You are on page 1of 2

Câu hỏi Huyết học tế bào 1

Câu 2:Mô tả hình thái bất thường của Hồng cầu trưởng thành:
1. Bất thường trên phân bố
1.1. Hồng cầu ngưng kết: tạo thành đám trên không gian ba chiều, gặp
trong tan máu tự miễn.
1.2. Hồng cầu chuỗi tiền: tạo thành chuỗi hồng cầu đứng sát nhau, gặp
trong đa u tủy xương hay bệnh lý rối loạn protein huyết tương.
2. Bất thường về kích thước:
2.1. Hồng cầu to (Macrocyte): khi thể tích trên 100 fl, đường kính trên 8,5
µm. Gặp trong thiếu acid folic, vitamin B12, tan máu
2.2. Hồng cầu nhỏ: khi thể tích trung bình dưới 80 fl, đường kính dưới
6µm, gặp trong các trường hợp thiếu máu thiếu sắt, bệnh lý huyết sắc tố.
3. Bất thường về hình thái:
3.1. Hồng cầu hình cầu (spherocyte): trên tiêu bản các hồng cầu bắt màu
đậm, không còn vùng nhạt màu trung tâm, thường nhỏ hơn hồng cầu bình
thường, gặp trong bệnh hồng cầu hình cầu bẩm sinh hay mắc phải.
3.2. Hồng cầu hình bầu dục ( ellliptocyte): không còn vùng nhạt ở trung
tâm, gặp 1% ở người bình thường, ở bệnh thiếu máu hồng cầu bầu dục bẩm
sinh, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
3.3. Hồng cầu hình bia bắn (target cell): giữa vùng nhạt màu trung tâm
xuất hiện thêm vùng bắt màu đậm, gặp trong thalassemia, bệnh lý huyết sắc
tố, thiếu sắt. (Hình 2.15)
3.4. Hồng cầu hình liềm ( drepanocyte): gặp trong bệnh lý huyết sắc tố S
đồng hoặc dị hợp tử.
3.5. Hồng cầu hình giọt nước (teardrop cell): gặp ở các bệnh lý dị sản tuỷ,
thalassemia, lao và ung thư di căn tuỷ.
3.6. Hồng cầu hình răng cưa (echinocyte và tế bào Burr): thường do thay
đổi pH máu (máu lưu trữ lâu ngày), hoặc trong bệnh thiếu máu có suy thận
gây ra hiện tượng màng tế bào không còn tròn đều.
3.7. Hồng cầu hình gai (acanthocyte): kích thước nhỏ hơn, màng rất không
đều so với hồng cầu hình răng cưa. Hay gặp trong bệnh lý xơ gan rượu có
tan máu, sau cắt lách, thiếu hụt pyruvat kinase hay rối loạn lipid máu.
3.8. Hồng cầu hình miệng (stomatocyte): có vùng nhạt màu trung tâm hẹp
giống như khe miệng. Nguyên nhân có thể là bẩm sinh (do rối loạn trao đổi
ion qua màng) hoặc bệnh lý gan mật, do rượu.
3.9. Mảnh vỡ hồng cầu (schistocyte): do hồng cầu vỡ trong cục máu đông
(đông máu rải rác trong lòng mạch-DIC), mạch máu bị tổn thương, qua van
tim nhân tạo, bệnh lý vi mạch, bỏng nặng, sau ghép thận, viêm cầu thận...
3.10. Thể bán nguyệt (semilunar bodies): bóng lớn, hồng nhạt trong hồng
cầu. Gặp trong sốt rét hoặc tan máu.
3.11. Thể vùi
a/ Thể Howell-Jolly: phần tồn dư của nhân hồng cầu trong quá trình biệt
hoá, hình tròn, nhỏ, bắt màu hồng đậm, thường nhỏ hơn 1mm, đơn độc
nhưng đôi khi cũng có vài thể trong 1 hồng cầu. Gặp trong thiếu máu tan
máu, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, không có lách bẩm sinh hoặc cắt
lách.
b/ Các chấm ưa base: nhỏ mịn, bắt màu xanh thẫm hoặc tím, kích thước
không đều. Do sự ngưng tập của ribosome. Gặp trong thalassemia, do rượu,
thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, nhiễm độc chì hoặc arsenic.
c/ Thể Pappenheimer: kích thước nhỏ, không đều, thẫm màu, nằm sát
màng hồng cầu. Các thể này chứa sắt nên bắt màu khi nhuộm Perls. Gặp
trong bệnh rối loạn sinh tuỷ, thalassemia và sau cắt lách.
d/ Vòng Cabot: là viền mảnh, màu tím xuất hiện ở hồng cầu trong bệnh
thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, các trường hợp thiếu máu nặng,
nhiễm độc...do hồng cầu bị phá huỷ tại tuỷ trước khi được đưa ra máu ngoại
vi.
e/ Thể Heizn: hình tròn, kích thước từ 1-3mm, quan sát rõ nhất khi nhuộm
tươi với xanh methylen, xanh crésyl. Gặp trong bệnh thiếu hụt G6PD, sau
cắt lách hoặc một số bất thường huyết sắc tố.
g/ Huyết sắc tố H kết tủa: thể nhỏ, màu xanh nhạt trong hồng cầu khi
nhuộm bằng xanh cresyl. Gặp trong bệnh huyết sắc tố H.
h/Ký sinh trùng sốt rét: trong hồng cầu cũng có thể quan sát được trên tiêu
bản máu ngoại vi và cần rất chú ý để phát hiện.

You might also like