You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

NHÓM 1 – XNYH2018
THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
1. TRƯƠNG NGỌC ÁNH
2. ĐINH YẾN NHI
3. NGUYỄN HUỲNH NHƯ
4. LÊ DŨNG MINH THÀNH
5. PHẠM THỊ THANH THÚY
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Nguồn gốc và sự phát triển của hồng cầu:
- Trong những tuần đầu tiên của phôi, tế bào hồng cầu có nhân được tạo ra trong
túi noãn hoàng.

- Ba tháng giữa thai kì, gan (chủ yếu), lách và các hạch lympho là những cơ quan
tạo hồng cầu.

- Từ những tháng cuối thai kì về sau, chỉ có tủy xương là nơi tạo hồng cầu.

- Dưới 5 tuổi, hầu như tủy xương nào cũng tạo hồng cầu. Lớn lên, tủy các xương
ống (trừ đoạn gần của xương cánh tay và xương chày) dần mã hóa và không sản
xuất hồng cầu nữa. Sau tuổi 20, hồng cầu được tạo ra trong tủy các xương dẹt.
Càng lớn tuổi, chức năng sinh hồng cầu càng giảm.
Vòng đời của hồng cầu
2. Cấu tạo của hồng cầu:
- Mỗi hồng cầu chứa khoảng 280 triệu phân tử hemoglobin.
- Mỗi phân tử hemoglobin gồm 1 protein có tên là globin - gồm 4 chuỗi polypeptit (2
chuỗi α và 2 chuỗi β); mỗi chuỗi polypeptit được gắn vưới một sắc tố dạng vòng có
tên là hem. Ở trung tâm của mỗi vòng hem là một ion sắt (Fe2+) - có thể gắn với 1
phân tử oxy, do đó mỗi phân tử hemoglobin có thể gắn với 4 phân tử oxy.
3. Đặc điểm phân loại các giai đoạn của hồng cầu:
Dòng hồng cầu sẽ phát
triển qua 6 giai đoạn:
a. Nguyên tiền hồng cầu ( Proerythroblast ):

• Tế bào hình tròn hay bầu dục. Kích thước 20-25µm.


Nhân hình tròn lớn chiếm 8/10 tế bào. Lưới nhiễm sắc
sang dày, có khuynh hướng tụ thành đám nhỏ chứa từ
1-2 hạt nhân.

• Nguyên sinh chất bắt màu xanh dương đậm và không


đồng đều. Vùng tiếp giáp nhân thường ít bắt màu và
tạo thành vòng sáng quanh nhân.

• Giới hạn tế bào đôi khi không đồng đều và tạo ra


những giả túc

• Chiếm tỷ lệ ≤ 0.5% số lượng tế bào tủy.


b. Nguyên hồng cầu ưa bazơ (Erythroblast basophile):

• Kích thước khoảng 16-18µm. Hình dạng tròn


đều, nhân tròn chiếm ½ tế bào. Cấu trúc chất
nhiễm sắc tụ thành từng đám lớn bắt màu tím
đen, không còn thấy hoặc chỉ thấy mờ dấu tích
hạt nhân.

• Nguyên sinh chất bắt đầu quá trình tổng hợp


huyết sắc tố màu kiềm đậm không đồng nhất và
không có hạt.

• Chiếm tỷ lệ 0-0.5% số lượng tế bào tủy.


c. Nguyên hồng cầu đa sắc (Erythroblast polychromatophile):

• Là tế bào hình tròn, kích thước khoảng 10-


14µm. Nhân tròn nhỏ chiếm 1/3-1/4 tế bào.
Cấu trúc nhiễm sắc thô tụ thành từng đám lớn.

• Nguyên sinh chất chuyển thành từ màu xanh


pha hồng đa sắc đến màu hồng cuối giai đoạn.

• Chiếm tỷ lệ 2-11% số lượng tế bào tủy.


d. Nguyên hồng cầu ưa acid (Erythroblast acidophile):

• Tế bào hình tròn, kích thước 8-10µm.


Nhân hình tròn bắt màu tím đen đồng
nhất. Nguyên sinh chất chứa đầy huyết
sắc tố và bắt màu hồng da bò

• Chiếm tỷ lệ 3-17% số lượng tế bào


tủy.
e. Hồng cầu lưới (Reticulocyte):

• Là hồng cầu vừa bị mất nhân còn chứa


một ít ty lạp thể và vi thể, biểu hiện dưới
dạng những hạt nhỏ bắt màu xanh đen
và sắp xếp với nhau thành hình dạng
lưới.

• Chiếm tỷ lệ 0.6-1.8% số lượng tế bào


hồng cầu trong máu.
f. Hồng cầu trưởng thành (Erythrocyte):

Hồng cầu hình dạng hình đĩa lõm hai


mặt, bắt màu hồng da bò, kích thước
khoảng 7-8µm. Trên tiêu bản, tế bào
hình tròn bắt màu hồng, phía ngoài biên
đậm màu, ở giữa có khoảng sáng tròn.
4. Chức năng của hồng cầu
Tế bào hồng cầu có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khí oxy (O2) từ
phổi đến các tế bào trong cơ thể và nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô lên
đào thải ở phổi (loại bỏ khí CO2). Chức năng của hồng cầu có những tác động

Chức
lớn đến các hoạt động khác nhau của cơ thể:

• Màng tế bào hồng cầu có cấu tạo từ các lipid và protein cần thiết cho chức

năng
năng sinh lý, đồng thời thông qua hệ tuần hoàn hoạt động trong mạng lưới mao
mạch.

của
• Hồng cầu có trong máu giúp vận chuyển các axit béo, axit amin, glucose từ
mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể. Máu mang cặn bã của
quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết.

hồng • Nếu đủ lượng hồng cầu, da và niêm mạc (lưỡi, kết mạc mắt, nướu răng..) sẽ
có màu hồng đặc trưng. Ngược lại khi thiếu hồng cầu (thiếu máu, mất máu),
máu không cung cấp đủ oxy cho các mô và cơ quan để hoạt động hiệu quả.

cầu Người bệnh sẽ có dấu hiệu da và niêm mạc nhợt nhạt, cảm giác mệt mỏi, giảm
khả năng lao động, kém tập trung.

• Mức hồng cầu bất thường có khả năng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu,
mất nước, xuất huyết hoặc các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.
5. Sự thay đổi trong bệnh lý:
Hb < 11g/dL ở nữ có thai và trẻ em
Thiếu máu khi: Hb < 12g/ dL ở nữ
Hb <13 g/dL ở nam
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

MCV< 80 fL
Là bệnh khi thiếu máu có: MCH< 27 pg
MCHC< 32 g/dl.

Thiếu sắt và bệnh Hb, Thalassemia


Bệnh THALASSEMIA
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
Thiếu máu đẳng sắc đẳng bào:

MCV và MCH trong giới hạn bình thường. Có thể gặp trong các trường hợp
bệnh lý mạn tính, bệnh của tủy xương (suy tủy, bạch cầu cấp, bạch cầu
mạn,…)

Bệnh suy tủy


Thiếu máu hồng cầu to:
 MCV >100fl.
 Thường do thiếu nguyên liệu B12 hoặc acid folic, thiếu máu tán
huyết.
Đa hồng cầu
 Bệnh đa hồng cầu còn gọi là bệnh Vaquez gây ra do sự khiếm khuyết gen xảy ra
trong dòng nguyên bào tạo máu.
 Những nguyên bào này không ngừng tạo hồng cầu dù số lượng quá đủ. Số lượng
hồng cầu thường 7-8 triệu/mm3
Biện pháp chuẩn đoán:
 Hb > 16.5 g/dl, Hct > 48% ở nữ
 Hb > 18.5g/dl, Hct >52% ở nam
 Giả đa hồng cầu do cô đặc máu
Đa hồng cầu nguyên phát: bênh tim, phổi, thận, khối u,….
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

You might also like