You are on page 1of 3

1.

CĂN NGUYÊN VÀ CÁCH LÂY TRUYỀN BỆNH GIANG MAI

-Kn: Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.Con đường
lây truyền chính là qua da và niêm mạc (chủ yếu là QHTD k an toàn), qua đường mẹ-con,
truyền máu.
-Căn nguyên gây bệnh: Là xoắn khuẩn nhạt,Hình lò xo từ 6 – 14 vòng xoắn đều đặn, đường
kính ngang 0,5u, dài từ 6 -15u. Di động qua lại như quả lắc đồng hồ.
-Nhiễm giang mai chia làm 3 giai đoạn:
+Giai đoạn 1: Thời gian ủ bệnh 10 -90 ngày, 90% Ko triệu chứng gọi là giang mai kín.Sau đó
khi qua thời gian ủ bệnh, bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của săng và hạch.
+Giai đoạn 2: Là giai đoạn 45 ngày sau khi có săng và có thể kéo dài đến 2 - 3 năm. Xuất
hiện các tổn thương da và niêm mạc nhưng khi lành thường không để lại sẹo. Xoắn khuẩn
giang mai dễ gây nhiễm trùng huyết với các triệu chứng nóng sốt và nổi hạch. Thời kỳ này
thường có các biểu hiện lâm sàng như: các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình, sẩn giang mai với
nhiều hình thái đa dạng, sẩn phì đại thường hay gặp ở hậu môn và sinh dục, viêm hạch lan tỏa
và bị rụng tóc kiểu rừng thưa,…
+Giai đoạn 3: Xuất hiện thường từ 5, 10, 15 năm sau khi có săng với các triệu chứng như
săng thương sâu, gôm ở da, xương, nội tạng, tim mạch và thần kinh. Ở giai đoạn này người
bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ
tạng, không còn ở da, niêm mạc nữa.

-Thời kỳ lây truyền: mạnh nhất khi ở kỳ 1 và 2, giai đoạn này chỉ được phát hiện khi xét
nghiệm huyết thanh.

NGUỒN: https://vncdc.gov.vn/benh-giang-mai-nd14525.html#:~:text=%2D%20Th%E1%BB
%9Di%20k%E1%BB%B3%20%E1%BB%A7%20b%E1%BB%87nh%3A%20Th%E1%BB
%9Di,nhi%E1%BB%81u%20xo%E1%BA%AFn%20khu%E1%BA%A9n%20giang
%20mai.&text=%2D%20B%E1%BB%87nh%20giang%20mai%20l%C3%A2y%20ch
%E1%BB%A7,t%C3%ACnh%20d%E1%BB%A5c%20kh%C3%B4ng%20an%20to
%C3%A0n.

2. XÉT NGHIỆM RPR CHUẨN ĐOÁN GIANG MAI.

-Kn: Xét nghiệm RPR là viết tắt của Rapid Plasma Reagin là một trong những xét nghiệm
được thực hiện nhằm mục đích sàng lọc phát hiện có kháng thể giang mai trong máu của
bệnh nhân.

-Thực hiện xét nghiệm khi sàng lọc và chuẩn đoán xét nghiệm giang mai.

-Nguyên lý: Kháng nguyên Cardiolipin đã gắn than hoạt khi cho tiếp xúc với huyết thanh của
người bị bệnh sẽ cho phản ứng dương tính, biểu hiện bằng hiện tượng lên bông.

-Dụng cụ và hóa chất:


Hộp kháng nguyên có: (của hãng Biomerieu: RPR — nosticon II)

+Sinh phẩm:

• 05 lọ KN RPR mỗi lọ 2 ml.

• 02 lọ huyết thanh chứng dương tính.

•02 lọ huyết thanh chứng âm tính.

•50 bìa phản ứng.

•500 pipét nhựa + que dẹt để dàn huyết thanh.

•02 quả bóp cao su.

• 02 lọ nhựa có gắn kim.

+Máy:

• Máy lắc tròn tốc độ 100 vòng/phút

•Máy li tâm tốc độ 2000 vòng/phút

-Bảo quản hoá chất:

• Bảo quản ở 2-8C.

•Trước khi làm phản ứng: để hoá chất ở nhiệt độ phòng cho tới khi hết lạnh.

• Không để kháng nguyên trong lọ nhựa khi bảo quản nơi lạnh.

-Bảo quản bệnh phẩm:

•Huyết thanh hoặc huyết tương có thể dùng làm phản ứng. Bệnh phẩm phải trong, không
nhiễm trùng, không tan huyết.Nếu không làm phản ứng ngay: bảo quản ở 2-8C tối đa 7 ngày,
nếu lâu hơn phải bảo quản ở - 20C.

-Chuẩn bị chất thử:

+Kháng nguyên:

•Để nhiệt độ phòng và lắc trước khi dùng.

•Chuyển kháng nguyên từ lọ thuỷ tinh sang lọ nhựa.

•Sau mỗi ngày làm xong phản ứng: chuyển KN từ lọ nhựa vào lọ thuỷ tinh để bảo quản, lọ
nhựa được rửa sạch bằng nước cất rồi để khô.
-Cách làm phản ứng:

Lấy 2ml máu tĩnh mạch vào tube thuỷ tinh (hoặc tube nhựa) không chống đông. Để co cục
máu tự nhiên hoặc ly tâm để lấy huyết thanh.

+Phản ứng RPR định tính:

•Nhỏ 0,05ml huyết thanh (hoặc huyết tương) vào 1 vòng tròn trên bìa phản ứng (để giọt rơi tự
do).

•Dùng que dẹt: dàn huyết thanh trong giới hạn vòng tròn.

•Lắc nhẹ lọ kháng nguyên rồi nhỏ 1 giọt kháng nguyên vào vòng tròn đã có huyết thanh
(không khuấy trộn).

•Lắc tốc độ 100 vòng/1 phút trong 8’

+Phản ứng RPR định lượng:

•Thực hiện phản ứng bằng huyết thanh được pha loãng dẫn tới độ pha loãng lớn nhất còn cho
kết quả dương tính. Pha loãng huyết thanh tiến hành với lượng gấp đôi: 1/2,1/4,1/8,
1/16...1/1024

•Nhỏ 0,05ml NaCl 9 %, vào mỗi vòng tròn bìa phản ứng, nhỏ 0,05ml huyết thanh vào vòng
tròn 1, trộn đều rồi chuyển 1 giọt sang vòng tròn 2, trộn đều rồi chuyển tiếp tới các vòng tròn
sau.

•Dàn huyết thanh ra hết vòng tròn bia phản ứng.

•Nhỏ 1 giọt kháng nguyên lên mỗi vòng tròn có chứa huyết thanh đã pha loãng.

•Lắc 100 vòng/1 trong 8

Nhận định kết quả:


+

•Đọc kết quả ngay sau khi lác xong.

•Đọc bằng mắt thường ở nơi đủ ánh sáng.

•Kết quả âm tính khi thấy:

(đợi mai viết nốt)

NGUỒN: tài liệu khoa vi sinh bv da liễu tw.

You might also like