You are on page 1of 5

MÙ MÀU:

Mù màu (rối loạn sắc giác) là rối loạn nhận biết màu sắc, người bệnh có
thể nhìn thấy được mọi vật nhưng lại không có khả năng phân biệt một
số màu sắc. Ví dụ: có người nhầm màu đỏ với màu lục, hoặc có người
không phân biệt được các màu mà chỉ thấy đen và trắng ở các sắc thái
khác nhau.
John Dalton (1766-1844), nhà vật lý học đặt nền móng cho lý thuyết
nguyên tử và chính ông tự phát hiện mình không phân biệt được màu đỏ
và xanh.
Cơ chế di truyền:
 Trong võng mạc mắt, nơi tiếp nhận màu sắc để chuyển thông tin về não
có một loại tế bào thần kinh giống hình cái nón nên gọi là tế bào nón.
Chúng nhận dạng được ba màu đỏ, xanh lá cây và xanh da trời. Có một
số người những tế bào nón ở võng mạc không có nên không cảm nhận
được màu sắc, vì thế mới gọi là mù màu. Có khi các tế bào nón còn đó
nhưng lại bị rồi loạn cảm nhận ánh sáng, không phân biệt được màu
cũng xếp chung vào mù màu.
Bệnh mù màu là một bệnh di truyền có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể
giới tính (cặp này ở nữ là XX, ở nam là XY). Bệnh phát sinh do đột biến
hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, làm rối loạn tế bào cảm thụ
ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc. Gen này là “gen lặn”. Người
con trai nào nhận được ở mẹ loại gen này thì không thể phân biệt được
màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù
màu. Còn phụ nữ chỉ mắc bệnh này nếu có 2 gen mù màu: một của mẹ
và một của bố mắc bệnh truyền cho. Nếu người phụ nữ chỉ có một gen
bệnh thì chưa việc gì, vì gen màu sắc ở nhiễm sắc thể còn lại đủ át gen
bệnh. Điều đó giải đáp vì sao các thống kê đều cho hay nam giới mắc
chứng mù màu có tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ.
Các loại bệnh mù màu:

Mù Màu Đỏ Xanh:

BẢNG 1: So sánh màu người bình thường thấy và người mù màu


xanh vàng thấy
Đây là loại mù màu di truyền phổ biến nhất do sự mất mát hoặc hạn chế
chức năng của các tế bào hình nón màu đỏ (được gọi là protan) hoặc
hình nón màu xanh lá cây (deutran). Loại mù màu này thường được gọi
là mù màu đỏ xanh.

- Protanomaly: Bệnh xảy ra khi phân tử photopigment hình nón màu đỏ


bất thường. Người bị mắc chứng Protanomaly không phân biệt được
màu đỏ, cam và vàng. Protanomaly là một rối loạn liên kết X ước tính
ảnh hưởng đến 1 phần trăm nam giới.

- Protanopia: Đây là dạng mù màu khi không có tế bào hình nón màu


đỏ. Người đỏ xuất hiện như màu đen. Một số sắc thái của cam, vàng và
xanh lá cây đều có màu vàng. Protanopia là một rối loạn liên kết X được
ước tính ảnh hưởng đến 1% nam giới.

- Deuteranomaly: Deuteranomaly xảy ra khi tế bào hình nón màu xanh


lá cây bất thường. Người bệnh sẽ nhìn màu vàng và màu xanh lá cây
thành màu đỏ. Deuteranomaly là hình thức phổ biến nhất của mù màu và
là một rối loạn liên kết X ảnh hưởng đến 5 phần trăm của nam giới.

- Deuteranopia: Deuteranopia xảy ra khi không có tế bào hình nón màu


xanh lá cây. Người bệnh nhìn màu đỏ như màu vàng nâu và xanh như
màu be. Deuteranopia là một rối loạn liên quan đến X ảnh hưởng đến
khoảng 1% nam giới.

Mù mau xanh – vàng :

Mù màu xanh-vàng hiếm hơn mù màu đỏ xanh. Bệnh xảy ra khi các
phân tử photopigments hình nón màu xanh lam (tritan) bị thiếu hoặc có
chức năng giới hạn.

- Tritanomaly: Những người bị tritanomaly khó có khả năng phân biệt


màu xanh, vàng và hồng. Tritanomaly cực kỳ hiếm, bệnh ảnh hưởng đến
cả nam và nữ.

- Tritanopia: Những người có bệnh tritanopia, còn được gọi là mù màu


xanh-vàng, thiếu các tế bào hình nón màu xanh. Người bệnh nhìn tất cả
màu xanh đề thành xanh lá cây và màu vàng thành màu tím hoặc xám
nhạt. Tritanopia là chứng rối loạn lặn tự phát cực kỳ hiếm gặp ảnh
hưởng đến cả nam và nữ.
Mù màu hoàn toàn:

Những người bị mù màu hoàn toàn (monochromacy) không có tế bào


hình nón, đây là dạng mù màu cực kỳ hiếm gặp. Có hai loại mù màu
hoàn toàn:

- Nón đơn sắc: Dạng mù màu này là sự biến đổi của cả ba


photopigments tế bào hình nón. Những người bị monochromacy não sẽ
gặp rắc rối khi phân biệt màu sắc.

- Rod monochromacy hoặc achromatopsia: Đây là loại đơn sắc hiếm và


là hình thức nghiêm trọng nhất của mù màu. Bệnh xảy ra khi thiếu tế
bào hình nón, những người bị bệnh chỉ nhìn thấy hai màu đen trắng.

Nguyên nhân:
- Di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh. Do đó, mù
màu còn được xem như là một bệnh bẩm sinh ở trẻ. Mức độ mù màu
bẩm sinh có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng.
- Biến chứng của bệnh: Tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng; bệnh đái
tháo đường; bệnh Alzheimer, Parkinson; bệnh bất thường hồng cầu,
bạch cầu;... đều có thể gây biến chứng mù màu.
- Thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, bệnh
nhiễm trùng, bệnh thần kinh, rối loạn tâm lý, rối loạn cương dương,...
có thể gây rối loạn phân biệt màu sắc
- Lão hóa: Thị giác màu sắc (sắc giác) của bệnh nhân giảm dần theo
tuổi. Sự lão hóa có thể là một trong những nguyên nhân gây mù màu ở
người lớn tuổi.

You might also like