You are on page 1of 27

Danh sách nhóm 9

Họ và tên Mã số sinh viên


Huỳnh Thị Trúc Hiền 1856010014
Võ Lê Trần Huyền Trân 1856010050
Sengvilaykham Vone 1856010055
Keobounpheng Vilaphone 1856010056
NỘI DUNG CẦN NẮM

1. Sức bền hồng cầu.


2. Dụng cụ, trang thiết bị; kỹ thuật
tiến hành đo sức bền hồng cầu.
3. Cách đọc kết quả,biện luận.
4. Sai sót, cách khắc phục.
SỨC BỀN HỒNG CẦU
1.Khái niệm
Sức bền hồng cầu là sức chịu đựng của hồng cầu dưới
tác dụng làm tan máu của các dung dịch muối khi hạ
thấp dần nồng độ.
SỨC BỀN HỒNG CẦU
2.Nguyên lý
Màng hồng cầu là màng bán thấm, do vậy khi cho
hồng cầu vào dung dịch nhược trương, nước sẽ từ ngoài
vào trong hồng cầu để cân bằng áp lực thẩm thấu, làm
trương to hồng cầu. Dung dịch càng nhược trương nước
sẽ vào càng nhiều và hồng cầu càng dễ vỡ.
-Các dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn áp suất
thẩm thấu của dịch trong cơ thể được gọi là nhược
trương.
SỨC BỀN HỒNG CẦU
2.Nguyên lý
-Các dung dịch có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất
thẩm thấu của dịch trong cơ thể được gọi là ưu trương.
-Dung dịch đẳng trương là dung dịch mà lượng chất
hòa tan bên trong tương đương với các chất tương ứng ở
bên ngoài nó.
SỨC BỀN HỒNG CẦU
3. Trị số
-Bình thường: Bắt đầu tan từ: 4,5-5‰;Tan hoàn toàn
từ: 3-3,5‰
-Sức bền hồng cầu tăng:Bắt đầu tan từ: <4,5‰;Tan
hoàn toàn từ: <3‰
-Sức bền hồng cầu giảm: Bắt đầu tan từ: >5‰; Tan
hoàn toàn từ >3,5‰
SỨC BỀN HỒNG CẦU
4.Chỉ định
Các trường hợp nghĩ đến bệnh lý huyết sắc tố, bệnh
thiếu máu tan máu.
VD: bệnh Thalassemia( bệnh tan máu bẩm sinh)-đột
biến gen quy định sản xuất HG.
KỸ THUẬT ĐO SỨC BỀN HỒNG CẦU

1. Nguyên tắc của kỹ thuật


Hồng cầu được cho vào những dung dịch đệm muối
nhược trương có pH = 7.4 để ở nhiệt độ phòng thí
nghiệm 22 độ C. Sau một thời gian nhất định để quan
sát xem mức độ tan của hồng cầu.
KỸ THUẬT ĐO SỨC BỀN HỒNG CẦU

2. Dụng cụ, hoá chất chuẩn bị


- Ống chống đông.
-Dụng cụ lấy máu và sát khuẩn.
-12 ống nghiệm ly tâm đường kính 1cmx6cm,giá
đựng ống nghiệm.
-Pipet và đầu pipet loại 25µl và 1000µl.
- Nền trắng bằng giấy hoặc nhựa đục.
- Dung dịch đệm muối chloride với các nồng độ khác
nhau: 7%o, 6%o, 5.5%o, 5.0%o, 4.5%o, 4.0%o,
3.75%o, 3.5%o, 3%o, 2.5%o, 2%o, 1%o. (độ pH=7,4).
KỸ THUẬT ĐO SỨC BỀN HỒNG CẦU
KỸ THUẬT ĐO SỨC BỀN HỒNG CẦU

3. Cách lấy, bảo quản


- Lấy 3ml hoặc 4ml máu tĩnh mạch có chống đông
(heparin hay natri oxalat hoặc natri citrat).
-Nếu bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng, cần làm xét
nghiệm trong vòng 2 giờ kể từ khi lấy máu. Nếu bảo
quản mẫu ở nhiệt độ 4 độ C, có thể làm xét nghiệm
trong vòng 6 giờ kể từ khi lấy máu.
KỸ THUẬT ĐO SỨC BỀN HỒNG CẦU

4. Quy trình kỹ thuật


- Bước 1: Lấy 12 ống nghiệm thuỷ tinh loại 6ml xếp
vào giá, ghi tên tuổi người bệnh, đánh số thứ tự từ 1 đến
12.
- Bước 2: Cho lần lượt 3ml dung dịch nhược trương
với các nồng độ lần lượt từ 1%o đến 7%o vào 12 ống.
KỸ THUẬT ĐO SỨC BỀN HỒNG CẦU

4. Quy trình kỹ thuật


- Bước 3: Đảo nhẹ nhàng ống máu vài lần để trộn kỹ
máu trong ống. Nhỏ 100 µl máu đã trộn vào mỗi ống
dung dịch nhược trương.
- Bước 4: Lắc nhẹ 2-3 lần cho đều hồng cầu trong
ống nghiệm. Sau đó để ống đúng lại giá.
(Nhiệt độ phòng xét nghiệm 22 độ trong 30-60 phút thì
có kết quả. Có thể quay ly tâm rồi đọc kết quả và tính tỷ
lệ phần trăm huyết tán.)
KẾT QUẢ, BIỆN LUẬN VÀ
BỆNH LÝ
1. Nhận định kết quả

7 6 5,5 5 4,5 4 3,75 3,5 3 2,5 2 1


KẾT QUẢ, BIỆN LUẬN VÀ
BỆNH LÝ
2. Biện luận
- Sức bền tối đa: ống 4( hồng cầu bắt đầu tan ở 5.0%o->
chỉ số đầu bình thường).
- Sức bền tối thiểu: ống 10( hồng cầu tan hết 2.5%o ->
chỉ số bất thường, hướng về sức bền hồng cầu tăng).
Kết luận: (chọn tình huống xấu nhất) BN có nguy cơ gặp
tình trạng sức bền hồng cầu tăng.
KẾT QUẢ, BIỆN LUẬN VÀ
BỆNH LÝ
3. Bệnh lý
-Sức bền hồng cầu tăng: (tăng ở nồng độ thấp) trong
những bệnh về huyết sắc tố nói chung, ngoài ra còn tăng
sau cắt lách, thiếu máu và một số bệnh về gan.
-Sức bền hồng cầu giảm: (dễ tan ở nồng độ cao) trong
thiếu máu huyết tán, vàng da hủy huyết, trong thiếu máu
MINKAWSKI CHAUFAND.
KẾT QUẢ, BIỆN LUẬN VÀ
BỆNH LÝ
3. Bệnh lý
Thiếu máu MINKAWSKI CHAUFAND.
Thiếu máu của Minkowski-
Chauffard đi kèm với sự vi
phạm cấu trúc và chức năng
của màng tế bào hồng cầu->
thay đổi hình dạng thành một
vòng, trở nên mỏng man.
( Những dấu hiệu đầu tiên của tán
huyết xuất hiện - sự phá hủy các tế
bào hồng cầu với sự giải phóng
đồng thời của huyết sắc tố.)
NGUYÊN NHÂN SAI SỐ, KHẮC PHỤC

1. Nguyên nhân sai số


- Do kỹ thuật của người làm xét nghiệm
+Đọc kết quả chậm, không đúng thời gian
+Hút máu không đủ số lượng.
+Không đảo đều mẫu máu trước khi hút.
+Do nhận định sai kết quả.
+Pha dung dịch không đúng nồng độ
- Sai sót trong thủ tục hành chính.
NGUYÊN NHÂN SAI SỐ, KHẮC PHỤC

2. Khắc phục
- Dung dịch nhược trương phải chính xác nồng độ, sau khi
pha phải kiểm tra bằng cách tiến hành xét nghiệm với 1-2
hồng cầu của người bình thường xem kết quả có nằm trong
giới hạn bình thường không rồi mới sử dụng cho bệnh nhân.
- Dung dịch nhược trương không đúng phải pha lại.
- Không làm xét nghiệm này khi bệnh nhân được truyền
máu chưa được 2 tuần
- Đảo đều mẫu máu và hút đủ số lượng.
- Đọc kết quả ngay sau khi đủ thời gian.
XÉT NGHIỆM KHÁC
- Một số kĩ thuật khác sử dụng 16 ống nghiệm với nồng
độ dung dịch đệm từ 7%o, 6%o, 5.5%o, 5.0%o, 4.75%o,
4.5%o, 4.25%o, 4.0%o, 3.75%o, 3.5%o, 3.25%o, 3%o,
2.75%o, 2.5%o, 2%o, 1%o nhưng kết quả lại giống 12 ống
nghiệm. Để thuận tiện: rút ngắn thời gian pha chế dung dịch,
tránh việc xáo trộn ống nghiệm thì thường sử dụng 12 ống
nghiệm dung dịch đệm.
- Ngoài ra, chúng ta có thể đọc kết quả bằng máy quay
li tâm, hoặc chính xác bằng máy đếm hồng cầu.
XÉT NGHIỆM KHÁC
+ Máy quay li tâm giúp chúng ta tách thành
phần rắn- lỏng tượng tự với các màu đậm nhạt khác
nhau có trong dung dịch đệm- máu tan
+ Máy đếm hồng cầu( tự động hoá): sau khi có
12 ống nghiệm đệm- máu, thay vì phải chờ đợi thì
chúng ta có thể cho vào máy đếm tự động, giúp
nhận diện hồng cầu và đếm số lượng hồng cầu còn
trong mỗi ống nghiệm. Như vậy sẽ chính xác hơn, ít
tốn thời gian.
Một số câu trắc nghiệm
Câu 1: Sức bền hồng cầu là gì?
A. Nước vào hồng cầu,làm hồng bị vỡ.
B. Trong dung dịch ưu trương, thì nước vào hồng
cầu,làm hồng cầu tan.
C. Là sức chịu của hồng cầu dưới tác dụng làm tan
theo các dung dịch khi hạ thấp dần nồng độ.
D. Là sức chịu của hồng cầu dưới tác dụng làm tan
theo các dung dịch khi tăng dần nồng độ.
Một số câu trắc nghiệm
Câu 2:

Chọn câu trả lời đúng


A. Người bình thường
B. Sức bền hồng cầu tăng.
C. Sức bền hồng cầu giảm.
D. Bệnh Thalassemia.
7 6 5 5 4 4 3 3 3 2 2 1
, , , , ,
5 5 7 5 5
5
Một số câu trắc nghiệm
Câu 3: Không liên quan tới giảm sức bền hồng cầu?
A. Cắt lách.
B. MINKAWSKI CHAUFAND.
C. Bệnh Thalassemia.
D. Vàng da huỷ huyết.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
http://benhviendktinhquangninh.vn/quy-trinh-noi-tong-
hop/suc-ben-hong-cau-erythrocyte-osmotic-fragility-
test.155
https://medlatec.vn/tin-tuc/suc-ben-hong-cau-%C2%A0-
xet-nghiem-quan-trong-trong-benh-ly-huyet-sac-to-va-
thieu-mau-tan-mau-s1
https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/showthread.php?tid=
6680
Sách Thực tập Sinh lí 1, trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Em cảm ơn thầy cô và
các bạn lắng nghe.

You might also like