You are on page 1of 35

Bài 4

MỘT SỐ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM VỀ BỆNH GAN MẬT

MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được kết quả xét nghiệm ALT, AST, bilirubin toàn phần huyết tương
2. Lựa chọn được xét nghiệm phù hợp cho một số bài tập tình huống cụ thể.
3. Thể hiện được tính nghiêm túc, tích cực, khả năng tư duy trong quá trình thực hành.

1. XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ ENZYM ASPARTAT TRANSAMINASE (AST)


HUYẾT TƯƠNG
1.1. Nguyên lý
-Cetoglutarat + L. Aspartat AST
L. Glutamat + Oxaloacetat
Oxaloacetat + NADH + H+ MDH
L. Malat + NAD+
Phản ứng trên làm giảm nồng độ NADH để tạo thành NAD + nên có thể đo hoạt
độ enzym AST bằng độ giảm độ hấp thụ quang của NADH ở bước sóng 340nm.
1.2. Chuẩn bị
Dụng cụ:
- Ống nghiệm nhựa, giá để ống nghiệm.
- Micropipet, đầu côn.
- Bút đánh dấu.
Thuốc thử:
Sử dụng kit pha sẵn, ổn định trong vòng 5 ngày ở 20 - 25°C hoặc 4 tuần ở nhiệt
độ 2 - 8°C.
Bệnh phẩm:
Huyết tương chống đông bằng heparin, không được vỡ hồng cầu. Sự giảm hoạt
độ enzym huyết thanh ở 40C sau 7 ngày là 8%, ở 20 – 250C là 10%.

1
1.3. Qui trình thực hiện
STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chuẩn bị đủ dụng cụ, hóa Để tiến hành thí nghiệm Dụng cụ đầy đủ, khô,
chất, bệnh phẩm. thuận lợi, đạt kết quả. sạch
2 + Đánh dấu ống nghiệm Để phản ứng xảy ra Hút đúng, đủ thể tích
+ Cho vào ống nghiệm
- Thuốc thử: 1000 l
- Huyết tương: 100 µl
+ Lắc đều
3 Đo ngay trên máy BTS Để đạt kết quả chính xác Sử dụng máy đúng
310, bước sóng 340 nm qui trình
4 Nhận định kết quả So sánh với trị số bình Nhận định đúng
thường
1.4. Ý nghĩa lâm sàng
- AST có nhiều ở gan, tim, cơ.
- Hoạt độ AST bình thường trong huyết tương đo ở 370C.
Nam: 37 U/l

Nữ: 31 U/l

- Hoạt độ AST tăng chủ yếu gặp trong các trường hợp:
+ Nhồi máu cơ tim: AST tăng sau cơn đau đầu tiên khoảng 6 - 12h và tăng
cao nhất khoảng 36 – 48h sau nhồi máu cơ tim.
+ Bệnh nhu mô gan, viêm gan nhiễm độc, xơ gan, ung thư gan.
+ Bệnh cơ xương: loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ, myoglobin niệu, chấn thương…
+ Thiếu oxy mô,…
2. XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ ENZYM ASPARTAT TRANSAMINASE (AST)
HUYẾT TƯƠNG
2.1. Nguyên lý
-Ceto glutarat + L.Alanin ALT
L.Glutamat + Pyruvat
Pyruvat + NADH + H+ LDH
L.Lactat + NAD+

2
Phản ứng trên làm giảm nồng độ NADH để tạo thành NAD+, nên có thể đo hoạt độ
enzym ALT bằng độ giảm độ hấp thụ quang của NADH ở bước sóng 340nm theo thời gian.
2.2. Chuẩn bị
Dụng cụ:
- Ống nghiệm nhựa, giá để ống nghiệm.
- Micropipet, đầu côn.
- Bút đánh dấu.
Thuốc thử:
Sử dụng kit pha sẵn, ổn định trong vòng 5 ngày ở 20 - 25°C hoặc 4 tuần ở nhiệt
độ 2 - 8°C.
Bệnh phẩm:
Huyết tương chống đông bằng heparin, không được vỡ hồng cầu. Sự giảm hoạt
độ enzym huyết thanh ở 40C sau 3 ngày là 10%, ở 20-250C là 17%.
2.3. Qui trình thực hiện
STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chuẩn bị đủ dụng cụ, hóa Để tiến hành thí nghiệm Dụng cụ đầy đủ, khô,
chất, bệnh phẩm. thuận lợi, đạt kết quả. sạch
2 + Đánh dấu ống nghiệm Để phản ứng xảy ra Hút đúng, đủ thể tích
+ Cho vào ống nghiệm
- Thuốc thử: 1000 l
- Huyết tương: 100 µl
+ Lắc đều
3 Đo ngay trên máy BTS Để đạt kết quả chính xác Sử dụng máy đúng
310, bước sóng 340 nm qui trình
4 Nhận định kết quả So sánh với trị số bình Nhận định đúng
thường
2.4. Ý nghĩa lâm sàng
- ALT có nhiều ở gan, có ít ở các mô khác.
- Hoạt độ ALT bình thường trong huyết tương đo ở 370C.
Nam: 40 U/l

3
Nữ: 31 U/l

- Hoạt độ ALT tăng chủ yếu gặp trong các bệnh gan: viêm gan virut cấp, mãn, hoại
tử gan, tắc mật,…là một dấu hiệu sớm xuất hiện trước khi vàng da.
3. ĐỊNH LƯỢNG BILIRUBIN TOÀN PHẦN HUYẾT TƯƠNG
3.1. Nguyên lý
Khi có dimethylsulfoxid, bilirubin toàn phần kết hợp với acid diazo sulfanilic tạo
thành azobilirubin. Không có dimethylsulfoxid chỉ có bilirubin trực tiếp phản ứng tạo
azobilirubin. Dung dịch màu có phổ hấp thụ cực đại ở bước sóng 555nm.
3.2. Chuẩn bị
Dụng cụ:
- Ống nghiệm nhựa, giá để ống nghiệm.
- Micropipet, đầu côn.
- Bút đánh dấu.
Thuốc thử:
Sử dụng kit pha sẵn, ổn định trong vòng 1 ngày ở 20 - 25°C hoặc 4 ngày ở nhiệt
độ 2 - 8°C.
Bệnh phẩm:
Huyết tương không vỡ hồng cầu, tránh tiếp xúc với ánh sáng.
3.3. Qui trình thực hiện
STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn đạt
1 Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, Để tiến hành thí nghiệm Dụng cụ đầy đủ,
bệnh phẩm. thuận lợi, đạt kết quả. khô, sạch
2 + Đánh dấu ống nghiệm Để phản ứng xảy ra Hút đúng, đủ thể
+ Cho vào ống nghiệm tích
- Thuốc thử: 1000 (l)
- Huyết tương: 75 (l)
+ Lắc đều, để 3 phút ở ở 370C Đúng thời gian

3 Đo trên máy BTS 310, bước Để đạt kết quả chính xác Sử dụng máy
sóng 546 nm đúng qui trình
4 Đọc kết quả So sánh với trị số bình Đọc đúng

4
thường

5
3.4. Ý nghĩa lâm sàng
Bilirubin toàn phần gồm bilirubin tự do và bilirubin liên hợp.
- Giá trị bình thường:
+ Bilirubin toàn phần 17,1mmol/l

+ Bilirunbin gián tiếp( tự do) 12,7mmol/l

+ Bilirubin trực tiếp (liên hợp) 4,3mmol/l

- Bệnh lý gây tăng bilirunbin gián tiếp (tự do): vàng da do tan huyết như sốt rét,
truyền nhầm nhóm máu, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, thiếu máu, tan huyết
bẩm sinh, thiếu enzym ở màng hồng cầu, suy thận.
- Bệnh lý gây tăng bilirubin trực tiếp (liên hợp) tăng trong: vàng da tại gan (viêm
gan siêu vi trùng, viêm gan do nhiễm độc); vàng da do tắc mật.

6
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: dựa vào các gợi ý trong tình huống cụ thể sau để:
- Nhận định kết quả xét nghiệm
- Định hướng nguyên nhân
- Chỉ định các xét nghiệm cần làm thêm
Tình huống 1:
BN Nguyễn Văn A, nam, 40 tuổi, sốt, mệt mỏi, chán ăn, xét nghiệm hoạt độ AST,
ALT huyết tương cho kết quả tương ứng: 736, 1027 U/L/370C.
* Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân là…………so với giá trị bình thường.
* Nguyên nhân nghĩ đến ở bệnh nhân này là:………………………………
* Xét nghiệm cần làm thêm trong trường hợp này là:
+…………………………………………
+…………………………………………
Tình huống 2:
BN Nguyễn Văn B, nam, 50 tuổi, tiền sử viêm gan B, xét nghiệm Bilirubin toàn
phần huyết tương cho kết quả 20,1 mol/L, hoạt độ AST, ALT tương ứng 192, 200
U/L/370C.
* Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân là…………so với giá trị bình thường.
* Nguyên nhân nghĩ đến ở bệnh nhân này là:………………………………
* Xét nghiệm cần làm thêm trong trường hợp này là:
+……………………………………
+………………………………………
Tình huống 3:
BN Nguyễn Văn A, nam, 50 tuổi, tiền sử nghiện rượu, có biểu hiện vàng da,
chướng bụng, xét nghiệm hoạt độ AST, ALT huyết tương cho kết quả tương ứng: 358,
97 U/L/370C.
* Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân là…………so với giá trị bình thường.
* Nguyên nhân nghĩ đến ở bệnh nhân này là:………………………………
* Xét nghiệm cần làm thêm trong trường hợp này là:
+……………………………………
+……………………………………

7
8
Bài 5
MỘT SỐ XÉT NGHIỆM VỀ BỆNH THẬN

MỤC TIÊU: sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được kết quả xét nghiệm định lượng urê, creatinin, acid uric huyết tương
2. Giải thích được cơ chế xuất hiện của protein trong nước tiểu.
3. Lựa chọn được xét nghiệm phù hợp cho một số bài tập tình huống cụ thể.
4. Thể hiện được tính nghiêm túc, tích cực, khả năng tư duy trong quá trình thực hành.

1. ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ URÊ HUYẾT TƯƠNG


1.1. Nguyên lý
Urê dưới tác dụng của enzym urease bị phân hủy thành amoni và CO 2, amoni mới
sinh sẽ tác dụng với 2-oxoglutarate + 2NADHvới sự có mặt của GLDH sẽ tạo phức
hợp có màu.
O = C – (NH2)2 + 2H2O 2NH4+ + CO32-

2NH4+ mới sinh +2 - oxoglutarate+2NADH 2 L- Glutamate + 2NAD+ +2H2O

Đậm độ màu tỷ lệ thuận với lượng urê, đo mật độ quang ở bước sóng 340 nm.
1.2. Chuẩn bị
- Dụng cụ:ống nghiệm nhựa, giá để ống nghiệm, micropipet, bút đánh dấu, đầu côn.
- Thuốc thử: Sử dụng kit pha sẵn
+ Thuốc thử hỗn hợp, ổn định trong vòng 1 ngày ở 20 - 25°C hoặc 4 ngày ở nhiệt độ 2
- 8°C
+ Thuốc chuẩn: Urea chuẩn 6,2 mmol/L
- Bệnh phẩm:huyết tương chống đông bằng heparin hoặc EDTA.

9
1.3. Qui trình thực hiện
STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chuẩn bị đủ dụng cụ, hóa Để tiến hành thí nghiệm Dụng cụ đầy đủ, khô,
chất, bệnh phẩm. thuận lợi, đạt kết quả. sạch
2 + Đánh dấu ống nghiệm
+ Cho vào ống nghiệm Để phản ứng tạo màu Hút đúng, đủ thể tích
Thuốc thử: 1000 l xảy ra
Huyết tương: 10 µl
+ Lắc đều
3 Đo ngay trên máy BTS 310, Để đạt kết quả Sử dụng máy đúng
bước sóng 340 nm chính xác qui trình
4 Nhận định kết quả So sánh với trị số Nhận định đúng
bình thường

1.4. Ý nghĩa lâm sàng


* Trị số bình thường :
Urê máu: 20 – 40 mg/100mL tương đương 2,5 – 8,3 mmol/L
* Urê máu giảm:không có ý nghĩa nhiều trên lâm sàng. Có thể gặp trong những
trường hợp chế độ ăn nghèo protein, ở người đái tháo đường, người mang thai và các
trường hợp teo gan, suy giảm chức năng gan nặng đi kèm với tăng nồng độ amoniac và
hôn mê.
* Urê máu tăng:có ý nghĩa trên lâm sàng.
- Urê máu tăng nhẹ trong ăn nhiều protein, các trường hợp nhiễm khuẩn, sốt cao,
sau mổ và chấn thương.
- Urê máu tăng nhiều trong các trường hợp bệnh lý của thận như suy thận, viêm
cầu thận, nhiễm độc ống thận, sỏi thận, thận đa nang, xơ mạch thận, bệnh tổ chức liên
kết thận như lupus ban đỏ, viêm nút quanh động mạch thận, bệnh thận do chuyển hóa
như Gout, rối loạn globulin máu.
Người ta thường kết hợp định lượng urê trong máu và nước tiểu 24h để tính độ
thanh lọc urê.Urê và creatinin là 2 thông số không thể thiếu trong đánh giá suy thận.
Urê máu còn là thông số theo dõi có thai ở bệnh nhân thận.

10
2. ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ CREATININ TRONG HUYẾT TƯƠNG
Creatinin là sản phẩm thoái hoá của creatinin và phosphocreatinin.Creatinin cũng
như creatin là những sản phẩm có nitơ của cơ thể. Bình thường creatinin được đào thải
ra ngoài bởi thận, sự đào thải creatinin qua nước tiểu phụ thuộc vào chức năng lọc của
cầu thận và hoạt động sinh lý của thận vì vậy việc định lượng creatinin trong máu và
nước tiểu có giá trị trong việc thăm dò chức năng lọc của cầu thận
2.1. Nguyên lý
Creatinin tác dụng với acid picric trong môi trường kiềm tạo phức hợp picrat creatinin
có màu da cam.Mật độ quang học tỷ lệ với nồng độ creatinin trong bệnh phẩm.
Creatinin + a. Picric Phức hợp Creatin Picrat.
2.2. Chuẩn bị
- Dụng cụ: ống nghiệm nhựa, giá để ống nghiệm, micropipet, bút đánh dấu, đầu côn.
- Thuốc thử: Sử dụng kit pha sẵn
+ Thuốc thử hỗn hợp, ổn định trong 1 tháng ở 2 – 80C
+ Dung dịch creatinin chuẩn: 177 mol/l (22mg/L)
- Bệnh phẩm:huyết tương chống đông bằng heparin hoặc EDTA
2.3. Qui trình thực hiện
STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chuẩn bị đủ dụng cụ, hóa Để tiến hành thí nghiệm Dụng cụ đầy đủ, khô,
chất, bệnh phẩm. thuận lợi, đạt kết quả. sạch
2 + Đánh dấu ống nghiệm
+ Cho vào ống nghiệm Để phản ứng xảy ra Hút đúng, đủ thể tích
Thuốc thử: 1000 l
Huyết tương: 100 µl
+ Lắc đều
3 Đo ngay trên máy BTS Để đạt kết quả chính xác Sử dụng máy đúng
310, bước sóng 505 nm qui trình
4 Nhận định kết quả So sánh với trị số bình Nhận định đúng
thường

11
2.4. Ý nghĩa lâm sàng
* Trị số bình thường:
Creatinin máu: 6 – 12 mg/L
hay 62 – 115 mmol/L ở nam
53 – 97 mmol/L ở nữ
* Creatinin máu tăng: trong suy thận, nhất là suy thận mạn, viêm thận mạn tính và
cấp tính, trong bí đái do tắc đường tiết niệu, ngộ độc thủy ngân,trong các bệnh cơ.
3. Định lượng acid uric trong huyết tương
Acid uric là sản phẩm thoái hóa cuối cùng của các base nitơ purin (adenin, guanin)
ở người. Từ các tổ chức, acid uric được đưa vào máu và đào thải ra khỏi cơ thể qua
đường nước tiểu.Có thể định lượng acid trong huyết thanh hoặc nước tiểu.
3.1. Nguyên tắc (Phương pháp PAP):
Acid uric + O2 + H2O2 Allantoine + CO2 + H2O2
2H2O2 + 4-aminoantipyrine+ADPS purple quinone + 4H2O
Acid uric do tác dụng của uricase sẽ bị oxy hóa tạo thành allatoin, CO 2 và H2O2.
Tiếp theo, H2O2 phản ứng với 4-aminoantipyrine và N-ethyl-N-sulfopropyl-n-anisidine
(ADPS ) nhờ enzem peroxidase tạo ra phức chất màu tím đỏ.
3.2. Chuẩn bị
- Dụng cụ:ống nghiệm nhựa, giá để ống nghiệm, micropipet, bút đánh dấu, đầu côn.
- Thuốc thử: Sử dụng kit pha sẵn.
+ Thuốc thử hỗn hợp : ổn định trong vòng 14 ngày ở 20 - 25°C hoặc 1 tháng ở
nhiệt độ 2 - 8°C.
+ Dung dịch acid uric chuẩn 375mol/L
- Bệnh phẩm: huyết tương chống đông bằng heparin.

12
3.3. Qui trình thực hiện

STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chuẩn bị đủ dụng cụ, hóa Để tiến hành thí nghiệm Dụng cụ đầy đủ,
chất, bệnh phẩm. thuận lợi, đạt kết quả. khô, sạch
2 + Đánh dấu ống nghiệm
+ Cho vào ống nghiệm Để phản ứng xảy ra Hút đúng, đủ thể
- Thuốc thử: 1000 l tích
- Huyết tương: 50 µl
+ Lắc đều, để 5’ ở 370C
3 Đo màu trên máy BTS 310, Để đạt kết quả chính xác Sử dụng máy đúng
bước sóng 546 nm qui trình
4 Nhận định kết quả So sánh với trị số bình Nhận định đúng
thường

3.4. Nhận định kết quả


* Trị số bình thường:
Huyết tương: Bình thường: 3 – 7 mg/100mL hay
Nam: 180 – 420 mmol/L
Nữ: 150 – 360 mmol/L
- Hàng ngày, lượng acid uric trong nước tiểu có tăng giảm theo chế độ ăn nhiều thịt
hay nhiều rau. Trong bệnh thống phong (Goutte) đợt cấp, acid uric giảm đột ngột sau
đó tăng cao.
- Acid uric tăng còn gặp trong bệnh thoái hóa nhiều tổ chức bạch cầu, bỏng nặng,
viêm phổi, nhiễm độc chì và thủy ngân.

4. ĐỊNH TÍNH PROTEIN TRONG NƯỚC TIỂU (PHƯƠNG PHÁP DÙNG NHIỆT ĐỘ)
4.1. Nguyên lý
Các protein trong nước tiểu có pH i trong khoảng từ 4 - 5, vì vậy ở pH của môi
trường cũng trong khoảng trên với nồng độ chất điện giải thích hợp, protein sẽ tủa dễ
dàng dưới tác dụng của nhiệt độ.

13
4.2. Chuẩn bị
- Dụng cụ:ống nghiệm thủy tinh, giá để ống nghiệm, pipet thủy tinh, giá để pipet,
quả bóp, bút đánh dấu, đèn cồn, diêm, kẹp gỗ.
- Thuốc thử
+ Dung dịch NaCl 30% trong nước.
+ Acid acetic 10% trong nước.
- Bệnh phẩm: nước tiểu
4.3. Qui trình thực hiện
STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, Để tiến hành thí Dụng cụ đầy đủ, khô,
bệnh phẩm. nghiệm thuận lợi, sạch
đạt kết quả.
2 Cho vào ống nghiệm Đúng, đủ số lượng và
- Nước tiểu : 1ml Phát hiện sự có thể tích
- NaCl 30% : 1 ml mặt của protein
- Acid acetic 10% : 2 giọt trong nước tiểu
Lắc đều, sau đó để nghiêng ống
nghiệm và đun từ từ 1/3 trên của
phần dịch cho đến sôi, không
được lắc trong quá trình đun.
Quan sát, so sánh với phần dịch
không được đun ở đáy ống.
3 Nhận định kết quả
- Nếu có vón cục hoặc có tủa đục Có protein trong Nhận định đúng kết quả
trắng ở vị trí được đun: phản ứng nước tiểu.
dương tính (+)
- Nếu phần được đun không có Không có protein
tủa : phản ứng âm tính (-) trong nước tiểu.

14
4.4. Ý nghĩa lâm sàng
* Protein niệu (protein thật) gặp trong:
- Bệnh thận cấp và mãn: viêm thận cấp - viêm thận mãn, thận nhiễm mỡ,thoái
hoá thận, lao thận...
- Bệnh ngoài thận: sốt, nhiễm độc nói chung, suy tim, nhiễm độc thai nghén.
* Protein nhiệt tan: gặp trong bệnh đa u tuỷ xương (bệnh Kaler) và leucose.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: dựa vào các gợi ý trong tình huống cụ thể sau để:
- Nhận định kết quả xét nghiệm.
- Định hướng nguyên nhân.
- Lựa chọn các xét nghiệm cần làm thêm.
Tình huống 1:
Bệnh nhân nam 54 tuổi, vào viện với triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,
đái ít, 2 chân phù mềm ấn lõm, đo huyết áp cao (150/100 mmHg), xét nghiệm máu có
kết quả Ure: 10,3mmol/L, Creatinin: 399 µmol/l (tiền sử đã bị như này lần thứ 3)
Nhận định kết quả:…………………....…………………………………………………
Nghĩ tới bệnh nhân mắc bệnh lý gì:…………………………….........………………….
Yêu cầu bệnh nhân nên làm thêm xét nghiệm gì:…………….........……………………
Tình huống 2:
Bệnh nhân nữ 60 tuổi đã có tiền sử bị thận hư nhiễm mỡ lần này vào viện với triệu
chứng mệt mỏi, phù to 2 chân, phù mềm ấn lõm, xét nghiệm nước tiểu có protein niệu,
bạch cầu (1+) xét nghiệm máu có kết quả Ure: 8.5 mmol/L, Creatinin: 110 µmol/L
Nhận định kết quả:………………………………….....…………………………………
Nghĩ tới bệnh nhân mắc bệnh lý gì:……………………….........……………………….
Yêu cầu bệnh nhân nên làm thêm xét nghiệm gì:…………….........……………………

15
Tình huống 3:
Bệnh nhân nhi, 12 tuổi vào viện với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tiểu buốt
(trước đó 1 tuần có viêm họng), xét nghiệm nước tiểu có protein (1+), hồng cầu (1+).
Xét nghiệm máu Ure: 7,9 mmol/L, Creatinin: 55 µmol/L.
Nhận định kết quả:………………………………....……………………………………
Nghĩ tới bệnh nhân mắc bệnh lý gì:………………….........…………………………….
Yêu cầu bệnh nhân nên làm thêm xét nghiệm gì:……….........…………………………
Tình huống 4:
Bệnh nhân nữ 65 tuổi, không được khỏe trong vài tháng gần đây, bệnh nhân bị sút
cân, mệt, yếu cơ và có tiền sử đau đầu, bà đã tự điều trị bằng thuốc giảm đau trong
vòng 5 năm trở lại đây. Hai tuần trước khi vào viện bệnh nhân thấy rất đau đầu, nôn,
thẫn thờ. Xét nghiệm máu: Ure: 21,3 mmol/L
Creatinin: 198 µmol/L
Nhận định kết quả:…………………………….....………………………………………
Nghĩ tới bệnh nhân mắc bệnh lý gì:……………………......……………………………
Yêu cầu bệnh nhân nên làm thêm xét nghiệm gì:………....…………………………….
Tình huống 5:
Một bệnh nhân nam 45 tuổi, bị đau nhức các khớp 10 năm nay, đau thường xuyên
các khớp ngón bàn tay, trước khi vào viện bệnh nhân đau bụng cấp, đau 2 bên vùng thắt
lưng, xét nghiệm máu Ure: 8,9 mmol/L, Creatinin: 97 µmol/L, Acid uric: 520 µmol/L.
Nhận định kết quả:………………………….........………………………………………
Nghĩ tới bệnh nhân mắc bệnh lý gì:………………......…………………………………
Yêu cầu bệnh nhân nên làm thêm xét nghiệm gì:……………....……………………….

16
Bài 6
MỘT SỐ XÉT NGHIỆM LIPID MÁU VÀ TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU

MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được kết quả các phản ứng định lượng cholesterol, triglycerid huyết
tương và xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số.
2. Lựa chọn được xét nghiệm phù hợp cho một số bài tập tình huống cụ thể.
3. Thể hiện được tính nghiêm túc, tích cực, khả năng tư duy trong quá trình thực hành.

1. ĐỊNH LƯỢNG CHOLESTEROL TOÀN PHẦN HUYẾT TƯƠNG


1.1. Nguyên lý
Cholesterol có trong huyết tương được biến đổi thành cholesterol và H 2O2 dưới
tác dụng xúc tác của các enzym cholesterol esterase và cholesterol oxidase. Sau đó
H2O2 kết hợp với chất hiện màu nhờ tác dụng của enzym peroxidase để chuyển thành
hợp chất có màu đỉnh hấp thụ cực đại ở 532nm.

1.2. Chuẩn bị:


- Dụng cụ: ống nghiệm nhựa, giá để ống nghiệm, micropipet, bút đánh dấu, đầu côn.
- Thuốc thử: Sử dụng kit pha sẵn.
+ Thuốc thử hỗn hợp
+ Cholesterol chuẩn 200mg/dL tương đương 5,17 mmol/L
- Bệnh phẩm: huyết tương chống đông bằng heparin hoặc EDTA.

17
1.3. Qui trình thực hiện
STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chuẩn bị đủ dụng cụ, hóa Để tiến hành thí Dụng cụ đầy đủ, khô,
chất, bệnh phẩm. nghiệm thuận lợi, đạt sạch
kết quả.
2 + Đánh dấu ống nghiệm
+ Cho vào ống nghiệm Để phản ứng xảy ra Hút đúng, đủ thể tích
- Thuốcthử: 1000 l
- Huyết tương: 10 µl
+ Lắc đều, để 5’ ở 370C
3 Đo màu trên máy BTS Để đạt kết quả chính Sử dụng máy đúng qui
310, bước sóng 505 nm xác trình
4 Nhận định kết quả So sánh với trị số bình Nhận định đúng
thường
1.4. Ý nghĩa lâm sàng
- Bình thường cholesterol toàn phần huyết thanh từ 1,5 – 1,92 g/L, tương đương
3,9 – 5,2 mmol/L.
- Cholesterol tăng trong các bệnh:
+ Cao thứ phát: Đái tháo đường, thiểu năng tuyến giáp, viêm tụy cấp và mạn, sau
phẫu thuật tụy, thiếu insulin (đái tháo đường), thận hư nhiễm mỡ, viêm thận cấp, các
bệnh về gan như vàng da tắc mật, viêm ống mật tiến triển.
+ Cao nguyên phát: Bệnh bẩm sinh tăng lipoprotein, các rối loạn về lipid, xơ vữa
động mạch, tăng huyết áp.
- Cholesterol giảm hiếm gặp hơn, tuy nhiên có thể gặp.
+ Bệnh bẩm sinh về chuyển hóa: Thiếu lipoprotein (A hoặc B), các hội chứng
thiếu máu như thiếu máu ác tính, thiếu máu huyết tán, thiếu máu nhược sắc nặng.
+ Cholesterol < 2 mmol/L gặp trong suy giảm chức năng tế bào gan: các tổn
thương gan nặng, xơ gan giai đoạn cuối, hoại tử gan cấp và bán cấp, nhiễm độc thuốc,
hóa chất, nhiễm urê huyết giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, cường tuyến giáp, suy
thượng thận.

18
2. ĐỊNH LƯỢNG TRIGLYCERID HUYẾT TƯƠNG
2.1. Nguyên lý
Triglycerid có trong huyết tương được biến đổi thành dihydroxyaceton-phosphat
và H2O2 bởi các enzym lipoprotein lipase (LPL), glycerol kinase (GK), glycerol – 3 –
phosphat – oxidase (GPO). Sau đó, H2O2 được kết hợp với một chất hiện màu và nhờ
tác dụng của enzym peroxidase (POD) chuyển thành hợp chất có màu hồng, đỉnh hấp
thụ cực đại ở 546nm.

2.2. Chuẩn bị:


- Dụng cụ: Ống nghiệm nhựa, giá để ống nghiệm, micropipet, bút đánh dấu, đầu côn.
- Thuốc thử:
Thuốc thử hỗn hợp:
Dung dịch chuẩn triglycerid 2,28 mmol/L
2.3. Qui trình thực hiện
STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chuẩn bị đủ dụng cụ, hóa Để tiến hành thí Dụng cụ đầy đủ, khô,
chất, bệnh phẩm. nghiệm thuận lợi, đạt sạch
kết quả.
2 + Đánh dấu ống nghiệm
+ Cho vào ống nghiệm Để phản ứng xảy ra Hút đúng, đủ thể tích
Thuốcthử: 1000 l
Huyết tương: 10 µl
+ Lắc đều, để 5’ ở 370C
3 Đo màu trên máy BTS 310, Để đạt kết quả chính Sử dụng máy đúng
bước sóng 505 nm xác qui trình
4 Nhận định kết quả So sánh với trị số bình Nhận định đúng
thường

19
2.4. Ý nghĩa lâm sàng
Bình thường: nồng độ Triglycerid huyết tương 0,46 – 1,8 mmol/L
Giới hạn cho biết nguy cơ tăng triglycerid máu:
- Nghi ngờ tăng nếu triglycerid> 1,7 mmol/L
- Tăng nếu triglycerid >2,3 mmol/L
* Tăng bệnh lý gặp trong một số bệnh như:
- Hội chứng tăng lipid máu, thường nhận thấy huyết thanh đục, chủ yếu là do
tăng triglycerid, mức tăng có thể tới 5 lần so với bình thường
- Xơ vữa động mạch
- Hội chứng thận hư
- Đái tháo đường
* Giảm bệnh lý: Xơ gan, một số bệnh mạn tính, suy kiệt, cường tuyến giáp.
Chỉ định xét nghiệm:
- Chẩn đoán sớm nguy cơ xơ vữa động mạch và phân loại các dạng có lipip máu cao.
- Theo dõi hiệu quả chế độ ăn và thuốc làm giảm lipid máu phòng nguy cơ gây
xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim (ăn dầu thực vật).
3. XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU 10THÔNG SỐ
Máy phân tích nước tiểu sử dụng que thử 10 thông số được sử dụng để xác định
một số thành phần trong nước tiểu gồm: tỷ trọng nước tiểu, pH, bạch cầu, nitrit,
protein, glucose, thể cetonic, urobilinogen, bilirubin và máu (hồng cầu hoặc hemoglobin).
Kỹ thuật dựa trên nguyên tắc quang kế khúc xạ (reflectance photometry).
Máy phân tích nước tiểu tự động là một máy quang kế khúc xạ được sử dụng để
đo bán định lượng 10 thông số trong nước tiểu bằng cách sử dụng thanh nhúng nước
tiểu. Các bóng đèn 2 cực (diod) phát ra ánh sáng được sử dụng như nguồn sáng và thời
gian đo được tối ưu hóa để phản ứng hóa học và sự tạo màu xảy ra trong các vùng
phản ứng của thuốc thử.
Đầu đo trong máy chứa 3 bóng đèn có các bước sóng khác nhua. Que thử được
đặt ở vị trí cố định và đầu đo di chuyển trên mỗi miếng đệm thuốc thử, bắt đầu từ vị trí
“tham chiếu”-nơi hệ thống quang học bắt đầu hoạt động.

20
Trong quá trình đo, máy kiểm tra vị trí của thanh thử dưới đầu đo bằng cách thực
hiện sự kiểm tra một cách chính xác dòng ánh sáng khúc xạ được đo. Nếu que nhúng
được đặt thiếu chính xác dưới đầu đo, máy sẽ thông báo một tín hiệu “lỗi”.
* Nguyên tắc phản ứng của từng xét nghiệm riêng biệt trên thanh thử
1. Tỷ trọng nước tiểu (SG- Specific Gravity): Thử nghiệm này phản ánh nồng độ
ion trong nước tiểu và tương quan chặt với phương pháp đo khúc xạ. Với sự có mặt
của các cation, các proton sẽ được giải phóng bởi một thuốc thử hỗn hợp, tạo nên sự
thay đổi màu của chất chỉ thị bromthymol có màu xanh da trời sang màu xanh lá cây rồi
sang màu vàng.
Sự có mặt của protein nồng độ từ 100 đến 500 mg/dL hoặc các cetoacid, tỷ trọng
nước tiểu đọc được có xu hướng tăng. Sự tăng tỷ trọng do nồng độ glucose > 1000
mg/dL (>56 mmol/L) không được thể hiện ở thử nghiệm này.
2. pH nước tiểu (pH): Giấy trên thanh thử chứa các chất chỉ thị: đỏ methyl,
phenolphtalein và xanh bromthymol. Giá trị pH thường được thấy ở những người khỏe
mạnh nằm trong khoảng giữa 5 và 6.
3. Bạch cầu (LEU- Leucocytes): Xét nghiệm này thể hiện sự có mặt của các
enzym esterase của các bạch cầu có hạt (granulocyte). Các enzym esterase có tác dụng
thủy phân este của indoxyl và indoxyl được giải phóng sẽ phản ứng với muối
diazonium để cho một sản phẩm màu tím. Phản ứng này không bị ảnh hưởng bởi sự có
mặt của các vi khuẩn, trichomonad hoặc hồng cầu có mặt trong nước tiểu.
Formaldehyd (một chất làm ổn định) và các thuốc có imipenem, meropenem và acid
clavulanic có thể gây phản ứng dương tính giả. Nếu bản thân nước tiểu có màu (ví dụ,
do sự có mặt của bilirubin hoặc nitrofuratoin, phản ứng màu có thể bị tăng cường do
sự thêm màu vào.Sự bài tiết protein trong nước tiểu vượt quá 500mg/dL và glucose
vượt quá 2g/dL có thể làm giảm cường độ màu của phản ứng, cũng có thể gặp tình
trạng này khi sử dụng cephalexin và gentamicin với các liều hàng ngày cao.
4. Nitrit (NIT): Xét nghiệm này dựa trên nguyên tắc của xét nghiệm của Griess
đặc hiệu với nitrit. Phản ứng thể hiện sự có mặt của nitrit, vì vậy có thể phát hiện một
cách gián tiếp các vi khuẩn tạo nên nitrit có trong nước tiểu bằng sự đổi màu từ hồng
đến đỏ của thanh thử. Ngay cả một màu hồng nhạt cũng là một chỉ dân có ý nghĩa về
sự có mặt của vi khuẩn trong nước tiểu.

21
5. Protein (PRO): Xét nghiệm này dựa trên nguyên tắc về sự thay đổi nồng độ
protein phụ thuộc vào một chất chỉ thị về pH. Chất chỉ thị này đặc biệt nhạy với
albumin, quinin, quinidin, chloroquin, tolbutamin và sự tăng pH (đến 9) không ảnh
hưởng đến xét nghiệm này. Kết quả dương tính giả có thể thấy sau khi tiêm truyền
polyvinylpyrrolidon (chất thay thế máu) hoặc khi lọ đựng nước tiểu có chưa
chlorhexidin hoặc chứa các vết của các chất tayarcos các nhóm amoni bậc bốn.
6.Glucose (GLU): Sự xác định glucose trong nước tiểu được dựa trên phản ứng
đặc hiệu glucoseoxidase/peroxidase. Xét nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi tỷ trọng,
pH của nước tiểu và cũng không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của thể cetonic trong
nước tiểu. Ảnh hưởng của acid ascorbic đã được loại trừ một cách hiệu quả để nồng độ
glucose 100mg/dL hoặc cao hơn cũng không bị kết quả âm tính giả ngay cả ở những
nồng độ acid ascorbic cao.
7.Các thể cetobnic (KET): Xét nghiệm này dựa trên nguyên tắc của phản ứng
Legal và có độ nhạy với acetoacetic hơn là với aceton. Các chất phenylceton và
phatalein tạo nên màu đỏ trên thanh thử, do đó chúng rất khác với màu tím tạo nên bởi
các thể cetonic và điều này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả. Các chất capyopril,
masna (muối natri của acid 2-mercaptoethanesulphonic) và các chất chứa các nhóm sulfhydryl có
thể gây nên kết quả dương tính giả.
8. Urobilinogen (URO): Xét nghiệm này dựa trên nguyên tắc là muối diazonium
phản ứng tức thì với urobilinogen để tạo nên một chất azo có màu đỏ. Xét nghiệm này
đặc hiệu đối với urobilinogen và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây nhiễu. Sẽ
không có màu hoặc sẽ có màu nhạt hơn màu của nồng độ urobilinogen là 1mg/dL
(17mol/L) thấy trong những mẫu bình thường.
9. Bilirubin (BIL): Nguyên tắc của xét nghiệm này dựa trên sự kết hợp của
bilirubin với muối diazonium sẽ cho màu đỏ. Ngay cả nước tiểu cho phản ứng màu
hồng nhạt nhất cũng là phản ứng dương tính, nghĩa là có tình trạng bệnh lý. Các thành
phần khác của nước tiểu chỉ cho màu vàng với thuốc thử này.
10. Hồng cầu (Blo-Ery: Blood-Erythrocytes): Hemoglobin và myoglobin xúc tác
cho sự oxy hóa chất chỉ thị là hydroperoxid hữu cơ chứa trong giấy của thanh thử. Các
giá trị được in ra thể hiện số hồng cầu nguyên vẹn. Các giá trị trong khoảng 5-10 hồng
cầu (RBCs = red blood cells)/L cũng được áp dụng cho số lượng hemoglobin được

22
giải phóng từ 5-10 hồng cầu/L. Ở các nồng độ 5-10 hồng cầu/L và cao hơn, sự tan
huyết nhiều có thể dẫn đến các giá trị cao hơn các nồng độ tương ứng của số lượng các
hồng cầu nguyên vẹn. Acid ascorbic hầu như không ảnh hưởng đến xét nghiệm này.
* Diễn giải một số kết quả của các chỉ số:
Negative (Neg): Âm tính
Possitive (Pos): Dương tính
Normal (Nor): Bình thường
Trace: (+-): vết
Trace-Intact: vết, vỡ
Small: 1(+)
Moderate: 2(+)
Large: 3(+)

QUI TRÌNH THỰC HIỆN MÁY PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU TỰ ĐỘNG
1. Bật nguồn điện và đợi cho màn hình máy bật sáng
2. Chọn strip test

3. Nhập tên người làm xét nghiệm tại mục Enter new operator ID và ấn

4. Chọn Enter new patient, ấn

5. Nhập bệnh nhân cần làm xét nghiệm tại Enter new patient

6. Chọn Start và chờ 8s


7. Chọn yellow and clear (nếu nước tiểu màu vàng)
Chọn Other (nếu nước tiểu có màu khác không phải màu vàng)
Chờ 45s
8. In kết quả

23
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: dựa vào các gợi ý trong tình huống cụ thể sau để:
Lựa chọn các xét nghiệm cần làm thêm
Tình huống 1:
Bệnh nhân Nguyễn Văn A, 45 tuổi, thể trạng béo (cân nặng 87kg, chiều cao
1m65). Anh A là nhân viên văn phòng với công việc thường xuyên phải ngồi soạn
thảo văn bản, ít hoạt động thể lực. Hai tuần nay bệnh nhân thấy mệt mỏi. Anh A đến
cơ sở y tế khám. Theo anh (chị) những xét nghiệm có thể được lựa chọn cho anh A là:
+………………………………….............………………………………………………
+………………………….............………………………………………………………
+……………………............……….……………………………………………………
+……………………………………….............…………………………………………
Tình huống 2:
Bệnh nhân Nguyễn Văn B, 50 tuổi, tiền sử bị đái tháo đường đã lập sổ khám bệnh
ngoại trú được 5 năm. 2 tháng trước đi khám định kỳ bệnh nhân đều được chỉ định làm
xét nghiệm glucose máu và tổng phân tích nước tiểu. Tháng này bệnh nhân đi khám định
kỳ, ngoài hai xét nghiệm trên, các xét nghiệm cần được lựa chọn ở bệnh nhân này là:
+………………………………….............………………………………………………
+………………………….............………………………………………………………
+……………………............……….……………………………………………………
+……………………………………….............…………………………………………
Tình huống 3:
Bệnh nhân Nguyễn Văn C, 55 tuổi, có tiền sử rối loạn lipid máu, đã được dùng
thuốc. Một tuần nay bệnh nhân thấy xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, ăn kém. Bệnh
nhân đến cơ sở y tế xin khám và điều trị. Theo anh/chị các xét nghiệm cần được lựa
chọn ở bệnh nhân này là:
+………………………………….............………………………………………………
+………………………….............………………………………………………………
+……………………............……….……………………………………………………
+……………………………………….............…………………………………………

24
Tình huống 4:
Bệnh nhân Trần Thị A, 55 tuổi, được chẩn đoán là tăng huyết áp, đã lập sổ khám
bệnh ngoại trú tại bệnh viện tỉnh được 3 năm. Các đây 3 tháng, kết quả xét nghiệm của
bệnh nhân cho thấy có rối loạn lipid máu. Bệnh nhân đã được tư vấn để thay đổi chế
độ ăn giảm lipid nhưng kết quả xét nghiệm lipid máu không được cải thiện. Vì vậy,
bệnh nhân đã được sử dụng thuốc điều trị giảm lipid máu. Trong lần tái khám này,
bệnh nhân có thể được lựa chọn làm các xét nghiệm gồm:
+………………………………….............………………………………………………
+………………………….............………………………………………………………
+……………………............……….……………………………………………………
+……………………………………….............…………………………………………
Tình huống 5:
Bệnh nhân Nguyễn Thị B, 65 tuổi, bị viêm tuyến giáp Hashimoto khoảng nửa năm
nay, gần 1 tháng nay bệnh nhân thấy người mệt mỏi, chậm chạp, chân sưng to, tăng
cân, giọng khàn. Bệnh nhân đến cơ sở y tế khám và được chẩn đoán là theo dõi suy
giáp trạng. Theo anh (chị), ngoài xét nghiệm định lượng hormon tuyến giáp, những xét
nghiệm có thể được lựa chọn trên bệnh nhân là:
+………………………………….............………………………………………………
+………………………….............………………………………………………………
+……………………............……….……………………………………………………
+……………………………………….............…………………………………………

25
PHỤ LỤC

Bảng 1. Những xét nghiệm hóa sinh và các bệnh liên quan

Xét nghiệm Chữ viết tắt Bệnh phẩm Liên quan lâm sàng
Acid phosphatase ACP HT
Ung thư tuyến tiền liệt
(Phosphatase acid)
HT Đánh giá các bệnh về gan,
Alanin transferasse ALT (GPT)
nhiễm độc
Alkaline phosphatasse Bệnh gan do tắc mật, bệnh
ALP HT
(phosphatase kiềm) về xương (còi xương)
Thai nhi bất thường (Hội
Alpha Feto Protein AFP HT, nước ối chứng Down, khuyết tật
ống thần kinh), UT gan
AmylaseTP, amylase tụy HT Viêm tụy cấp
Bệnh gan giai đoạn cuối
Amoniac NH3 HT
(Hội chứng não gan)
Đánh giá khả năng sinh
Anti Mullerian Hormon AMH HT sản, khả năng đáp ứng của
buồng trứng
Antibody to Cyclic
Anti CCP HT Viêm khớp dạng thấp
Citrulinative Peptid
Bệnh về tuyến giáp, ung
Anti Thyroglobin Anti Tg HT
thư giáp

Anti Thyroid Peroxidase Anti TPO HT Bệnh về tuyến giáp

Apolipoprotein-A Apo-A Đánh giá rối loạn lipid và


HT
Apolipoprotein-B Apo-B nguy cơ xơ vữa động mạch

Aspartat tranferase AST (GOT) HT Bệnh gan cấp và mạn


Chẩn đoán, theodõi điều
Beta Crosslap HT trị loãng xương, đánh giá
tình trạng hủy xương

26
Xét nghiệm Chữ viết tắt Bệnh phẩm Liên quan lâm sàng
Beta 2 microglobulin β2M HT Đánh giá chức năng thận

Beta Human Chorionic Chẩn đoán có thai, chửa


βHCG HT
Gonadotropine trứng, chẩn đoán trước sinh
Bicarbonat HCO3- M Rối loạn thăng bằng acid base
Bilirubin toàn phần và trực Hội chứng tắc mật trong
Bil HT
tiếp bệnh gan, tan huyết…
Sàng lọc, chẩn đoán và
B Type Natriuretic Peptid BNP HT
theo dõi suy tim
Blood Ure Nitrogen BUN HT Đánh giá chức năng thận
Ung thư xương, viêm
Calci toàn phần Ca2+ HT
thận, đa u tủy xương
Calcitonin HT Chức năng tuyến giáp
Carcinogenic antigen Chất chỉ điểm trong ung
CA-125 HT
(Cancer antigen125) thư buồng trứng
Chất chỉ điểm trong ung
Cancer antigen 19-9 CA 19-9 HT
thư tụy, dạ dày, đại tràng
Cancer antigen15-3 CA 15-3 HT Chất chỉ điểm trong ung thư vú
Chất chỉ điểm trong ung
Cancer antigen72-4 CA 72-4 HT
thư dạ dày
Chất chỉ điểm trong ung
Carcinoembryonic antigen CEA HT
thư đại tràng-trực tràng
Đánh giá chuyển hóa
Ceruloplasmin HT
đồng, bệnh Wilson
Theo dõi, sàng lọc ngộ
Cholinesterase CHE HT độc thuốc trừ sâu, theo dõi
chức năng gan
Đánh giá nguy cơ bệnh
Cholesterol Chol HT
mạch vành tim
Cortisol (ghi giờ lấy máu) HT Hội chứng cushing
Loạn dưỡng cơ và chấn thương
Creatin-kinase CK HT
xương, nhồi máu cơ tim

27
Xét nghiệm Chữ viết tắt Bệnh phẩm Liên quan lâm sàng
Creatinin HT Chức năng thận
Cystatin C HT Đánh giá chức năng thận
CRP Đánh giá viêm
C Reactive Protein HT
hsCRP Nguy cơ bệnh tim mạch
Chất chỉ điểm trong ung
Cytokeratin-19 fragment 21-1 Cyfra 21-1 HT
thư phổi
Cyclosporin CsA M Theo dõi ghép tạng
Cân bằng điện giải, độc với
Electrolyte (các chất điện giải) Na, K, Cl HT
tim,bệnh về tim,phù nề
Estradiol E2 HT Hormon sinh dục
Unconjugate Estriol uE3 HT Chẩn đoán trước sinh
Bệnh máu, suy thận mạn,
Feritin HT
ung thư
Fructosamin HT Đái tháo đường
Follicle Stimulatin Hormon FSH HT Hormon sinh dục
Gamma-glutamyl
GGT HT Chức năng gan
transpeptidase
Glucose HT Đái tháo đường, hạ đường huyết
Glucose 6 phosphat Tan máu ở trẻ sơ sinh,
G6PD HT
dehydrogenase sàng lọc sau sinh
Growth Hormon GH HT Rối loạn phát triển ở trẻ
Glycosylated hemoglobin
HbA1C M Đái tháo đường
(Hemoglobin glycosyl hóa)
Haptoglobin HT Bệnh máu,thận,nhiễm khuẩn
Đánh giá tổn thương mạch và
Homocystein Hcy HT
rối loạn chức năng nội mô.
Bệnh tim và những tổn
Lactic dehydrogenase LDH HT
thương khác của cơ
Lipase HT Bệnh về tụy
Lipoprotein - tỷ trọng cao HDL-C HT Đánh giá rối loạn lipid
Lipoprotein - tỷ trọng thấp LDL-C HT và nguy cơ bệnh mạch vành
Myeloperoxidase MPO HT Bệnh lý tim mạch, tiên
28
Xét nghiệm Chữ viết tắt Bệnh phẩm Liên quan lâm sàng
lượng bệnh lý tim mạch
Magie Mg HT Thiêu vi chất dinh dưỡng
Phát hiện sớm biến chứng
Microalbumin niệu MAU NT
thận ở BN ĐTĐ, tăng HA
NT-Pro BNP HT Đánh giá mức độ suy tim
Đánh giá tình trạng dinh
Prealbumin HT
dưỡng
Pregnant Associated Plasma
PAPP-A HT Chẩn đoán trước sinh
Protein A
Prostate specific antigen
(kháng nguyên đặc hiệu của PSA HT Ung thư tuyến tiền liệt
tuyến tiền liệt)
Procalcitonin HT Nhiễm trùng nặng
Protein TP HT Bệnh gan, bệnh thận
Protein S100 HT Nhồi máu não, u thần kinh
Progesteron HT Hormon sinh dục
Prolactin HT Hormon sinh dục
Pro gastrin releasing peptid Pro GRP HT Ung thư phổi tế bào nhỏ
Reumatoid factor RF HT Bệnh khớp
Sắt HT Thiếu máu hồng cầu nhỏ
Squamous cell carcinoma
SCCA HT Marker ung thư phổi, đầu cổ
antigen
Sirolimus M Theo dõi ghép tạng
Tacrolimus TAC M Theo dõi ghép tạng
Thăm dò tăng năng hoặc
Thyroid T3,T4, TSH HT
giảm năng tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp, viêm
Thyroglobin HT
tuyến giáp.
Transferin HT Bệnh về máu, bệnh gan
Testosterol HT Hormon sinh dục
Triglyceryd TG HT Xơ vữa động mạch và bệnh tim

29
Xét nghiệm Chữ viết tắt Bệnh phẩm Liên quan lâm sàng
Chỉ số ung thư với nhồi
Troponin T TnT HT
máu cơ tim
Troponin T hs hsTNT HT Nhồi máu cơ tim
Troponin I TnI HT Nhồi máu cơ tim
Ure HT Đánh giá chức năng thận
Uric acid (Acid uric) HT Bệnh gout

(1) Những xét nghiệm được thực hiện phổ biến tại các phòng xét nghiệm hóa sinh
(2) HT: huyết tương , M: máu toàn phần.

30
Bảng 2. Trị số bình thường của xét nghiệm hóa sinh lâm sàng thông dụng

Bệnh Giá trị ở người Việt Nam


TT Xét nghiệm
phẩm Nam Nữ Chung
Acid phosphatase (phosphatase
1 HT 4,8-13,5 U/L
acid)
Alanin aminotransferase
2 HT ≤41 U/L ≤31 U/L
(ALT, SGPT)
Aspartataminotransferase
3 HT ≤37 U/L ≤31 U/L
(AST, SGOT)
4 AFP HT <7 ng/mL
5 Albumin HT 35-50 g/L
AmylaseTP
6 HT ≤220 U/L
IFCC<37°C
14,7-55,3 11,2-48,2
7 Amoniac HT
µg/dL µg/dL
8 Amylase toàn phần HT ≤220 U/L
Amylase tụy
9 HT ≤115 U/L
IFCC<37°C
ALP(Alkalin phosphatase)
10 <270 U/L <240 U/L
IFCC<37°C
4-6,8 ng/mL khả năng sinh sản rất tốt
11 AMH HT 2,2-4 ng/mL khả năng sinh sản tốt
0,3-2,2 ng/mL khả năng sinh sản kém
12 Anti CCP HT <17 U/mL
13 Anti Thyroglobin HT <115 U/mL
14 Anti TPO HT <34 U/mL
105- 105-
15 Apolipoprotein A HT
175mg/dL 205mg/dL
60-140 66-130
16 Apolipoprotein B HT
mg/dL mg/dL
17  2 Microglobulin HT < 60 tuổi: 0,8-2,4; > 60 tuổi:  3 mg/L

31
Bệnh Giá trị ở người Việt Nam
TT Xét nghiệm
phẩm Nam Nữ Chung
18  HCG HT < 5mIU/mL
19 Beta Crosslap HT <0,6 ng/mL
20 BNP HT <50 pg/mL
Bilirubin TP ≤17,1µmol/L
21 HT
Bilirubin LH ≤4,3µmol/L
22 Calci TP HT 2,15-2,6 mmol/L
23 Calcitonin HT 8,4 pg/mL 5,0 pg/mL
24 CA125 HT <35 U/mL
25 CA 19-9 HT <39 U/mL
26 CA 15-3 HT <25 U/mL
27 CA 72-4 HT <6,9 U/mL
28 CEA HT < 5ng/mL
29 CHE HT 5300-12900 U/mL
CK HT 38-174 U/L 40-150 U/L
30
CK-MB <24 U/L
CRP <10mg/L
31 HT
hsCRP <1mg/L
Trước 10 giờ sáng: 3,7-19,4 µg/dL
32 Cortisol HT
Sau 5 giờ sáng: 2,9-17,3 µg/dL
33 Ceruloplasmin HT 20-60 mg/dL
34 CholesterolTP HT 3,9-5,2 mmol/L
35 CK HT <171 U/L 145 U/L
36 CK-MB HT  24 U/L/370C
37 Creatinin HT 62-115 µmol/L 53-97 µmol/L
HT 0,8- 2,5 mg/L
38 Cystatin C DNT  4-14 mg/L
NT  0,03- 0,3 mg/L
C reactive protein <10mg/L
39 HT
hsCRP <1mg/L
40 Cytokeratin 19 fragment 21-1 HT <3,3ng/mL

32
Bệnh Giá trị ở người Việt Nam
TT Xét nghiệm
phẩm Nam Nữ Chung
Pha nang: 46-407 pmol/l
Rụng trứng: 315-1828pmol/l
41 Estradiol (E2) HT 28-156pmol/l
Thể vàng: 161-74
Tiền mãn kinh:18,4-201pmol/l
42 GGT IFCC,370C HT < 55 U/L < 38 U/L
43 HbA1C M ≤6,5%
44 HDL-C HT >1mmol/L
45 LDL-C HT <3,4mmol/l
46 Insulin HT 6-29µIU/mL
Lactate dehydrogenase(LDH) HT
47 110-210 U/L
IFCC, 370C
48 Lipase, 370C HT <50 U/L
49 Microalbumin niệu NT 20-300mg/L
< 50 tuổi: 50 pg/mL
50 NT- Pro BNP HT 50-75 tuổi: 75-100 pg/mL
> 75 tuổi : 250-300 pg/mL
51 PAPP-A HT <10mIU/ml
52 Phosphatase kiềm IFCC,370C HT <270 U/L <240U/L
HT HT: 0,87-1,45 mmol/L
53 Phospho
NT NT buổi sáng: 12,9-43,9 mmol/L
54 Procalcitonin HT <0,05 ng/mL
55 Prolactin HT 4,6-21,5ng/mL 6,0-29,9ng/mL
Pha nang: 0,1-1,5ng/ml
Rụng trứng:0,8-3ng/ml
56 Progesterol HT 0,2-1,4ng/mL
Thể vàng: 1,7-2,7ng/ml
Tiền mãn kinh: 0,1-0,8ng/ml
57 ProteinTP HT 65-85g/L
58 Protein S100 HT 0,046-0,105ug/mL
59 ProGRP HT <65pg/mL

33
Bệnh Giá trị ở người Việt Nam
TT Xét nghiệm
phẩm Nam Nữ Chung
60 Potassium (K) HT 3,5-5 mmol/L
61 Prealbumin HT 3,64-7,28µmol/L
62 PSA toàn phần HT <4,0ng/mL
63 ProGRP HT <65pg/mL
64 Rheumatoid factor (RF) HT <14 U/mL
65 Sắt HT 8,1-28,6mml/L
66 SCCA HT <1,5ng/mL
67 Thyrotropin(Thyroid stimulating
HT 0,25-5 UI/ml
hormone- TSH)
68 Thyroxin tự do (FT4) HT 0,8-1,8 ng/ml
69 Triiodothyronin toàn phần HT
60-180 ng/ml
(TT3)
70 Testosteron HT 0,9-27,8nmol/L 0,22-2,9nmol/L
71 Thyroglobin HT 1,4-78ng/mL
72 Transferin HT 200-400mg/dL
73 Triglycerid HT 0,46-1,88mmol/L
74 Troponin T HT <0,01ng/mL
T
75 hs Troponin T HT <14ng/mL
76 Troponin I HT <0,16ng/mL
77 Ure HT 1,7-8,3mmol/L
78 Uric HT 180-420µmol/L 150-360µmol/L

Chữ viết tắt: HT: huyết tương, M: máu toàn phần, NT: nước tiểu; DNT: Dịch não tủy

34
MỤC LỤC

PHẦN I: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THỰC HÀNH HÓA SINH...........1
Bài 1: AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM............................................................1
Bài 2: PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM.................8
Bài 3: HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ............................................................................15
Bài 4: CÁCH LẤY VÀ BẢO QUẢN BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM HÓA SINH...........20
PHẦN II: THỰC HÀNH HÓA SINH...................................................................................24
Bài 1: CẤU TẠO CHẤT....................................................................................................24
Bài 2: CHUYỂN HÓA CHẤT............................................................................................29
Bài 3: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG............................................38
Bài 4: MỘT SỐ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM VỀ BỆNH GAN MẬT..............................47
Bài 5: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM VỀ BỆNH THẬN...........................................................56
Bài 6: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM LIPID MÁU VÀ TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU....64
PHỤ LỤC.................................................................................................................................73

35

You might also like