You are on page 1of 21

LAO MÀNG NÃO

MỤC TIÊU:
1/ Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và
cận lâm sàng của lao màng não.
2/ Nêu được các yếu tố chẩn đoán lao màng
não.
3/ Nêu được các biện pháp điều trị và dự
phòng lao màng não
1. Đại cương
• LMN là bệnh do vk lao gây tổn thương ở màng
não và não.

• Là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tử vong


cao và để lại nhiều di chứng

• Được tìm hiểu và nghiên cứu khá sớm

• Việc điều trị có khả quan kể từ khi phát hiện các


KS điều trị lao mạnh và các kỹ thuật xét nghiệm,
chẩn đoán và điều trị mới.
2. Dịch tễ
• Ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc rất thấp

• Ở VN, tỷ lệ mắc bệnh còn cao, đứng thứ 4


trong các bệnh lao ngoài phổi; ở trẻ em thì
đứng thứ 2 sau LSN (Trần Hà-1985).

• LMN phản ảnh tình hình bệnh lao và hiệu quả


của chương trình chống lao

• Bệnh còn gặp ở mọi lứa tuổi


• Việc chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn, nhất
là tuyến y tế cơ sở

• Kết quả điều trị còn hạn chế, tỷ lệ TV ~ 30%

• Hiện nay, ước tính tại VN có ~ 500 trẻ/năm.

• Số BN LMN ở người lớn chiếm khoảng 2-3% số


BN lao nhập viện
3. Sinh bệnh học của LMN
• Nguyên nhân: VK lao nội sinh hoặc ngoại sinh

• Đường lây: Chủ yếu là theo đường máu và BH; một số


ít lây do đường kế cận (Cột sống).

• Cơ chế gây bệnh: LMN thường là lao thứ phát. Vk lao


xâm nhập vào màng não gây tổn thương ở MN và não.

• Có thể gây tổn thương mạch máu – tổn thương não

• LMN thường phối hợp với lao kê


• * Những điều kiện thuận lợi:

• - Khi đang mắc lao tiên phát, chẩn đoán


muộn, điều trị không có kết quả.
• - Sức đề kháng giảm.
4. Giải phẫu bệnh
• 4.1/ Đại thể: Thường phối hợp với tổn thương
não
• - Ở MN: giai đoạn đầu có phù nề, sung huyết
• + Có các hạt lao, đám loét bã đậu tập trung
chủ yếu ở đáy não, chéo thị giác; hạt lao màu
trắng xám, d= 3-5mm, nhẵn, chắc, giữa có
chất bã đậu.
• + Ở gđ muộn có thể thấy màng não dày, trắng,
đôi khi có vách ngăn trong ống tủy
• + Não thất ứ nước, giản rộng
• + TK thị giác có thể bị teo
• + Các dây TK sọ bị chèn ép bởi tổ chức xơ

• - Tổn thương ở não: là những hạt lao phân bố


dọc theo các mạch máu và các ổ hoại tử bã
đậu trong não
• 4.2/ Vi thể: tổn thương cơ bản là nang lao
kèm theo h.tượng giản, vỡ mao mạch ở não;
• - Tổ chức xơ phát triển xen kẻ tổ chức bã đậu
5. Triệu chứng lâm sàng
• Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh và thể lâm
sàng
• 5.1/ Thể điển hình
• 5.1.1. Tiền triệu: Sốt nhẹ, kém ăn, người mệt
mỏi, thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, giảm
khả năng làm việc …
• 5.1.2. Giai đoạn phát bệnh
- Sốt: cao, dao động, kéo dài, tăng lên về chiều tối
- Nhức đầu với nhiều mức độ khác nhau; sợ ánh
sáng, tăng trương lực cơ
- Nôn do tăng áp lực sọ
- Rối loạn TH: táo bón hoặc tiêu chảy
- Đau cột sống + các chi không dữ dội, kéo dài
- Đau các khớp (trẻ em)
- Đau bụng dạng cấp tính
- Dấu TK khu trú: Rối loạn cơ thắt, liệt TK sọ, liệt
các chi, động kinh cục bộ.
- Rối loạn ý thức
- Mệt mỏi, kém ăn, gầy sút
- Có thể suy kiệt, phù, loét do suy DD
- Khám thực thể: Cổ cứng, vạch màng não (+),
Kernig (+), Brudzinski (+) …
* Các hội chứng chủ yếu
• Toàn thân: HC nhiễm trùng và suy kiệt

• Dấu hiệu chỉ điểm quan trọng là HCMN gồm: tam


chứng MN (nhức đầu, nôn, táo bón) và triệu chứng
thực thể (vạch MN, cổ cứng, Kernig).

• Các dấu hiệu làm tổn thương TK khu trú và rối loạn ý
thức thường gặp ở những thể nặng.

• Lưu ý các triệu chứng có thể khó phát hiện ở gđ


sớm, trẻ quá nhỏ hoặc đến trong tình trạng hôn mê.
5.1.3. Giai đoạn cuối
• Nếu chẩn đoán muộn và điều trị không hiệu
quả bệnh nặng dần và tử vong do hôn mê và
suy kiệt.

• Những BN sống sót có nhiều di chứng về TK và


tâm thần như:
- Thay đổi nhân cách, tính tình, hoang tưởng,
thiểu năng trí tuệ
- Tổn thương TK sọ, liệt vận động
- Tổn thương TK thực vật
- Động kinh
- Các động tác bất thường do tổn thương tiểu
não
- Rối loạn nội tiết gây béo phì, đái tháo nhạt do
tổn thương vùng dưới đồi.
5.2/ Các thể lâm sàng khác
• Thể LMN ở trẻ nhỏ < 1 tuổi
• Thể LMN ở người già
• Thể khởi đầu đột ngột
• Thể toàn thân
• Thể tâm thần
• Thể tủy
• Thể giả u não
6. Cận lâm sàng
• 6.1/ XN dịch não tủy:
• Áp lực tăng, dịch trong, có màu hơi ánh vàng
• Albumin tăng 5,79-28,98/mmol/l (14,49); pandy
(+).
• TB tăng 20-300TB/ml, chủ yếu là lympho
• Glucose giảm (1,39-1,94mmol/l), không đặc
hiệu
• Muối giảm, ít được quan tâm
• Tìm vk lao (10%); nuôi cấy, PCR, gene Xpert …
• 6.2/ Các XN khác:

• Chụp XQ phổi

• Phản ứng Mantoux

• XN máu
7. Chẩn đoán
• 7.1/ Chẩn đoán xác định
• Các dấu hiệu lâm sàng
• XN Dịch não tủy
• Các tổn thương lao kê phối hợp

• 7.2/ Chẩn đoán phân biệt


• Viêm não- màng não do VK, áp xe não, u não, tâm
thần;
• Viêm màng não nước trong (đã điều trị dở, vi rut,
xoắn khuẩn)
8. Điều trị
• Mục đích là giảm tử vong và di chứng của bệnh
• Phải luôn xem đây là một thể lao nặng
• Phải áp dụng một chế độ điều trị tích cực với
nhiều biện pháp phối hợp
• Áp dung công thức điều trị hiệu quả
• Liệu pháp corticoide ở giai đoạn đầu
• Điều trị triệu chứng
• Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
9. Phòng bệnh
• Tiêm phòng BCG

• Điều trị tốt lao tiên phát

• Chẩn đoán sớm và điều trị tích cực


Câu hỏi lượng giá
• 1/ Trình bày những biểu hiện lâm sàng của
LMN thể điển hình.
• 2/ Trình bày các XN cận lâm sàng cần thiết để
chẩn đoán LMN
• 3/ Trình bày các yếu tố chẩn đoán xác định
LMN.
• 4/ Trình bày các yêu cầu trong điều trị LMN.

You might also like