You are on page 1of 103

Trường đại học Trà Vinh

Đại cương

Giải phẫu và sinh lý thần kinh ngoại biên


TRIỆU
Sinh lý bệnh
CHỨNG
LIỆT Khám lâm sàng
DÂY
THẦN Chấn thương thần kinh ngoại biên
KINH
Điều Trị

Tham khảo
GIỚI THIỆU
• Chấn thương kết hợp với tổn thương thần kinh ngoại biên gây
liệt vận động và cảm giác.
• Tùy mức độ tổn thương, dây thần kinh có khả năng tự hồi phục.
• Chẩn đoán tổn thương thần kinh ngoại biên vẫn còn là thách
thức.
• Điều trị cần phải phối hợp nhiều chuyên khoa.
CẤU TRÚC:
TKNB gồm các sợi vận động, cảm giác và tự
động.
Các sợi thần kinh được cấu tạo bởi một sợi
trục ở trung tâm và bao bọc bên ngoài bởi
một lớp tế bào Schwann.
Khoảng 1/5 các sợi thần kinh được myelin
hóa.
Điểm nối giữa các tế bào Schwann là nốt
Ranvier, trong các sợi thần kinh có myelin thì
nốt này là một đoạn ngắn không có myelin.
Giúp dẫn truyền thần kinh nhanh hơn do
thông tin được nhảy từ nốt này sang nốt kia
so với dẫn truyền trực tiếp dọc theo chiều
dài của sợi trục.
CẤU TRÚC:
1. Sợi thần kinh và các bào tế bào Schwann
được bọc xung quanh bởi một lớp collagen
mỏng gọi là endoneurium.
2. Nhiều sợi thần kinh hợp lại với nhau tạo
thành một bó thần kinh, bó này cũng được
bọc trong một ống collagen gọi là
perineurium.
3. Nhiều bó thần kinh sẽ gộp lại tạo thành
dây thần kinh, được bọc bên ngoài bởi
epineurium. Đó là cái bao của cả dây thần
kinh, khá dày và tách biệt với các mô khác ở
chung quanh.
GIẢI PHẪU
SINH LÝ BỆNH

• Chèn ép mạn tính, dập, kéo căng hoặc rách dây thần kinh có thể làm tổn thương mạch máu, mô liên kết và
gây phù, xuất huyết trong dây thần kinh và từ đó làm tổn thương sợi trục. Kết quả gây xơ hóa thần kinh cả
trong và ngoài.
• Một tổn thương nặng do chèn ép, dập, kéo căng hoặc xé rách sẽ gây thoái hóa sợi trục cũng như bao myelin
từ đầu xa đến nơi bị tổn thương, còn gọi là thoái hóa ngược dòng. Hiện tượng này gọi là thoái hóa
Wallerian, thường xuất hiện sau chấn thương khoảng 24 giờ và kéo dài trong 2 - 3 tuần
SINH LÝ BỆNH
• Các tế bào sừng trước chưa chết sẽ bắt đầu quá trình tạo sợi trục, vì
thế các sợi trục ở đầu gần thương tổn sẽ tăng trưởng dài ra.
• Trong trường hợp đứt hoàn toàn, ở đầu gần các sợi trục được tái tạo
cộng với quá trình xơ hóa tạo thành u thần kinh (neuroma). Còn ở đầu
xa, mô sợi của dây thần kinh sẽ phồng lớn ra, gọi là glioma.
• Trong trường hợp đứt không hoàn toàn sẽ xuất hiện một u thần kinh
tiến triển (neuroma in continuity). Nếu bao perineurium còn thì các
sợi trục sẽ mọc dài dần ra theo tốc độ 1,5 – 3 mm mỗi ngày từ đầu
gần và hướng về phía đầu xa.
SINH LÝ BỆNH
• Bao ngoài thần kinh kém đàn hồi và tăng khối lượng mô trong dây thần
kinh, cộng thêm xuất huyết hoặc xơ hóa có thể gây chèn ép sợi trục. Vì
vậy, xơ hóa phía trong hay phía ngoài đều có thể gây rối loạn chức
năng. Nếu tổn thương do kéo căng có thể làm tổn thương sợi trục và
mô liên kết lan tỏa đến thân cũng như đám rối và ít đáp ứng với điều trị
phẫu thuật.
PHẬN LOẠI SEDDON
Axonapraxia: sợi thần kinh mất khả năng dẫn
truyền nhưng không đứt, gãy thật sự trên sợi
trục hoặc bao dây thần kinh. Tổn thương này
do dập, máu tụ hoặc chèn ép từ bên ngoài.
Axonotmesis: tổn thương sợi trục và bao
myelin xung quanh, bảo tồn được lớp
perineurium và epineurium. Tổn thương
nặng có thể gây thoái hóa Wallerian do tổn
thương mạng lưới mô liên kết trong dây thần
kinh.
Neurotmesis: đứt hoàn toàn cả sợi trục, mô
liên kết và các bao thần kinh trong dây thần
kinh. Tổn thương này thường do xé rách thần
kinh.
PHÂN LOẠI SUNDERLAND
Phân loại Đặc điểm
Độ 1 Mất dẫn truyền sợi trục (axonapraxia)
Độ 2 Mất liên tục sợi trục, bao endoneurium còn nguyên (axonotmesis).
Độ 3 Đứt sợi trục và bao endoneurium, bao perineurium còn nguyên vẹn.
Đứt sợi trục, bao endoneurium, bao perineurium nhưng bảo tồn được bao
Độ 4
epineurium.
Độ 5 Đứt cả dây thần kinh.
Độ 6 Tổn thương nhiều dây thần kinh.
Độ 6, được mô tả bởi Sonderiand và Mackianin (1988).
KHÁM LÂM SÀNG
Cần hỏi gì ta?

1. Thời gian chính xác và cơ chế chấn


thương là gì?
2. Có tổn thương xương, mạch máu và
các cấu trúc mô mềm không kèm
theo không?
3. Tổn thương kín hay hở? Nếu tổn
thương hở thì dây thần kinh có bị xé
rách, đứt không?
4. Mức độ lan rộng và độ nặng của tổn
thương TKNB?
5. Tổn thương có tiến triển nặng thêm
hay tự phục hồi không?
SỨC CƠ

Đánh giá từng cơ hoặc một nhóm cơ.


Nếu sức cơ giảm, kiểm tra xem có sự đối xứng
hay không đối xứng, nhóm cơ nào bị tổn thương:
ngọn chi, gốc chi hay toàn bộ chi.
Yếu cơ không đối xứng thường gặp ở
bệnh lý ngoại biên.

Tuy nhiên, Khi khám chi trên hoặc dưới


cần tìm một số cơ chìa khóa.
PHẢN XẠ
° Các rối loạn phản xạ cũng có thể xuất hiện sớm
và tùy thuộc vào dây thần kinh bị tổn thương.
Phản xạ gân cơ được chia từ 0 đến 4+ như sau:
0 : mất phản xạ
Tham khảo:
1+ : giảm https://surgeryreference.aofoundation.org/spine/t
2+ : BÌNH THƯỜNG rauma/subaxial-cervical/further-reading/patient-
3+ : tăng phản xạ, không có đa động(clonus) examination-neurological-evaluation#motor-
function
4+ : tăng phản xạ + đa động

- (2+) Bình thường: sau khi gõ, gân cơ tương ứng


sẽ co nhẹ làm gập hoặc duỗi nhẹ khớp tương ứng.
- Dấu hiệu đa động (clonus) thường gặp ở PX gối
và gót: đây là dấu hiệu đáp ứng co cơ nhiều lần sau
1 lần kích thích tạo PXGC.
- Thực tế, cần xác định tăng hoặc giảm PXGX.
CẢM GIÁC

Tìm vùng mất cảm giác, thường mất


tất cả các loại cảm giác.
Tuy nhiên vùng mất cảm giác
thường nhỏ hơn vùng chi phối bình
thường của dây thần kinh
CẢM GIÁC
THẦN KINH TỰ ĐỘNG

Khám thấy có thay đổi màu sắc


và nhiệt độ trên da.
Những điều này phản ánh chức
năng thần kinh tự động bị rối
loạn.

DẤU HIỆU KÈM THEO


CHẤN THƯƠNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN
CHẤN THƯƠNG THẦN KINH TRỤ:
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ
- Thần kinh trụ
+ Thần kinh trụ có nguyên ủy từ
rễ C8 - T1 (đôi khi C7 phát sinh từ
bó ngoài), hợp lại thành bó trong
của đám rối thần kinh cánh tay  đi
dọc phía trong ĐMCT 1/3 giữa
cánh tay cùng ĐM bên trụ trên  ra
sau đi trong rãnh TK trụ khuỷu,
cẳng tay.
+ Đến bàn tay chui qua ống Guyton
cùng động mạch trụ, sau đó chia 2:
nhánh nông và sâu.
Ở cẳng tay

Nhánh thần kinh trụ chi phối vận


động:
1. Cơ gấp cổ tay trụ
2. ½ Cơ gấp các ngón sâu.
Bàn tay
Nhánh sâu thần kinh trụ chi phối:
Cơ đối ngón út
Cơ giạng ngón út Các cơ mô út.

Cơ gấp ngón út ngắn


Cơ giun thứ 3 và 4
Cơ gian cốt mu bàn tay
Cơ gian cốt gan bàn tay
Cơ khép ngón cái dài
Cơ gấp ngón cái
Nhánh nông thần kinh trụ chi phối cảm giác
ngón V và ½ ngón IV. Vận động cơ gan tay
ngắn.
Nhánh mu tay cảm giác ½ trong mu bàn
tay trừ vị trí do thần kinh giữa chi phối.
CHẤN THƯƠNG THẦN KINH TRỤ:
- Nguyên nhân:
Đứt dây thần kinh trụ: ở khuỷu hoặc cổ tay do dao hoặc
mảnh kín, ít gặp do sung.
Chèn ép, kéo dãn hoặc dập
- Vị trí thường gặp: rãnh trong khủy tay, trong ống trụ,
khoang Guyton.
Vận đông:
• Không xòe & khép các ngón
được.

• Nghiệm pháp Fromment.

• Teo cơ liên đốt gần & cơ khép


ngón cái (mất trái chanh)
1. Cơ gấp cổ tay trụ.
2. Cơ gian cốt mu bàn tay
3. Cơ giạng ngón út.
Mất cảm giác
-Mất cảm giác ở mu tay ngón
5, ở mu tay và ở phía trụ
ngón 4.
-Khi bị liệt cao thần kinh trụ sẽ
bị mất cảm giác ở phía sau
trong gan tay (bờ trụ, mô út)
và ở phía sau ngón 5.
Tư thế:
• Bàn tay vuốt trụ
Đốt gần duỗi, 2 đốt còn lại gập
vào lòng.

Bình thường ?
Phản xạ: giảm PX quay sấp

• Phản xạ quay - sấp (r.radio - pronateur)


• Tư thế: khớp khuỷu gấp 120°, cẳng tay hơi ngứa.
• Nơi gõ: mặt trước của đầu dưới xương quay.
• Đáp ứng: úp sấp cẳng tay đột ngột
• Cung phản xạ: C8
Lưu ý:
• Liệt thần kinh trụ gây ra 8 kiểu mất vận động
• Hai kiểu mất cảm giác.
CHẤN THƯƠNG THẦN KINH QUAY:
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ
Thần kinh quay:
Rễ: xuất phát từ bó sau của đám rối TK
cánh tay C5-C8 và T1
Đi vào tam giác cánh tay tam đầu đến rãnh
thần kinh quay ở mặt sau 1/3 giữa xương
cánh tay.
Thần kinh đi xuống qua mỏm trên lồi cầu
ngoài xương cánh tay. Thần kinh phân
nhánh thành nhánh nông và sâu, tiếp tục
qua hố trụ vào cẳng tay.
Thần kinh phân nhánh thành nhánh nông
và sâu, tiếp tục qua hố trụ vào cẳng tay.
Cho nhánh nông và nhánh sâu.
Ưu thế vận động.
Chi phối vận động
Nhánh bên của thần kinh quay:
Cơ tam đầu cánh tay
Cơ khuỷu
Cơ cánh tay quay
Cơ duỗi cổ tay quay dài
Nhánh sâu của thần kinh quay:
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
Cơ ngửa
Thần kinh gian cốt cẳng tay sau:
Cơ duỗi các ngón tay chung
Cơ duỗi ngón tay út riêng
Cơ duỗi cổ tay trụ
Cơ giạng ngón tay cái dài
Cơ duỗi ngón tay cái ngắn
Cơ duỗi ngón tay cái dài
Cơ duỗi ngón tay trỏ riêng
Chi phối cảm giác

Phía trên rãnh thần kinh quay,


thần kinh quay tách thần kinh bì
cánh tay sau cung cấp cảm giác
da ở phía sau cánh tay.
Nhánh nông của thần kinh quay chi
phối cảm giác cho phần lớn mu bàn
tay, da giữa ngón cái và ngón trỏ
CHẤN THƯƠNG THẦN KINH QUAY:
Nguyên nhân:
Do chấn thương: Gãy xương, hỏa khí, cal xương, chèn
ép bởi áp lực mạnh, nhất là lúc ngủ hoặc say rượu …
Vị trí thường gặp: 1/3 giữa cánh tay
Vận đông:
Không làm được các động tác:
• Duỗi cẳng tay, bàn tay và các ngón tay.
• Duỗi và giạng ngón tay cái
• Ngửa bàn tay
• giạng và duỗi bàn tay không làm được
cùng lúc do liệt có quay thứ nhất.
Cảm Giác:

• Giảm cảm giác


lĩnh vực thần
kinh chi phối
TƯ THẾ
Cẳng tay nữa gấp và quay
sấp
Bàn tay rủ
Các ngón gấp không hoàn
toàn
Ngón cái khép
Áp ngón bàn tay khó khăn
do liệt cơ trụ sau.
Giảm PXGC tam đầu
Phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay:trung khu phản xạ C7.
- Bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa.
+ Ngồi: khớp khủyu tay để 90o, cẳng tay đặt trên đùi hoặc đầu gối.
+ Nằm ngửa: khớp khủyu để 90o, bàn tay đặt trên bụng.
- Thầy thuốc nâng nhẹ cánh tay bênh nhân, dùng búa phản xạ gõ nhẹ
phía trên mỏm khủyu.
- Đáp ứng: duỗi cẳng tay do co cơ tam đầu cánh tay.
Giảm PXGX trâm quay:trung khu phản xạ C6.

PXGX trâm quay: trung khu phản xạ C6


- Bệnh nhân để khớp khủyu gấp 120o, cẳng tay quay sấp.
- Thầy thuốc dùng búa phản xạ gõ nhẹ, dứt khoát vào gân cơ ngửa
dài cách mỏm trâm xương quay 0,5 cm.
- Đáp ứng: gấp cẳng tay và quay ngửa bàn tay do co cơ ngửa dài.
Rối loạn dinh dưỡng:

Hiếm gặp, kín đáo


Thường thể hiện phù ở mu bàn tay,
xương bàn tay gồ, teo các cơ bị liệt.

Dấu hiều gì? Tại sao?


Chú ý.?
• Tổn thương dây quay ở cao (hố nách) có đầy đủ các triệu chứng kể trên.
• Tổn thương ở 1/3 giữa cánh tay: còn duỗi cẳng tay, phản xạ gân cơ tam đầu và
cảm giác ở cánh tay không bị rối loạn (dây thần kinh cánh tay sau).
• Tổn thương ở 1/3 trên cẳng tay: chỉ tổn thương cơ duỗi bàn tay và ngón tay, rối
loạn cảm giác ở bàn tay.
TẠI SAO ?
CHẤN THƯƠNG THẦN GIỮA:
- Nguyên nhân:
Trật khớp vai, hỏa khí.
Garô cánh tay.
- Cổ tay: Bị cắt đứt, Đè ép bởi ống cổ tay
- Chi phối vận động và cảm giác.
I. GIẢI PHẪU
• Dây thần kinh giữa: Được tạo nên
bởi 2 rễ: rễ ngoài (tách ra từ bó
ngoài), rễ trong (tách ra từ bó trong)
đi xuống cánh tay dọc theo động
mạch cánh tay rồi xuống cẳng tay,
nằm giữa các cơ gấp nông và sâu.
Giải Phẫu
* Đường đi
Thần kinh giữa là dây Thần kinh lớn của chi
trên, chạy dài từ nách đến tận cùng bàn tay.
- Vùng nách:
+ Chạy chếch xuống dưới và ra ngoài ở trước
động mạch nách.
- Vùng cánh tay trước:
+ Đi trong ống cánh tay cùng Động mạch
cánh tay.
+ Bắt chéo phía trước Động mạch cánh tay
theo hướng từ ngoài vào trong.
- Vùng khuỷu trước:
+ Nằm trong Động mạch cánh tay ở trong
rãnh nhị đầu trong.
Giải Phẫu
- Vùng cẳng tay trước:
+ Đi theo trục dọc giữa cẳng tay, lúc đầu
đi giữa 2 bó của cơ sấp tròn và bắt chéo
gián tiếp trước Động mạch trụ, sau đó đi
sau cơ gấp các ngón nông
+ Đến vùng 1/3 dưới cẳng tay, khi cơ
gấp các ngón nông thu lại thành 4 gân
gấp thì Thần kinh giữa luồn ra trước gân
gấp nông ngón trỏ và ngoài gân gấp nông
ngón giữa.
- Vùng cổ tay:
+ Đi sau mạc giữ gân gấp, xuống bờ
dưới thì chia thành các nhánh tận ở gan
tay.
Chi phối vận động

Chi phối: cơ sấp tròn,


Cơ gan tay dài,
Cơ gấp cổ tay quay,
Cơ gấp chung các ngón nông,
Cơ gấp các ngón sâu (2 bó ngoài)
Cơ gấp ngón cái dài
Cơ sấp vuông
Chi phối vận động
cơ đối ngón cái,
cơ giạng ngón cái ngắn
và đầu nông của cơ gấp
ngón cái ngắn,
cơ giun I, II
Chi phối cảm giác
Ở gan tay cảm giác 3 ngón tay
rưỡi tay (ngón I, ngón II, ngón
III và nửa ngoài ngón IV).
Ở mu: đốt giữa, đốt xa của
ngón II và ngón III, nửa ngoài
mu đốt giữa, đốt xa của ngón
IV.
Vận động
- Động tác sấp (úp) cẳng tay không thực
hiện được do liệt cơ sấp tròn và sấp
vuông.
- Gấp bàn tay khó khăn do liệt cơ gan
tay lớn và bé nhưng còn thực hiện được
ít nhiều nhờ vận động của cơ trụ trước.
- Không gấp ngón trỏ và cái được (ngón
nhẫn và út còn làm được nhờ các bó
trong của cơ gấp sâu do dây trụ điều
khiển).
Vận Động
- Gấp và đối ngón cái không được do liệt
các cơ gấp riêng, gấp ngắn, giạng ngắn và
đối ngón cái, dẫn tới mất khả năng “kẹp
tinh tế” giữa ngón cái và ngón trỏ. Không
thể làm chữ O bằng ngón cái và ngón trỏ
được.
- Ngón cái không làm động tác “đếm ngón
tay”: đối chiếu với đầu của bốn ngón còn
lại được.
- Bàn tay mất khả năng cầm nắm.
Cảm Giác
a. Giảm hoặc mất cảm giác ở:
- Phần ngoài của gan bàn tay, từ
đường trục của ngón nhẫn trở ra,
trừ bờ ngoài gò cái.
- Mặt gan của nửa ngoài ngón nhẫn
và các ngón cái, trỏ, giữa.
- Mặt mu các đốt 2, 3 các ngón trỏ,
giữa và nửa ngoài nhẫn.
b. Cảm giác chủ quan: có thể có cơn
đau dây thần kinh hoặc cơn đau
chói.
Tư Thế

◦ Cổ tay duỗi.
◦ Bàn tay nhà tiên tri.
◦ Teo mô cái
Rối loạn dinh dưỡng
Teo cơ ở mô cái, bàn tay gày guộc và ngón cái luôn nằm cùng mặt phẳng với
các ngón, luôn áp sát vào ngón trỏ tạo nên tư thế độc đáo của bàn tay gọi là
“bàn tay khỉ ”.
- Teo cơ ở phần dưới cẳng tay, có thể kèm theo tím và khô da ở các ngón
tay, đặc biệt ở đốt 2-3 của các ngón trỏ và giữa.
- Thể điển hình sẽ thấy: da mỏng và phù, móng của ba ngón đầu tiên khô
sần sùi dễ gẫy kèm với dấu hiệu “vuốt giữa”: các ngón cái, trỏ, giữa bất
động ở tư thế gấp không hoàn toàn, không thể duỗi ra được do co kéo của
các gân gấp và bao hoạt dịch.
- Lòng bàn tay nhơm nhớp mồ hôi; rối loạn vận mạch, bàn tay tím tái khi
thõng tay và trắng bợt khi giơ tay lên cao
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay
1. Định nghĩa:
• Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) là
tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang
qua ống cổ tay, hậu quả là gây viêm, đau, tê, giảm
hoặc mất cảm giác, thậm chí gây teo cơ, yếu cơ, giảm
chức năng vận động của vùng bàn tay thuộc chi phối
của dây thần kinh giữa..
• Ở Việt Nam hiện chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ
mắc hội chứng này, nhưng thống kê ở Mỹ cho thấy,
hàng năm khoảng 50/1000 người mắc bệnh lý cổ tay,
ở nhóm nguy cơ cao tỷ lệ này có thể lên tới 500/1000.
Hội chứng ống cổ tay
2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân vô căn
- Khoảng 70% các bệnh nhân mắc bệnh không tìm được nguyên
nhân rõ ràng. Có thế có hiện tượng viêm bao hoạt dịch, tăng áp
lực khoảng gian bào trong ống cổ tay gây chèn ép thần kinh
giữa. Thực tế thấy các triệu chứng giảm đi khi dùng thuốc chống
viêm đường uống hoặc tiêm vào ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay
2. Nguyên nhân
b. Các nguyên nhân ngoại sinh
- Biến giạng khớp và các chấn thương vùng cổ tay: Gãy đầu dưới
xương quay, gãy xương cổ tay, khớp giả xương thuyền, bán trật xoay
xương thuyền, trật xương nguyệt, viêm khớp cổ tay gây chèn ép thần
kinh giữa trong ống cổ tay
- Hemophilia, bệnh u tủy
- Các loại u: U tế bào khổng lồ xương và bao gân, u máu, nang hoạt
dịch, u hạt tophy… gây lấn chỗ ống cổ tay và dẫn đến chèn ép thần
kinh giữa
Hội chứng ống cổ tay
2. Nguyên nhân
c. Các nguyên nhân nội sinh
- Ứ dịch lúc mang thai: Trong thai kỳ, sự ứ đọng dịch làm tăng lượng dịch trong
ống cổ tay, dẫn đến tăng áp lực kẽ trong ống cổ tay gây chèn ép thần kinh giữa.
- Bệnh Gout: Do sự lắng đọng tinh thể urat trong gân gấp gây phì đại gân, hoặc
tình trạng viêm phì đại bao gân gấp do gout cũng gây ra chèn ép thần kinh giữa.
- Suy giáp: Nguyên nhân là do sự tích tụ Myxedemateous mô trong dây chằng
cổ tay ngang.
- Viêm khớp giạng thấp: Gây ra viêm bao gân/màng hoạt dịch dẫn đến phù nề
và ứ dịch trong bao gân gấp.
- Chạy thận nhân tạo định kỳ: Bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp ở bệnh
nhân suy thận mạn có liên quan tới tăng ure máu.
Hội chứng ống cổ tay
2. Triệu chứng
- Hoàn cảnh xuất hiện khi gấp duỗi cổ tay
hoặc nâng cánh tayA
- Đau, tê bì và/hay loạn cảm của ngón cái,
ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón
nhẫn, còn ngón út không bị, Có thể thấy có
liệt và teo các cơ ở mô cái.
- Lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc
thậm chí đến cổ tay và cẳng tay nhưng
hiếm khi qua khuỷu lên đến vai.
- Xảy ra nặng nhất vào ban đêm và đôi khi
có thể đánh thức bạn dậy khi đang ngủ.
Hội chứng ống cổ tay
3. Nghiệm pháp
- Nghiệm pháp Tinel khi gõ vào vùng cổ
tay sẽ làm rõ lên dấu hiệu đau tê vùng da
chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay.
- Nghiệm pháp Phalens gập 2 cổ tay 90 độ Nghiệm pháp Phalens Nghiệm pháp Durkan
vào nhau một thời gian (1-3 phút) làm tăng
thêm các rối loạn cảm giác (+).
- Nghiệm pháp Durkan: trực tiếp làm tăng
áp lực tại cổ tay bệnh nhân bằng cách sử
dụng ngón cái ấn vào vị trí giữa nếp gấp
cổ tay. Tê bì, đau tăng lên theo sự phân bố
thần kinh khi ấn và giữ trên 30 giây (+).

Nghiệm pháp Tinel


CHẤN THƯƠNG THẦN KINH MÁC
- Nguyên nhân:
◦ Chấn thương trực tiếp.
◦ Gãy đầu trên xương mác.
◦ Chèn ép: Bó bột, ngồi xổm hay quỳ lâu.

76
Giải Phẫu Và Sinh Lý
Rễ: L4, L5, S1, S2
Ở khoảng 1/3 dưới đùi, thần kinh
đùi chia thành hai nhánh: thần kinh
mác chung và thần kinh chày.
Ở vùng khoeo, TK mác chung đi dọc
theo bờ trong cơ nhị đầu đùi, nằm
trên đầu dài cơ bụng chân, cơ gan
chân và cơ khoeo. Sau đó, vòng
quanh chỏm xương mác rồi cho hai
nhánh tận là: TK mác sâu (ở khu
cẳng chân trước) và TK mác nông.

77
Thần Kinh Mác Sâu

Ở khu trước, TK mác sâu đi


xuyên qua đầu trên cơ duỗi các ngón
chân dài, nằm giữa cơ này và cơ chày
trước. Sau đó, TK đi cùng với ĐM chày
trước, đi dưới mạc giữ gân duỗi,
xuống bàn chân và phân nhánh.
• Các nhánh cho cơ đến vận động tất
cả các cơ khu cẳng chân trước
• Các TK mu ngón 1 ngoài và mu
ngón 2 trong, để chi phối cảm giác cho
kẽ giữa ngón 1 và ngón 2

78
Thần Kinh Mác Nông

Sau khi tách ra từ TK mác chung,


TK mác nông đi giữa cơ duỗi các ngón
chân dài và các cơ mác, hoặc đi dọc
giữa hai đầu của cơ mác dài rồi đi dần
ra nông để chi phối cảm giác cho phần
dưới khu cẳng chân trước và mu chân.
Phân nhánh: các nhánh đến vận
động hai cơ mác và hai nhánh tận là
TK bì mu chân trong, bì mu chân ngoài
đến cảm giác da ở mu chân.

79
Chi Phối Vận Động
Điều khiển vận động các
cơ ở khu trước ngoài cẳng
chân và cơ mu chân.
Chi Phối Cảm Giác

Cảm giác:
- Vùng trước ngoài cẳng
chân, mặt mu bàn chân (ở
phía trong đường nối giữa
khoang gian cốt bàn thứ 3
và mắt cá ngoài-trừ phía
sau của bờ trong bàn
chân).
- Mặt mu của các ngón 1, 2
và 3 trừ các đốt xa.
Vận Động:
• Mất khả năng duỗi các
ngón chân và duỗi bàn
chân.
- Không giạng được các
ngón do liệt cơ chày trước,
cơ duỗi các ngón chân dài
và cơ duỗi các ngón cái dài
- Bàn chân không thể xoay
ngoài do liệt các cơ mác.
Tư Thế

- Bàn chân rơi, dáng đi


rủ.

- Vòm bàn chân xoay


trong.

- Các ngon chân gấp lại.

- Lúc đi, bước kiểu “chân


ngựa”.
Chi Phối Cảm Giác

– Giảm và mất cảm giác ở vùng do dây thần kinh chi phối.
– Teo cơ ở khoang trước ngoài cẳng chân.
CẬN LÂM SÀNG
EMG (electromyography)

Để kim nằm im trong bắp cơ đang thư giãn hoàn


toàn (không co cơ), nhằm tìm các hoạt động
điện tự phát của cơ đó nếu có. Người ta chia 4
độ:
(+1) tăng điện thế do đâm kim;
(+2) có ở ít nhất là 2 vị trí được thăm dò trong bắp
cơ đó;
(+3) Bất kỳ tại vị trí nào của bắp cơ cũng có thể
thấy các điện thế tự phát.
(+4) Các sóng điện thế tự phát rất nhiều, gần như
tràn ngập màn hình.
EMG (electromyography)
Vai trò của EMG trong chẩn đoán chấn thương thần kinh ngoại biên ở chi trên giúp các nhà
lâm sàng trả lời các câu hỏi sau:
– Vị trí tổn thương ?
- Loại sợi thần kinh tổ thương L Sợi cảm giác hay vận động hoặc kết hợp cả hai
- Sinh lý bệnh tổn thương : Myelin , sợi trục , hay hỗn hợp
- Mức độ của tổn thương
- Tổn thương sợi trục có tiến triển hay không
- Thời gian của tổn thương cấp tính hay mãn tính
- Nếu mãn tính thì có bằng chứng tái phân bố thần kinh hay thoái hóa sợi trục tiến triển
- Mức độ nặng của tổn thương
Cộng hưởng từ (MRI)

MRI cho hình ảnh với độ


phân giải cao của các mô thần
kinh và cấu trúc xung quanh.
Giúp dễ dàng khảo sát các tổn
thương thần kinh.
MRI vùng cột sống thắt
lưng giúp xác định tổn thương rễ.

94
Siêu Âm

Có thể giúp phát hiện một


số bệnh lý: viêm, u dây thần kinh
mác, nang hạch chèn ép thần
kinh,…

X- quang
CT- scan

95
Chú ý:
1. Thăm khám thần kinh cần nhiều thời gian và thao tác khá
phức tạp, do đó phải khám tỉ mĩ. Việc thăm khám lâm sàng có
thể được định hướng trực tiếp dựa vào bệnh sử.
2. Việc thực hành nhiều trên lâm sàng là rất cần thiết, vì kinh
nghiệm đó sẽ chỉ cho chúng ta dấu hiệu nào là đúng, dấu hiệu
nào là sai.
3. Sự đối xứng hai bên là người bạn đồng hành của chúng ta,
khi có sự mất cân xứng hai bên sẽ giúp chúng ta định vị được
vị trí tổn thương.
ĐIỀU TRỊ
ĐIỀU TRỊ
1) Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
• Giảm đau
• Duy trì tầm vận động khớp
• Đề phòng co rút, biến giạng khớp
2) Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
• Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thuỷ trị liệu, xoa bóp trị liệu
• Tập vận động.
• Nẹp cố định.
3) Các điều trị khác
• Thuốc giảm đau.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1)Frederick M. A et all (2021) Campbell’s Operative Orthopaedics,


14th Edition. Mostby ELSEVIER, Philadelphia.
2) Katirji B. Disorders of peripheral nerves. In: Daroff RB, Jankovic J,
Mazziotta JC, Pomeroy SL, eds. Bradley's Neurology in Clinical
Practice. 7th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2016:chap 107.
3)Toro DRD, Seslija D, King JC. Fibular (peroneal) neuropathy. In:
Frontera WR, Silver JK, Rizzo TD Jr, eds. Essentials of Physical
Medicine and Rehabilitation: Musculoskeletal Disorders, Pain, and
Rehabilitation. 4th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2019:chap 75.

102
• Bài giảng giảng giải phẫu học – Nguyễn Quang Quyền tập 1
• Nguyễn Đức Phúc và CS, Chấn Thương Chỉnh Hình (Tái Bản),
NXB Y Học, 2013
• Bệnh dây thần kinh trụ- Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Duy Dũng - Bác sĩ
Chuyên khoa Thần Kinh - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa
khoa Quốc tế Vinmec Times City

You might also like