You are on page 1of 8

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KHOA XÉT NGHIỆM

QUY TRÌNH
NHẬN MẪU, XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN MẪU TRƯỚC XÉT NGHIỆM

Mã tài liệu: QT.29


Lần ban hành/Sửa đổi: 1.0/0.0
Ngày hiệu lực: 01/03/2017

Người soạn thảo Người kiểm tra Người phê duyệt


Họ và tên Nguyễn Thị Phương Đỗ Đức Thắng
Chữ ký
Ngày

Theo dõi sửa đổi tài liệu:


Ngày xem Người xem
Phiên bản số Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi
xét/sửa đổi xét/sửa đổi

Tài liệu nội bộ


Mã tài liệu: QT.29
Quy t rình nhận mẫu, xử lý và bảo quản mẫu trước xét
nghiệm Lần ban hành/Sửa đổi: 1.0/0.0

Ngày hiệu lực: 01.03.2017

1. Mục đích
- Hướng dẫn cách nhận mẫu bệnh phẩm đúng quy cách cho các thành viên trong
khoa Xét nghiệm.
- Phân loại bệnh phẩm, ly tâm và điều phối mẫu bệnh phẩm đến các nhóm
chuyên môn.
2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho các yêu cầu xét nghiệm gửi đến Khoa Xét Nghiệm.
3. Trách nhiệm.
- Nhân viên Khoa Xét nghiệm có trách nhiệm nhận mẫu xét nghiệm và kiểm
tra mẫu xét nghiệm theo phiếu chỉ định xét nghiệm.
- Kỹ thuật viên trưởng, trưởng nhóm Nhận mẫu trả kết quả có trách nhiệm
giám sát nhân viên nhận mẫu làm đúng quy trình.
4. Định nghĩa, thuật ngữ và các chữ viết tắt
- Xét nghiệm XN
- Đông máu cơ bản ĐMCB
- Bệnh nhân BN
- Cận lâm sàng CLS
5. Quy trình các bước thực hiện nhận mẫu xét nghiệm tại khoa Xét nghiệm
5.1. Quy định về nhận mẫu bệnh phẩm
- Khoa chấp nhận mẫu xét nghiệm đảm bảo đúng yêu cầu trong Sổ tay hướng
dẫn lấy mẫu xét nghiệm (QT.27) ; Quy trình bảo quản và vận chuyển mẫu
xét nghiệm (QT.28).
- XN hóa sinh máu lấy 3ml vào ống không chống đông (nắp màu đỏ) hoặc lấy
2ml-3ml vào ống chống đông bằng Heparin ( nắp màu xanh lá).
- XN hóa sinh dịch, nước tiểu lấy 3ml vào tuýp nhựa có nắp ( loại 5ml).
- Tổng phân tích nước tiểu lấy vào 2/3 ống nhựa ( loại 10ml). Riêng xét
nghiệm nước tiểu 24h phải đo và ghi lại tổng thể tích nước tiểu trong 24h.
- XN miễn dịch lấy 3ml vào ống không chống đông (nắp màu đỏ).

Trang 2/7
Mã tài liệu: QT.29
Quy t rình nhận mẫu, xử lý và bảo quản mẫu trước xét
nghiệm Lần ban hành/Sửa đổi: 1.0/0.0

Ngày hiệu lực: 01.03.2017

- XN huyết học lấy 2ml vào ống có chất chống đông EDTA (nắp màu tím).
- XN đông máu lấy 2ml vào ống có chất chống đông Citrate (nắp màu xanh
dương).
- XN Phân lấy mẫu bệnh phẩm bằng hạt ngô cho vào lọ chuyên dụng miệng
rộng có nắp.
- Bệnh phẩm soi mảnh sinh thiết hay soi dịch thì phải phết lên lam kính và đặt
trong đĩa Petri có nắp đậy.
- Bệnh phẩm (dịch, mủ, nước tiểu) làm XN nuôi cấy vi sinh lấy vào ống thủy
tinh nắp bông vô trùng
- Bệnh phẩm cấy máu lấy 5-10ml máu vào vào chai cấy máu chuyên dụng.
- Một số XN đặc biệt, không thường quy sẽ lấy bệnh phẩm theo đúng quy
định riêng của từng xét nghiệm. Cụ thể: một số mẫu XN miễn dịch phải lấy
máu vào ống có chất chống đông EDTA như: ACTH, PTH, Anti-TG
5.2. Các yêu cầu phải đảm bảo khi nhận mẫu
- Cập nhật thông tin về mẫu trong mục “Duyệt bệnh phẩm” trên phần mềm
Cận lâm sàng.
- Các máy móc phụ trợ: thang máy vận chuyển mẫu, điện thoại, máy quét
Barcode, máy in, máy li tâm.
- Các loại sổ sách cần thiết: Sổ giao - nhận mẫu, sổ giao nhận mẫu bị từ chối,
Sổ theo dõi thông tin các bên liên quan, Sổ nhật ký ra vào Khoa, Sổ gửi mẫu
ngoại viện
- Kiểm tra tính toàn vẹn của mẫu và điều kiện bảo quản mẫu khi nhận.
+ Kiểm tra tình trạng nguyên vẹn: không bị đổ, nứt/vỡ
+ Kiểm tra nhiệt độ: kiểm tra nhiệt độ bằng thiết bị đo nhiệt độ trong khoang
chứa bệnh phẩm và đối chiếu với khoảng nhiệt độ cho phép tại phòng làm
việc tại khoa Xét nghiệm.
- Kiểm tra tính đầy đủ của thông tin trên: Phiếu yêu cầu xét nghiệm, trên bệnh
phẩm, trên mạng CLS

Trang 3/7
Mã tài liệu: QT.29
Quy t rình nhận mẫu, xử lý và bảo quản mẫu trước xét
nghiệm Lần ban hành/Sửa đổi: 1.0/0.0

Ngày hiệu lực: 01.03.2017

- Đối với trường hợp mẫu khẩn yêu cầu xét nghiệm bằng lời hoặc điện thoại
thì cần phải có xác nhận của lãnh đạo Khoa.
- Khoa chỉ tiếp nhận khi mẫu đạt toàn bộ các tiêu chuẩn chấp nhận mẫu.
- Tuy nhiên Khoa vẫn đồng ý tiếp nhận mẫu bệnh phẩm trong một số trường
hợp sau:
+ Mẫu không đạt nhưng khách hàng vẫn yêu cầu xét nghiệm thì người gửi
mẫu phải ghi rõ lý do, yêu cầu và ký xác nhận vào Phiếu yêu cầu xét nghiệm
+ Mẫu không đạt nhưng là mẫu quan trọng hoặc không thể thay thế.
5.3. Quy trình từ chối mẫu không đạt yêu cầu
- Phản hồi lại với người gửi mẫu hoặc gọi điện thoại báo ngay cho đơn vị gửi
bệnh phẩm trong trường hợp bệnh phẩm được gửi không đảm bảo chất
lượng hay sai lệch thông tin dịch vụ.
- Bàn giao mẫu XN và Giấy chỉ định lại cho người gửi mẫu
- Lưu thông tin từ chối mẫu vào mục “ Duyệt bệnh phẩm” trên phần mềm
Cận lâm sàng
- Vào sổ “ Giao nhận mẫu bị từ chối” có xác nhận của người gửi mẫu và
người nhận mẫu.
- Tùy từng loại xét nghiệm mà có thời gian chấp nhận thực hiện lại xét
nghiệm hoặc buộc phải lấy lại mẫu XN tại thời điểm đã khắc phục xong lỗi
bị từ chối từ phía gửi mẫu xét nghiệm theo Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu xét
nghiệm (QT.27)
5.4. Tiến hành các bước nhận mẫu tại Khoa Xét nghiệm
 Nhận mẫu qua thang máy vận chuyển mẫu
( Chỉ áp dụng cho các khoa: Cấp cứu- Hồi sức tích cực, TT Tim Mạch, Phòng
khám)
- Thang máy hiển thị số 3. Tức là mẫu đã được chuyển lên Khoa Xét nghiệm
và đang ở trạng thái chờ
- Mở thang máy lấy giá đựng bệnh phẩm và giấy chỉ định ra bàn nhận mẫu

Trang 4/7
Mã tài liệu: QT.29
Quy t rình nhận mẫu, xử lý và bảo quản mẫu trước xét
nghiệm Lần ban hành/Sửa đổi: 1.0/0.0

Ngày hiệu lực: 01.03.2017

 Nhận mẫu của các khoa phòng mang lên Khoa XN thì nhận mẫu trực tiếp từ
Nhân viên gửi mẫu.
 Tiến hành nhận mẫu theo các bước:
- Kiểm tra thông tin bệnh nhân trên bệnh phẩm và giấy chỉ định: họ và tên BN,
tuổi, khoa, phòng, số giường, số phòng, mã Barcode, giờ tạo mã Barcode, giờ
lấy mẫu, tên điều dưỡng lấy mẫu, tên bác sĩ chỉ định…
- Kiểm tra thông tin bệnh nhân trên giấy chỉ định với thông tin trên mạng Cận
lâm sàng
- Phân loại mẫu bệnh phẩm, ký hiệu xét nghiệm theo quy định của khoa XN trên
ống theo chỉ định trên giấy XN. Cụ thể:
+ Ký hiệu tắt trên ống huyết học như sau:
Xét nghiệm công thức máu và nhóm máu: X
Xét nghiệm công thức máu và máu lắng: ML
Xét nghiệm công thức máu và HbA1C: A1C

Chỉ làm nhóm máu: 


Chỉ xét nghiệm HbA1C: A1C

Chỉ xét nghiệm máu lắng: ML

+ Hóa sinh chạy chung miễn dịch trên cùng 1 ống máu: HS+MD
+ Trên ông nắp đỏ xét nghiệm thêm test nhanh: X

+ Trên ông nắp đỏ chỉ xét nghiệm test nhanh: 


+ Trên ống đông máu: Nếu cấp thì ghi giờ hẹn trả KQXN trên ống, chú ý
nếu bác sĩ chỉ định riêng lẻ các yếu tố đông máu thì ghi XN bác sĩ chỉ
định và khoanh tròn trên ống…
- Ghi giờ nhận mẫu và giờ trả KQXN vào giấy chỉ định và vào sổ giao và nhận
bệnh phẩm có ký nhận. hẹn giờ trả KQXN cụ thể là:
+ Các xét nghiệm ưu tiên trả kết quả sớm sau 1 tiếng bao gồm khoa Cấp
cứu, các xét nghiệm cấp cứu nội viện ( áp dụng đối với các XN thường quy).

Trang 5/7
Mã tài liệu: QT.29
Quy t rình nhận mẫu, xử lý và bảo quản mẫu trước xét
nghiệm Lần ban hành/Sửa đổi: 1.0/0.0

Ngày hiệu lực: 01.03.2017

Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, phòng khám số 1 trả kết quả sau 1h đối
với các XN sinh hóa, các XN miễn dịch, máu lắng trả kết quả sau 1,5h.
+ Các xét nghiệm nội viện nhận trước 8h sáng trả kết quả trước 12h, các
XN nhận sau 8h sáng trả kết quả vào 15h chiều cùng ngày.
+ Các xét nghiệm còn lại, xét nghiệm gửi hẹn trả kết quả theo quy định tại
thời điểm nhận mẫu.
+ KQXN của phòng khám thì người lấy mẫu đã ghi giờ hẹn lên giấy chỉ
định.
- Phân loại giấy chỉ định chuyển đến các nhóm có test nhanh và nhóm hóa
sinh miễn dịch, huyết học. Các giấy chỉ định chỉ có XN đơn lẻ như: đông
máu, công thức máu, thì chuyển ngay ra bàn in để vào giá có ghi đúng lô giờ
hẹn trả KQXN để chờ in.
- Chuyển ống Huyết học ( nắp tím) đề đúng vị trí quy định của nhóm huyết
học: vị trí cấp, theo từng lô giờ hẹn trả KQXN, vị trí đặt ống làm máu lắng,
HbA1C, huyết- tủy đồ, tế bào dịch…
- Chuyển mẫu ly tâm : hóa sinh (nắp xanh lá), Hóa sinh- Miễn dịch ( nắp màu
đỏ),ống đông máu (nắp màu xanh dương) vào máy li tâm để li tâm ( lưu ý
ống nắp màu xanh dương và ống nắp màu đỏ ly tâm 2 lần và ống nắp đỏ
phải lắc lên rồi mới ly tâm lần 2). Chuyển ra vị trí soát mẫu ở nhóm chuyên
môn để khớp giấy chỉ định và chia mẫu về các máy chạy XN.
- Tốc độ ly tâm được quy định như sau:
+ XN hóa sinh (máu, dịch), đông máu, miễn dịch: 3500v/ phút, 5phút.
+ XN nhóm máu: 2000v/ phút. Trong 2 phút
+ Ly tâm phản ứng chéo: 1000v/ phút. Trong 1 phút
+ Ly tâm hóa sinh nước tiểu: 2000v/phút. Trong 2 phút
+ Xét nghiệm Định lượng HBV- DNA, HCV- RNA: tốc độ 2500v/ phút. Thời
gian : 20 phút.

Trang 6/7
Mã tài liệu: QT.29
Quy t rình nhận mẫu, xử lý và bảo quản mẫu trước xét
nghiệm Lần ban hành/Sửa đổi: 1.0/0.0

Ngày hiệu lực: 01.03.2017

 Lưu ý ưu tiên nhận và ly tâm và chuyển chạy các mẫu có tích cấp cứu
trước
6. An toàn.
- Trang bị đầy đủ quần áo, găng tay khẩu trang và các vật dụng cần thiết khi
nhận bệnh phẩm.
- Chú ý an toàn, tuân thủ quy trình để tránh lây nhiễm trong quá trình nhận mẫu.
7. Lưu ý (cảnh báo).
- Nhận mẫu theo đúng quy trình, tránh bỏ qua các trường hợp thiếu thông tin
bệnh nhân dẫn đến sai sót trong quá trình hoàn thiện kết quả xét nghiệm.
- Quá trình nhận mẫu, ly tâm mẫu cần nhẹ nhàng tránh gây vỡ hồng cầu, ảnh
hưởng đến chất lượng xét nghiệm.
8. Lưu trữ hồ sơ
Khoa Xét nghiệm
9. Biểu mẫu:
- Sổ nhận mẫu BM.29.01
- Sổ giao nhận từ chối mẫu BM.29.02
10. Tài liệu liên quan
- Quy trình báo cáo kết quả xét nghiệm: QT.32
- Quy trình công bố kết quả xét nghiệm: QT.33
- Sổ tay lấy mẫu xét nghiệm.: QT.27
- Tài liệu cho người sử dụng dịch vụ QT.26
- Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm.
11. Tài liệu tham khảo
- Kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh- Bộ môn Hóa sinh- Đại học Y Hà Nội
- Kỹ thuật xét nghiệm huyết học- Bộ môn Huyết học- Truyền máu- Đại học Y
Hà Nội
- Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh y học- Bộ môn Vinh sinh- Đại học Y Hà Nội
- Thông tin sản phẩm các hãng ROCHE, SIEMENS, ABBOTT…

Trang 7/7
Mã tài liệu: QT.29
Quy t rình nhận mẫu, xử lý và bảo quản mẫu trước xét
nghiệm Lần ban hành/Sửa đổi: 1.0/0.0

Ngày hiệu lực: 01.03.2017

12. Phân phối


- Lưu tại khoa

Trang 8/7

You might also like