You are on page 1of 55

TRIỆU CHỨNG MỘT SỐ NHIỄM TRÙNG

NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP

GV: TRẦN ĐỨC NGÂN


ĐT: 0913453362
MAIL: tranducngandtu@gmail.com
MỤC TIÊU

1. Nắm được định nghĩa, phân loại nhiễm trùng


ngoại khoa
2. Mô tả được các triệu chứng, diễn biến của các
nhiễm trùng ngoại khoa
3. Trình bày được hướng điều trị các nhiễm trùng
ngoại khoa
NỘI DUNG

1. Đại cương nhiễm trùng ngoại khoa


2. Các nhiễm trùng ngoại khoa thường gặp
ĐAI CƯƠNG NHIỄM TRÙNG
NGOẠI KHOA

 Định nghĩa nhiễm trùng


Nhiễm trùng là sự xâm nhập của vi sinh vật vào
cơ thể và sự đáp ứng của cơ thể đối với thương
tổn do vi sinh vật gây nên (vi sinh vật có thể là:
vi khuẩn, siêu vi khuẩn , nấm hoặc ký sinh
trùng..).
ĐỊNH NGHĨA NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA

Nhiễm trùng ngoại khoa:


- Những trường hợp nhiễm trùng cần phải( hoặc
có thể cần phải ) điều trị bằng phương pháp
phẫu thuật
- Biến chứng của phẫu thuật, của chấn thương hay
vết thương.
ĐỊNH NGHĨA NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA

Nhiễm trùng ngoại khoa Nhiễm trùng nội khoa

- Xảy ra sau chấn thương, vết - Thường không có hoặc có rất ít


thương hoặc sau khi phẫu mô hoại tử
thuật. - biểu hiện toàn thân nhiều hơn
- Có một ổ thuận lợi cho nhiễm - Điều trị chủ yếu bằng nội khoa
trùng như: một phần cơ thể bị
giập nát, vết mổ, các tổ chức
hoại tử
- Thường đòi hỏi phải can thiệp
ngoại khoa để giải thoát mủ
hoặc loại bỏ mô hoại tử
PHÂN LOẠI NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA

1.Theo vị trí:
 Nhiễm trùng nông( da, mô dưới da)
 Nhiễm trùng sâu( cân, cơ ..)
 Nhiễm trùng khoang tạng( viêm phúc mạc, mủ
màng phổi, trung thất, khớp...)
PHÂN LOẠI NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA

2. Theo tác nhân


- Vi khuẩn có nguồn gốc nội sinh:
Chiếm hầu hết các nhiễm trùng ngoại khoa, các vi
khuẩn thường trú ở ống tiêu hóa, đường hô hấp trên,
đường mật , đường tiết niệu..
- Vi khuẩn có nguồn gốc ngoại sinh
Gặp ở các vết thương, tác nhân hay gặp nhất là tụ
cầu vàng…
Diễn biến của nhiễm trùng
ngoại khoa

Bệnh cảnh của một nhiễm trùng ngoại khoa rất


khác nhau tuỳ thuộc:
- Đặc điểm của vi sinh vật
- Nguyên nhân gây ra
- Sức đề kháng của cơ thể người bệnh
Diễn biến của nhiễm trùng
ngoại khoa

Nhiễm trùng ngoại khoa thường diễn biến


qua 4 thời kỳ:
 Thời kỳ nung bệnh
Là thời gian từ lúc vi khuẩn xâm nhập vào cơ
thể đến khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng.
Diễn biến của nhiễm trùng
ngoại khoa

 Thời kỳ khởi đầu


Với những triệu chứng sớm như đau
nhức, sốt, đỏ…
Diễn biến của nhiễm trùng
ngoại khoa

 Thời kỳ toàn phát:


Nhiễm trùng xuất hiện với đầy đủ triệu chứng chính.
Các thể lâm sàng:
+ Ổ nhiễm trùng khu trú: áp-xe nóng và viêm tấy lan tỏa..
+ Ổ nhiễm trùng di chuyển: viêm bạch mạch cấp tính, viêm
hạch bạch huyết cấp tính..
+ Nhiễm trùng toàn thân: nhiễm khuẩn huyết (septicemie),
nhiễm khuẩn mủ huyết (septico–pyohemie) với những ổ mủ
rải rác và định cư ở các cơ quan nội tạng..
Diễn biến của nhiễm trùng
ngoại khoa

 Thời kỳ diễn biến và kết thúc:


Diễn ra theo các khả năng:
+ Diễn biến tốt: Nhiễm trùng được giải quyết nhưng
cơ thể người bệnh suy sụp ( một số trường hợp vẫn có
khả năng nhiễm trùng tái phát (ví dụ: nhọt ở mông),
hoặc miễn nhiễm…)
+ Diễn biến xấu: Có nhiều biến chứng nặng như nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ huyết... có thể dẫn đến
tử vong.
CÁC NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP
CÁC NHIỄM TRÙNG NGOẠI
KHOATHƯỜNG GẶP

VIÊM TẤY LAN TỎA


Định nghĩa
Viêm tấy lan tỏa là tình trạng viêm
cấp tính mô tế bào với 2 đặc điểm
là:
- Xu hướng lan tỏa mạnh không
giới hạn
- Hoại tử các mô bị viêm nhiễm
xâm nhập.
Thường gặp sau chấn thương, vết
thương, mụn nhọt..
VIÊM TẤY LAN TỎA

Nguyên nhân
 Vi khuẩn gây viêm tấy lan tỏa thường gặp nhất là loại
liên cầu khuẩn (Streptococcus), tụ cầu khuẩn vàng
(Staphylococcus aureus)
Thường gây bệnh trên người bệnh nghiện rượu, tiểu đường,
suy thận…
Ngõ vào của vi khuẩn:
- Vết xây xước da
- Vết thương nhỏ không được chăm sóc
- Vết thương chiến tranh nhiều ngóc nghách…
VIÊM TẤY LAN TỎA

Triệu chứng
Giai đoạn khởi đầu:
- Triệu chứng toàn thân: rét run, sốt cao 40- 41ºc,
mệt nhọc, buồn nôn, mất ngủ..
VIÊM TẤY LAN TỎA

- Khám:
Nơi viêm gần ngõ vào của
vết thương sưng phồng lên
và lan rộng, da bóng đỏ, có
những chỗ tái bầm, ấn đau.
VIÊM TẤY LAN TỎA

Giai đoạn sau


- Các mô viêm bị hoại tử, tự vỡ ra ngoài. Nếu
người bệnh không được điều trị kịp thời, tình
trạng nhiễm độc , nhiễm trùng nặng có thể khiến
người bệnh tử vong
- Nhiễm trùng lan sang các cơ quan gần, xa hoặc
toàn thân: Viêm khớp, màng phổi, tim, nhiễm
khuẩn mủ huyết..
VIÊM TẤY LAN TỎA

Điều trị
 Kháng sinh liều cao ở
giai đoạn khởi đầu,
 Mổ tháo mủ và dẫn lưu
ở giai đoạn hoại tử.
 Chế độ dinh dưỡng
giúp mau hồi phục
NHỌT

1. Định nghĩa
Nhọt là nhiễm trùng da
giới hạn, khởi đầu ở một
nang lông làm mủ và hoại
tử ổ chân lông cùng với
một phần của da xung
quanh, tạo ra đám hoại tử
gọi là cùi nhọt( ngòi)
NHỌT

Nguyên nhân:
Thường do tụ cầu vàng..
Hay gặp ở những người có sức đề
kháng yếu:
- Đái đường, suy gan, thận, HIV..
- Trẻ em, người già
- Người giữ vệ sinh thân thể kém, ..
- Thời tiết nóng nực..
NHỌT

Lâm sàng:
Giai đoạn khởi phát:
- Nốt đỏ xuất hiện ở lỗ
chân lông, cảm giác
châm chích, ngứa, đau,
nóng ở da.
- Vài ngày sau nổi lên một
mụn cứng, đỏ, nhọn, bao
trùm lên một lông ở giữa,
mụn to dần lên.
NHỌT

Giai đoạn toàn phát


- Sau 3-5 ngày: Nhọt nổi cứng đỏ
tía, rất đau , đỉnh nhọt xuất hiện
một mụn mủ
- Sau đó, mụn mủ vỡ, chảy ra một
ít mủ cùng với một cùi nhọt màu
xanh hoặc vàng.
- Đau nhức giảm dần, chỗ nhọt
vỡ để lại một sẹo thâm ,nhạt
dần
NHỌT
NHỌT

Diễn biến:
- Khỏi : khoảng 7- 10 ngày từ khi
xuất hiện
- Biến chứng:
 Abces nóng
 Nhiễm khuẩn huyết
 Hoại tử vùng xung quanh nhọt
 Đinh râu có thể gây viêm xoang
TM hang
NHỌT

ĐIỀU TRỊ
Toàn thân:
- Chế độ ăn giảm đường, bột, tăng cường sinh tố C
- Kháng sinh toàn thân
- Điều trị bệnh nền( nếu có)
NHỌT

Tại chỗ:
- Khi chưa tụ mủ:
Chườm nóng
- Khi có mủ ( dấu hiệu lùng
nhùng, điểm trắng ):
 Chưa vỡ: Chích tháo mủ,
 Đã vỡ: nặn lấy ngòi, bôi
thuốc sát trùng
HẬU BỐI

Định nghĩa:
Là đám nhọt tập trung thường ở sau gáy, mông,
lưng
Hậu bối gây ra một vùng nhiễm khuẩn lan rộng có
nhiều ngòi, có khi để lộ cơ xương..
Nguyên nhân:
- Vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu ..
 Yếu tố thuận lợi:
• Ở bẩn ngứa gãi gây thương tổn da
• Sức đề kháng kém do mắc các bệnh đái đường,
suy gan, thận..
• Thời tiết nóng nực
HẬU BỐI

Triệu chứng
 khởi phát:
- Vùng da căng và ngứa, sau đó xuất hiện một
mảng cứng nóng, đỏ và đau.
- Sốt , mệt mỏi
HẬU BỐI

 Toàn phát:
- Sau vài ngày người bệnh sốt cao hơn,
đau nhức nhiều hơn khiến xoay trở đầu
khó khăn.
- Mảng da cứng đỏ, tím bầm, trên đó xuất
hiện những nốt phồng, giữa nốt phồng là
một sợi lông, lúc đầu màu đỏ sẫm sau
biến thành mủ.
- Vỡ các nốt phồng tạo những ổ loét (
giống tổ ong)
- Các cầu da nối các ổ loét bị phá vỡ tạo
thành ổ loét lớn, sâu, có trường hợp lộ
cơ, xương..
HẬU BỐI
HẬU BỐI
HẬU BỐI

Điều trị:
 Toàn thân:
- Kháng sinh liều cao, truyền nhỏ giọt TM
- Hồi sức, nâng cao thể trạng
- Điều trị bệnh nền
HẬU BỐI

Tại chỗ:
- Rạch tháo mủ sau
khi điều trị kháng
sinh trước đó 2-3
ngày,
- rạch hình chữ thập,
nạo vét hết ngòi và tổ
chức hoại tử, săn sóc
tốt vết thương
- Sau mổ nâng cao thể
trạng , kháng sinh
sau mổ
HẬU BỐI

Tiến triển:
- Hậu bối ở bệnh nhân đái tháo đường: tiên lượng
nặng, tử vong do nhiễm trùng máu, ..
- Hậu bối khu trú: tiên lượng tốt
ÁP XE

Định nghĩa
 Áp-xe là một ổ mủ khu trú có vỏ bọc theo sau một
viêm nhiễm cấp tính, như sau một chấn thương bị
nhiễm trùng, mụn nhọt, vết mổ nhiễm trùng hoặc
một viêm tấy..
 Vỏ áp xe là bao xơ lỏng lẻo, dễ vỡ
 Ổ áp xe có thể ở nông, nhưng có thể ở sâu ( gan,
phổi
 Có áp xe nóng và áp xe lạnh
ÁP XE NÓNG

Nguyên nhân
- Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu, E.Coli, phế
cầu, nấm, kí sinh trùng..
- Thường gặp ở người có sức đề kháng kém
ÁP XE NÓNG

Triệu chứng:
Giai đoạn viêm lan tỏa:
Có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân như sốt cao,
ớn lạnh, uể oải, nhức đầu..
. đau nhói, buốt ở một vùng
Khám
- Khối u hoặc vùng sượng cứng ở trung tâm
và đóng bánh ở viền ngoài,
- Sờ ngay khối u thấy nóng
- Bề mặt khối u đỏ so với da xung quanh
- Ấn ngay khối u rất đau.
ÁP XE NÓNG

Giai đoạn tụ mủ (sau vài ngày)


- Cảm giác căng nhức theo nhịp đập của mạch
- Dấu hiệu toàn thân nặng hơn: sốt dao động,
thử máu bạch cầu tăng (tỷ lệ bạch cầu đa
nhân trung tính tăng), tốc độ máu lắng cao
- Khối u ấn thấy mềm, lõm, trắng ở trung
tâm( dấu hiệu lùng nhùng, dấu hiệu chuyển
sóng)
- Siêu âm: có ổ loãng âm ranh giới rõ
- Chọc dò hút ra mủ
ÁP XE NÓNG
ÁP XE NÓNG

Điều trị
Toàn thân:
- Kháng sinh liều cao ( có thể dựa vào kháng sinh
đồ)
- Nâng cao thể trạng, vitamin..
- Điều chỉnh đường huyết ( Nếu có đái đường)
ÁP XE NÓNG

Điều trị tại chỗ:


- Rạch tháo mủ hoặc chọc
hút mủ khi ổ áp xe đã có
mủ,
- Đặt dẫn lưu sau khi rạch
tháo mủ ( nếu cần)
ÁP XE LẠNH

Áp xe lạnh:
 Là một ổ mủ hình thành chậm, thường
chỉ có triệu chứng sưng, không có triệu
chứng nóng, đỏ và đau.
 Ổ bệnh có thể từ nơi khác
 Nguyên nhân thường do vi khuẩn lao,
hiếm hơn có thể do nấm ...
ÁP XE LẠNH

Triệu chứng: tại chỗ thường có 3 giai đoạn


 Giai đoạn đầu : có một khối u nhỏ, cứng, không
đau, di động tồn tại nhiều tháng
 Giai đoạn hóa mủ: u dần dần mềm lại ,lùng nhùng,
không đau, chọc vào hút ra mủ trắng, loãng lợn cợn
 Giai đoạn dò mủ: ổ mủ lan dần , da mỏng, tím, loét
vỡ chảy mủ ,
Dò mủ rất khó lành, có thể bị bội nhiễm..
ÁP XE LẠNH

Điều trị:
- Điều tri nội khoa bằng các thuốc chống lao là
chủ yếu,
- Rạch tháo mủ dễ gây rò mủ kéo dài
CHÍN MÉ

Định nghĩa:
Chín mé đầu ngón tay, ngón
chân là một bệnh do tụ cầu
khuẩn vàng và Herpes gây
sưng, mưng mủ, và áp xe ở
đầu ngón tay hoặc ngón chân.
Các loại chín mé:
- Chín mé nông: nốt phồng trên mặt da ở đầu
ngón
- Chín mé sâu: ăn vào gân, xương
CHÍN MÉ

Xử trí:
- Giai đoạn sớm:
Kháng sinh toàn thân
Chườm nóng,
bất động ngón
CHÍN MÉ

- Khi đã có mủ:
Rạch tháo mủ( rạch 2
bên ngón, phá ngóc
nghách, dẫn lưu..)
CHÍN MÉ

Biến chứng:
- Viêm xương
- Hoại tử đầu ngón
- Viêm bao hoạt dịch..
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Y Hà Nội (2016), Bài giảng Triệu chứng


học ngoại khoa. Hà Nội, Việt Nam: NXB Y học, (2016).
2. Ngô Nguyễn Xuân Nam(2018), Bài giảng Ngoại cơ sở I, Đà
Nẵng, Việt Nam: Đại học Duy Tân.
3. Ngô Nguyễn Xuân Nam(2018), Bài giảng Ngoại cơ sởII,
Đà Nẵng, Việt Nam: Đại học Duy Tân
4. Courtney Townsend et all (2016), Sabiston Textbook of
Surgery 20th Edition, Amsterdam, Hà Lan, Elsevier

You might also like