You are on page 1of 35

KHOA KTYH

BỘ MÔN XNHH

CÁC XÉT NGHIỆM ĐÔNG


MÁU CHUYÊN SÂU
ThS. Nguyễn Thị Diệu Hương
XÉT NGHIỆM DDIMER
 Quá trình tiêu sợi huyết
XÉT NGHIỆM DDIMER
 Quá trình tiêu sợi huyết
XÉT NGHIỆM D-DIMER
 Ddimer là sản phẩm thoái giáng của fibrin, hiện diện
trong máu sau khi cục máu đông bị tan ra do tiêu
sợi huyết
 Chứa 2 đoạn D của protein fibrin gắn với nhau bằng
liên kết chéo
XÉT NGHIỆM D-DIMER
 Nồng độ D-dimer bình thường chứng tỏ không có
huyết khối
 Nồng độ D-dimer tăng là bằng chứng có huyết khối
trong lòng mạch
XÉT NGHIỆM D-DIMER
D-dimer có vai trò trong chẩn đoán các bệnh lý sau:
 Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

 Phát hiện bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện huyết


khối động mạch và tĩnh mạch
 Vaitrò của d-dimer trong phát hiện nguy cơ tái phát
thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
XÉT NGHIỆM D-DIMER
D-dimer có vai trò trong chẩn đoán các bệnh lý sau:
 Xácđịnh thời gian phòng ngừa thứ phát tối ưu cho
bệnh nhân sau biến cố thuyên tắc huyết khối tĩnh
mạch
 Theo dõi nguy cơ huyết khối thai kỳ

 Chẩn đoán/ theo dõi đông máu nội mạch lan tỏa
XÉT NGHIỆM D-DIMER
Nguyên lý xét nghiệm D-Dimer
 Sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu với epitope
trên mảnh D-Dimer
 Các kháng thể này không gắn với các epitope trên
fibrin, fibrinogen hoặc các mảnh fibrin
XÉT NGHIỆM D-DIMER
Nguyên lý xét nghiệm D-Dimer
 Huyết tương BN được trộn với dung dịch huyền phù
vi hạt latex chứa các kháng thể đơn dòng đặc hiệu
D- dimer
 Phản ứng KN-KT dẫn đến ngưng kết các hạt latex,
làm tăng độ đục môi trường phản ứng
XÉT NGHIỆM D-DIMER
Nguyên lý xét nghiệm D-Dimer
 Sự tăng độ đục phản ánh bởi tăng sự hấp thụ và
được đo bằng quang học
 Sự tăng độ hấp thụ thể hiện lượng D- dimer hiện
diện trong mẫu xét nghiệm
XÉT NGHIỆM DDIMER
 Giá trị bình thường D-dimer của người trưởng
thành nhỏ hơn 0,5 µg/ml. Tuy nhiên mỗi PXN có giá
trị tham chiếu riêng.
 Tăng trong thai kỳ, theo tuổi
XÉT NGHIỆM DDIMER
Yếu tố gây sai số trong xét nghiệm:
 Thuốc tiêu fibrin
 Kết quả dương tính giả có thể xảy ra khi có hiệu giá
yếu tố dạng thấp cao trong huyết thanh
 D-Dimer siêu nhạy có thể bị tăng cao hoặc hạ thấp
giả khi có tình trạng tang Lipid máu hoặc bệnh
phẩm bị tủa đục và đang được điều trị bằng kháng
thể đơn dòng chiết xuất từ chuột.
XÉT NGHIỆM ANTI Xa
 Đánh giá nồng độ heparin có trong máu, đặc trưng
bởi sự kháng đông máu.
 Sửdụng trong điều chỉnh liều chống đông máu
Heparin, trong phác đồ theo dõi chống đông máu
nhằm giảm số lượng máu phải truyền, giảm biến
chứng xuất huyết,...
XÉT NGHIỆM ANTI Xa
 Hoạt độ anti Xa đo hiệu quả chống đông của
Heparin chỉ phụ thuộc vào nồng độ Heparin và
Antithrombin. Heparin Induced Thrombopenia - HIT

 Để đề phòng các biến chứng chảy máu hoặc giảm


tiểu cầu do điều trị bằng Heparin nhất thiết phải sử
dụng các xét nghiệm đông máu để theo dõi.
THUỐC CHỐNG ĐÔNG
HEPARIN
 Heparin tác động gián tiếp thông qua ATIII

 ATIII kháng đông yếu, khi kết hợp Heparin làm tăng hoạt tính lên
gấp 1000-4000 lần
THUỐC CHỐNG ĐÔNG
HEPARIN
 Heparin không hấp thu qua đường ruột, do đó heparin được
truyền vào cơ thể qua đường tiêm dưới da, hoặc tiêm, truyền
tĩnh mạch
 Chống chỉ định: xuất huyết nội, tiền căn giảm tiểu cầu, loét dạ
dàyđang tiến triển, viêm màng ngoài tim cấp và tăng huyết áp ác
tính. ncl cac benh ly gay xuat huyet => k xai
THUỐC CHỐNG ĐÔNG
HEPARIN
Chỉ định:
• Nghẽn mạch huyết khối tĩnh mạch (điều trị dự phòng và điều trị
chữa bệnh).
• Huyết khối động mạch vành.
• Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).
• Phẫu thuật bypass tim phổi.
THUỐC CHỐNG ĐÔNG
HEPARIN
Chỉ định:
• Huyết khối gây nghẽn mạch não.
• Đề phòng huyết khối trong chạy thận nhân tạo.
• Các chỉ định khác: Phòng ngừa tắc tĩnh mạch gan sau ghép tuỷ
xương, hen do tập thể dục...
THUỐC CHỐNG ĐÔNG
HEPARIN
 Biến chứng trong điều trị Heparin có thể gặp như:
• Chảy máu: hay gặp ở bệnh nhân đang phẫu thuật, có tiền sử
chảy máu tiêu hóa, tuổi cao, bệnh thận, số lượng tiểu cầu giảm,
và ở các bệnh nhân có điều trị đồng thời bằng các thuốc kháng
tiểu cầu
• Loãng xương: Do tăng hoạt động của hủy cốt bào
THUỐC CHỐNG ĐÔNG
HEPARIN
 Biến chứng trong điều trị Heparin có thể gặp như:

• Giảm tiểu cầu: do kháng thể chống lại phức hợp Heparin với yếu
tố 4 tiểu cầu. Bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết, có huyết khối
đặc biệt là huyết khối động mạch.

• Các tác dụng khác như: phản ứng quá mẫn, tăng men gan...
THUỐC CHỐNG ĐÔNG
HEPARIN
 Để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra do
quá liều hoặc điều chỉnh liều heparin trong điều trị
bệnh lý huyết khối, cần tiến hành đánh giá lượng
heparin có trong máu dựa trên định lượng anti Xa.
THUỐC CHỐNG ĐÔNG
HEPARIN
 Cơchế tác dụng của
Heparin
 Vùng 5 phân tử đặc
hiệu
XÉT NGHIỆM ANTI Xa
Chuẩn bị mẫu:
 Mẫu máu chống đông bằng Natri citrate

 Tỷ lệ chống đông là 1:9

 Mẫu ly tâm mạnh để lấy huyết tương nghèo tiểu


cầu
XÉT NGHIỆM ANTI Xa
Nguyên lý xét nghiệm:
XÉT NGHIỆM ANTI Xa
Nguyên lý xét nghiệm:
 Sử dụng một hệ thống thuốc thử để xác định sắc tố
của các chất ức chế Xa trực tiếp và gián tiếp trong
huyết tương đã được citrate hóa.
 Xét nghiệm dựa trên sự ức chế của yếu tố X được
hoạt hóa (FXa) bởi Antithrombin (AT) với sự hiện
diện của heparin được đo bằng chất nền FXa
substrate.
XÉT NGHIỆM ANTI Xa
Kết quả:
 Thể hiện bằng unit/l hoặc unit/ml hoặc hoạt tính

 Khi giảm hoặc thiếu hụt ATIII có thể ảnh hưởng đến
kết quả
KHÁNG ĐÔNG LƯU HÀNH (MIX TEST)

 Kháng đông lưu hành thường là tự kháng thể trung


hòa các yếu tố đông máu cụ thể trong cơ thể
 Kháng thể kháng phospholipid thường thấy trên
bệnh nhân bị lupus đỏ, nên gọi là kháng đông lupus
KHÁNG ĐÔNG LƯU HÀNH (MIX TEST)

Mix test được chỉ định thực hiện đối với những
trường hợp sau:

 Kết quả xét nghiệm đông máu của người bệnh có


bất thường đối với đường đông máu ngoại sinh, nội
sinh và đường chung.
 Xét nghiệm để theo dõi trong điều trị những bệnh
nhân có chất kháng đông lưu hành trong máu.
KHÁNG ĐÔNG LƯU HÀNH (MIX TEST)

Nguyên lý:

 Xét nghiệm đông máu kéo dài do: thiếu hụt yếu tố đông
máu, hoặc có KĐLH
 Dựa vào khả năng bù của các yếu tố đông máu
 Trộn huyết tương người bình thường và huyết tương
của bệnh nhân
 Thời gian đông của hỗn hợp gần bằng bình thường nếu
có thiếu hụt yếu tố, kéo dài nếu có KĐLH
KHÁNG ĐÔNG LƯU HÀNH (MIX TEST)

Chuẩn bị mẫu:

 Mẫu máu: chống đông bằng natri citrate


 Ly tâm tách huyết tương nghèo tiểu cầu
 - Pha hỗn hợp huyết tương chứng và huyết tương bệnh
theo tỉ lệ 1:1
KHÁNG ĐÔNG LƯU HÀNH (MIX TEST)

Chuẩn bị mẫu:

 Chuẩn bị 3 ống nghiệm, đánh số 1,2,3


 Ống 1 cho 0,1 ml hỗn hợp huyết tương bệnh nhân và
huyết tương chứng
 Ống 2 cho 0,1 ml huyết tương chứng
 Ống 3 cho 0,1 ml huyết tương bệnh nhân
KHÁNG ĐÔNG LƯU HÀNH (MIX TEST)

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất:

 Phương pháp thủ công


 Sử dụng máy xét nghiệm đông máu tự động
KHÁNG ĐÔNG LƯU HÀNH (MIX TEST)

Tiến hành:

 Tùy theo loại xét nghiệm cần tiến hành mà thực hiện
các xét nghiệm như PT,APTT
KHÁNG ĐÔNG LƯU HÀNH (MIX TEST)

Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm:

- Chất lượng hóa chất

- Huyết tương chứng tập hợp của ít hơn 10 người.

- Huyết tương để quá 4 giờ.


XIN CẢM ƠN

You might also like