You are on page 1of 13

NGOẠI BỆNH LÝ 2 ( Chấn thương)

Câu hỏi:
1. Trình bày cách phân loại trật khớp háng đơn thuần.
2. Trình bày được các thể đặc biệt của trật khớp háng.
3. Trình bày định nghĩa và đặc điểm của viêm xương tủy xương đường máu.
4. Trình bày được các tác nhân gây viêm xương tủy.
5. Trình bày chỉ định đoạn chi.
6. Trình bày biến chứng đoạn chi.
7. Trình bày nguyên nhân của bỏng.
8. Trình bày các giai đoạn bệnh lý bỏng.
9. Trình bày cách phân loại gãy khung chậu - ổ cối Merle d’Aubigné.
10. Trình bày triệu chứng gãy khung chậu - ổ cối.
11. Trình bày biến chứng của gãy khung chậu - ổ cối.
12. Biến chứng của vết thương mạch máu.
13. Trình bày cách câm máu tạm thời vết thương mạch máu.

Câu 1: Trình bày cách phân loại trật khớp háng đơn thuần.
*Định nghĩa: Khớp háng là khớp lớn nằm sâu trong cơ thể, có hõm khớp sâu, cơ
che phủ dày nên để làm trật khớp háng phải có lực chấn thương rất mạnh.
*Tuỳ vào vị trí của chỏm so với ổ cối ta chia trật khớp háng ra làm 4 thể:
(1) Trật khớp háng sau lên trên: kiểu chậu
- Chiếm 50% trường hợp trật khớp háng.
- Biểu hiện: đùi khép , xoay trong, chân ngắn, gối gập ít.
(2) Trật ra sau xuống dưới: kiểu ngồi
- Chiếm 30% trật khớp háng.
- Biểu hiện: Đùi khép, xoay trong, chân ngắn ít, gối gập nhiều.
(3) Trật ra trước lên trên: kiểu mu
- Chiếm 5% trường hợp trật khớp háng.
- Biểu hiện: Đùi dạng, xoay ngoài, chân dài, gối gập ít.
(4) Trật ra trước xuống dưới: kiểu bịt
- Chiếm 15% các trường hợp trật khớp háng.
- Biểu hiện: Đùi dạng, xoay ngoài, chân dài, gối gập nhiều.

Câu 2: Trình bày được các thể đặc biệt của trật khớp háng.
(1) Gãy trật
 Trật khớp háng kèm vỡ bờ sau ổ cối:
- Thường phát hiện bằng phim X quang.
- Nắn khớp dễ dàng và cũng dễ trật lại nên khi điều trị phải mổ đặt lại
mảnh gãy và kết hợp xương.
 Trật khớp háng kèm vỡ chỏm xương đùi:
- Phát hiện bằng phim X quang.
- Mảnh vỡ gây kẹt khớp và thường không nắn được mà phải mổ
 Trật khớp háng kèm gãy cổ xương đùi:
- Triệu chứng nổi bật là gãy cổ xương đùi.
- Phát hiện bằng X quang.
- Điều trị bằng phẫu thuật kết hợp cổ xương đùi và đặt lại khớp háng.
- Người nhiều tuổi có thể phải thay chỏm hoặc thay khớp háng nhân tạo
 Trật khớp háng trung tâm:
- Do vỡ ổ cối, chỏm xương đùi qua chỗ vỡ ổ cối nằm lọt trong tiểu khung
nên lâm sàng rất kín đáo, thường không phát hiện được.
- Dấu hiệu vỡ khung chậu kèm với dấu hiệu kẹt khớp háng.
- Phát hiện bằng X quang.
- Điều trị bằng phẫu thuật hoặc kéo liên tục sau khi nắn khớp.
(2) Trật khớp kèm tổn thương thần kinh mạch máu
 TK ngồi có thể bị tổn thương do chỏm xương đùi di lệch ra sau đè ép vào
trong trật khớp ra sau (chậu, ngồi)
 ĐM đùi có thể bị tổn thương do chỏm di lệch ra trước đè ép trong trật
khớp háng ra trước (mu, bịt)
 TK bịt cũng có thể bị tổn thương do trật khớp háng kiểu bịt
(3) Trật khớp cũ: Trật khớp càng lâu thì:
- TCLS càng nghèo nàn nên thường được chẩn đoán bằng X quang.
- Dự hậu càng kém
- Điều trị: Chưa quá lâu: phẫu thuật nắn mở. Lâu quá: không thể mổ nắn
lại được
Câu 3. Trình bày định nghĩa và đặc điểm của viêm xương tủy xương đường
máu
1. Định nghĩa: Viêm xương tủy đường máu là 1 nhiễm trùng xương không đặc
hiệu thứ phát từ 1 ổ nhiễm trùng tiên phát, VK lan theo đường máu đến khu trú
ở xương và gây viêm xương. LEXER cho là nhiễm trùng toàn thân biểu hiện
khu trú ở xương. Nguyên nhân chính đôi khi không tìm thấy.
2. Đặc điểm:
 Tuổi: 70-90% viêm xương tủy gặp ở trẻ em 7-17 tuổi, là lứa tuổi xương phát
triển nhiều nhất. Bé trai nhiều gấp 2-3 lần bé gái.
 Xương dài hay bị viêm nhất, đặc biệt là xương đùi và xương chày. Các
xương dẹt ít bị hơn; các xương ngắn nhỏ càng hiếm hơn
 Vị trí:
 Viêm xương tủy khởi đầu ở hành xương.
 Hệ thống mạch máu ở hành xương bắt đầu phát triển sau 2-3 tuổi.
 Ở trẻ lớn hơn 2 tuần, viêm xương tủy lan từ hành xương đến thân xương.
 Ở trẻ em dưới 2 tuổi, ngoài hướng phát triển nói trên còn lan vào đầu
xương qua sụn tiếp hợp vào khớp.
 Các thể bệnh:
 Căn cứ vào thời gian người ta phân biệt 3 thể viêm xương tủy: Cấp tính,
bán cấp, mạn tính.
 Nhờ có kháng sinh và mổ kịp thời viêm xương tủy cấp bớt chuyển thành
mạn tính. Song tỉ lệ viêm xương tủy mạn tính vẫn chiếm tới 25-30%.
 Ở VN do phát hiện muộn và điều trị không đúng cách nên viêm xương
tủy cấp chuyển thành mạn là quy luật gần như phổ biến
Câu 4: Trình bày được các tác nhân gây viêm xương tủy.
- Viêm xương tủy do các loại vi khuẩn làm mủ khác nhau gây ra, 90% là do tụ
cầu vàng (Staphylococus aureus) hoặc có sự kết hợp với Escherichia Coli,
Proteus và Pseudomonas Aeruginosa.
- Trẻ mới sinh dùng Monitoring trong bệnh viện thường bị tụ cầu hoặc Gr (-) và
trên 40% bị nhiều nơi.
- Trẻ từ 2 tuần đến 4 tuần: nhóm B Streptococcus.
- Trẻ 6 tháng đến 4 tuổi: Haemophilus influenzae
- Người lớn nghiện ma túy: Pseudomonas
- Tụ cầu thường gây ra viêm xương tủy khu trú ở hành xương và thân xương
- Liên cầu gặp ở trẻ nhỏ < 2 tuổi và từ hành xương lan vào đầu xương rồi vào
khớp kế cận.
- Phế cầu từ hành xương lan vào đầu xương và khớp.
Câu 5: Trình bày chỉ định đoạn chi.
 Chi bị hoại tử do:
 Tổn thương mạch máu, bệnh mạch máu
 Nát toàn bộ phần mềm
 Chấn thương đứt lìa với cơ dập nát
 Chi đe dọa tính mạng
 Nhiễm trùng nặng đang lan lên trên như hoại tử sinh hơi
 Bướu ác ở phần chi như ung thư xương.
 Chi gây trở ngại chức năng
 Viêm xương nặng với khớp giả
 Tật bẩm sinh mà phần chi bị tật không có 1 chức năng
=> Chỉ định của đoạn chi có thay đổi theo những tiến bộ của Y học như sự phát
triển của vi phẫu thuật, phẫu thuật mạch máu, kháng sinh, các phương tiện
khác…
=> Ngày nay mục đích của phẩu thuật là bảo tồn triệt để, nên đoạn chi là biện
pháp cuối cùng sau khi cố gắng bảo tồn thất bại.

Câu 6: Trình bày biến chứng đoạn chi.


1. Biến chứng sớm
 Đau chi ma
 Là cảm giác vẫn còn chi sau khi bị cắt
 Trẻ con dưới 7 tuổi không có cảm giác chi ma và tuổi càng trẻ càng
nhanh mất cảm giác trên.
 Cảm giác chi ma có thể mất trong vài tuần hoặc vài tháng, có trường hợp
kéo dài đến 20 năm, đặc biệt khi lo lắng buồn rầu cảm giác chi ma có thể
tái xuất hiện.
 Đau cháy
 Đau dữ dội như xé như châm chích ở đoạn cụt làm không ngủ được, mất
tinh thần, cơn đau tăng lên khi bị kích động và kích thích bên ngoài.
 Nguyên nhân do sự kích thích hệ giao cảm ở TK bị cắt dẫn truyền vào
sừng giữa của tủy sống, từ đó lên vùng đồi thị rồi lên vỏ não.
 Điều trị: Tác động lên hệ giao cảm bằng thuốc hay bằng phẫu thuật.
 Nhiễm trùng
 Đây là biến chứng hay gặp khi cắt cụt ở những chi bị nhiễm trùng như
hoại tử chi do dập nát chi đến muộn, nhiễm trùng lan rộng của chi làm
cho chi cắt cụt đau tăng, nhiều khi làm nặng thêm các biến chứng khác.
2. Biến chứng muộn
 Đau cục thần kinh
 Tương đối phức tạp vì cục TK luôn luôn có, mà đầu chi có trường hợp
đau có trường hợp không đau; nhưng khi có cục TK lớn ở đầu mỏm cụt
thì dễ gây đau hơn. Ngoài ra có 1 số trường hợp sau khi cắt cục TK cũng
không làm cho đầu mỏm cụt hết đau.
 Chồi xương mỏm cụt
 Ở trẻ em hay gặp hơn ở người lớn. Ngoài ra sự teo cơ ở mỏm cụt cũng là
yếu tố gây lộ đầu xương dễ hơn.
3. Biến chứng khác: ít gặp hơn như viêm hoạt mạc dưới da, viêm da do chi
giả…

Câu 7: Trình bày nguyên nhân của bỏng.


* Tác nhân gây bỏng bao gồm 4 loại chính: sức nóng, luồng điện, hoá chất và
bức xạ.
(1) Bỏng do sức nóng
- Hay gặp nhất chiếm 8493% chia làm 2 nhóm:
 Bỏng do sức nóng khô: như do lửa cháy, nhiệt độ có khi rất cao như cháy khí
Axetylen lên đến 2127 độ C. Nếu bỏng do cháy nhà, cháy kho chứa, người
bị bỏng có thể bị nhiễm độc các khí như CO, NH3, Acid Nitric. Bỏng do các
vật nóng chảy như kim loại nóng chảy trong luyện kim gây nên bỏng .
 Bỏng do sức nóng ướt: nhiệt độ gây bỏng thường không cao như nước sôi,
dầu mỡ. Tuy nhiệt độ không cao nhưng sức nóng kéo dài lên da nên sức
nóng ướt cũng gây nên bỏng sâu. Bỏng do nổ các nồi hấp, nồi súp thường
gây bỏng cả đường hô hấp.
(2). Bỏng do luồng điện
Mức độ tổn thương do điện lực, điện thế, điểm vào và ra của luồng điện, điện
trở của mô tổ chức, thời gian bị, khu vực cơ thể chịu ảnh hưởng của luồng điện
dẫn truyền. Tổn thương tại chổ của bỏng điện thường bị bỏng sâu (tới cơ,
xương…) Tổn thương toàn thân thường gặp là: choáng điện, ngừng tim, ngừng
hô hấp. Bỏng điện có thể do luồng điện có hiệu điện thế thông thường (<1000
V) hoặc do luồng điện có hiệu điện thế cao (>1000 V), sét đánh cũng là một loại
bỏng điện.
(3). Bỏng do hoá chất
Bao gồm các chất oxy hoá (KMnO4…), chất khử oxy (HCl, HNO3…), chất
gặm mòn (phenolphosphor…), chất rộp da, chất kiềm mạnh (KOH, NaOH…).
Tổn thương bỏng do hoá chất phụ thuộc vào loại hoá chất, nồng độ chất đó và
thời gian tác dụng lên da, niêm mạc. Bỏng do hoá chất thường gặp: bỏng da,
bỏng mắt, bỏng thực quản… Phospho trắng ngoài gây cháy còn gây độc.
(4). Bỏng do bức xạ
Gồm nhiều loại như tia hồng ngoại, tử ngoại, lade, tia gamma. Tổn thương
bỏng phụ thuộc vào loại tia, mật độ chùm tia, khoảng cách từ nguồn tia đến da,
thời gian tác dụng . Bỏng nắng cũng là một loại bỏng do bức xạ ánh sáng gây ra.
Câu 8: Trình bày các giai đoạn bệnh lý bỏng.
Có thể chia ra làm 4 giai đoạn tiến triển của bỏng:
(1). Giai đoạn I (sốc bỏng)
Kéo dài từ 1 - 2 ngày biểu hiện bằng hiện tượng sốc bỏng.
- Nguyên nhân và cơ chế: do đau và do thoát mất huyết tương.
- Biểu hiện lâm sàng bằng mạch nhanh, huyết áp giảm.
- Máu cô đặc, biểu hiện bằng kết quả xét nghiệm máu:
+ Hồng cầu tăng 10 - 15 triệu/mm3.
+ Hb tăng có khi đến 120%.
+ Bạch cầu tăng 10000 - 20000/mm3.
+ Hct tăng
+ Đái ít, có khi dẫn đến vô niệu.
+ Rối loạn chuyển hoá:
- Nhiễm acid máu.
- Dự trữ kiềm giảm.
- Giảm albumin máu, protein máu thấp.
(2). Giai đoạn II (nhiễm độc huyết cấp)
Kéo dài từ 4 - 12 ngày.
- Nguyên nhân và cơ chế:
+ Hấp thụ các chất độc phóng thích ra từ tổ chức bị hủy hoại.
+ Do độc tố của vi trùng.
+ Hậu quả của rối loạn bệnh lý ở gan, thận.
+ Biểu hiện: sốt cao, mạch nhanh, thần kinh kích thích hay ức chế biểu
hiện mất ngủ, nói nhảm, kém ăn.
(3). Giai đoạn III (nhiễm trùng, nhiễm độc)
Bắt đầu từ ngày 12 trở đi, tuỳ bỏng nhiều hay ít mà kéo dài lâu hay nhanh.
- Cơ chế: nhiễm trùng mủ ở vết bỏng, làm nhiễm độc tố của vi trùng, nhiễm độc
các chất hoại tử và bẩn.
- Biểu hiện: sốt cao dao động kéo dài, suy kiệt. Có thể có các biến chứng như
viêm phổi, viêm thận, chảy máu tiêu hoá, suy gan.
(4). Giai đoạn IV: (Phục hồi)
Biểu hiện
- Các chỗ bỏng lành sẹo.
- Các rối loạn chức năng của cơ quan nội tạng hồi phục dần.

Câu 9: Trình bày cách phân loại gãy khung chậu - ổ cối Merle d’Aubigné.
* Theo Merle d’Aubigné gãy khung chậu được chia làm 3 loại:
 Gãy 1 phần khung chậu: Gãy không đứt vòng chậu, khung chậu còn được
giữ vững ổn định.
 Gãy toàn bộ khung chậu: Gãy đứt vòng chậu làm cho khung chậu mất vững,
không ổn định.
 Gãy vỡ ổ cối.
(1) Gãy 1 phần khung chậu: Đó là những tổn thương khung chậu 1 hay 2 nơi
trên xương chậu mà không làm đứt vòng chậu như:
a. Gãy cánh chậu
* Lâm sàng:
- Sưng bầm 1 bên cánh chậu.
- Đau khi ấn vào cánh chậu và có thể nghe tiếng lạo xạo.
- Gai chậu trước trên bên gãy có thể hạ thấp xuống.
b. Gãy 1-2 cành xương mu
*Lâm sàng:
- Sưng bầm trên xương mu gần nếp bẹn, có thể bầm tím vùng tầng sinh môn
hình cánh bướm.
- Ép bửa khung chậu đau.
- Vận động khớp háng đau ít bên gãy.
*CLS: chụp X quang để chẩn đoán xác định gãy cánh chậu hay gãy cành xương
mu.
c. Gãy ụ ngồi hay gãy cành ngồi mu
*Lâm sàng:
- Đau chói ụ ngồi.
- Ép bửa khung chậu đau.
*X quang: Để chẩn đoán gãy cánh chậu, xương mu hay ụ ngồi.
(2) Gãy toàn bộ khung chậu
Theo cơ chế chấn thương, Pennal và Tile nhận thấy 3 cơ chế chính:
a. APC (Antero-Posterior Compresion)
- Cơ chế này giống “ mở quyển sách”. Lực dồn nén từ trước ra sau như bị ép
giữa 2 toa tàu, bị ô tô đụng từ trước ra sau, vật nặng đè nếu lực ép ngay giữa
khớp mu có thể gãy 4 cành xương mu, trong trường hỡp này có thể kèm vỡ bọng
đái, niệu đạo hay trực tràng, nếu lực ép 1 bên có thể làm gãy 2 cành xương mu
có di lệch xa hay toác khớp mu phía trước hay khớp cùng chậu phía sau có thể
gãy cánh xương cùng.
b.LC ( Lateral Compresion)
- Cơ chế này ví như “ khép quyển sách” Lực dồn nén từ bên hông, tổn thương có
thể gặp: Gãy 2 cành xương mu di lệch chồng cùng bên hay 2 bên, toác khớp
cùng chậu hay đứt dây chằng sau khớp cùng chậu. Tổn thương dây chằng cùng
gai tọa và dây chằng cùng ụ toạ.
c.VS ( Vertical Shear )
- Lực xé dọc thẳng đứng. Thường do té từ cao, di lệch 1 bên cánh chậu lên trên.
Tổn thương thường là: Toác khớp mu hay gãy 2 cành xương mu,1 bên di lệch
lên trên, gãy cánh chậu sau hay trật khớp cùng chậu , cũng có thể gãy xương
cùng ( gọi là gãy Malgaigne).
* Lâm sàng:
 Tại chổ:
- Khung chậu mất cân xứng.
- Đau khung chậu.
- Banh ép khung chậu đau nhiều.
- Bầm máu tầng sinh môn và cánh chậu.
 Một số triệu chứng khác:
- Đùi xoay ngoài, khớp mu dãn trong cơ chế APC.
- Đùi xoay trong trong cơ chế LC.
- Ngắn chi, gai chậu trước trên lên cao nhưng chiều dài của chi dưới không đổi.
- Vận động khớp háng đau.
- Một số tổn thương phối hợp có thể có là tổn thương ở lồng ngực, nhất là niêu đạo
và bàng quang.
- Tổn thương niệu đạo do vòng chậu bị tổn thương gây kéo căng đứt cân đáy
chậu giữa có niệu đạo đi cùng biểu hiện bằng:
+ Bí đái.
+ Chảy máu lổ sáo.
+ Bầm tím đáy chậu (hình cánh bướm).
- Tổn thương bàng quang:
+ Bí đái.
+ Thông tiểu có máu hay không có nước tiểu.
(3) Gãy ổ cối
- Đây là gãy xương thấu khớp, có thể làm bấp bênh mặt khớp, dễ có ảnh hường
đến cơ năng khớp háng như hư khớp, cứng khớp; cơ chế có thể trực tiếp hay
gián tiếp do chỏm xương đùi tông mạnh vào.
*Phân loại: Theo Judet và Letournel mô tả xương chậu có 2 đường lực: Cột
chậu mu phía trước và cột chậu ngồi phía sau. Tùy chấn thương của mỗi cột mà
có các tổn thương:
- Gãy thành sau.
- Gãy cột chậu ngồi.
- Gãy cột chậu mu.
- Gãy ngang đơn thuần.
Nhưng trên thực tế các đường gãy thường không đơn thuần mà có tổn thương
khớp phức tạp:
- Gãy cột sau và thành mu.
- Gãy ngang và thành mu.
- Gãy cột trước và gãy ngang.
- Gãy phối hợp 2 cột.
Trong trường hợp gãy phối hợp 2 cột mấu ổ khớp sẽ tự do và gãy rời còn trong
các thể gãy ngang có phối hợp hay không với gãy 1 cột, mấu ổ khớp vẫn
nguyên.
*Lâm sàng:
- Sưng đau khớp háng.
- Ép bửa khung chậu đau.
- Vận động khớp háng đau tăng.
- Có thể có biến dạng xoay ngoài, xoay trong và ngắn chi.
- Có thể có biến dạng như trật khớp háng trong trường hợp vỡ bờ sau ổ cối, trật
khớp háng ra sau.
* Xquang: Chụp khung chậu thường xem các đường gãy và di lệch, để xem rõ
bờ sau ổ cối cần chụp ở tư thế nghiêng

Câu 10: Trình bày triệu chứng gãy khung chậu - ổ cối. (xem lại câu 9)

Câu 11: Trình bày biến chứng của gãy khung chậu - ổ cối.
(1) Sốc chấn thương: Do mất máu và đau, trong gãy khung chậu toàn phần mất
máu nhiều có khi đến 1500ml-2000ml, nên bệnh nhân rất dể bị sốc; đặc biệt
trong gãy toàn bộ khung chậu thường có tụ máu sau phúc mạc, biểu hiện liệt
ruột kèm với tình trạng choáng làm chúng ta có thể nhầm là vỡ tạng đặc, làm lu
mờ triệu chứng của gãy khung chậu, và dể bỏ sót tổn thương làm cho gãy toàn
bộ khung chậu nặng thêm.
(2) Vỡ bàng quang: Thường gây vỡ bàng quang dưới phúc mạc do xương chậu
gãy đâm chọc vào bàng quang.
(3) Đứt niệu đạo sau: Đây là 1 tổn thương kèm theo trong gãy toàn bộ khung
chậu làm rách cân đáy chậu giữa và xé rách hay đứt cả niệu đạo.
(4) Thủng trực tràng: Thường tổn thương ở bóng trực tràng, cần phải thăm
khám trực tràng để chẩn đoán.
(5) Đứt mạch máu cùng chậu: Trong 1 số trường hợp có tổn thương động mạch
vùng chậu, sau khi hồi sức tích cực mà huyết áp vẫn tụt, Hct thấp nên nghĩ đến
tổn thương mạch máu vùng chậu, phãi thám sát để vừa chẩn đoán vừa xử lý.
(6) Gãy hở: Các trường hợp gãy xương chậu có tồn thương bàngquang,
trực tràng làm ồ gãy thông vào bàng quang và trực tràng, trong trường hợp này
xương chậu được xem là gãy hở.
(7) Viêm tấy lan toả vùng đáy chậu: Trong các trường hợp gãy toàn bộ khung
chậu có tổn thương niệu đạo, nếu không được chuyển dòng nước tiếu thì nước
tiểu ngấm qua chổ tổn thương ở niệu đạo ra vùng đáy chậu gây nhiễm trùng lan
tỏa vùng này; đây là trướng hợp viêm tấy lan tỏa rất nặng, nếu không được xử lý
sớm có khi gây tử vong do nhiễm trùng.
(8) Trong gãy ổ cối có biến dạng can lệch dễ đưa đến hư khớp háng do kênh
mặt khớp, bệnh nhân đi lại và vận động rất đau, hạn chế chức năng của khớp
háng.
Ngoài ra nếu vỡ bờ sau của ổ cối còn gây nên trật hay bán trật của khớp háng,
ảnh hưởng đến chức năng của khớp háng.

Câu 12: Biến chứng của vết thương mạch máu.


(1) Tử vong:
Nguyên nhân tử vong có thể do:
- Mất máu cấp tính: kích thước mạch máu to, tổ chức xung quanh ít, sơ cứu ban
đầu không kịp thời, số lượng máu chảy nhiều, nhanh.
- Thiếu máu cấp tính: một vết thương mạch máu đã cầm. do tình trạng nhiễm
trùng, do chỉ định điều trị không đúng, vết thương chảy máu tái diễn nhiều lần
làm cho tình trạng nạn nhân ngày càng suy sụp, tạo nên vòng luẩn quẩn: thiếu
máu dễ bị nhiễm khuẩn từ đó dẫn tới chảy máu thứ phát lại càng làm cho thiếu
máu.
- Nhiễm độc: do tháo Garo không đúng chỉ định.
(2) Chảy máu thứ phát:
Do nhiễm trùng hoặc do kỹ thuật mổ không đúng.
(3) Hoại thư:
Do thiếu máu ngoại vi, sau vết thương mạch máu động mạch bị tắc (do máu cục
hoặc do co thắt). Thông thường là loại thư khô, đôi khi là hoại thư ướt.
(4) Co rút do thiếu máu:
Xuất hiện sớm (sau 6 - 8 giờ), thể hiện bằng dấu hiệu co cơ cục bộ, dẫn đến
giảm hoặc mất cơ năng của chi.

Câu 13: Trình bày cách cầm máu tạm thời vết thương mạch máu.
*Cầm máu tạm thời:
Tuỳ theo từng vị trí mạch máu bị tổn thương, dùng băng cuộn chặt quanh chi
cho đến khi không thấy máu thấm băng. Tốt nhất là dùng loại băng chun giãn.
Đây là một phương pháp đơn giản dễ thực hiện, có tác dụng cầm máu tốt lại
không gây hậu quả xấu đối với nạn nhân.
(1) Đặt Garô: Đây là phương pháp kinh điển có tác dụng cầm máu tốt, nhưng
đòi hỏi một quy tắc chặt chẽ nếu không nó sẽ gây hại nhiều hơn là lợi cho nạn
nhân.
* Quy tắc đặt Garô:
- Buộc chỗ dễ nhìn thấy nhất.
- Buộc gần vị trí vết thương nhất.
- Ưu tiên chuyển nạn nhân đi trước với một phiếu ghi đặt giờ Garô
- Trong quấ trình đặt Garô, cứ 1 giờ nới lỏng Garô trong vài phút cho máu cháy
xuống nuôi dưỡng phần dưới chỗ bị thương, sau đó lại tiếp tục siết Garô khi
máu bắt đầu chảy trở lại.
- Khi tháo Garô để điều trị thực thụ phải chuẩn bị sẵn phương tiện để hồi sức và
cầm máu.
- Không được tháo Garô khi đã quá 6 giờ hoặc có dấu hiệu thiếu máu không thể
phục hồi của đoạn chi.
* Chỉ định cụ thể của đặt Garô:
- Chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn hoặc mỏm cụt.
- Buộc Garô ở nơi xảy ra tai nạn nhưng gần một nơi điều trị thực thụ (thời gian
vận chuyển dưới 1 giờ).
- Buộc tạm thời trong một thời gian ngắn để chuẩn bị mổ.
* Kỹ thuật đặt Garô:
Không xiết chặt quá hoặc lỏng quá, xiết vừa đủ cho tới khi máu ngừng chảy (kể
cả khi mạch máu ngoại biên vẫn còn đập), luôn theo dõi tình trạng của chi (thay
đổi màu sắc, lạnh chi).
(2). Băng ép có trọng điểm:
Dùng một cuộn băng hay một chiếc khăn gấp nhỏ lại thành một cục đặt lên vết
thương và băng ép lên trên.
(3)Dùng ngón tay ép lên mạch máu:
Dùng ngón tay ép lên đường đi của mạch máu (phía trên chỗ bị thương) vào một
gồ xương.
Một số điểm thường được dùng để ấn mạch là:
- Chi trên: sau xương đòn (đối với động mạch dưới đòn), tại hõm nạch (đối với
động mạch nạch và động mạch cánh tay). Tại bờ trong cơ nhị đầu, ở nếp gấp
khuỷu (đối với động mạch quay và động mạch trụ).
- Chi dưới: giữa nếp bẹn (đối với động mạch đùi), tại hõm kheo (đối với động
mạch vùng cẳng chân).
(4). Gấp khuỷu tay hay gối tối đa và ép vào thân:
áp dụng khi chưa có điều kiện băng ép hoặc Garô.
(5). Kẹp cầm máu:
Dùng kẹp cầm máu (Pince, Bulldog) để kẹp các mạch máu.

You might also like