You are on page 1of 18

ĐẠI CƯƠNG CHẢY MÁU TRONG SỌ

1. Bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em có thể do nguyên nhân bẩm sinh hay
mắc phải.
 Các nguyên nhân bẩm sinh : thường là dị dạng mạch não
 Các nguyên nhân mắc phải : bao gồm các bệnh nhiễm khuẩn, chấn
thương, các bệnh hệ thống và các bệnh rối loạn đông cầm máu.
2. Tỉ lệ mắc bệnh và tử vong khác nhau giữa các nhóm tuổi : nhóm trẻ nhỏ
và trẻ sơ sinh có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao hơn so với nhóm trẻ lớn.
3. Ở trẻ dưới 3 tháng : nguyên nhân hay gặp nhất là thiếu vitamin K
4. Ở trẻ lớn : nguyên nhân phổ biến là vỡ dị dạng mạch não

Câu 78 : Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng Chảy máu trong sọ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ?

I. Nguyên nhân :
1. Nguyên nhân chảy máu trong sọ ở trẻ sơ sinh ( 0-28 ngày ) :

( Thường liên quan nhiều đến cuộc đẻ vitamin K. Ở trẻ sơ sinh : lượng máu
chảy so với tuần hoàn cơ thể lớn => gây thiếu máu. Ở trẻ lớn triệu chứng thiếu
máu không rõ rệt ).

1.1. Liên quan đến cuộc đẻ :


 Chấn thương sản khoa : do thai to, ngôi thai bất lợi, dây rau quấn cổ, đẻ
can thiệp ventouse hoặc forcep
 Tình trạng thiếu O2 do : thời gian chuyển dạ kéo dài, vỡ ối sớm ( nguy
cơ nhiễm khuẩn), suy thai, đẻ ngạt
1.2. Cơ địa trẻ :
 Thai già tháng : cũng là một yếu tố dễ gây chảy máu : do thai quá lớn
hoặc do suy thoái bánh rau dẫn đến thiếu oxy cho thai.
 Ở trẻ sơ sinh non tháng : (40% trẻ đẻ non trước 32 tuần ) : còn tồn tại
vùng mầm cạnh não thất : là vùng tăng tưới máu và là tổ chức non yếu,
thành mạch mỏng dễ chảy máu
1.3. Bệnh lí :
 Giảm tiểu cầu miễn dịch hoặc một số tình trạng rối loạn đông máu,
nhiễm khuẩn huyết nặng
 Rất hiếm gặp nguyên nhân dị dạng mạch não
1.4. Yếu tố khác :
 Giảm tỉ lệ vitamin K : ngay ngày đầu, ngày T2 và ngày thứ 5 sau đẻ do
thiếu vitamin K
 Sử dụng các dung dịch ưu trương, dung dịch bicarbonat trong hồi sức sơ
sinh liều cao

2. Nguyên nhân chảy máu trong sọ ở trẻ nhỏ ( 29 ngày – 12 tháng ) :


2.1. Giảm tỉ lệ prothrombin do thiếu vitamin K nguyên phát :
 Hầu hết các trường hợp bị chảy máu trong sọ ở trẻ nhũ nhi xảy ra ở lứa
tuổi từ 1-3 tháng do thiếu vitamin K.
 Vitamin K là yếu tố cần thiết tham gia tạo nên các yếu tố đông máu
2,7,9,10
 Thiếu vitamin K : gây giảm tỉ lệ prothrombin và thời gian đông máu kéo
dài
 Bệnh xảy ra ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn ( những trẻ này có vi khuẩn chí
đường ruột thấp hơn và sữa mẹ có ít vitamin K ) và không được tiêm
vitamin K sau sinh.
2.2. Giảm tỉ lệ prothrombin do thiếu vitamin K thứ phát :
 Viêm gan virus
 Dị dạng đường mật bẩm sinh, kén ống mật chủ
 Xơ gan
 Hội chứng kém hấp thu
 Xơ nang tụy
 Tiêu chảy kéo dài
 Sử dụng các thuốc chống đông máu
 Các bệnh nhiễm khuẩn nặng, sử dụng kháng sinh dài ngày

(Bệnh lí đường tiêu hóa làm giảm hấp thu mỡ, vitamin K )

2.3. Một số nguyên nhân hiếm gặp khác :


 Bệnh lí :
- Bệnh chảy máu do giảm tiểu cầu tiên phát hoặc thứ phát
- Bệnh ưa chảy máu
- Nhiễm khuẩn nặng gây rối loạn đông máu
- Dị dạng mạch máu não
 Chấn thương sọ não
II. Triệu chứng lâm sàng
1. Các vị trí chảy máu hay gặp theo các nguyên nhân :
 Chấn thương : hay gây chảy máu dưới màng cứng mạn tính và ngoài
màng cứng, hoặc phối hợp nhiều vị trí.
 Trẻ đẻ non dưới 32 tuần thai : hay gặp chảy máu vùng mầm cạnh não
thất
 Thiếu vitamin K : hay gây chảy máu ở nhu mô não lan tỏa, có thể kèm
theo chảy máu dưới nhện
 Dị dạng mạch : hay gặp chảy máu thùy, chảy máu não thất
 Các nguyên nhân khác : có thể gây chảy máu ở các vị tri : nhu mô não,
não thất, và dưới màng nhện

2. Triệu chứng lâm sàng : phụ thuộc vào vị trí chảy máu
 Triệu chứng chung :
 Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh
 Thiếu máu nặng cấp tính ( do lượng máu chảy so với tuần hoàn cơ thể
lớn )
 Rối loạn ý thức các mức độ : từ li bì đến hôn mê
 Khóc thét cơn, khóc rên, bỏ bú, nôn, giảm trương lực cơ toàn thân
 Ở trẻ sơ sinh :
 Xuất huyết não sớm xảy ra vào ngày thứ nhất sau sinh
 Trẻ sơ sinh non yếu : triệu chứng toàn thân thường nặng với các biểu
hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn
 Triệu chứng lâm sàng theo vị trí :
 Chảy máu ở nhu mô não :
- Có triệu chứng thóp phồng, giãn khớp sọ ( khối choán chỗ trong sọ )
- Co giật toàn thân hoặc cục bộ
- Dấu hiệu thần kinh khu trú : liệt nửa người, liệt thần kinh sọ : liệt III
( sụp mi, lác mắt, giãn đồng tử ), liệt dây VII ( liệt mặt ),…
 Chảy máu ở màng não hoặc não thất :
- Có thể có biểu hiện thóp phồng, giãn khớp sọ, tăng kích thước vòng đầu
- Thường không có triệu chứng thần kinh khu trú
- Số ít trường hợp : khối máu tụ lớn chèn ép nhu mô não gây hiệu ứng
khối. Lúc này, có thể có triệu chứng thần kinh khu trú và hội chứng tăng
áp lực nội sọ.
 Một số đặc điểm lâm sàng theo nguyên nhân :
 Ở bệnh nhân chấn thương sọ não :
- Có thể có xây xước, bầm tím vùng da đầu, vùng mặt, vùng mắt
- Tụ máu dưới da đầu, bướu huyết thanh ( ở trẻ sơ sinh ).
 Ở bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc các RL đông máu khác
kèm theo : có thể có xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa,…
III. Triệu chứng cận lâm sàng :
1. Siêu âm qua thóp trước :
 Được chỉ định cho tất cả các trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi còn thóp nghi ngờ
bị chảy máu trong sọ
 Giúp sàng lọc đối với các trẻ sơ sinh non tháng
 Ưu – nhược điểm :
- Ưu điểm : Phương pháp này có thể thực hiện ở các cơ sở y tế và trong
các trường hợp cấp cứu
- Nhược điểm : độ nhạy chỉ đạt 60-70%. Khó phát hiện các tổn thương ở
thùy đỉnh, màng não và các tổn thương nhồi máu não kèm theo.
 Ở trẻ sơ sinh non tháng : đặc biệt ở trẻ sơ sinh dưới 28 tuần thai : vị trí
chảy máu thường gặp dưới màng ống nội tủy ( do cấu trúc giải phẫu ở
đây nhiều mạch máu và thành mạch mỏng dễ vỡ ). Tổn thương chảy máu
được chia thành 4 mức độ theo phân loại Papile :
 Độ 1 : chảy máu mạch mạc quanh não thất
 Độ 2 : chảy máu trong não thất, chưa giãn não thất
 Độ 3 : chảy máu trong não thất và gây giãn não thất
 Độ 4 : chảy máu trong não thất, giãn não thất, và chảy máu trong nhu
mô não
 Phân loại Papile : có ý nghĩa trong việc tiên lượng : độ càng cao tỉ lệ
tử vong càng cao.
 Ở trẻ sơ sinh đủ tháng : vị trí chảy máu có thể gặp ở dưới màng nhện,
dưới màng cứng, trong não thất và trong nhu mô não.
Các vị trí chảy máu cũng thường phối hợp cả nhu mô não, màng não,
hoặc não thất.
2. Siêu âm Doppler xuyên sọ : có thể sơ bộ chẩn đoán dị dạng mạch và huyết
khối xoang tĩnh mạch dựa vào đo tốc độ dòng chảy mạch máu trong sọ.
3. Chụp CLVT sọ não :
 Tổn thương được phân độ như siêu âm qua thóp
 Giúp xác định máu tụ trong giai đoạn cấp tính
 Đánh giá được vị trí chảy máu, vị trí phù não và hiệu ứng khối
4. Chụp CLVT đa dãy : có thể phát hiện được vị trí tổn thương và phát hiện
khối dị dạng mạch bằng dựng hình mạch máu.
5. Chụp cộng hưởng từ sọ não và mạch não :
 Ưu – nhược điểm : Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao,
nhưng khó thực hiện cấp cứu, không có sẵn ở một số cơ sở y tế và khó
xác định máu tụ trong giai đoạn cấp tính.
 CHT có thể phát hiện được :
 Các vị trí chảy máu
 Các tổn thương dạng nhồi máu não sớm
 Các dị tật não, các dị dạng mạch kèm theo
6. Chụp mạch não số hóa xóa nền :
 Chỉ định : cho các bệnh nhân nghi ngờ dị dạng mạch não trên phim chụp
cắt lớp hoặc cộng hưởng từ sọ não.
 Chụp mạch : giúp xác định vị trí, hình thái dị dạng mạch, can thiệp
mạch và tiên lượng.
7. Chọc dò tủy sống :

 Chỉ định :
 Chỉ định cho các bệnh nhân nghi ngờ chảy máu dưới nhện hoặc chảy
máu não thất khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác chưa thấy
tổn thương
 Hoặc khi cần chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm màng não
 Và BN phải không có chống chỉ định
 Chọc dò tủy sống : thấy có máu không đông.
8. Xét nghiệm công thức máu ( tổng phân tích tế bào máu ngoại vi ) :
 Huyết sắc tố : giảm từ mức độ vừa đến nặng ( ở trẻ dưới 3 tháng thường
thiếu máu nặng )
 Ở BN xuất huyết não do giảm tiểu cầu miễn dịch : giảm tiểu cầu
9. Các xét nghiệm khác : tùy thuộc nhóm nguyên nhân gây bệnh :
 Xét nghiệm đông máu cơ bản : giảm tỉ lệ prothrombin, thời gian đông
máu kéo dài
 Giảm các yếu tố đông máu 2,7,9,10
 Siêu âm gan mật : có teo đường mật bẩm sinh,…

Câu 79 : Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng Chảy máu trong sọ ở trẻ lớn ?

I. Nguyên nhân :
1. Nguyên nhân thường gặp nhất :
 Chảy máu trong sọ ở trẻ lớn chủ yếu do chấn thương sọ não và dị dạng
mạch não.
 Dị dạng mạch não ở trẻ em có 3 nhóm :
 Hay gặp nhất là nhóm dị dạng thông động tĩnh mạch : dị dạng thông
động tĩnh mạch : do máu chảy thẳng từ động mạch sang tĩnh mạch
( không có vùng mao mạch kết nối ) => làm áp lực dòng chảy cao gây vỡ
mạch
 Sau đó, là nhóm dị dạng xoang tĩnh mạch
 Nhóm vỡ túi phình mạch : ít gặp nhất

2. Ngoài ra có thể gặp 1 số nguyên nhân khác :


 Bệnh huyết học :
 Xuất huyết giảm tiểu cầu
 Hemophila
 Bệnh hồng cầu hình liềm
 Bệnh ung thư :
 Chảy máu trong u ( tỷ lệ gặp 1/100 BN u não )
 Bệnh bạch cầu cấp ( tỷ lệ 1/1600 BN bị BCC )

3. Các nguyên nhân khác ít gặp hơn :


 Tăng huyết áp
 Bệnh Moyamoya ( Bệnh Moyamoya là một rối loạn mạch máu tiến triển
hiếm gặp, trong đó động mạch cảnh trong hộp sọ bị tắc nghẽn hoặc thu
hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến não. Có thể dẫn đến hậu quả như vỡ
động mạch và xuất huyết trong sọ )
 Nghiện chất
 Rối loạn đông máu, xơ gan, suy thận
 Lupus ban đỏ hệ thống…
II. Triệu chứng lâm sàng :

( Triệu chứng lâm sàng rõ ràng hơn so với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, biểu hiện các
dấu hiệu thần kinh khu trú, HC màng não, hội chứng tăng áp lực nội sọ,… gần
như không thấy dấu hiệu thiếu máu )

 Các triệu chứng lâm sàng : khởi phát đột ngột cấp tính trong vài phút
đến vài giờ :
1. Đau đầu : là triệu chứng hay gặp nhất ( 46-80% bệnh nhân có biểu hiện đau
đầu dữ dội )
2. Nôn hoặc buồn nôn : gặp ở khoảng 60% : thường nôn vọt, không liên quan
đến bữa ăn
3. Rối loạn ý thức : khoảng 50% bệnh nhân ( BN kêu đau đầu dữ dội sau đó
hôn mê rất nhanh )
4. Co giật : khoảng 20-40% BN có các cơn co giật toàn thân hoặc cục bộ.
5. Các dấu hiệu thần kinh khu trú : gặp ở 13-50% BN : liệt thần kinh sọ, liệt
vận động, thất ngôn.
6. Các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ : các dấu hiệu gợi ý : đau đầu khi thay đổi
tư thế, nôn vọt, kích thích, cáu gắt, liệt dây VI, phù gai thị
7. Có thể có tam chứng Cushing ( tăng áp lực nội sọ dọa tụt kẹt não ) : tăng
huyết áp, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp thở ( suy hô hấp )
 Một số đặc điểm lâm sàng theo vị trí chảy máu :
1. Bệnh nhân bị chảy máu dưới nhện hoặc chảy máu trong não thất : thường
đau cổ gáy và có dấu hiệu gáy cứng ( dễ nhầm với hội chứng màng não của
bệnh viêm màng não )
2. Bệnh nhân bị chảy máu tiểu não : có biểu hiện rối loạn thăng bằng, đi
loạng choạng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt, rối tầm quá tầm, run tay.

III. Triệu chứng cận lâm sàng :


1. Ở nhóm trẻ lớn, chảy máu trong sọ chủ yếu do vỡ dị dạng mạch => nên
các xét nghiệm cận lâm sàng ưu tiên phát hiện dị dạng mạch : chụp MSCT,
MRI sọ não và mạch não, DSA ( thời điểm chỉ định XN và giá trị của mỗi
XN giống nhóm trẻ nhỏ )
2. Siêu âm qua thóp trước :
 Chỉ thực hiện ở những trẻ dưới 2 tuổi còn thóp ( thóp trước thường đóng
lúc khoảng 18 tháng )
 Hình ảnh thấy :
- Có hình ảnh chảy máu trong não thất hoặc nhu mô não
- Có thể có giãn não thất
- Không có chảy máu vùng mầm cạnh não thất như nhóm trẻ sơ sinh non
tháng
3. Chụp CT sọ não giai đoạn cấp : phát hiện vị trí và tính chất tổn thương
chảy máu
4. Chụp cộng hưởng từ mạch/MSCT và siêu âm Doppler mạch : được sử
dụng nhiều hơn nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ : do nhóm trẻ lớn bị dị dạng
mạch não nhiều hơn
5. Chọc dò tủy sống :
 Chỉ định :
 Chỉ định cho các bệnh nhân nghi ngờ chảy máu dưới nhện hoặc chảy
máu não thất khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác chưa thấy
tổn thương
 Hoặc khi cần chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm màng não
 Và BN phải không có chống chỉ định
 Chọc dò tủy sống : thấy có máu không đông.
6. Xét nghiệm công thức máu : nhóm trẻ lớn thường ít có biểu hiện thiếu máu
( trừ nhóm có bệnh máu kèm theo )
7. Các chỉ định xét nghiệm khác tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh

Câu 80 : Trình bày chẩn đoán, tiến triển, tiên lượng Chảy máu
trong sọ ?

I. Chẩn đoán xác định :


1. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi :
 Chẩn đoán bệnh dựa vào :
 Các triệu chứng thần kinh xuất hiện đột ngột
 Thiếu máu cấp tính
 Tiền sử : tiền sử sản khoa nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh chảy máu
trong sọ ( với trẻ sơ sinh )
Hoặc : tiền sử chưa được dự phòng bằng vitamin K ( với trẻ < 3 tháng )
Hoặc : có tiền sử mắc một số bệnh rối loạn đông cầm máu, các bệnh lý
tiêu hóa gây giảm hấp thu vitamin K.
 Chẩn đoán xác định : khi có hình ảnh máu tụ trên hình ảnh học sọ não,
hoặc dựa vào chọc dò tủy sống có máu không đông.

2. Ở trẻ lớn :
 Chẩn đoán bệnh dựa vào :
 Các triệu chứng thần kinh xuất hiện đột ngột
 Tiền sử : tiền sử chấn thương, hay bị nhức đầu cơn, tăng huyết áp, hoặc
mắc các bệnh rối loạn đông cầm máu
 Chẩn đoán xác định : khi có hình ảnh máu tụ trên hình ảnh học sọ não hoặc
dựa vào chọc dò tủy sống có máu không đông.
II. Chẩn đoán phân biệt
1. Cần chẩn đoán phân biệt với Viêm màng não : ở các BN có triệu chứng
gáy cứng ( chảy máu dưới nhện hoặc chảy máu não thất ) HOẶC các bệnh
nhân có kèm theo sốt.
 Chẩn đoán phân biệt dựa vào trình tự xuất hiện các triệu chứng :
 BN bị chảy máu trọng sọ thường có triệu chứng sốt xuất hiện sau các
triệu chứng thần kinh
 Và trẻ < 3 tháng : thường kèm theo dấu hiệu thiếu máu nặng cấp tính
 Chẩn đoán phân biệt dựa vào : hình ảnh học thần kinh, đôi khi phải dựa
vào xét nghiệm dịch não tủy
2. Cần chẩn đoán phân biệt với Nhồi máu não : ở nhóm trẻ lớn có triệu
chứng thần kinh xuất hiện đột ngột, không kèm theo rối loạn ý thức, không
thiếu máu.
 Đôi khi tiền sử chấn thương, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh lí tim mạch :
cũng gợi ý chẩn đoán bệnh nhồi máu não
 Chẩn đoán dựa vào chụp CT hoặc MRI sọ não :
 Chảy máu não giai đoạn cấp : phát hiện bằng CT sọ não tốt hơn
 Nhồi máu não giai đoạn cấp : phát hiện bằng MRI sọ não tốt hơn
3. Trẻ lớn có thể phải chẩn đoán phân biệt với :
 Migrain
 Liệt Todd ( liệt khu trú sau cơn động kinh )
 U não
III. Tiến triển, tiên lượng :
1. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ :
 Bệnh diễn biến rất nặng ở trẻ sơ sinh, tiên lượng thường xấu :
 Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh bị mắc bệnh trong ngày đầu rất cao ( khoảng
50-60%)
 Ở trẻ đẻ non và cân nặng <1500g : tỉ lệ tử vong lên tới 75%
 Trẻ từ 2 tuần – 3 tháng tuổi : tỉ lệ tử vong theo nhiều nghiên cứu trên thế
giới từ 10-50%.
 Các trường hợp tử vong thường do : chảy máu ồ ạt diện rộng nhu mô
não, hoặc màng não/ não thất; hoặc tụ máu ở thân não, gây chèn ép não
nặng
Bệnh nhi thường hôn mê, co giật, suy hô hấp, suy tuần hoàn và rối loạn
thân nhiệt.
 Số bệnh nhi sống sót có tỉ lệ di chứng nặng về hệ thần kinh thường từ 30-
50%
Các di chứng thường gặp là : động kinh, liệt vận động, lác mắt, sụp mi,
hẹp hộp sọ, não úng thủy, rối loạn chức năng các giác quan như mù hoặc
điếc, thiểu năng trí tuệ nặng.
 Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị bại não sau bị chảy máu trong sọ
nếu :
 Tổn thương não diện rộng
 Chảy máu ở vùng Broca, vùng Wernick
 Chảy máu trong bao hoặc chảy máu các nhân xám trung ương.
2. Ở trẻ lớn :
 Diễn biến nặng tùy theo : nguyên nhân, vị trí, mức độ chảy máu và khả
năng điều trị
 Tỉ lệ tử vong 20-37%
 Các yếu tố tiên lượng xấu là : hôn mê ngay lúc khởi phát
 Các di chứng có thể gặp : động kinh, liệt nửa người, liệt thần kinh sọ,…
 Khoảng 10% chảy máu trong sọ tái phát :
- Do không được điều trị
- Hoặc dị dạng mạch não chưa điều trị triệt để
- Hoặc có các bệnh rối loạn đông máu khác kèm theo
3. Bảng mPICH đánh giá tiên lượng chảy máu não ở trẻ em :

Các chỉ số Điểm


Thoát vị não trước 4
Rối loạn ý thức lúc khởi phát 3
Giãn não thất 2
Chảy máu dưới lều 2
Chảy máu trong não thất 1
Thể tích khối máu tụ > 2% thể tích não 1
Tổng điểm = 5 : tiên lượng tàn tật mức trung bình
Tổng điểm = 6 : tiên lượng tàn tật mức nặng
Tổng điểm > 6 : tiên lượng sống thực vật ( chết não ) hoặc tử vong
Câu 81 : Trình bày điều trị và phòng bệnh Chảy máu trong
sọ ?

I. ĐIỀU TRỊ :
1. Nguyên tắc điều trị :
1.1. Đánh giá tình trạng nặng của bệnh nhân : hồi sức cơ bản ( nếu cần ) để
đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân
1.2. Điều chỉnh các rối loạn đông máu
1.3. Điều trị triệu chứng nhằm :
 Giảm sản xuất các chất chuyển hóa gây tổn thương tế bào
 Tránh chảy máu lan rộng
1.4. Phẫu thuật trong các trường hợp :
 Có biểu hiện tăng áp lực nội sọ không đáp ứng với điều trị nội khoa
 Giãn não thất lớn, hoặc khối máu tụ gây hiệu ứng khối
1.5. Điều trị nguyên nhân gây chảy máu trong sọ

2. Điều trị cụ thể : ( tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân : ưu tiên huyết
động ổn định và cầm máu trước )
2.1. Nếu bệnh nhân có thiếu máu : truyền khối hồng cầu 15-20ml/kg
Nếu có rối loạn đông máu kèm theo ( tỉ lệ prothrombin giảm ) : có thể
truyền máu toàn phần hoặc truyền huyết tương tươi
2.2. Với bệnh nhân < 3 tháng tuổi : tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da vitamin
K1 liều 1-2 mg nếu :
 BN chưa được tiêm vitamin K sau sinh, hoặc
 Xét nghiệm có giảm tỉ lệ prothrombin/ giảm các yếu tố đông máu phụ
thuộc vitamin K
2.3. Chỉ định thở máy : với BN suy hô hấp hoặc BN có tăng áp lực nội sọ
2.4. Điều trị tăng áp lực nội sọ :
 Nằm tư thế trung gian, đầu cao 30 độ, hạn chế thay đổi tư thế
 Thở máy với pCO2 25-30mmHg
 Truyền manitol hoặc nước muối ưu trương :
- Manitol :
 Dùng với liều khởi đầu : 0.25-1g/kg
 Sau đó là : 0.25-0.5g/kg tiêm nhắc lại sau 2-6 giờ
 Tuy nhiên cần lưu ý các tác dụng phụ của Manitol : teo não, mất nước
tế bào,..
- Nước muối ưu trương : NaCl 3% : được dùng dưới dạng truyền liên tục
với liều 0.1-1.0ml/kg/giờ
( Lưu ý : duy trì Natri máu : 145-155mEq/l)
2.5. Chống phù não : Dexamethason 0.2-0.4mg/kg/ngày
2.6. Cắt cơn co giật :
 Dùng Phenobarbital 10-15mg/kg tiêm tĩnh mạch, hoặc,
 Seduxen : tiêm tĩnh mạch 0.25mg/kg hoặc thụt hậu môn 0.5mg/kg
Hạn chế sử dụng seduxen ở trẻ sơ sinh vì gây ức chế hô hấp
2.7. Các bệnh nhân chảy máu não thất và/ hoặc chảy máu dưới nhện nghi do
vỡ dị dạng mạch : chỉ định sử dụng thuốc Nimodipin 30mg dạng viên
uống
 Mục đích : phòng biến chứng co thắt mạch trong giai đoạn cấp tính
 Liều : 1mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4 giờ
2.8. Điều chỉnh rối loạn thân nhiệt : duy trì nhiệt độ 36-37.5 độ C
2.9. Giảm đau cho bệnh nhân
2.10. Duy trì huyết áp < 95th theo tuổi và giới
2.11. Nuôi dưỡng : bằng ống thông dạ dày hoặc nuôi dưỡng bằng đường tĩnh
mạch đối với các bệnh nhân rối loạn ý thức hoặc thở máy
2.12. Mổ dẫn lưu máu tụ khi :
 Có máu tụ khu trú dưới màng cứng hoặc trong nhu mô não ở lớp nông
 Hoặc, chảy máu trong não thất gây giãn não thất
 Hoặc, khối máu tụ gây hiệu ứng khối
2.13. Điều trị nguyên nhân :
 Trẻ lớn chủ yếu chảy máu trong sọ do vỡ dị dạng mạch. Điều trị nguyên
nhân bằng can thiệp mạch :
 Túi phình mạch : đặt kẹp thắt cổ túi phình hoặc nút mạch
 Dị dạng thông động tĩnh mạch : nút mạch hoặc phẫu thuật
 Một số TH : khối dị dạng ở vị trí không thuận lợi cho chụp mạch can
thiệp hoặc phẫu thuật : có thể điều trị bằng xạ phẫu
 Điều trị các nguyên nhân khác ( nếu có )
2.14. Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải ( nếu có )
2.15. Tập phục hồi chức năng ( vận động, nuốt, ngôn ngữ,…)

II. PHÒNG BỆNH :


1. Phòng bệnh chảy máu trong sọ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ :
 Dự phòng cho con :
 Dự phòng bằng tiêm bắp 1mg vitamin K1 : cho tất cả trẻ ngay sau sinh
 Hoặc, bằng đường uống vitamin K1 liều 2mg : ở 3 thời điểm :
- Ngay sau khi sinh
- 2 tuần sau
- 4-6 tuần sau ( nếu trẻ uống kém hấp thu và dễ bị nôn thuốc )

Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài phải dùng liều nhắc lại
 Dự phòng cho mẹ :
 Dự phòng vitamin K 5mg cho người mẹ 15 ngày trước sinh ( ít dùng )
 Trong thời gian cho con bú : mẹ cần ăn đủ dinh dưỡng và dầu mỡ trong
khẩu phần ăn
 Mẹ khám thai định kì để tránh các tai biến sản khoa
2. Điều trị sớm và theo dõi chặt chẽ : đối với những trẻ có các bệnh rối loạn
đông cầm máu, tăng HA

You might also like