịch đã phân công hàng ngày.
- Sau khi mẫu dã đông hoàn toàn cần phải trộn đều. Đối với mẫu hóa sinh:
PCC1, PCC2 dùng chạy cho các xét nghiệm LDL-c, CRPhs, CK-MB, còn lại
mẫu R2, R3dùng để kiểm tra cho các xét nghiệm sinh hóa còn lại cần phải trộn
cả các giọt nước bốc hơi trên thành ống để đảm bảo nồng độ mẫu chính xác
nhất. Với các mẫu QC miễn dịch gồm 2 loại là : TM1, TM2 và U1, U2. Thường
QC miễn dịch nên cạy cả 3 mức QC, tuy nhiên để tiết kiệm chi phí có thể chạy
mức bình thường và mức cao.
TM: sử dụng QC cho các xét nghiệm là dấu ấn chỉ điểm ung thư
U: sử dụng cho các xét nghiệm về hormone sản và tuyến giáp.
Các mẫu HbA1c, HbsAg, Anti-HCV, PUC, RF sẽ bảo quản ngăn mát (2-
80C) đến lịch QC sẽ hút khoảng 150 microlit cho mỗi mức.
- Sau 20 lần chạy QC tại phòng xét nghiệm, sẽ tính được Mean thực của
phòng xét nghiệm, sau đó tính lại dải của giá trị QC cho riêng phòng xét nghiệm
của mình.
+ Bước 2: Chọn các test QC trên máy.
Trong thời gian đợi mẫu dã đông ta nên chọn các test QC trên máy để tiết
kiêm thời gian. Đối với các xét nghiệm nhỏ hơn 10 test thì không QC, tuy nhiên
với các trường hợp này thường sẽ có sai số do hóa chất còn lại ít, thời gian để
lâu, kết quả có thể sai lệch. Do vậy trong quá trình chạy nên ưu tiên cho máy
sắp hết hóa chất vừa đảm bảo thời gian chạy và tiết kiệm được test QC hoặc có
thể chỉ QC ở 1 nồng độ.
Chọn QC > Status.
Từ danh sách mô đun, chọn mô đun cần chạy mẫu chứng.
Nếu cần chạy mẫu QC thường quy, thì chọn Routine QC Assign để tất
cảc các xét nghiệm đang hiện hữu trên máy được chọn.
Nếu cần chạy mẫu chứng riêng lẻ, thì chọn mô đun, chọn xét nghiệm và
mẫu chứng.
Có thể chọn nhiều xét nghiệm và nhiều mẫu chứng.
Chọn Save để yêu cầu chạy mẫu chứng.
Đưa mẫu chứng vào máy theo chỉ dẫn của danh sách mẫu chứng và khởi
động chạy mẫu.
Yêu cầu chạy mẫu chứng cho các thuốc thử đang ở chế độ chờ
Chọn QC > Status.
Chọn Stand By Bottle QC để hiển thị cửa sổ Stand By Bottle QC.
Chọn mô đun, chọn xét nghiệm và mẫu chứng.Có thể chọn nhiều xét
nghiệm và nhiều mẫu chứng.
Dấu chọn xuất hiện ở cột Select.
Chọn OK để yêu cầu chạy những mẫu chứng đã được chọn.
Đưa mẫu chứng vô máy theo chỉ dẫn của danh sách mẫu chuẩn cần đưa
vô máy và danh sách mẫu chứng cần đưa vô máy và khởi động chạy mẫu.
 Lưu ý khi lắp hóa chất ở các Mô đun khác nhau thì cần QC ở tất cả mô đun,
cũng như trên máy E 602 cần phải QC ở 2 điện cực, để đảm bảo cả 2 điện
cực đo đều tốt.
+ Bước 3: Xử lý kết quả QC

• Xử lý ngay lập tức


Nếu QC lần 1 mà các xét nghiệm đạt trong khoảng -2 SD đến +2 SD thì
kết quả QC được chấp nhận riêng với các xét nghiệm canxi, điện giải đồ và
creatinine nếu kết quả lệch về giới hạn trên nhiều thì cũng nên calib lại sau đó
chạy QC do thường ảnh hưởng nhiều với các kết quả của bệnh nhân, còn nếu
ngoài dải sẽ có 2 hướng giải quyết:
+ Nếu chỉ có 1 nồng độ bị Out thì lấy mẫu QC mới chạy lại tại nồng độ
bị out đó. Có thể đó là sai số ngẫu nhiên trong thao tác của người làm như: chưa
để mẫu rã đông hết, trộn mẫu không đều hoặc có thể dùng đầu côn không thay
gây nhiễm chéo nồng độ của mẫu. Sau đó kiểm tra lại kết quả nếu vào trong dải
thì bắt đầu chạy mẫu bệnh nhân.
+ Nếu cả 2, 3 mức QC đều out, thì sai số hệ thống có thể QC bị hỏng
hoặc Calib hết hạn hoặc máy phân tích có vấn đề. Khi đó cần kiểm tra lại hạn
QC, kết quả QC của những ngày trước sau đó, sau đó calib lại và chạy lại mẫu
QC khác. Nếu vẫn Out chứng tỏ bộ phận phân tích có vấn đề, cần gọi kỹ sư để
kiểm tra.
+ Sau khi có kết quả QC cần gửi lại cho người có trách nhiệm quản lý,
đặc biệt là người ký kết quả xét nghiệm được biết và bắt đầu trả kết quả bệnh
nhân.
• Xử lý kết quả QC hệ thống
+ Với kết quả QC hàng ngày cần nhập vào máy tình và vẽ biểu đồ Levey
Jennings để theo dõi.
- Thực hiện xét nghiệm ngoại kiểm: Các mẫu ngoại kiểm được thực hiện
1 tháng 1 lần.
3. Thực hiện các xét nghiệm bệnh nhân
- Đa số các xét nghiệm đã được nhận lệnh từ mạng His nên sẽ được quét
code và chạy tự động.
- Với các mẫu đã chạy bên máy siemen để tránh các test đã được làm,
chúng ta cần order bằng tay.
- Các bước chạy máy:
+ Bước 1: xếp mẫu bệnh phẩm vào các giá qui định và chọn chế độ tự
động hoặc chạy bằng tay ( riêng chế độ chạy bằng tay cần thêm số 0 đằng trước
mỗi code và số 5 đằng trước số rack).
• Có 3 loại rack chạy bệnh phẩm: Nước tiểu, HbA1C, huyết tương hoặc
huyết thanh đã được kí hiệu.
+ Bước 2: Kiểm tra mẫu đã quét được code và nhận được lệnh các
nghiệm cần làm chưa bằng cách chọn các mẫu đã chạy khi đã hiện trạng thái P
hoặc các Mô đun phân tích là mẫu đã được hút.
Nếu mẫu báo không đọc được barcode thì sẽ cần kiểm tra lại code và
cài số code bằng tay.
+ Bước 3: Kiểm tra mẫu đã hút được không
Với những mẫu có cục huyết khối, lượng mẫu quá ít hoặc trong mẫu
có bọt thì mẫu sẽ không được hút, máy thường báo lỗi Sampl B, C. Khi đó cần
kiểm tra lại mẫu và xử lý nguyên nhân, có thể hút mẫu hoặc lý tâm lại.
+ Bước 4: Kiểm tra kết quả xét nghiệm:
- Với các kết quả hóa sinh và một số xét nghiệm miễn dịch như Beta HCG
nếu lớn hơn giới hạn của máy cần phải pha loãng. Có 2 chế độ hòa loãng bằng
tay và bằng máy:
Hòa loãng bằng máy có kết quả chính xác hơn và kết quả sẽ được nhân
lên tự động. Tuy nhiên cần có dung dịch pha loãng ở trong máy.(Thường là các
xét nghiệm sinh hóa).
Nếu không có dung dịch hòa lõang trong máy cần hòa loãng bằng tay.
Sau khi có kết quả cần nhân với tỷ lệ và nhập kết quả cuối cùng vào trong máy
(thường với các xét nghiệm miễn dịch).
- Với các xét nghiệm định lượng protein niệu cần kiểm tra kết quả định
tính trước khi cho chạy trên máy.
Nếu protein âm tính thì không cần làm xét nghiệm protein niệu, nhập kết
quả 0.0
Nếu kết quả trên 1 g/l thì cần hòa loãng bằng máy trước khi chạy.
Còn xét nghiệm microalbumin thì định lượng luôn mà không cần kiểm tra
kết quả định tính.
4. Kiểm tra hóa chất, vật tư cuối buổi
- Cần ghi chép cẩn thận số test còn lại trên mỗi Modul sau mỗi buổi làm
việc hàng ngày để có kế hoạch dự trù, lĩnh hóa chất bổ sung cho ngày làm việc
hôm sau.
- Tháo bỏ những hộp đã hết và ghi rõ ngày hết.
- Thay hộp đựng rác trên C602 và nắp thêm đầu côn, cuvert mới cho máy.
- Bổ sung dung dịch rửa cho các Mô đun.
- Kiểm tra lõi lọc nước cung cấp nước cho hệ thống Cobas, nếu lõi lọc bẩn
cần thay lõi lọc. Theo dõi độ dẫn điện của máy, nếu trên 10 là cần kiểm tra
nguồn nước.
- Hệ thống nước đầu vào rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến các xét
nghiệm canxi, creatinine và sắt.
5. Chuẩn thuốc thử, lô QC mới
Khi lắp hóa chất mới lên cần so sánh giữa lô mới và lô cũ. Nếu lô mới thì
ta cần phải calib lại sau đó kiểm tra kết quả QC.
A. Chuẩn thuốc thử mới
- Máy phải ở Standby
- Chọn mẫu chuẩn lô cũ và xóa đi
- Chọn Calibration > Install > Download để mở cửa sổ Download.
- Sau đó tìm lô chuẩn giống với lô thuốc thử mới và download dữ liệu
- Cài vị trí rack chuẩn mới
- Sau đó chuẩn bị chất chuẩn: thường sẽ hút dư để trong quá trình chuẩn
thành công, tránh calbi bị lỗi tốn hóa chất.
- Chuẩn theo lô thuốc thử
Chuẩn theo lô cần phải thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi hộp thuốc
thử cobas c được đăng kí trên máy. Đường chuẩn theo lô được sử dụng cho các
hộp thuốc thử khác cùng lô.
- Chuẩn theo hộp thuốc thử
Chuẩn theo hộp thuốc thử được thực hiện sau 24 giờ sau khi hộp thuốc
thử cobas c được đăng kí trên máy. Đường chuẩn theo hộp thuốc thử được sử
dụng cho hộp thuốc thử đó mà thôi.
- Chuẩn mới
Đối với lô mới của hộp thuốc thử cobas c chưa được chuẩn trên máy,
dữ liệu của chuẩn theo lô lần cuối cùng được gán vào thời điểm lô mới hộp
thuốc thử cobas c được đăng kí.
- Chú ý: Calbi điện giải ngày nào cũng nên thực hiện sau đó mới thực hiện
mẫu QC.
B. Chuẩn bị mẫu QC mới
- Khi ta nhập lô QC mới cho máy ta cần phải Down lại dữ liệu cho lô QC
đó là thiết lập lại giá trị cho máy mình.
- Máy phải ở Standby
+ Chọn mẫu QC lô cũ và xóa đi
+ Sau đó tìm lô QC mới và download dữ liệu về máy
+ Cài vị trí rack QC mới
+ Sau đó chuẩn bị QC: Hoàn nguyên mẫu QC theo hướng dẫn của nhà
sản xuất đảm bảo đủ lượng nước cất hoàn nguyên. Tốt nhất là dùng các pipet
đã được hiệu chuẩn, như vậy mới đảm bảo được nồng độ mẫu QC
6. Bảo dưỡng cuối ngày
- Cuối buổi làm việc trước khi về cần chuẩn bị dung dịch bảo dưỡng cuối
ngày gồm 3 loại: dung dịch ISE, dung dịch NaOH, và huyết tương bệnh nhân.
Cho 3 cốc vào rack xanh theo thứ tự. Khởi động lệnh bảo dưỡng cuối ngày.
- Sau khi bảo dưỡng xong máy sẽ tự tắt.
7. Bảo dưỡng máy hàng tuần
Việc bảo dưỡng hàng tuần có vai trò quan trọng, đảm bảo vệ sinh cho máy
chạy ít xảy ra sự cố và kết quả phân tích chính xác.
Tại phòng xét ngiệm A5 công việc này mới được triển khai thường thực
hiện vào cuối buổi làm việc thứ 7 hàng tuần. Các công việc bao gồm:
A. Vệ sinh cuvet
- Các cuvét cần được thay mỗi tháng theo tiêu chuẩn quốc tế do chúng bị
thóai hóa do quá trình sử dụng lâu dài. Tuy nhiên ở Việt Nam để tiết kiệm cho
quá trình sử dụng thì cần chạy cell blank mỗi tuần để kiểm tính nguyên vẹn của
các cuvét. Nếu cuvet 1 báo trên 14000 thì nên thay toàn bộ cuvet. Nếu chỉ có 1
số cuvet báo trên mức đó thì ta có thể thay riêng từng cuvet.
- Dung dịch vệ sinh cuvet là NAOHD, trên modul C702 cần 63ml, C502
cần 58ml. Do vậy mỗi lần vệ sinh cần nạp cho C502 1 hộp và C702 2 hộp đảm
bảo cho quá trình vệ sinh tốt.
- Cách thay cuvet: Cần dừng máy trước khi thay, tháo các vít của cuvet
sau đó tháo và thay từng bộ cuvet mới cho máy.
- Chú ý riêng hệ thống miễn dịch dùng riêng cuvet nên sẽ không phải làm
công việc này.
B. Vệ sinh trạm rửa
- Cần vệ sinh hàng tuần để đảm bảo hoạt động của máy không bị nhiễu.
- Vệ sinh kim hút mẫu và kim hút hóa chất bằng cồn 70 độ, tuyệt đối không
dùng dung dịch javen. Dùng tăm bông thấm cồn, sau đó lau từ trên xuống dưới
xung quanh đầu kim.
- Vệ sinh trạm rửa: bằng dung dịch Eco-D pha loãng 2%. Nên pha loãng
riêng 1 lọ để dùng dần chứ không dùng chung với lọ đang lắp trong máy. Dùng
bơm tiêm hút 10ml dung dịch Eco-D đã pha bơm trực tiếp vào các trạm rửa sau
đó tráng lại bằng nước đã khử ion.
C. Bảo dưỡng điện cực
- Tiêu chuẩn: 2 tháng thay 1 lần với điện cực điện giải Na, K, Cl
6 tháng 1 lần với điện cực tham chiếu.
- Đối với điện cực miễn dịch thì 3200 test rửa 1 lần (thường là 2 tuần).
Trước khi chọn lệnh rửa cho máy cần đổ dung dịch ISE cleaning vào cóng rửa,
mức độ vạch 1 cho rửa thông thường và vạch 3 cho rửa sâu.
D. Bảo dưỡng bóng đèn
- Kiểm tra bóng đèn hàng tuần
- Tiêu chuẩn 6 tháng/ thay 1 lần (hay 750 giờ)
- Bóng đèn chỉ ngừng khi máy được tắt. Do vậy nếu máy không sử dụng
thì nên tắt.
- Cách thay bóng: Tắt máy, ra lệnh thay bóng dèn đợi sau 30 phút để bóng
nguội sau đó mới thay (tránh bỏng do nóng). Sau khi thay bóng xong cần check
lại bóng bằng lệnh promoter check và cell bank.
E. Thông kim hút mẫu khi bị tắc
- Chọn lệch rửa kim
- Nếu kim vẫn báo tắc thì dùng bơm tiêm bơm nước vào kim hút mẫu
- Nếu kim vẫn tắc thì cần dùng dây thông kim để thông.
Nhận xét của thầy cô:

You might also like