You are on page 1of 34

HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ

BỆNH XUẤT HUYẾT DENGUE


Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
1. Trình bày được hội chứng xuất huyết.
2. Mô tả được nguyên nhân, tr/c xuất huyết, sốt xuất
huyết Dengue.
3. Nêu được nguyên tắc điều trị các bệnh XH,
SXHD.
4. Trình bày được nguyên tắc phòng bệnh SXHD.
A. HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT

1. Hội chứng XH là gì?


- Là tình trạng máu thoát ra khỏi thành mạch máu
biểu hiện:
- Hở (máu chảy ra ngoài mạch máu);
- Kín (bầm tím).
2. Nguyên nhân
- Chấn thương thành mạch: vấp, ngã, tai nạn lao
động, TNGT, chơi thể thao.
- Thiếu vitamin: C, PP.
- Nhiễm vi sinh vât:
+ VR: sốt XH (VR Dengue), sốt phát ban (VR
rubella, VR sởi…);
+ VK: Leptospira, não mô cầu…
- Mắc một số bệnh mạn tính: Lao, ĐTĐ, Xơ gan cổ
chướng…
- Bệnh dị ứng tổn thương thành mạch (Scholein
Henoch);
- Do tiểu cầu:
+ Bệnh tiểu cầu bẩm sinh;
+ Giảm tiểu cầu thứ phát: suy tủy, dị ứng thuốc…
- Do bệnh huyết tương: bệnh Hemophylia do thiếu
yếu tố tạo hồng cầu.
- Bệnh tiêu sợi huyết (tiêu fibrinogen và fibrin): sau
FT, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc → huỷ hoại quá
mức các yếu tố đông máu, tiểu cầu cùng với sự giải
phóng các sản phẩm giáng hoá fibrin.
3. Triệu chứng xuất huyết
3.1. XH dưới da
- Chấm XH < 1mm
- Nốt xuất huyết: 1- 10mm
- Mảng xuất huyết: 1-10cm
- Đám xuất huyết: tập trung nhiều chấm, mảng…
- Khối tụ máu tạo thành cục dưới da.
3.2. XH niêm mạc:
Cháy máu miệng, mũi, chân răng…
3.3. XH nội tạng:
Tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục (tử cung) như kinh
nguyệt kéo dài…
4. Các XN để đánh giá xuất huyết
4.1. Nghiệm pháp dây thắt: ĐG sức bền thành mạch.
- Nguyên lý:
Làm cản trở tuần hoàn về tim để làm tăng áp lực trong
lòng TM-làm tăng AL mao mạch; sau đó giảm áp lực đột
ngột. Nếu thành mạch kém bền vững thì hồng cầu sẽ bị
đẩy ra khỏi thành mạch gây XHDD với hình thái chấm
XH.
- Thực hiện:
Dùng máy đo HA. Duy trì với áp lực trung bình (HATĐ
+ HATT/2) trong 10 phút sau đó tháo hơi nhanh và bỏ
máy HA ra. Thời gian duy trì tối thiểu phải đạt 10 phút.
Đánh giá:
Quan sát mặt trước cánh tay và cẳng tay phần dưới
dây thắt, đếm số lượng nốt (chấm) XH trên 1cm2. Tùy
số lượng các nốt XH để ĐG:
+ 5 - 9 nốt/1cm2: nghi ngờ: dương tính (+)
+ 10 -19 nốt/1cm2: dương tính (++)
+ > 19 nốt/1cm2: dương tính (+++).
Đặc điểm của nốt XH: thường có đường kính vài mm
nhưng không > 10mm, màu đỏ, phẳng với mặt da, ấn
phiến kính or căng da không mất và biến mất trong 2
- 5 ngày.
4.2. Đánh giá tiểu cầu
Đo thời gian MC, MĐ
(đông 7 phút, chảy 3 phút).

4.3. Đánh giá các yếu tố đông máu


Đánh giá tiểu cầu;
Tỷ lệ phức hệ prothrombin;
Định lượng fibrinogen.
B. BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU TỰ MIỄN

Bệnh tự miễn → tự sinh ra kháng thể IgG và gắn vào tiểu


cầu.
Or các đại thực bào ở lách (nơi sản sinh ra tiểu cầu) gặp
tiểu cầu có gắn kháng thể → tiểu cầu bị ly giải (phá hủy).
1. Triệu chứng
- Gặp chủ yếu ở người trẻ, nữ > nam.
- Hay bị chảy máu: chảy máu cam tự nhiên, chân răng.
- Ở da: có chấm, mảng, đám XH dưới da.
- Kinh kéo dài or rong kinh (nữ).
- Có thể thấy lách to.
- SL tiểu cầu giảm < 100 G/L.
2. Nguyên tắc điều trị
- Khởi đầu dùng Corticoid liều cao, sau đó giảm dần
(prednisolon, dexamethason,…): làm giảm áp lực đại
thực bào ở lách với tiểu cầu có gắn kháng thể IgG.
Đây là thuốc hàng đầu.
Liều dùng: theo chỉ định của BS.
- Cắt lách là biện pháp tốt (80%).
- Thuốc ƯCMD đối với chống cđ Corticoid, or cắt
lách: Cyclophosphamid, Vinblastin…nhưng phải theo
chỉ định của BS.
- Truyền kháng thể Gamaglobulin.
C. BỆNH ƯA CHẢY MÁU (Hemophilia)
- Bệnh bẩm sinh do di truyền trên nhiễm sắc thể X.
- Gặp ở con trai.
- Do thiếu yếu tố tạo HC, nếu thiếu yếu tố VIII gọi là
Hemophilia A, yếu tố IX →là Hemophilia B.
1. Đặc điểm của bệnh
- XH sau chấn thương (dù rất nhẹ).
- Thường ở 1 vị trí nhất định.
- Vị trí XH: tại các vết thương ngoài da, hốc tự nhiên (mũi,
xoang…), tràn máu ổ khớp…
- Phải chống cđ khi tiêm đối với bệnh ưa chảy máu: không
tiêm bắp, tiêm ổ khớp…
- Bệnh hay tái phát.
2. Chỉ số xét nghiệm
- Thời gian đông máu kéo dài.
- Thời gian Howell kéo dài: thời gian đông của huyết
tương đã lấy mất calci nay calci hoá trở lại.
- Bình thường 1 phút 30 giây → 2 phút 15 giây, gọi là
bệnh lý khi thời gian Howell kéo dài quá 15% so với
chứng.
- Thời gian Howell cũng theo dõi tất cả các yếu tố
đông máu.
3. Nguyên tắc ĐT
- Truyền yếu tố VIII với Hemophili A và yếu tố IX
cho Hemophilia B.
D. BỆNH THIẾU VITAMIN K

1. Nguồn gốc và vai trò vitamin K


- Vitamin K được cung cấp từ thức ăn và từ 1 số VK
đường ruột sinh ra.
- Đóng vai trò quan trọng:
+ Trong quá trình đông máu;
+ Tác động thúc đẩy hoạt hóa yếu X, II.
2. Nguyên nhân thiếu vitamin K
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, hấp thu kém.
- Sử dụng KS phổ rộng kéo dài, thường xuyên làm diệt
các VK ở đường ruột có khả năng sinh vitamin K.
3. Triệu chứng
Không rõ ràng, thường biểu hiện xuất huyết.

4. Xét nghiệm
- Thời gian Prothrombin kéo dài;
- Các chỉ số huyết học khác bình thường.

5. Nguyên tắc điều trị


Bổ sung vitamin K theo chỉ định của BS.
E. BỆNH SCHOLEIN HENNOCH

- Bệnh dị ứng gây tổn thương thành mạch, thường


xuất hiện ở đầu ngón tay, cẳng chân, khớp gối (nhiều
hơn).
- Bệnh gặp chủ yếu ở TE và người trẻ tuổi.
1. Triệu chứng
- XHDD là chủ yếu: dạng chấm, màu đỏ tươi, không
dính vào nhau (không thành từng đám).
- XH hay gặp nhất ở mặt trước cẳng chân gần các
khớp, đối xứng 2 bên. Đau cơ, khớp, RLTH, sốt nhẹ.
2. Xét nghiệm
Thăm dò sức bền thành mạch:
Kém, giảm, tăng tính thấm và tổn thương thành mạch.

3. Nguyên tắc điều trị


Dùng Corticoid, đây là thuốc dùng ban đầu và có tác
dụng tốt.
F. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
- Căn nguyên gây bệnh là các VR Dengue phát hiện
năm 1907. Dịch bệnh ngày càng lan rộng ra các nước
ĐNÁ (VN năm 1958-1960) và các nước tây TBD
những năm sau.
- Năm 1964 WHO đã thống nhất tên gọi của bệnh là
sốt XH Dengue.
- Đến nay, các nước trên TG đều có BN này.
- Hiện nay đang lưu hành VN và có nguy cơ gây thành
dịch, không phát hiện sớm và ĐT tích cực gây tử
vong.
.
1. Nguyên nhân gây bệnh
- SXHD là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do
VR Dengue gây nên → có 4 typ huyết thanh, được
đánh dấu từ Dengue 1 → Dengue 4. Ở VN có cả 4
typ huyết thanh Dengue.
1 người mắc bệnh sốt XH Den1 rất có thể mắc bệnh
typ Den khác (Den2 or Den3, Den4).
- Nguồn bệnh là BN sốt XH Dengue, ngay cả thể nhẹ
ít được quan tâm, quản lý (cách ly) đó là nguồn bệnh
rất quan trọng.
2. Đường truyền bệnh
- Lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi
vằn (Aedes aegypti) và muỗi hổ châu Á (Aedes
albopictus).
- Muỗi truyền bệnh có nhiều ở TP, thị xã, nông thôn,
miền núi. Chúng sống trong nhà và ngoài trời, sinh
sản thuận lợi ở dụng cụ chứa nước sạch (chum, vại,
chậu, ao, hồ, các chai, lọ chứa nước sạch…).
- Nhiệt độ thuận lợi cho trứng muỗi truyền bệnh phát
triển là trên 260C (11 →18 ngày), nếu ở nhiệt độ 32
→330C chỉ cần 4-7 ngày.
Muỗi vằn và muỗi hổ châu Á ưa đốt người, đốt dai, đốt nhiều
lần đến no máu, chủ yếu ban ngày, nhất là sáng sớm và chiều
muộn. Sau đốt, hút no máu, đậu ở nơi tối, độ cao từ 2m trở
xuống, bay xa được 400m.
3. Tr/c của bệnh sốt XH Dengue
Đặc trưng là sốt, xuất huyết, giảm tiểu cầu và thoát
huyết tương - sốc giảm thể tích tuần hoàn, RL đông
máu thứ phát sau sốc kéo dài, nếu không CĐ sớm và
ĐT kịp thời - tử vong.
3.1. Thời kỳ ủ bệnh:
Từ 3→6 ngày, sau đó xuất hiện đột ngột sốt cao (từ
2→7 ngày), người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau
hố mắt, đau cơ (thắt lưng), thường kèm đau họng,
buồn nôn, nôn, đau thượng vị và tiêu chảy.
TE thường có đau họng và đau bụng.
3.2. Thời kỳ sốt giảm:
Vào ngày thứ 3 → thứ 8 chỉ còn sốt nhẹ và kèm có
XH nhẹ (chấm XH dưới da, nốt XH, chảy máu chân
rang, mũi or cả 2); XHTH, thận, kinh nguyệt kéo dài,
rong kinh và có thể bị sốc do thoát mạch, giảm tiểu
cầu.
3.3. XH ở da:
Dạng ban, dát, sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu
tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến
các chi, mặt, lòng bàn tay và bàn chân.
3.4. Sốt XH Dengue thể nhẹ, trung bình: không bị sốc or
bị sốc nhưng được ĐT thoát sốc tốt, nhanh chóng hồi
phục và hiếm có biến chứng.
4. Biến chứng

4.1. Sốc sốt XH Dengue

Gây suy TH cấp chủ yếu do thoát huyết tương và


giảm tiểu cầu (mất nước, chất điện giải chỉ là thứ yếu)
thường vào ngày thứ 3 →7 của bệnh.

Biểu hiện các tr/c như vật vã; bứt rứt or li bì; lạnh đầu
chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, HA kẹt (hiệu số
HATĐ và tối thiểu ≤ 20 mmHg) or tụt HA or không
đo được HA; tiểu ít.
4.2. XH nặng
- Chảy máu cam nặng, XH trong cơ, XH nội tạng:
tiêu hóa, tiết niệu,…thường kèm theo sốc nặng, giảm
tiểu cầu, thiếu ôxy ở mô và toan chuyển hóa -dẫn đến
suy đa tạng và đông máu nội mạch nặng.
- XH nặng khi đang bị sốt do dùng thuốc kháng viêm:
aspirin, ibuprofen, corticoid or bị LDDTT, viêm gan
mạn tính…
4.3 Suy tạng nặng
Suy gan thận cấp, RL tri giác (sốt XH thể não) or
viêm cơ tim cấp gây suy tim. Có thể biến chứng
TDMP, giảm protein máu or dấu hiệu màng não.
5. Chẩn đoán
Ngoài dấu hiệu LS, dịch tễ học (trong thôn, xóm, xã,
phường có người bị SXHD), cần làm XN cơ bản như:
- CTM (SL tiểu cầu, BC).
- Haematocrit, định lượng protein máu.
- XN khác: Điện giải đồ, khí máu, chức năng đông máu,
men gan, XQ phổi,...→phát hiện TDMP…ĐG mức độ
bệnh.
- Thử test Dengue nhanh (NS1).
- Có điều kiện XN tìm kháng thể bằng PP ELISA: để xác
định kháng thể IgM, IgG or phân lập VR, xác định VR
bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR.
6. Nguyên tắc ĐT
Nghi ngờ SXHD → khám bệnh để có hướng ĐT, nhẹ
chỉ định ĐT tại nhà, nặng phải nhập viện ĐT.
Cần lưu ý:
- SXHD không phải gây mất nước là chủ yếu mà do
thoát huyết tương ra khỏi thành mạch gây sốc, tiểu
cầu giảm gây chảy máu làm giảm thể tích tuần hoàn
gây sốc.
- LS, XN thể hiện rõ →phải được truyền dịch (huyết
thanh, huyết tương, tiểu cầu, HC...) càng sớm càng
tốt. Nặng phải nhập viện. Nhẹ cũng rất cần bù nước,
chất điện giải (uống oresol).
7. Phòng sốt XH Dengue
7.1. Phòng bệnh chung
- Bệnh tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng được mặc dù
chưa có VX PB đặc hiệu.
- PB có hiệu quả cần tuyên truyền toàn dân biết tác hại của
bệnh, NN làm bệnh lây lan là muỗi, con đẻ của chúng là
bọ gậy→ sẽ tích cực tiêu diệt.
- Ngăn bệnh không cho bùng phát và hạn chế lây lan đến
mức tối đa. Thông báo rộng rãi: phát tờ rơi ở trường học,
chợ, nơi đông dân qua lại để nhiều người biết càng tốt.
- Cần tập trung diệt muỗi và bọ gậy bằng mọi biện
pháp từ dân gian đến các chất hóa học, đặc biệt ở nơi
đang có SXHD xẩy ra.

- Biện pháp dân gian như xua, bẫy, vợt và đuổi muỗi,
phun thuốc diệt muỗi là 1 biện pháp rất hữu hiệu.

- Dùng hương muỗi để xua và diệt muỗi nhất là lúc


sáng sớm và lúc chập tối.
- Tránh muỗi đốt, phải nằm màn cả ban ngày lẫn ban
đêm. Ở công sở nên đi giầy có tất và mặc quần dài;
nên làm lưới chắn muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ,…
- Để tiêu diệt bọ gây cần phải rửa chum, vại, lu, vật
dụng đựng nước và có nắp đậy để không cho muỗi
vào đẻ trứng; lọ cắm hoa cần thay nước hàng ngày.
- Nuôi cá ăn được nhiều bọ gậy.
- VS môi trường tốt và khơi thông cống rãnh, ao,
hồ…để tiêu diệt trứng muỗi và loăng quăng.
7.2. Phòng bệnh đặc hiệu

- Dùng vắcxin là tốt nhất.

- Hiện VN đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công


vắcxin phòng bệnh sốt XH, hy vọng tương lai gần sẽ
sản xuất thành công phòng bệnh cho toàn dân.
Câu hỏi lượng giá
1. Hãy mô tả nguyên nhân gây XH và bệnh SXHD?
2. Hãy trình bày các tr/c bệnh XH, SXHD và biến
chứng của bệnh SXHD?
3. Hãy nêu nguyên tắc ĐT và phòng bệnh XH,
SXHD?

You might also like